Trang

Thứ Bảy, 26 tháng 12, 2015

Tình hãm nơi Long cung


Tác giả: Đệ tử Đại Pháp tại Đại lục
[ChanhKien.org] Tôi muốn chia sẻ với mọi người một câu chuyện luân hồi trong những kiếp sống của mình, như một bài học giáo huấn phản diện để chúng ta cùng suy ngẫm.
Trong một kiếp sống nào đó vào mấy trăm năm trước, tôi một mình cất nhà tu luyện trên núi Bút Giá Sơn, thuộc vùng Cẩm Châu, tỉnh Liêu Ninh. Theo sự thăng hoa của cảnh giới tu luyện, năng lực của tôi cũng dần đề cao lên, dần dần tiếp xúc được rất nhiều sinh mệnh và sự vật mà người thường không tiếp xúc được, đặc biệt là vô cùng tâm đầu ý hợp với Long vương Bột Hải. Thời gian trôi qua, hai người chúng tôi đã trở thành bạn bè vô cùng thân thiết, Long vương thường hay đưa tôi xuống Long cung du ngoạn. Cảnh đẹp ở Long cung thật mỹ diệu khôn xiết, hết thảy mọi thứ ở Long cung đều dẫn khởi những suy nghĩ viển vông vô hạn của tôi. Tích tụ lâu ngày, tôi đã hình thành chấp trước vô cùng to lớn đối với hết thảy mọi thứ nơi Long cung, trong khi đả tọa luyện công, tràn ngập trong đầu tôi là những cảnh tượng ở Long cung, mà tâm chấp trước cường đại này lại trở thành chướng ngại cho sự viên mãn của tôi. Tôi tuy đã khổ tu 32 năm ở Bút Giá Sơn, nhưng cuối cùng lại vì tâm chấp trước này mà không tu thành. Một ngày kia, trên đường xuống núi, tôi bỗng nhiên tê liệt, ngã quỵ xuống. Long vương nhìn thấy tất cả những điều này, đến bên cạnh tôi thở dài nói: “Tôi đưa huynh xuống Long cung một lần cuối cùng nữa vậy.” Vậy là cuối cùng tôi đã chết ở Long cung, Long vương đã tìm một nơi chôn cất tôi ở đáy biển.
Đời này, tôi trở về thăm nơi chốn cũ với thân phận của một đệ tử Đại Pháp, nghĩ lại những gì đã trải qua trong đời trước mà vô cùng cảm khái, suy tư.
Sư phụ giảng:
Chư vị nhìn vào đan điền, thấy cái đan ấy sáng tinh anh rất đẹp, một lúc cái đan ấy biến hoá, biến thành căn hộ. “Phòng này để con trai lấy vợ rồi sẽ dùng, phòng này để cho con gái, hai vợ chồng mình là ở phòng này, ở giữa là phòng khách, tuyệt quá! Căn hộ này có thể cấp cho mình không? Mình phải nghĩ ra cách nào để có thôi, làm thế nào đây?” Con người cứ chấp trước vào những thứ ấy, chư vị nói xem thế có tĩnh lại được không? Người ta nói: ‘Ta đến xã hội người thường, giống như đến khách sạn, tá túc vài ngày, rồi vội rời đi’. Một số người cứ lưu luyến nơi này mãi, quên cả nhà của bản thân mình. (“Bài giảng thứ chín”, Chuyển Pháp Luân)
Thông qua học Pháp, chúng ta biết rằng tiêu chuẩn viên mãn trong tu luyện là vô cùng nghiêm khắc, bất kể chấp trước nào đều là chướng ngại của viên mãn. Giờ đây, chúng ta đã đắc được Đại Pháp, chúng ta đã biết được nguồn gốc sinh mệnh của bản thân mình, đã biết được pháp lý tu luyện chân chính, đã biết được mục đích chúng ta đến thế gian chính là để đắc Đại Pháp, trợ Sư chính Pháp, phản bổn quy chân. Như vậy đối với chúng ta mà nói, toàn bộ quá trình đến thế gian con người chẳng phải là một cuộc hành trình hay sao? Mà trong cuộc hành trình này, hết thảy mọi thứ của thế gian con người chẳng phải là từng cảnh một đang bày ra trước mặt chúng ta hay sao? Vậy thì khi đối diện với hết thảy mọi thứ của cuộc hành trình này, chúng ta chỉ có hai con đường: hoặc là mê mờ, hoặc là siêu thoát. Mê mờ sẽ khiến chúng ta tiến về địa ngục, còn siêu thoát sẽ đưa chúng ta vượt thoát khỏi sinh tử. Đối với chúng ta, những đệ tử Đại Pháp đang bị các chủng vật chất chôn vùi trong thế gian con người mà nói, đây chính là sự lựa chọn sinh tử.
Hết thảy mọi thứ trong thế gian con người đều là tồn tại vật chất, hết thảy những gì chúng ta mắt thấy, tai nghe hoặc tiếp xúc được chính là những cảnh quan đối với mỗi đệ tử Đại Pháp chúng ta, mà thực chất lại là những quan ải trên con đường tu luyện của chúng ta. Trong hơn 20 năm tu luyện, chúng ta cũng đã trải qua những màn kịch lớn ở nhân gian, đã hình thành nên những mối dây ràng buộc với thế gian con người, mà những cảnh quan tiếp theo sẽ ầm ầm sóng dậy. Nhưng dẫu cho cuộc hành trình của chúng ta dậy sóng hay bình yên, chỉ cần trong tâm chúng ta có Pháp, có thể nghe theo lời Sư phụ, có thể dựa theo tiêu chuẩn của Đại Pháp mà đo lường tất cả và nghiêm khắc yêu cầu bản thân mình, thì chúng ta chắc chắn sẽ vượt qua. Sư phụ giảng:
Tâm bất tại yên dữ thế vô tranh
Thị nhi bất kiến bất mê bất hoặc
Thính nhi bất văn nan loạn kỳ tâm
Thực nhi bất vị khẩu đoạn chấp trứ
Tố nhi bất cầu thường cư đạo trung
Tĩnh nhi bất tư huyền diệu khả kiến
(“Đạo trung”, Hồng ngâm)

Diễn nghĩa:
Tâm chẳng để nơi này – chẳng tranh đấu với đời.
Thị (nhìn) mà chẳng kiến (thấy) – chẳng mê chẳng hoặc (nghi).
Thính (nghe) mà chẳng văn (nghe thấy) – tâm này khó mà rối loạn được.
Thực (ăn) mà chẳng [theo] vị – miệng dứt hết chấp trước.
Làm [công chuyện] mà chẳng mong cầu – mãi luôn ở trong Đạo.
Tĩnh mà chẳng tư (nghĩ ngợi) – có thể thấy/chứng được những điều huyền diệu.
Một đời kia của tôi vì vướng víu trong cái tình với cảnh quan tuyệt đẹp chốn Long cung mà phải đau khổ rời đi. Đời này tôi phải đối mặt với các loại khảo nghiệm to lớn trên con đường tu luyện Đại Pháp, khi khích lệ bản thân dũng mãnh tinh tấn, vứt bỏ hết thảy chấp trước, tôi cũng chân thành hy vọng tất cả các đồng tu chúng ta sẽ càng thêm thanh tỉnh mà bước đi tốt hơn nữa trên con đường tu luyện. Con xin cảm tạ Sư phụ!
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/2015/09/16/147995.情陷龙宫——前生修练的痛彻教训.html

Thể ngộ của tôi về tu bỏ tâm hoan hỷ


Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc
[MINH HUỆ 10-12-2015] Khi chúng ta hỏi người thường rằng họ truy cầu điều gì, và điều gì là quan trọng trong cuộc sống của họ? Họ thường trả lời rằng họ mong muốn có một cuộc sống hạnh phúc.
Hạnh phúc là gì?
Vương An Thạch là một viên quan, một nhà tư tưởng, một nhà văn, một nhà cải cách nổi tiếng sống dưới triều Bắc Tống. Đúng vào ngày kết hôn, ông nhận được tin vui rằng ông đã đỗ đầu trong một kỳ thi rất quan trọng. Ông liền viết thêm một chữ “hỷ” nữa bên cạnh chữ “hỷ”, trở thành “song hỷ lâm môn”, chữ “song hỷ” màu đỏ chính là có nguồn gốc như thế. Đó là điều mà người Trung Quốc xưa coi là hạnh phúc.
Người hiện đại thời nay chỉ một mực truy cầu hạnh phúc. Kỳ thực hạnh phúc cũng có hệ lụy của nó, Trung y cổ đại có câu nói “Hỷ thương tâm, nộ thương can”, có nghĩa là vui mừng thái quá sẽ làm thương tổn tim, nóng giận thái quá sẽ làm thương tổn gan. Người ta còn nói “Nhạc cực sinh bi”, nghĩa là vui quá hóa buồn.
Trong quá khứ có một học giả tên là Phạm Tiến Trung, ông ta đã cố gắng rất nhiều để vượt qua một kỳ thi quan trọng, để ông ta có thể trở thành một quan viên và có một cuộc sống quý hiển. Sau rất nhiều nỗ lực, cuối cùng ông ta đã đỗ trong kỳ thi đó. Tuy nhiên, do vui mừng thái quá mà ông ta đã bị hóa điên.
Trong sách “Thuyết nhạc toàn truyền” có đoạn viết: “Tiếu tử Ngưu Cao, khí tử Ngột Thuật”. Sau khi Nhạc Phi bị vua Tống giết, Kim Ngột Thuật mang quân đi đánh Tống, đụng độ với bộ tướng của Nhạc Phi là Ngưu Cao. Ngột Thuật ngã ngựa, bị Ngưu Cao bắt sống cưỡi lên lưng. Ngột Thuật bị nhục nhã uất quá hộc máu mà chết, còn Ngưu Cao quá phấn khích cười sằng sặc và cũng chết sau đó không lâu.
Suy nghĩ sâu sắc hơn về tâm hoan hỷ dưới góc độ của một người tu luyện
Sau khi tu luyện Đại Pháp, tôi bắt đầu nhìn nhận mọi thứ dưới góc độ của một người tu luyện. Hạnh phúc mà người thường truy cầu bất quá chỉ là một trạng thái vui mừng vì đã thỏa mãn được chấp trước và dục vọng của họ.
Con người có thất tình lục dục. Thất tình gồm có: hỷ, nộ, ưu, tư, bi, khủng, kinh (vui mừng, nóng giận, lo lắng, đau buồn, sợ hãi, yêu thương, căm ghét). Bảy loại cảm xúc này đối ứng với bảy loại nghiệp lực, trong đó trừ “hỷ” ra, sáu loại cảm xúc còn lại đều khiến con người phải thống khổ. Chỉ có “hỷ” có thể mang đến cảm giác vui vẻ ngắn ngủi nhất thời cho con người. Bản năng của con người là né tránh thống khổ; đau khổ khiến cho con người truy cầu sung sướng và hạnh phúc. Tuy nhiên, khi cao hứng đến, con người lại thường bị mất lý trí, có cảm giác lâng lâng, thậm chí còn phóng túng ma tính. Cao hứng dễ dàng sinh ra tâm hoan hỷ, và tâm hoan hỷ ngược lại, lại càng khiến cho con người truy cầu những điều này khác ở bên ngoài.
Khi tôi tĩnh hạ tâm xuống và nhìn vào những chấp trước của bản thân, tôi nhận ra rằng rất nhiều chấp trước đã bị dẫn động bởi truy cầu vào hạnh phúc của tôi, nhằm thỏa mãn dục vọng về danh, lợi, tình và vui vẻ của bản thân. Những lúc tôi không cảnh giác, tôi liền bị nó lôi kéo dẫn động, từ chỗ không nhận thức được rõ ràng cho đến chỗ thoát ly khỏi Đại Pháp.
Ví dụ, đối với tâm cầu danh, tôi muốn được khen ngợi là người tốt. Tôi tận lực làm mọi việc thật tốt nhằm chứng tỏ mình thiện lương và từ bi. Tôi cố gắng hùa theo người khác nhằm thu hút được thiện cảm của họ. Tôi cố gắng trang điểm và ăn mặc đẹp; mua sắm đồ dùng, nhà cửa và xe cộ đẹp; truy cầu thu nhập cao và địa vị xã hội cao; mục đích là muốn được người khác thừa nhận rằng tôi giàu có. Tôi cũng cố gắng chứng tỏ rằng mình khoan dung và rộng lượng với mọi người.
Tâm hoan hỷ đã kéo theo tâm tự cao tự đại, tôi tự cho rằng mình cao minh hơn người khác. Tâm hoan hỷ cũng khiến tôi tự mê hoặc chính mình, tự mình cảm thấy mình thật tốt đẹp. Thậm chí tôi thường hay so sánh mình với người có địa vị cao hơn, có gì tốt như họ thì thấy cao hứng, có gì không được như họ thì thấy tật đố và oán hận.
Sư phụ giảng:
“Từ nay trở đi chư vị làm các việc thì trước hết phải nghĩ đến người khác, tu thành bậc Chính Giác vô tư vô ngã, tiên tha hậu ngã” (Phật tính vô lậu, Tinh Tấn Yếu Chỉ)
Là một đệ tử Đại Pháp, chúng ta cần phải tu bỏ tâm vị kỷ vị tư. Tâm hoan hỷ vốn bị dẫn động bởi chấp trước vào vui vẻ và hạnh phúc là hoàn toàn tương phản với điều đó: nó đặt bản thân lên trước người khác, làm bất cứ điều gì cũng chỉ vì lợi ích của chính mình. Chẳng phải nó hoàn toàn tương phản với yêu cầu của Pháp?
Các chấp trước không chỉ cản trở người tu luyện, mà còn vô cùng nguy hiểm
Trong tu luyện, tâm hoan hỷ có thể gây nên những tổn hại vô cùng to lớn. Tôi đã từng trải nghiệm điều này. Một lần nọ, tôi đi phát tài liệu giảng thanh chân tướng ở một khu dân cư cùng với một số bạn đồng tu. Chúng tôi đã phát được tài liệu ở phần lớn trong khu vực đó, chỉ còn lại một phần nhỏ là chúng tôi chưa phát. Nhằm gây ấn tượng với các bạn đồng tu và chứng tỏ với họ rằng tôi có thể làm tốt như thế nào, tôi đã không chú ý đến sự an toàn. Ngày hôm sau tôi quay lại chỗ đó để phát tài liệu mặc dù có một số xe cảnh sát đang đỗ ở xung quanh. Bây giờ nhớ lại, chính là Sư phụ đã điểm hóa cho tôi thấy có nguy hiểm ở khu vực đó, nhưng lúc bấy giờ tôi đã không ngộ ra. Tôi vẫn cứ làm theo ý mình, kết quả là tôi bị bắt và bị bức hại trong nhiều năm.
Sư phụ giảng trong Chuyển Pháp Luân:
“Tại các phương diện khác và quá trình tu luyện cũng phải chú ý không được sinh tâm hoan hỷ; loại tâm này rất dễ bị ma lợi dụng.”
Chứng thực Pháp một cách có lý trí và bị tâm hoan hỷ dẫn động khi làm các việc, biểu hiện trên bề mặt thì thấy giống nhau, nhưng xuất phát điểm và kết quả là hoàn toàn khác nhau.
Khi chúng ta chứng thực Pháp, chúng ta mang theo lực lượng của Đại Pháp, chúng ta có thể thanh trừ tà ác và cứu độ thế nhân. Khi chúng ta chứng thực bản thân, chúng ta không có uy lực của từ bi, không những chúng ta không cứu được người khác mà chính chúng ta còn bị bức hại.
Minh bạch Pháp lý vẫn chưa đủ. Chúng ta cần phải thực sự hành được và làm được trong tu luyện. Chúng ta đều biết rằng cuộc sống của chúng ta không phải để truy cầu hạnh phúc, mà là để trợ Sư Chính Pháp cứu độ thế nhân.

Bản tiếng Hán: http://www.minghui.org/mh/articles/2015/11/30/319845.html
Bản tiếng Anh: http://en.minghui.org/html/articles/2015/12/10/154022.html
Đăng ngày 23-12-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Thứ Năm, 10 tháng 12, 2015

Giữ tâm thuần tịnh giữa những cám dỗ của nghề kế toán


Bài viết của Siêu Trần, một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc Đại Lục
[MINH HUỆ 25-9-2015] Tôi là một nhân viên kế toán chịu trách nhiệm về các khoản cho vay trong một doanh nghiệp nhà nước lớn. Ở vị trí này, tôi có thể tạo ra thu nhập đen bằng cách nhận hối lộ. Khi được hối lộ lần đầu tiên với khoản tiền 20.000 nhân dân tệ, tôi đã từ chối vì mình tu luyện Pháp Luân Đại Pháp và tuân theo nguyên lý Chân–Thiện–Nhẫn.
Để giảm bớt tham nhũng, công ty không cho phép bất cứ ai nắm giữ vị trí kế toán này hơn ba năm.
Tôi đã nói với Giám đốc điều hành công ty: “Nếu tôi tham nhũng, thì dù ở vị trí này một ngày tôi cũng cố gắng vơ vét tiền vào túi mình. Bây giờ tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp và phấn đấu trở thành người tốt. Tôi không ham muốn nhận bất kỳ khoản hối lộ nào dù tôi có nắm giữ vị trí này suốt đời.”
Tôi xử lý các tài khoản và khoản vay có tổng giá trị lên tới hai tỉ nhân dân tệ từ năm 1998 đến năm 2013 mà không nhận bất cứ khoản hối lộ nào. Vì điều này, tôi được gọi là “thiết bản nhất khối“ (thép nguyên khối, không pha tạp), “thiết quản gia” (người quản lý cứng rắn của công ty), và “xí nghiệp/khách hộ chi phúc” (phúc lành của công ty/khách hàng).
Để từ chối tất cả các khoản hối lộ đó cũng không dễ dàng, nhất là khi chúng đã trở thành phổ biến.
Một người nào đó còn để tiền hối lộ của anh ta trong một cái cốc có khắc tên tôi trên đó. Tôi đã gửi nó cho người quản lý. Một vài người gửi tiền hối lộ cho tôi thông qua chuyển khoản, và tôi chuyển chúng lại cho người gửi. Những người khác lén bỏ các thẻ quà tặng với số tiền lớn vào trong ngăn kéo bàn của tôi. Tôi tìm ra họ và trả lại thẻ, nói với họ rằng nếu không nhận lại tôi sẽ nộp cho ban giám đốc.
Tôi không đếm nổi bao nhiêu lần mình đã từ chối các khoản hối lộ trong suốt 15 năm qua. Và mỗi lần trả lại một khoản hối lộ là một cơ hội tốt để tôi giảng chân tướng cho mọi người về cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp. Tôi nói với họ rằng mình là một người tu luyện và sẽ không nhận hối lộ, nhưng tôi sẽ giúp cả công ty và khách hàng đạt được kết quả tốt đẹp.
Tu luyện và hồng truyền Đại Pháp công khai
Nhiều khách hàng mà tôi đã làm việc cùng đã có nhận thức tốt về Pháp Luân Đại Pháp và cuộc bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Một số người đã thoái Đảng và các tổ chức liên đới của nó. Một số người nhiều lần hỏi về những vật lưu niệm của Đại Pháp. Một số người đã nói chuyện với một trưởng đồn cảnh sát, việc đó đã giúp giải cứu một học viên lớn tuổi đã bị giam giữ vì đức tin của ông. Một số đã tự bắt đầu tu luyện Đại Pháp.
Tôi học các bài giảng Đại Pháp hàng ngày và tinh tấn tu luyện bản thân bằng cách tuân theo các bài giảng. Tôi không tranh đấu vì danh lợi trong công việc, nhưng tập trung vào việc tạo ra những kết quả chất lượng và giúp đỡ đồng nghiệp.
Sư phụ đã giảng: “Vô sở cầu nhi tự đắc.” (Học Pháp, Tinh tấn yếu chỉ)
Năm 2005, tôi đã được thăng chức phó giám đốc một bộ phận thông qua quy trình tuyển dụng mở.
Tôi minh bạch rằng sự đề bạt này là một phúc phận mà Đại Pháp đã ban cho tôi, đó cũng là sự tự lựa chọn [tương lai] của ban lãnh đạo khi ủng hộ một học viên trong lúc Pháp Luân Đại Pháp vẫn đang bị bức hại.

Bản tiếng Hán: http://www.minghui.org/mh/articles/2015/9/25/316097.html
Bản tiếng Anh: http://en.minghui.org/html/articles/2015/11/2/153491.html
Đăng ngày 08-12-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Tuân theo Sư phụ vô điều kiện


Bài của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc Đại Lục
[MINH HUỆ 16-10-2015] Hôm nay, khi học Chuyển Pháp Luân, tôi đọc câu chuyện Phật Thích Ca Mâu Ni yêu cầu đệ tử của mình đi dọn sạch bồn tắm trong rừng. Tôi đã đọc câu chuyện này khá nhiều lần, và tin rằng người ta không nên quá quan tâm đến những điều nhỏ nhặt. Tuy nhiên, hôm nay tôi chợt ngộ ra một hàm nghĩa khác, đó là là đệ tử, chúng ta nên làm bất cứ điều gì Sư phụ yêu cầu chúng ta một cách vô điều kiện.
Quan niệm người thường lèo lái hành động
Tôi đã đưa ra một vài tình huống giả định trong tâm. Tôi hình dung mình là người đệ tử đã được Sư phụ yêu cầu làm sạch bồn tắm. Nếu tôi thấy bồn tắm bám đầy côn trùng, niệm đầu tiên của tôi sẽ là: “Làm sao mình có thể làm vậy được nhỉ? Nếu mình làm sạch bồn tắm, các côn trùng sẽ bị giết. Chẳng phải việc này sẽ được tính là sát sinh sao?”
Sau đó, tôi sẽ nghĩ, “À, để mình thỉnh Sư phụ nên xử lý việc này như thế nào.” Ban đầu dường như đó là việc đúng đắn cần làm. Tuy nhiên, trước khi thỉnh Sư phụ, tôi có thể nghĩ lại tình huống này và tự hỏi, “Tôi có nên cầu đến Sư phụ không? Lẽ nào Sư phụ không biết trước rằng côn trùng bám đầy bồn tắm hay sao? Chắc chắn Sư phụ đã biết tình trạng này.”
Ở một tầng thứ tu luyện nhất định, dường như đi thỉnh cầu Sư phụ phải làm gì dựa trên những điều mình đã thấy và nhận thức được, mà trong trường hợp này là việc mình không nên sát sinh, là một việt thiết thực. Tuy nhiên, bây giờ tôi ngộ ra rằng mình đã sử dụng quan niệm người thường để xét đoán Sư phụ. Nếu tôi hỏi Sư phụ tôi nên làm gì, tôi sẽ xem Sư phụ như một người thường.
Mặc dù niệm đầu tiên tôi nghĩ rằng Sư phụ không biết có nhiều côn trùng trong bồn tắm, tôi nên giữ trong tâm quyền năng của Sư phụ và nhận thức được mối quan hệ giữa Sư phụ và bản thân. Với tình huống đưa ra, cách hành động của tôi chắc chắn sẽ khác.
Mọi việc đều liên quan đến tu luyện
Tuy nhiên, nếu Sư phụ yêu cầu tôi làm sạch bồn tắm, và nếu tôi thực sự tin Sư phụ của chúng ta có thể làm bất cứ điều gì, sau đó tôi sẽ làm theo những gì Sư phụ đã yêu cầu. Tôi có thể hướng nội và đo lường từng ý niệm của mình với Pháp. Dựa vào Pháp, nhiều đệ tử đều nhận thức được rằng Sư phụ biết tất cả mọi việc đã xảy ra trong quá khứ, hiện tại, và sẽ xảy ra trong tương lai. Chắc chắn Sư phụ biết những gì tôi sẽ nhìn thấy trong bồn tắm. Trong trường hợp đó, tại sao Ngài yêu cầu tôi dọn sạch bồn tắm? Không có gì chúng ta gặp phải đều là ngẫu nhiên, và tất cả mọi việc chúng ta phải đối mặt đều liên quan trực tiếp và thiết yếu tới việc tu luyện.
Khi tiếp tục phân tích vấn đề, tôi nghĩ rằng hẳn phải có một lý do lớn hơn cho việc Sư phụ yêu cầu tôi làm sạch bồn tắm. Sư phụ đã chỉ ra cho tôi điều gi? Chúng ta được dạy không sát sinh, nhưng cũng phải trở nên không quá quan tâm đến những điều nhỏ nhặt. Vạn vật trong vũ trụ phải tuân theo nguyên lý của vũ trụ. Thần đã ban cho con người điều kiện và không gian sống. Như vậy, sẽ là không đúng nếu không dọn sạch không gian sống của mình. Tôi sẽ cẩn thận và cố gắng không sát sinh nhiều côn trùng khi dọn sạch bồn tắm. Tuy nhiên, nếu các loài côn trùng đã định là phải chết, thì chúng phải chết thôi. Đi theo chiều hướng đó, tôi sẽ thực hiện những gì Sư phụ yêu cầu, trong khi cũng đề cao bản thân như Sư phụ đã an bài.
Tôi ngộ được rất nhiều từ một Pháp lý
1. Những gì Sư phụ nói chính là thiên tượng, Sư phụ đã nhìn thấy toàn bộ đại khung vũ trụ, bao gồm cả quá khứ, tương lai của nó, những gì chúng ta có thể và không thể nhìn thấy. Sư phụ đã an bài hết thảy mọi thứ, mặc dù đệ tử chúng ta có thể chưa ngộ ra hết. Do đó, chúng ta phải đề cao bản thân, đó là vấn đề tín Sư tín Pháp.
2. Tất cả mọi việc Sư phụ đã an bài cho chúng ta đều liên quan đến việc đề cao trong tu luyện. Chúng ta không nên chỉ tập trung vào những việc nhìn thấy ngay trước mắt, mà cũng nên cố gắng ngộ được hàm nghĩa thâm sâu hơn để chúng ta có thể đề cao theo thể ngộ riêng của mình.
Hiện tại những gì chúng ta nhận thức được còn rất hạn chế, vì vậy chúng ta không nên sử dụng những gì mình biết mà chất vấn nghi ngờ Sư phụ. Cũng giống như người đệ tử trong cuốn sách, anh ta nhận thức được rằng sát sinh bị cấm, nhưng không ngộ được nguyên lý ở cao tầng cho tới khi Thích Ca Mâu Ni đã chỉ ra cho anh ta, “Điều ta bảo con là hãy đi dọn sạch bồn tắm’.” (Chuyển Pháp Luân) Điều đó đã khích lệ các đệ tử nhận thức chân chính về Pháp và hướng lên tầng cao hơn.
3. Sư phụ giảng cho chúng ta nhiều lần rằng mỗi một ý niệm của một bậc giác giả có thể tạo ra một số việc ngay lập tức. Đó là vì từng lạp tử do một giác giả chi phối sẽ thực hiện những gì mà giác giả này mong muốn ngay tức thì và vô điều kiện.
Hãy tưởng tượng, nếu mỗi lạp tử có tư tưởng riêng, có thể ngộ riêng của mình, hay các loại lý do này khác. Làm sao lạp tử này có thể được coi là một phần của bậc giác giả? Do đó, tôi đã ngộ ra rằng dù chúng ta đang ở tầng thứ nào và dù chúng ta tin rằng mình ngộ được đến đâu vào một thời điểm cụ thể, chúng ta cần phải tuân theo sự chỉ dạy của Sư phụ một cách vô điều kiện.
Một khi sự việc được giải thích rõ ràng, không còn gì để tu luyện
Những gì Sư phụ giảng là Pháp. Vạn vật, bao gồm vũ trụ và các bậc giác giả, rốt cuộc là do Sư phụ tạo ra. Đôi khi chúng ta không ngộ được những lời của Sư phụ và đặt câu hỏi, nhưng chúng ta nên nhớ rằng Sư phụ không thể trực tiếp cho chúng ta biết cần phải làm gì. Nếu không, sẽ không có gì cho chúng ta tu luyện. Tôi đã nhắc mình phải nhớ rằng, ở mỗi khoảnh khắc, tôi phải làm bất cứ việc gì Sư phụ yêu cầu, không có một niệm đầu thứ hai. Nếu tôi không hiểu, hoặc có câu hỏi cần làm rõ, tôi cần phải hướng nội và đề cao bản thân.

Bản tiếng Anh: http://en.minghui.org/html/articles/2015/11/14/153666.html
Bản tiếng Hán:http://www.minghui.org/mh/articles/2015/10/16/317614.html
Đăng ngày 2-12-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Chúng ta vẫn nhớ thệ ước của mình chứ?


Bài viết của một học viên tại hải ngoại
[MINH HUỆ 5-11-2015] Tôi tin rằng bài giảng Pháp mới đây của Sư phụ ở Los Angeles đã khiến nhiều học viên nhận ra rằng chúng ta cần khẩn cấp cứu người. Đặc biệt, tôi tin rằng nhiều học viên có cảm giác nhận một gậy cảnh tỉnh đối với lời giảng của Sư phụ: “thệ ước đã lập ra thế nào thì thông thường sẽ làm thế nấy, không có cơ hội thứ hai, không có cơ hội thứ hai đâu.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Miền Tây Mỹ quốc 2015) Khi đọc đoạn Pháp này, tôi đã vô cùng chấn động.
Trạng thái tu luyện của tôi lên xuống trong suốt những năm qua. Tôi cũng mắc những lỗi lầm nghiêm trọng trong tu luyện. Mặc dù cuối cùng đã vãn hồi được những tổn thất, tôi vẫn buông lơi trong việc học Pháp và giảng chân tướng, đặc biệt là sau khi tôi có con một vài năm trước. Tâm tính của tôi dần dần rớt xuống. Mặc dù thấy được sự nguy hiểm, tôi vẫn không thể tinh tấn. Đôi khi tôi động viên bản thân rằng mình đang làm ba việc – mặc dù không làm tốt, rốt cuộc tôi đã làm một cái gì đó. Bây giờ nhìn lại, tôi nhận ra mình đã dùng những tư tưởng giảo hoạt của người thường để đối đãi với tu luyện, và nghĩ có thể thoái thác bằng cách làm việc nửa vời.
Bài giảng Pháp mới của Sư phụ đã thức tỉnh tôi. Tu luyện chính Pháp là có tiêu chuẩn, chúng sinh cũng cần đạt tiêu chuẩn để tiến nhập vào tân vũ trụ. Thật không đúng khi dùng nhân tâm để cho rằng tôi đã làm đủ tốt và sẽ đạt viên mãn, miễn là tôi tham gia vào các hoạt động chứng thực Pháp và cứu người. Thật không đúng khi tu luyện với nỗ lực thấp nhất.
Những lời giảng của Sư phụ về thệ ước đã làm tôi nhớ đến một trải nghiệm tuyệt diệu của mình trước khi bắt đầu tu luyện.
Mẹ tôi đắc Pháp nhiều năm về trước. Một ngày, tôi mở cuốn sách mà mẹ tôi đang đọc ra. Đó là cuốn Pháp Luân Đại Pháp nghĩa giải. Tôi thấy câu hỏi của một học viên: “Hình thần câu diệt’ là loại trạng thái như thế nào?” (Giảng Pháp cho các phụ đạo viên Pháp Luân Đại Pháp Trường Xuân [1994])
Bất thình lình, những chữ “hình thần câu diệt” trở nên vô cùng to lớn và bắt đầu nói chuyện với tôi. Những chữ đó nói rằng tôi đã lập một thệ ước, và những lời cuối cùng là “hình thần câu diệt”. Những chữ đó cũng nói tôi [hãy] nhanh lên và bước vào tu luyện, nếu không sẽ quá muộn và tôi sẽ phải đối mặt với hình thần câu diệt. Tôi đã chấn động, băn khoăn mình đã lập một thệ ước như vậy từ khi nào? Tôi đã không hiểu.
Chẳng bao lâu sau, tôi bước vào tu luyện và cuộc đàn áp cũng bắt đầu sau đó. Một ngày, tôi đọc bài chia sẻ của một học viên trẻ đăng trên trang web Minh Huệ. Anh ấy nói rằng tại một hoạt động Giải cứu Toàn cầu SOS, anh ấy thấy mình quỳ trước Sư phụ trước khi đến thế giới con người và anh đã lập một thệ ước: “Khi tà ác bức hại Đại Pháp, con sẽ duy hộ Pháp bằng sinh mệnh của mình và cứu độ chúng sinh. Nếu con không thực hiện thệ ước, con sẽ bị hình thần câu diệt.” Khi thấy cảnh tượng này, người học viên đó đã lệ rơi đầy mặt.
Chia sẻ của học viên này làm tôi nhớ lại những gì mình thấy trước khi đắc Pháp. Thực sự tất cả chúng ta đã lập thệ ước trước Sư phụ trước khi đến đây. [Những] thệ ước đó là thần thánh và nghiêm trang, và chúng ta phải hoàn thành thệ ước này bằng sinh mệnh của chính mình.
Tất cả những sinh mệnh trong vũ trụ cần hoàn thành thệ ước của bản thân. Tuy vậy, tiêu chuẩn của đệ tử Đại Pháp thậm chí có thể còn cao hơn và nghiêm khắc hơn nhiều so với bất cứ sinh mệnh nào. Chúng ta hoàn thành thệ ước như thế nào tùy thuộc vào chúng ta đã lập thệ ước gì.
Nếu chúng ta không giữ lời hứa để hoàn thành thệ ước của mình, những gì chúng ta sẽ đối mặt là không thể tưởng tượng được. Làm sao một sinh mệnh có thể được tiến nhập sang tân vũ trụ, nếu sinh mệnh đó thất hứa và đối đãi với thệ ước thần thánh như trò đùa con trẻ?
Điều đó rất nghiêm túc!
Tôi tin rằng nhiều học viên đã có những thệ ước như thế. Vào giai đoạn cuối của thời kỳ Chính Pháp, chúng ta hãy nỗ lực hết sức mình để hoàn thành thệ ước và khẩn cấp trợ Sư cứu độ chúng sinh.
Trên đây là thể ngộ của cá nhân tôi. Xin vui lòng chỉ ra bất cứ điều gì không đúng.

Bản tiếng Hán: http://www.minghui.org/mh/articles/2015/11/5/318647.html
Bản tiếng Anh: http://en.minghui.org/html/articles/2015/11/6/153553.html
Đăng ngày 09-12-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Trân quý khoảng thời gian còn lại trong tiến trình Chính Pháp


Bài viết của một học viên ở Trung Quốc Đại lục
[MINH HUỆ 28-10-2015] Sau khi đọc bài giảng mới của Sư phụ “Giảng Pháp tại Pháp hội Miền Tây Mỹ quốc 2015”, tôi cảm thấy thời gian thật sự cấp bách hơn bao giờ hết. So với các bài giảng trước của Sư phụ, lần này ngữ điệu của Sư phụ nghiêm hơn. Sư phụ giảng:
“Sau [Pháp] hội hãy thuận tiện nhắn với những [ai] chưa tinh tấn rằng, các vị hết thời gian, thì các vị muốn làm sao đây? …thời gian này cấp bách như vậy, những người tu chưa tốt thì sẽ làm sao? Có người còn có cơ hội, có người đã thậm chí ngay cả cơ hội cũng chẳng có; có người vẫn tới kịp, đối với một số người mà giảng thì chư vị chỉ có thể chạy [mới kịp].” (Giảng Pháp tại Pháp hội Miền Tây Mỹ quốc 2015)
Trang web Minh Huệ gần đây đăng tải các bài viết nhắm vào chấp trước đối với Chính Pháp kết thúc. Nếu chúng ta tĩnh tâm suy nghĩ, chúng ta sẽ nhận ra rằng các đệ tử Pháp Luân Đại Pháp không có quyền chấp trước vào kết thúc Chính Pháp.
Mỗi ngày chúng ta có trong thế gian là được an bài bởi Sư phụ, Ngài đã kéo dài khoảng thời gian quý giá này bằng việc gánh chịu rất nhiều. cựu thế lực đã lên kế hoạch để con người không thể tồn tại sau những thảm họa năm 1999. Tuy nhiên, chúng ta vẫn sống sót. Nhiều chúng sinh dự định bị tiêu hủy vẫn sống, nhưng đã tích nghiệp do sự mê muội của họ. Để cứu chúng sinh và vũ trụ, Sư phụ đã gánh chịu nghiệp lực to lớn cho chúng ta.
Mỗi thời khắc là vô giá
Mỗi đệ tử nên suy nghĩ cẩn thận về điều chúng ta đang làm trong suốt khoảng thời gian mà Sư phụ đã kéo dài ra này. Chúng ta đã tu luyện trong thời gian dài, nhưng chúng ta đã tu bỏ tất cả những chỗ hữu lậu chưa? Chúng ta đã hoàn thành thệ nguyện của mình chưa? Chúng ta bây giờ sẽ ở đâu, nếu như Sư phụ không kéo dài giai đoạn này và kết thúc tiến trình Chính Pháp từ 10 năm trước?
Ngày nay, ngay cả những người không tu luyện còn cảm thấy thời gian đang trôi rất nhanh. Mọi người phàn nàn rằng không làm được gì nhiều khi hết một ngày. Là một học viên, chúng ta nên suy nghĩ về những việc chúng ta làm mỗi ngày và cách chúng ta sắp xếp một ngày như thế nào. Thời gian bị bỏ lỡ không thể mua được bằng tiền hay bất kì phương tiện nào khác, mỗi khoảnh khắc là vô giá.
Ví dụ, công việc thường nhật của tôi chiếm 12 giờ đồng hồ mỗi ngày, bao gồm cả thời gian dành cho việc đi lại. Nhưng nếu tôi ngủ sáu giờ đồng hồ, tôi vẫn có sáu giờ đồng hồ rảnh rỗi. Tôi cố gắng dành cả sáu giờ đồng hồ này cho tu luyện. Tôi từng dành 30 phút mỗi ngày để lên Internet, nhưng bây giờ tôi cảm thấy đó là một sự lãng phí thời gian rất lớn. Nếu tôi dành 30 phút này để đọc Pháp thì không tốt hơn sao? Nếu hôm nào quá bận rộn không có thời gian học Pháp, tôi luôn đọc bù vào ngày hôm sau.
Điều chỉnh hành vi của chúng ta dựa trên Pháp
Việc tu luyện, đề cao tâm tính và cứu người của chúng ta thực sự không có liên quan đến việc chúng ta có bận hay không. Sư phụ đã giảng nếu chúng ta đặt tâm vào tu luyện từng khoảnh khắc và điều chỉnh hành vi của chúng ta dựa trên Pháp, thì chúng ta có thể tu tốt dù có bận rộn hay không. Điều này sẽ giúp chúng ta đạt được hiệu quả. Do đó, dù chúng ta có bận rộn thế nào, chúng ta nên dành khoảng thời gian hữu hạn để tu luyện và cứu người.
Vào thời mạt Pháp, giai đoạn khoảng 500 năm sau khi Phật Thích Ca Mâu Ni qua đời, giai đoạn mà Pháp của Phật Thích Ca Mâu Ni không thể độ nhân được nữa, nhiều thứ trong xã hội có thể can nhiễu việc chúng ta tu luyện. Sư phụ đã giảng:
“Không phải thế đâu, chư vị nhìn rồi thì nó tiến nhập vào, vì những thứ đó ở không gian khác chúng đều có thể phân [tách thân] thể, thời gian nhìn càng lâu thì tiến nhập vào càng nhiều. Xem TV, xem máy tính, dẫu bất kể là thứ gì hễ chư vị nhìn thì chúng đều tiến nhập vào. Trong đầu não và thân thể người ta nhiều những thứ đó rồi, thì hành vi của chư vị sẽ bị chúng khống chế. Lời chư vị nói ra, hình thức tư duy của chư vị, thái độ nhận thức sự vật của chư vị, đều sẽ chịu ảnh hưởng của chúng.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York năm 2010)
Chúng ta nên [đối đãi] nghiêm túc hơn với tu luyện trong giai đoạn cuối của Chính Pháp. Chỉ buông lơi một chút, dù là nhỏ nhất, nó cũng sẽ lôi chúng ta trở lại xã hội người thường. Chúng ta nên suy xét cẩn thận về những việc chúng ta làm hàng ngày và tự hỏi bản thân mình liệu rằng chúng ta đã dành tất cả thời gian rảnh rỗi để chứng thực Pháp chưa. Chúng ta cũng nên nhắc nhở bản thân mọi lúc rằng giai đoạn cuối của tiến trình Chính Pháp này là vô cùng trân quý. Chúng ta phải đảm bảo rằng tương lai sẽ không phải hối hận về những việc mình đang làm hiện tại. Bắt đầu từ bây giờ, hãy vững bước tinh tấn trong tu luyện và bước đi thật tốt con đường chứng thực Pháp.
Tôi muốn chia sẻ một đoạn Pháp của Sư phụ trước khi kết thúc bài chia sẻ của mình:
ba việc mà Sư phụ bảo đều rất trọng yếu, mong mọi người vào đoạn đường cuối cùng này mà chư vị tiến bước tốt hơn nữa. Đã làm được tốt, thì cũng chớ buông lơi, không được lơi lỏng.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Miền Tây Mỹ quốc 2015)

Bản tiếng Hán: http://www.minghui.org/mh/articles/2015/10/28/-318239.html
Bản tiếng Anh: http://en.minghui.org/html/articles/2015/11/9/153597.html
Đăng ngày 09-12-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Nhổ tận gốc cựu vũ trụ (Phần 1/3)


Bài viết của Hồi Quy, một học viên ở Trung Quốc
[MINH HUỆ 9-11-2015] Vào giai đoạn cuối cùng của tu luyện này, sau khi đọc kinh văn gần đây của Sư phụ, “Giảng Pháp tại Pháp hội Miền Tây Mỹ quốc 2015”, nhiều học viên cảm thấy tính cấp bách của việc cứu người. Một số học viên rất mong muốn đề cao, nhưng một số lại trở nên chán nản và thậm chí từ bỏ tu luyện, họ nghĩ rằng họ không thể bắt kịp dù có nỗ lực hết sức trong phần đường còn lại.
Ở đây tôi muốn chia sẻ những nhận thức của mình. Nếu một học viên sợ không thể bắt kịp được, do vậy mà đình trệ hoặc ngừng tu luyện, tôi nghĩ rằng động cơ tu luyện của học viên đó có thể là bất thuần. Khi học viên chỉ muốn đắc được từ Đại Pháp để thành tựu bản thân mình, họ có thể đối mặt với vấn đề này. Nhưng đối với học viên chân chính buông bỏ tự ngã, nghe lời Sư phụ, họ tự nhiên sẽ đề cao tâm tính và làm tốt ba việc. Họ có thể ít chú ý hơn đến việc họ có thể đạt viên mãn hay không.
Nhận thức về cái “tư” ở tầng thứ cao hơn và nhổ tận gốc cựu vũ trụ
Sư phụ giảng trong sách Chuyển Pháp Luân rằng: “Các tầng khác nhau có các Pháp tại các tầng khác nhau. Pháp tại các tầng khác nhau có tác dụng chỉ đạo khác nhau…” và “…mỗi một tầng đều có Pháp, nhưng đó không phải là chân lý tuyệt đối của vũ trụ. Vả lại Pháp của tầng cao so với Pháp của tầng thấp thì [tiếp cận] gần đặc tính của vũ trụ hơn…”
Nhận thức của tôi là nếu học viên nghĩ rằng nhận thức của họ là tuyệt đối đúng thì họ đã rơi vào bẫy. Những chủng quan niệm như vậy tạo ra rào cản ngăn chúng ta đề cao. Khi chúng ta quên Pháp lý “Pháp vô định Pháp” mà Sư phụ đã giảng trong Chuyển Pháp Luân, chúng ta có thể bị tiêu trầm và không thể nhận ra được các chấp trước ở mức độ sâu hơn.
Ví dụ, chúng ta biết rằng hết thảy chấp trước và dục vọng đều đến từ tư tâm. Quan trọng là chúng ta phải nhớ rằng tư tâm có biểu hiện khác nhau ở các tầng thứ khác nhau.
Ở các tầng thứ gần Tam Giới, cái “tư” có thể biểu hiện ra là truy cầu danh lợi hoặc tất cả các loại dục vọng. Nhiều học viên giảng chân tướng về Pháp Luân Công và cứu độ chúng sinh rất tốt. Họ làm việc chăm chỉ, hao tổn nhiều thời gian, tinh lực, tiền bạc và đôi lúc thậm chí còn mạo hiểm cả tính mạng. Sự hy sinh như vậy quả thật rất vĩ đại. Trong khi đó, vì truy cầu danh lợi, một số học viên có thể cảm thấy mình đã vô tư rồi và thỏa mãn với thành tích của họ.
Theo thời gian, những quan niệm như thế này có thể cản trở họ đề cao. Điều này là vì, khi nhìn từ tầng cao hơn, người ta có thể nhận thấy dù học viên này đã phó xuất rất nhiều để nói với mọi người về Pháp Luân Công, mà không cầu danh lợi, nhưng có thể họ làm như vậy là để đạt viên mãn. Cụ thể hơn, học viên này có thể đã làm điều này với mục đích dựng lập thêm nhiều uy đức hoặc để viên mãn ở một tầng thứ cao hơn.
Suy nghĩ như vậy không có gì sai ở tầng thứ thấp, nhưng có thể là dơ bẩn và biến dị khi nhìn từ những tầng thứ cao hơn. Nếu không vượt qua chấp trước lớn như vậy, nó có thể tạo thành một sơ hở nghiêm trọng khiến tu luyện của chúng ta đình trệ ở một tầng thứ nào đó.
Cũng có những kiểu tư tâm khác. Ví dụ, khi một học viên giảng chân tướng cho mọi người về Pháp Luân Công và cứu họ, học viên đó có thể không cầu lợi hoặc thậm chí tầng thứ viên mãn của họ. Dường như học viên này đã đạt đến vô tư. Nhưng nếu đào sâu hơn vào những gì đằng sau lời nói, hành vi hay tư tưởng của học viên đó, người ta có thể thấy rằng học viên đó làm mọi thứ để khiến thiên quốc của họ đẹp đẽ hơn, để chúng sinh ở đó có cuộc sống hạnh phúc hơn.
Quan niệm này không được xem là tư tâm tại tầng thứ thấp hơn. Nhưng ở tầng thứ cao hơn, nó vẫn bất thuần và dơ bẩn – rốt cuộc thì mọi thứ học viên làm với mục đích là để cải biến thiên quốc của mình. Mặc dù, loại tư tâm này bao trùm phạm vi rộng lớn hơn và có vẻ thuần tịnh hơn so với những trạng thái khác mà chúng ta đã thảo luận, dù sao nó vẫn có giới hạn và không bao quát mọi thứ. Là đệ tử Đại Pháp, chỉ khi buông bỏ hoàn toàn tư tâm, không ôm giữ bất kể điều gì, chúng ta mới có thể đạt đến tầng thứ cao hơn.
Nhận thức của chúng tôi là nếu chúng ta không buông bỏ những tư tưởng và quan niệm cũ, chúng ta vẫn bị bén rễ sâu trong cựu vũ trụ. Dù chúng ta có phó xuất bao nhiêu, bất kể bề mặt chúng ta làm được tốt như thế nào, chúng ta vẫn ở trong an bài của cựu thế lực. Vì vậy, cựu thế lực sẽ vẫn có thể thao túng chúng ta. Tu luyện của chúng ta sẽ bị giới hạn và cuối cùng đi vào ngõ cụt.
Tu luyện là việc nghiêm túc nhất; chính là sự cải biến ở mức độ bản nguyên nhất của chính sinh mệnh và sự tồn tại của chúng ta.

Bản tiếng Hán: http://www.minghui.org/mh/articles/2015/11/9/318873.html
Bản tiếng Anh: http://en.minghui.org/html/articles/2015/11/20/153742.html
Đăng ngày 10-12-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Những trải nghiệm khi tham gia các khóa giảng Pháp đầu tiên của Sư phụ


Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Bắc Kinh, Trung Quốc
[MINH HUỆ 02-09-2015] Cha tôi bị dán nhãn “phản cách mạng” và bị giam trong suốt thời kỳ Đại Cách mạng Văn hóa. Cả gia đình tôi bị bức hại và bị đưa đến một làng quê nông nghiệp thuộc tỉnh Hồ Bắc. Chúng tôi đã sống ở đó trên 10 năm nhờ vào rau cỏ dại, vỏ cây và đã phải chịu nhiều thống khổ tột cùng. Điều này đã tiếp diễn cho đến khi cha tôi được minh oan và được thả ra khỏi trại giam.
Sự chuyển biến của gia đình anh trai cả tôi
Cha mẹ tôi là Phật tử và chúng tôi được nuôi dạy sống lương thiện. Nhưng một trong số các chị dâu của tôi có tính cách không thân thiện và thường gây sự, cãi vã với mọi người trong gia đình.
Hơn 10 năm trước, chị dâu tôi được chẩn đoán mắc bệnh tuyến giáp với một khối u lớn phát triển ở cổ. Trong lúc khí công đã trở nên phổ biến ở Trung Quốc vào năm 1993, chị đã luyện một môn khí công đặc biệt trong hai năm, nhưng sức khỏe của chị vẫn không được cải thiện.
Một người bạn của chị được chẩn đoán suy gan giai đoạn cuối đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Người bạn đó đã nói với chị dâu tôi rằng chị ấy đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp được khoảng một tháng và nói rằng đó là một môn tu luyện tuyệt vời. Gương mặt chị ấy hồng hào và tràn đầy sức sống. Chị cũng muốn chị dâu tôi tu luyện Đại Pháp.
Chị dâu tôi sợ rằng mình bị lừa gạt, vì vậy chị đã bảo chồng cùng tu luyện với mình. Lúc đó anh tôi đang phải chịu đựng chứng rối loạn tiền đình. Anh đã thử nhiều phương pháp điều trị khác nhau nhưng bệnh của anh đã chuyển sang giai đoạn nghiêm trọng. Anh quyết định tu luyện Pháp Luân Đại Pháp theo đề nghị của vợ mình. Trong thời gian ngắn, anh đã trở nên khỏe mạnh. Sau đó chị dâu tôi đã bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tính cách của chị đã cải thiện và chị ấy đã thân thiện với mọi người hơn. Sự việc này đã tác động sâu sắc đến tôi.
Khi tôi cùng chị dâu đi mua sắm, đột nhiên chị cảm thấy ngứa ở cổ họng và đã ho ra một miếng thịt nhỏ cỡ như hạt đậu. Chị đã mang mẫu thịt nhỏ đó đến bệnh viện xét nghiệm và được cho biết đó là một khối u. Chị đã không còn bị vấn đề về tuyến giáp nữa và trở nên khỏe mạnh.
Khi con trai và con gái của họ thấy được sự biến đổi đáng kể của cha mẹ mình, cả hai cháu đều bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Cháu trai bị thủng màng nhĩ trong một lần đánh nhau với các bạn và bị điếc. Trong dịp Hội Sức khỏe Đông Phương tổ chức tại Bắc Kinh năm 1993, Sư phụ Lý Hồng Chí (nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp) đã chữa trị bệnh điếc cho cháu.
Lưng gù thành thẳng
Anh trai và chị dâu tôi đã đưa mẹ chúng tôi đến tham gia khóa giảng Pháp Luân Đại Pháp lần thứ nhất được tổ chức ở Thiên Tân vào tháng 1 năm 1994. Mẹ tôi đã 73 tuổi. Lưng bà bị còng nặng tạo thành một góc 90 độ và không thể ngẩng đầu lên được. Bà đã mất hy vọng có thể chữa lành bệnh.
Khi Sư phụ Lý Hồng Chí giảng Pháp. Mẹ tôi bị điếc, không thể nghe được gì và bà trở nên rất lo lắng. Sư phụ đã nói rằng: “Một vài người không thể nghe được, vì vậy bây giờ tôi sẽ làm cho họ nghe được.” Đột nhiên mẹ tôi đã có thể nghe lại được sau khi Sư phụ nói điều đó.
Sau đó bà cảm thấy như mình đang cao lớn lên, vì vậy bà đã hỏi anh trai tôi xem có thấy điều gì lạ thường với bà không. Anh trai tôi đáp: “Mẹ không phải là cao lớn hơn, nhưng lưng mẹ không còn bị gù nữa.”
Mẹ tôi cũng cảm thấy như bà đã trẻ lại 38 tuổi và trải nghiệm một thân thể vô bệnh.
Không lâu sau đó, mái tóc bạc của mẹ tôi đã chuyển thành đen. Bà tham gia thêm hai khóa giảng Pháp nữa. Thậm chí bà còn đến tham gia khóa giảng Pháp ở Trường Xuân. Khi khóa học bắt đầu, mọi người đứng chờ dọc theo lối đi mà Sư phụ đi vào. Mẹ tôi cũng đứng ở bên lề của lối đi, nhưng Sư phụ đã xuất hiện trước mặt bà, áp một tay trước ngực Ngài và nói: “Chúng ta ở đây vì mối duyên tiền định.”
Không góp quỹ
Khi được chứng kiến sự thay đổi sức khỏe lạ thường của mẹ mình, em trai tôi cũng bắt đầu luyện công. Ngay lập tức, cậu ấy cảm thấy có một Pháp Luân đang xoay chuyển ở bụng dưới. Cậu ấy đã kể với tôi rằng Pháp Luân đó trông như thế nào và vẽ lại hình ảnh của nó cho tôi xem. Cậu ấy cũng giục chị tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.
Chị gái tôi đã sống sót sau trận động đất ở Đường Sơn năm 1976. Chị bị gãy ba đốt sống lưng, gãy xương hông và xương chậu. Các cơ bắp ở chân phải chị bị teo và không đi lại được. Chị không thể kiểm soát được đường ruột, và bị hội chứng sau chấn động và bệnh tim. Chị đã nghĩ rằng mình không còn sống được bao lâu nữa và nhờ tôi làm mẹ đỡ đầu cho con gái chị.
Khi anh trai tôi thuyết phục chị ấy tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, chị đáp: “Em đã cận kề cửa tử, tu luyện làm gì nữa?” Mặc dù vậy gia đình tôi vẫn mở băng luyện công cho chị ấy xem. Sau đó chị ấy đến bệnh viện để kiểm tra và được thông báo rằng chị không còn bị ung thư nữa. Tất cả những gì chị ấy đã làm là chỉ là xem băng luyện công có một lần! Chị đã quyết định tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.
Em gái và em trai tôi đã đến tham gia khóa giảng Pháp của Sư phụ ở thành phố Thạch Gia Trang vào tháng 3 năm 1994. Trong khóa học, khi em gái tôi đang luyện bài Pháp Luân Trang Pháp, một cái trụ dày xuất hiện giữa hai cánh tay. Khi hỏi Sư phụ về điều đó, Sư phụ bảo cô ấy rằng đó là một Pháp Luân hình trụ.
Khi trở về nhà, em gái tôi đã ném tất cả các loại thuốc của mình vào giỏ rác, và cũng không cần phải đeo kính cận nữa vì thị lực đã trở lại bình thường. Sau nửa năm tu luyện, mọi bệnh tật của em gái tôi đều đã biến mất.
Để cảm tạ Sư phụ, em gái tôi đã tặng 500 nhân dân tệ cho một điểm luyện công ở địa phương, nhưng vài ngày sau, em nhận lại được số tiền với lời nhắn: “Cảm ơn rất nhiều, Pháp Luân Đại Pháp.” Sự vị tha của Pháp Luân Đại Pháp đã cứu giúp nhiều người khỏi những khó khăn và đau khổ, nhưng lại không cần bất kỳ thù lao và tiền bạc. Điều này đã khiến gia đình chúng tôi kính trọng Đại Pháp sâu sắc.
Em gái tôi bị bại liệt từ khi còn nhỏ khiến chân phải của em bị ảnh hưởng. Em không thể di chuyển chân từ bên này qua bên kia và thật khó có thể để em ngồi song bàn. Tuy nhiên sau một quá trình khổ luyện, em đã có thể ngồi song bàn. Không ai có thể nói rằng chân em đã từng bị bại liệt.
Sẵn sàng tham gia khóa giảng Pháp của Sư phụ
Mặc dù được chứng kiến những thay đổi kỳ diệu của người thân, nhưng tôi vẫn chưa tìm thấy động lực để tu luyện. Anh trai thứ ba của tôi, người đã tu luyện Phật giáo Tịnh Độ trong nhiều năm, cũng không thể chấp nhận Pháp Luân Đại Pháp.
Một ngày nọ, giám đốc điều hành đã yêu cầu tôi làm giả sổ sách kế toán và giúp ông ta tham ô tiền. Khi tôi từ chối, ông ấy đã tát tôi hai cái. Trong lúc không kìm chế được cảm xúc bản thân, mọi nỗi bất hạnh, nhẫn nhục đã tích tụ trong thời gian dài bỗng chốc được đẩy đến đỉnh điểm. Tôi thuận tay quơ lấy các linh kiện ô-tô bên cạnh và ném thẳng từng cái từng cái một vào giám đốc. Nếu một trong những linh kiện kim loại nặng trịch đó mà trúng vào ông ấy thì ông ấy có thể sẽ bị thương hoặc thậm chí bị chết.
Do bị huyết áp thấp, nên khi chuẩn bị làm hại tới ai đó, tôi bị nôn mửa và ngất đi. Khi tôi tỉnh lại thì trời đã gần tối. Khi về đến nhà, tôi đã nghĩ đến việc tự tử, nhưng tôi không thể bỏ lại bố mẹ và con gái tôi.
Trong khi đang bị cơn đau đầu hành hạ, chị dâu nhờ tôi giúp chị chuẩn bị bữa sáng. Chúng tôi có nhiều khách tới để tham gia khóa giảng Pháp của Sư phụ Lý Hồng Chí ở Đại học Công an Bắc Kinh, để quyên góp cho Quỹ ngân sách Kiến nghĩa dũng vi. Đột nhiên tôi muốn tham gia khóa giảng Pháp của Sư phụ Lý Hồng Chí.
Tận dụng tối đa cơ hội
Khi nhìn thấy Sư phụ bước lên sân khấu, mọi đau đớn trong cơ thể tôi đột nhiên biến mất. Tôi thấy Sư phụ quen thuộc một cách lạ lùng như thể tôi đã từng gặp Ngài trước đây. Sư phụ càng giảng tôi lại càng muốn nghe. Đây không phải là một thầy khí công, tôi nghĩ, đây là một vị Phật tới để cứu độ chúng sinh. Tôi sợ rằng mình sẽ đánh mất cơ duyên này.
Sư phụ đã tặng tất cả 65.000 nhân dân tệ, là số tiền thu được từ khóa giảng Pháp, cho Quỹ ngân sách Kiến nghĩa dũng vi.
Sáng sớm hôm sau, tôi đã đi cùng chị dâu đến điểm luyện công buổi sáng ở công viên. Khi nhắm mắt lại, tôi thấy toàn khung cảnh điểm luyện công là màu đỏ, và có nhiều Pháp Luân với màu sắc khác nhau giăng khắp nơi. Khi ôm Pháp Luân, tôi thấy những Pháp Luân nhỏ đang xoay chuyển trên mỗi ngón tay ở bàn tay trái của tôi, và một chuỗi những Pháp Luân lớn kéo dài từ cánh tay trái chạy dọc theo bên trái xuống đến chân. Pháp Luân đang giúp tôi điều chỉnh thân thể, bởi vì thân thể bên trái của tôi đã bị tê liệt trong thời gian dài.
Khi luyện đến bài công pháp thứ năm, tôi không thể ngồi song bàn. Tôi cũng không thể ngồi đơn bàn quá hai phút. Tôi cắn chặt răng, nhưng tôi không thể duy trì được thanh tịnh. Cuối cùng, vài học viên bảo tôi thầm cầu xin Sư phụ giúp đỡ. Tôi đã cầu xin Sư phụ ba lần và lần nào Ngài cũng xuất hiện và dạy tôi luyện các bài công pháp.
Những trải nghiệm phi thường
Khi anh trai thứ ba của tôi thấy rằng ngay cả tôi, người cứng đầu nhất trong gia đình cũng đã trở thành một học viên Đại Pháp, anh ấy cũng quyết định đi Tế Nam cùng chúng tôi, ôm giữ một thái độ “đến để thử xem”. Tất cả chúng tôi đều tham gia khóa giảng Pháp Luân Đại Pháp lần thứ hai được tổ chức ở Tế Nam vào tháng 6 năm 1994.
Ngay lúc bắt đầu của khóa giảng Pháp, tôi thấy anh tôi ngồi song bàn, hai mắt nhắm lại theo tư thế của môn tu luyện trước đây và nghe Sư phụ giảng Pháp. Ngay sau khi Sư phụ nói: “Một số cư sỹ Phật giáo cũng đến, ôm giữ một thái độ ‘đến để thử xem’. Chư vị sẽ không được bất cứ điều gì. Ngay cả các hòa thượng chuyên tu hiện nay cũng gặp khó khăn trong việc tìm sự giải thoát, huống là một cư sỹ Phật giáo như chư vị…” Đôi mắt anh tôi mở toang kinh ngạc. Anh ấy đã thay đổi tư thế và sau đó chân thành, nghiêm túc lắng nghe bài giảng. Anh cũng đã quyết định tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, cho dù sau đó có rất nhiều cư sỹ Phật giáo cố gắng thuyết phục để thay đổi quyết định của anh.
Mỗi ngày tôi đều đến hành lang của giảng đường để luyện công. Khi tôi luyện bài Pháp Luân Trang Pháp, tôi nâng tay lên đến khi chúng rất đau và đôi chân thì run lên vì mỏi. Nhưng trong đầu tôi không ngừng nghĩ: “Người quản lý của tôi thật tệ, bây giờ tôi đã bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp…” Sau đó, tôi nhận ra rằng Sư phụ đã chỉ ra việc này ở rất nhiều ví dụ trong các bài giảng trước đây của Ngài. Làm sao mà Sư phụ biết được tôi đang nghĩ gì? Tôi rất bối rối. Sau đó có đồng tu bảo với tôi: “Khi chị đang luyện Pháp Luân Trang Pháp, Sư phụ đã nhìn thấu suy nghĩ của chị.” Một học viên lâu năm nói: “Sư phụ biết tất cả mọi thứ…”
Tôi đã may mắn tham dự khóa giảng Pháp của Sư phụ ở Cáp Nhĩ Tân vào tháng 8 năm 1994.
Trong khóa giảng Pháp ở Cáp Nhĩ Tân, một người nói với Sư phụ rằng anh ấy đã gặp Sư phụ vài lần trước đây. Sư phụ trả lời: “Đúng vậy, một số người đã từng gặp tôi hàng thập kỷ trước đó.” Câu nói này lập tức khai mở trí huệ của tôi. Trong khóa giảng Pháp ở Cáp Nhĩ Tân, tôi cũng tham gia khóa giảng Pháp của Sư phụ. Trong khi nghe Sư phụ giảng Pháp, đột nhiên tôi thấy Sư phụ là vị Phật to lớn mà tôi đã từng thấy khi còn bé. Vị Phật to lớn ấy to lớn như cả bầu trời.
Tốt xấu xuất từ một niệm
Trong khóa giảng Pháp ở Tế Nam, khi ba chúng tôi chuẩn bị qua đường thì đèn tín hiệu giao thông chuyển từ xanh sang đỏ. Một học viên lâu năm nói: “Hãy làm cho các xe dừng lại.” Khi bắt đầu, tôi không nghĩ rằng mình có bất kỳ một công năng đặc dị nào, vì vậy tôi tình cờ hô to: “Dừng lại!”, thật kinh ngạc, các xe đều dừng lại. Tôi đã không tin lắm và nghĩ rằng đó chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên, vì thế tôi lại hô “Dừng!” Lần này tôi dừng được một lần bốn chiếc xe, và cả ba chúng tôi đã qua đường được.
Chỉ khi đó tôi mới nhận ra là mình có công năng đặc dị, nhưng sử dụng chúng tùy tiện như vậy, thì chẳng phải là tôi đang can nhiễu đến trạng thái của xã hội người thường sao? Tôi trở nên lo sợ và nói lớn: “Điều này không tốt, chúng ta vừa làm một việc xấu.”
Chúng tôi đã lên một xe buýt công cộng, và một lát sau thì xe chuyển bánh, bỗng một người đi xe máy đột nhiên ngã nhào phía trước đầu xe buýt. Tài xế xe buýt phanh gấp và rẽ ngoặt ra khỏi đường. Tất cả hành khách đều ổn ngoại trừ ba chúng tôi.
Người học viên lâu năm lập tức đã nhận ra chị ấy đã làm sai điều gì đó. Khi chị xoa lên chỗ sưng ở đầu và nói: “Tôi đã sai rồi. Tôi là một học viên lâu năm, nhưng lại đi chỉ cho các bạn, hai học viên mới làm điều xấu. Tôi vừa bị trừng phạt.” Thật kỳ lạ, khi cô hối hận và xoa đầu thì chỗ sưng liền biến mất.

Bản tiếng Hán: http://www.minghui.org/mh/articles/2015/9/2/314418.html
Bản tiếng Anh: http://en.minghui.org/html/articles/2015/9/11/152490.html
Đăng ngày 07-12-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.