Trang

Thứ Bảy, 9 tháng 5, 2015

Bốn lần chuyển sinh vào đời Tống


Tác giả: Đạo Hàng
[ChanhKien.org] Tu luyện trong Đại Pháp 10 năm, Sư phụ đã không ngừng khai mở trí huệ cho tôi, khiến tôi dần dần nhìn thấy được các việc luân hồi chuyển sinh trong các đời trước. Khi nhìn thấy nguyên nhân dẫn đến các vai diễn của bản thân trong lịch sử, nhìn thấy quá khứ của bản thân có khi bình lặng, có khi trắc trở sóng gió, có khi trải qua cuộc đời rất bi tráng, tôi không khỏi có rất nhiều cảm xúc. Câu chuyện về các kí ức này cũng chỉ là một giai đoạn trong vô số lần luân hồi chuyển sinh của tôi mà thôi.
Trong thời kì Bắc Tống và Nam Tống, trong vở kịch lịch sử không ngừng diễn, có rất nhiều câu chuyện cảm động lòng người, tôi cũng đã may mắn hoặc không may khi được phân vào các thể loại vai diễn.
Chuyển sinh lần thứ 1: Quý phi Thục Nhã (1023-1055)
Năm 1023, đúng vào thời kì Tống Nhân Tông, triều Bắc Tống, tôi sinh ra trong một gia đình quan lại giàu có, là con gái của đại thần Tống Hòa (sau này làm đến quan Thượng thư), tên là Thục Nhã, từ nhỏ thông minh lanh lợi, cầm kỳ thi họa đều giỏi. Khi còn nhỏ, cha mẹ đã mời một tiên sinh tới để đoán mệnh cho tôi. Khi đó cha mẹ đưa ngày sinh tháng đẻ của một nha hoàn, của tôi và của hai anh trai tôi cho tiên sinh đoán mệnh. Tiên sinh phán rằng trong số bốn ngày sinh tháng đẻ này thì tôi sau này sẽ đại phú đại quý. Sau đó quả nhiên đã ứng nghiệm. Năm 17 tuổi, tôi được chọn vào cung, bởi vì tính tình thanh cao điềm đạm, không tranh giành ân sủng, nên được Hoàng đế rất sủng ái, phong là Quý phi, ở trong Hoàng cung sống một cuộc đời thư thái yên bình.
Trong lần chuyển sinh đó sống bên cạnh Hoàng đế, tôi đã chứng kiến một chuyện đại sự, đó là Hoàng đế và cha mẹ của tôi đều quen biết nhau.
Mọi người có thể đã từng nghe về câu chuyện “Ly miêu tráo đổi Thái tử”, kỳ thực đó không phải là một câu chuyện hư cấu, mà là sự thật. Đó là câu chuyện có thật vào thời kỳ tiên đế Tống Chân Tông. Trong các vợ của vua có Lưu Quý phi và Lý Quý phi cùng lúc mang thai, Lưu Quý phi là người rất thông minh, còn Lý Quý phi tính tình đôn hậu. Tiên Hoàng nói, ai sinh con trai thì sẽ lập người đó làm Hoàng hậu. Trong hậu cung, Lưu phi và thái giám Quách Hòe bắt đầu chuẩn bị âm mưu: nếu Lý phi sinh ra con trai thì sẽ hoán tráo con ly miêu vào chỗ Thái tử, hãm hại Lý phi là đã sinh ra quái thai. Quả nhiên, Lý phi đã sinh con trai, kế hoạch trong hậu cung liền được triển khai như đã định. Quách Hòe giao cho Khấu Châu giết Thái tử, nhưng Khấu Châu đã đưa Thái tử giao cho thái giám Trần Lâm, Trần Lâm lại đem Thái tử đưa tới phủ của Bát Hiền Vương. Đúng vào lúc phu nhân của Bát Hiền Vương đang lâm bồn, sinh hạ một bé gái, nên nói cho bên ngoài rằng đã sinh ra song sinh long phượng, nhận Thái tử làm con của mình. Khi đó Lưu phi cũng sinh một bé gái. Lưu phi và Quách Hòe nghi ngờ Khấu Châu không giết chết Thái tử, Khấu Châu một mực nói dối rằng Thái tử đã chết. Để Lưu phi và Quách Hòe không hoài nghi nữa, Khấu Châu đã đập đầu vào cột trụ mà chết. Lý phi bị đưa vào lãnh cung, sau này lưu lạc trong nhân gian, nếm trải nhiều khổ nạn, hai mắt không còn sáng nữa. Sau khi Hoàng đế Chân Tông băng hà, nhi tử của Bát Hiền Vương (cũng chính là Thái tử) lên ngôi, xưng là Hoàng đế Nhân Tông. Sau này, ông đã đem vụ án cũ ra xét xử, Lý phi được trở lại hậu cung, Lưu Thái hậu tự sát, Lý phi chính thức trở thành Thái hậu.
20150108-005499c2d667e679_600x5000
Chữ tiếng Trung: “Ly miêu hoán thái tử” (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)
Câu chuyện này đã được lưu truyền khá chân thực trong dân gian. Đôi khi tôi cũng thấy lạ vì sao trong dân gian có lưu truyền những chuyện như vậy, liệu có chân thực hơn những ghi chép trong lịch sử không? Đương nhiên có vài điều lịch sử không thích hợp để ghi lại. Vậy vì sao lại có thể lưu truyền lại, tôi cho rằng có thể có hai tình huống: một là, khi đó có người biết chân tướng, miệng truyền miệng, rồi lưu truyền lại; hai là, trong lịch sử lâu dài cũng có các cao nhân biết thiên sự, đưa tình huống chân thực họ đã nhìn thấy được mà lưu truyền lại, trong quá trình lưu truyền ít nhiều cũng có những điều thêm bớt, nhưng đại thể là chân thực. Trong xã hội nhân loại, điều gì nên được lưu truyền lại, cũng không phải là vô duyên vô cớ, đều là thiên ý an bài, nhằm lưu lại điều gì đó cho xã hội con người, hoặc muốn nhắc nhở con người một đạo lý nào đó.
Lý Thái hậu chịu đựng đại nạn này, nếm trải đủ khổ sở trong nhân gian, tính tình ngày càng trở nên thiện lương, thường khuyên nhủ Hoàng thượng chú ý tới các thống khổ của dân chúng. Thái hậu thường nói, Lưu phi quá trọng danh lợi, hại người lại hại bản thân, còn nói: “Ta và cô ấy thời trẻ bản tính rất giống nhau, cái gì mình thích thì muốn có bằng được.” Đôi khi tôi đi vào trong cung để thỉnh an Thái hậu, khi có ít người, Thái hậu thường bảo tôi ngồi bên cạnh, kể cho tôi về những chuyện đã trải qua của mình, kể đến chuyện đau lòng, thì tôi cùng Thái hậu đều rơi lệ. Hoàng thượng có lần đã cười đùa với Thái hậu, nói: “Thục Nhã giống như con gái của mẫu hậu vậy.
Vào lần chuyển sinh đó, cuộc sống của tôi đã rất bình yên, phú quý, nhưng cuộc đời lại ngắn ngủi, chỉ sống đến 32 tuổi, mắc bệnh viêm họng mà chết, để lại một người con gái tên là Tuyết Nhi. Những nhân vật nổi tiếng thời kì đó có Triển Chiêu, Bao Chửng, Công Tôn Sách, Phạm Trọng Yêm v.v, hình tượng những nhân vật này trải qua bao nhiêu thăng trầm lịch sử mà vẫn sống động cho đến ngày nay.
Nhân tiện ở đây tôi xin kể về việc dùng công năng để nhìn thấy quan hệ nhân duyên của Lý phi và Lưu phi trong các đời trước:
Thời kì Tống Thái Tông, hàn lâm học sĩ Vương Chương Bình cưới chị họ làm vợ, tên là Vương Thúy Bình, sau khi kết hôn năm năm mà vẫn chưa có con, Vương Chương Bình lại cưới thêm một tiểu thiếp, tên là Bạch Chỉ Bình. Thúy Bình nhờ được sủng ái nên kiêu ngạo, cậy bản thân là chính thất, lại có tâm đố kỵ rất mạnh, tìm mọi cách làm khó dễ Chỉ Bình, thường xuyên chỉ vì những lỗi rất nhỏ mà dùng gia pháp đối với Chỉ Bình, có lúc lợi dụng chồng không có nhà, còn dùng roi đánh cô ấy, có khi còn bắt cô ấy quỳ xuống, liên tục lăng mạ phỉ báng, mắng đến mức cao hứng còn thượng cẳng chân hạ cẳng tay. Khi Chỉ Bình mang thai, Thúy Bình ngoài mặt đã kiềm chế hơn một chút, nhưng chiêu bài sử dụng lại càng thâm hiểm hơn: có lúc còn bỏ chất làm suy nhược khí huyết vào thuốc mà Chỉ Bình đang uống. Khi Chỉ Bình mang thai tháng thứ ba, một lần biết Chỉ Bình sắp đến thỉnh an mình, Thúy Bình bèn đổ một lớp dầu trơn ra sân, khiến Chỉ Bình trượt té ngã mà sảy thai. Chỉ Bình biết là do mưu kế của Thúy Bình, nên càng oán hận Thúy Bình, trong tâm nghĩ: “Chị đã làm cho cốt nhục của tôi phân ly, tôi sau này cũng làm cốt nhục của chị phân ly.” Sau khi Chỉ Bình sảy thai nửa năm, Vương Chương Bình lại lấy thêm một tiểu thiếp, tên là Lục Lộ, cô ấy cũng phải chịu sự đè nén của Thúy Bình. Nhưng Lục Lộ không hay nhẫn nhịn như Chỉ Bình, thường xúi giục Chỉ Bình báo thù Thúy Bình, đôi khi còn bàn bạc với Chỉ Bình tìm cách báo thù, cuối cùng cả hai hợp sức dùng thạch tín hạ độc Thúy Bình. Sau khi Thúy Bình chết, sức khỏe của Chỉ Bình bắt đầu không tốt, khí huyết hao tổn, không mang thai được nữa. Sau này Lục Lộ sinh được một bé trai, được Vương Chương Bình phong cho làm chính thất, ngày qua ngày như giễu cợt Chỉ Bình, Chỉ Bình cả ngày buồn bực không vui, gần 42 tuổi thì rời khỏi nhân thế.
Sau này Thúy Bình chuyển sinh thành Lý phi, Chỉ Bình chuyển sinh thành Lưu phi, Lục Lộ chuyển sinh thành Khấu Châu. Đúng như dân gian có câu ca: lòng người sinh một niệm, thiên địa tỏ tận tường; thiện ác nếu không trả, càn khôn tất tư tâm.
Qua nghìn năm luân hồi, Lý phi và Lưu phi bây giờ đều đang là đệ tử Đại Pháp, đều là đồng tu bên cạnh tôi.

Chuyển sinh lần thứ 2: Tử Vân, con gái của Tống viên ngoại (1057-1089)
Thục Nhã sau khi mất, chưa tới hai năm, năm 1057, lại chuyển sinh đến nhà Tống Bình viên ngoại, phủ Thái Bình, thành phố Trịnh Châu, tỉnh Sơn Đông.
Tống viên ngoại thích làm việc thiện, chỉ có một cô con gái, khi sinh nhìn thấy đám mây sắc tím vòng quanh, cho nên đặt tên là Tử Vân. Lúc nhỏ Tử Vân đã được bói rằng số mệnh long đong, hậu vận không tốt, nên cha mẹ đã lên chùa làm hình nhân thế mạng cho Tử Vân, họ cũng thường đưa cô tới chùa dâng hương.
Tử Vân dung nhan xinh đẹp, phẩm hạnh đoan trang. Năm 17 tuổi, một hôm cô đi chùa dâng hương, đang trên con đường lên núi hẹp, xe kiệu đi rất chậm, gió thổi tung rèm cửa, làm lộ ra dung nhan của Tử Vân, khiến một người bên đường hồn siêu phách lạc, cuộc đời của Tử Vân từ đó thay đổi. Người này chính là thủ lĩnh của bọn thổ phỉ trên núi Nhị Long, tên là Khâu Bình, vì bị quan phủ áp bức mà lưu lạc tới đây làm cướp. Nhân lúc rảnh rỗi, anh ta xuống núi vào thành, đang thong thả ngao du, bỗng nhiên lại muốn lên núi rút một quẻ, vừa đi đường vừa thưởng ngoạn phong cảnh. Đúng lúc gặp một chiếc kiệu nhỏ đi qua, vì đường hẹp, nên đứng sang một bên để nhường đường. Đúng là con đường nhỏ oan gia, gió thổi làm tung rèm cửa, và anh ta nhìn thấy một khuôn mặt xinh đẹp, vừa nhìn thấy đã chấn động, toàn bộ tâm tư đã dồn vào Tử Vân, liền lặng lẽ bám theo suốt dọc đường mà Tử Vân không hề hay biết. Đến khi trời tối, Tử Vân đột nhiên cảm thấy bất an, cha mẹ thấy thân thể cô không được khỏe, nên bảo cô đi ngủ sớm một chút. Tử Vân trằn trọc khó ngủ, ngồi dậy để thêu thùa. Khâu Bình chọn đúng thời cơ đó, phóng mê hương làm Tử Vân mê man ngã xuống, rồi cõng Tử Vân trên lưng rời khỏi phủ Thái Bình.
Tử Vân đáng thương tỉnh lại, thấy mình đang ở trên xe, thân thể bị trói bằng dây vải, vừa định mở miệng kêu lên thì phát hiện miệng đã bị bịt chặt lại, trái tim đáng thương cảm thấy vô cùng hốt hoảng. Lên đến núi, Khâu Bình phái người trông nom Tử Vân. Tử Vân lúc đầu chẳng chịu ăn uống gì, chỉ muốn tự sát, nhưng chẳng có cơ hội nào. Khâu Bình coi bộ cũng là người đắm đuối thương hương tiếc ngọc, thường thường lui tới, dùng lời lẽ mềm mỏng khuyên giải. Khi Khâu Bình không có ở đó, huynh đệ thủ hạ của anh ta lại phân tích điều lợi hại cho Tử Vân nghe, rằng lấy đại ca của họ thì tốt ra sao. Giằng co mấy ngày như vậy, Tử Vân rơi vào hôn mê. Khi tỉnh dậy thấy Khâu Bình đang cho mình uống nước, ánh mắt đầy yêu thương, trái tim cô mềm xuống, cảm thấy con người này không phải đã mất hết nhân tính, vẫn còn lương tâm, nhưng cô vẫn chưa cam lòng. Vậy nên nhắm hai mắt, cắn chặt răng lại. Khấu Bình thấy thế, bỏ bát thìa xuống, quỳ xuống nói: “Đời này mong nguyện được kết hôn với tiểu thư, mong tiểu thư đồng ý, nếu không đồng ý, tôi sẽ quỳ mãi không đứng lên.” Tử Vân không nói gì cả, Khấu Bình quỳ một lúc, lại nói: “Đời này chỉ cầu được kết lương duyên với tiểu thư, tâm này không hai lòng, nguyện đối xử tốt với tiểu thư, nếu như làm không được, thì sẽ chết dưới loạn đao.” Tử Vân không khỏi rùng mình, mở hai mắt ra, hoang mang không biết nói gì, trong tâm suy nghĩ, lại nhắm mắt lại, nước mắt không ngừng tuôn ra khóe mắt. Đúng lúc đó Khâu Bình ngẩng đầu lên, lấy khăn mùi xoa nhè nhẹ lau nước mắt cho cô. Tử Vân dường như nghe thấy từ trong hư không có tiếng người thở dài, phảng phất nghe được một câu: “Không uổng một tấm chân tình của anh ta.” Cũng không biết là có ý gì, nhưng tâm tư cũng dần dần mềm lại, nói với Khâu Bình: “Chàng hà tất phải nói lời thề độc như thế.” Khâu Bình nói: “Đời này tôi chỉ mong nghĩ tới tiểu thư, hy vọng tiểu thư đồng ý.” Tử Vân nhớ rằng hồi nhỏ cha mẹ đã lấy quẻ đoán mệnh cho mình, không khỏi thở dài một tiếng, nói: “Chàng đứng dậy đi.” Trong tâm nghĩ âu cũng là số mệnh đã định như thế này rồi! Nét mặt Tử Vân dần dần thoải mái hơn, không còn cảm giác cứng cỏi kiên quyết cự tuyệt nữa. Khâu Bình vui mừng khôn xiết, đứng dậy dặn dò thủ hạ làm một ít cháo loãng, vẻ mặt vui cười quấn quít bên Tử Vân. Tử Vân bắt đầu dần dần tiếp nhận đồ ăn, đắn đo sự việc nhân sinh mấy hôm, vài ngày qua đi, cô chấp nhận lời cầu hôn của Khâu Bình, trở thành phu nhân của sơn trang.
Tử Bình khi nhàn rỗi thường ở bên cạnh Tử Vân, đôi lúc cùng nhau đi ngắm cảnh, đôi lúc hát cho Tử Vân nghe, yêu thương, che chở cho Tử Vân. Thời gian lâu dần, tình cảm hai người dần thêm sâu đậm. Tử Vân thường khuyên nhủ Khâu Bình, đừng vô cớ lạm sát, thấy phụ nữ con nhà lương thiện gặp nạn trên núi, cô khuyên nhủ một hai câu, anh cũng thả cho về.
Một lần kia, khi Khâu Bình nghe Tử Vân mà thả một cô gái đã đắc tội với phó thủ lĩnh. Phó thủ lĩnh họ Vương, tên là Oa, khi mẹ hắn ta mang thai, đang men theo sườn núi đi xuống, đúng đến chỗ đất trũng thì sinh, nên đặt tên con là Vương Oa (chỗ trũng). Con người của hắn ta giống như cái tên kỳ lạ, tâm tính u ám, đạo đức bại hoại, phẩm hạnh thấp kém. Phó thủ lĩnh thấy đại ca thường nghe theo phu nhân mà vài lần làm vuột mất con mồi lớn, nên ôm hận trong lòng, lại thêm lần này thả mất cô gái mà hắn ta muốn cưới làm vợ, do vậy hắn nảy sinh ác tâm. Chọn thời cơ thích hợp, nhân lúc đại ca không có mặt ở đó, hắn lén bỏ thuốc mê vào đồ ăn của Tử Vân. Tử Vân mê man ngã xuống, hắn dùng cái bao trùm kín lại, khênh xuống núi, giao cho một người thân tín đem đi nơi khác bán cho lầu xanh. Tú bà ở lầu xanh thấy Tử Vân diện mạo xinh đẹp, muốn Tử Vân tiếp khách, nhưng Tử Vân thà chết chứ không chịu phục tùng, một mực tìm đến cái chết nhưng không thành, cuối cùng đi đến thỏa thuận với tú bà: chỉ tiếp khách chứ không bán thân, ngồi tiếp khách gảy đàn xướng ca. Trong tâm cô cảm thấy vô cùng đau xót. Thỉnh thoảng bỗng nhiên nghĩ nhớ cha mẹ, nhưng không phải là nhớ da diết, mà cảm thấy xấu hổ với cha mẹ. Có khi cũng nhớ tới Khâu Bình, hồi ức về năm năm sống ở sơn trang trên núi mà nước mắt rơi lã chã.
Một năm sau, một hôm cô đang dựa vào khung cửa sổ nhìn ra ngoài, thì một thương nhân giàu có đi qua đường trông thấy. Chấn động trước dung mạo xinh đẹp của cô, ông liền bước vào lầu xanh, đòi mua cô với giá cao. Được biết Tử Vân là bán nghệ chứ không bán thân, tức thì lấy một lượng bạc lớn chuộc Tử Vân. Tử Vân cân nhắc một lúc, rồi lập tức đồng ý. Sau khi ra khỏi lầu xanh, cô theo phú thương về Dương Châu. Phú thương tên là Tống Hoa, là một thương nhân buôn muối, người vợ cả ở nhà có hai người con trai, con trai lớn là Tống Bình, con trai thứ là Tống Sướng. Tống Sướng vừa nhìn thấy Tử Vân, tâm tư đã xao động, nhưng rốt cuộc cũng không dám suồng sã. Vì phụ thân thường xuyên vắng nhà, thời gian lâu dần, Tống Sướng thường xuyên chú ý đến nhị nương Tử Vân, ánh mắt sàm sỡ, nhưng Tử Vân không quan tâm, cậu ta dùng lời lẽ thăm dò liền bị Tử Vân cự tuyệt, vì thế mang hận trong tâm, thỉnh thoảng nửa đêm lén nhìn trộm, Tử Vân dấu một con dao bên mình để đề phòng bất trắc. May mà người vợ cả nhận ra điều này nên đã quản thúc nghịch tử. Người vợ cả tính tình hiền lành, đoan trang, Tử Vân đối với người vợ cả cũng vô cùng tôn kính, sớm tối thỉnh an, rất phục tùng không dám khinh mạn. Người vợ cả phái người trông nom cô cẩn thận, lại cưới vợ cho Tống Sướng, để cậu ta kiềm chế cái tâm kia đi. Nhưng rốt cuộc Tống Sướng vẫn không từ bỏ tà tâm, càng không đạt được thì càng mong muốn, cuối cùng nảy sinh độc kế, khi nhị nương mắc bệnh, đã lén cho chất độc cho vào trong thuốc, hạ độc chết nhị nương vào năm cô 32 tuổi. Tử Vân ở trong nhà họ Tống tổng cộng được 9 năm.
Lại nói về Vương Oa sau khi bán Tử Vân cho lầu xanh, để che đậy chân tướng bức hại Tử Vân, Vương Oa đã dựng nên một trận cháy lớn ở sơn trang. Sau khi Khâu Bình trở về, phát hiện không thấy Tử Vân, Vương Oa khóc lóc vật vã nói với Khâu Bình rằng sau khi đám cháy lớn xảy ra thì không biết chị dâu đi đằng nào. Khâu Bình phái người đi tìm khắp nơi nhưng không có kết quả gì. Từ đó về sau, Vương Bình cũng không đi bước nữa. Ba năm sau khi Tử Vân rời khỏi sơn trang, trong một lần bị quan binh bao vây sơn trang, Khâu Bình dẫn đầu thuộc hạ đột phá vòng vây nhưng không thành, cuối cùng đã chết dưới loạn đao của quan binh. Ứng nghiệm lời thề trước kia với Tử Vân “nguyện đối xử tốt với tiểu thư, nếu như làm không được, sẽ chết dưới loạn đao.”
Ở đây, tôi thuận tiện kể về mối nhân duyên từ đời trước giữa Khâu Bình và Tử Vân.
Tử Vân đời trước chính là Thục Nhã ở câu chuyện trên, Khâu Bình là gia nô của cô ấy, tên gọi là Tống Bình (thời đó gia nô được mua về đều phải theo tên họ của chủ nhân), bằng tuổi với Thục Nhã, trong lòng luôn luôn ngưỡng mộ tiểu thư, nhưng tự biết thân phận thấp kém, không dám thổ lộ, mỗi ngày anh ta chỉ mong được nhìn thấy tiểu thư một lần, chẳng mong cầu gì khác. Từ khi tiểu thư nhập cung, không được nhìn thấy tiểu thư nữa, nên mắc bệnh tương tư, đau buồn mà chết, trước khi chết vẫn còn nhớ mong tiểu thư khôn nguôi. Do đó đã kết mối duyên phận giữa hai người trong đời này.
Hôm nay sau cả ngàn năm, nhờ công năng tu được trong Đại Pháp, nhìn xuyên được qua nghìn năm lịch sử, tôi mới hiểu thấu hết thảy. Sau cả nghìn năm, tôi cuối cùng cũng minh bạch ý nghĩa thực sự của câu nói mà Tử Vân ở trên núi phảng phất nghe được từ trong hư không: “không uổng một tấm chân tình của anh ta.”
Con người thực sự rất đáng thương, trong vô tri mà làm tổn hại tới người khác, thì đều phải bồi hoàn lại. Con người đều mong muốn làm chủ vận mệnh của mình, nhưng từ trước tới nay chưa từng làm được.
Viết đến đây, tôi nghĩ đến Khâu Bình hiện nay đang ở đâu? Tôi kinh ngạc phát hiện rằng Khâu Bình chính là người chồng hiện tại của tôi (trước đây tôi đã biết mình có ba đời duyên phận vợ chồng với anh).
Sau này Khâu Bình lại chuyển sinh thành vua Louis XV của Pháp. Khi đó tôi là hầu tước phu nhân Marie Leszczyńska, vừa xinh đẹp vừa tài hoa, được quốc vương rất mực sủng ái. Sau này đức vua tìm được ý trung nhân mới nên bỏ tôi mà đi. Tôi vì không dứt bỏ được tâm đố kỵ, oán hận, cuối cùng tuyệt vọng mà thành bệnh, chết sớm. Cũng là một lần hoàn trả nợ nghiệp.
Cổ nhân có câu “nam nữ thụ thụ bất thân”, về phương diện nam nữ có rất nhiều quy phạm đạo đức, đặc biệt là quy phạm đối với nữ giới lại càng nghiêm khắc. Kỳ thực đó không chỉ là tiêu chuẩn đạo đức của xã hội đương thời, mà còn có nguyên nhân thâm sâu. Đó chính là để tránh không tạo nghiệp giữa nam và nữ. Con người hiện nay không có trách nhiệm với tình cảm của mình, vì vô ý mà làm tổn thương người khác, kỳ thực những việc đó đều phải hoàn trả. Nếu như thực sự có người vì tương tư bạn nên đau khổ mà chết, hay là vì bạn mà đố kỵ, oán hận đến chết, thì tương lai bạn có thể phải dùng cả một đời để hoàn trả, cũng có thể phải mất mấy đời mới hoàn trả hết được, không kể là bạn hữu ý hay vô ý, chỉ cần thống khổ của người đó là vì bạn mà tạo thành. Bởi vì chư Thần xem vấn đề này là quan trọng nhất. Đương nhiên đây cũng là chỗ khiếm khuyết trong lý của cựu vũ trụ, tương lai sau khi Chính Pháp kết thúc, có thể sẽ phát sinh biến hóa, đều sẽ được quy chính.

Lần chuyển sinh thứ 3: Lương Sơn Bạc, Lý Quỳ (1089-1121)
2010072008520782073300
Lý Quỳ (Nguồn: Internet)
Tử Vân sau khi chết chuyển sinh ngay vào năm đó, đầu thai vào một gia đình bần cùng, họ Lý, tên Quỳ. Lần chuyển sinh này dung mạo xấu xí, nhưng sức khỏe hơn người, hay gây chuyện sinh sự, cha mẹ mất sớm, càng không có ai quản thúc. Thấy chuyện bất bình là không tha, nên thường bị người ta tìm đến nhà. Năm 22 tuổi, vì việc bất bình mà đã đánh chết cả mạng người, nên phải sống lang thang bên ngoài, gặp được Tống Giang, sau khi kết bái huynh đệ thì lên Lương Sơn Bạc. Vì chiến đấu rất dũng mãnh nên thường làm tiên phong. Binh khí được trời cao chiếu cố, lưỡi đao loang loáng sắc bén xông pha trận mạc nhưng không hại người vô tội. Quân khởi nghĩa Lương Sơn sau khi nhận được thư chiêu an, dưới sự chỉ huy của Tống Giang, phía Bắc đánh dẹp quân Liêu, phía Nam đánh dẹp quân Phương Lạp, Nam chinh Bắc chiến, lập được rất nhiều chiến công hiển hách. Nhưng trong triều, Cao Cầu mang tâm tật đố, tìm cơ hội hãm hại, đã bỏ thuốc độc vào trong ngự tửu mà Hoàng thượng ban thưởng (cho Tống Giang), Tống Giang uống xong, biết rằng trong rượu có độc, sợ Lý Quỳ sẽ tạo phản sau khi mình chết mà dẫn đến tai ương cho các huynh đệ, nên gọi Lý Quỳ tới, cùng anh ta uống rượu, nói thực tình với anh ta rằng: “Kiếp này không thể làm huynh đệ được nữa, nguyện kiếp sau lại được kết duyên, sẽ chăm sóc anh tốt hơn.” (Vì lời hứa này mà sau này Tống Giang ở Anh Quốc chuyển sinh thành dì của tôi). Sau khi Lý Quỳ ra về, rượu độc đã dần dần phát tác, trong tim Lý Quỳ đau đớn vật vã, như những cơn sóng ập đến hết trận này đến trận khác, khi độc tính ngấm vào đến tim, tim như thể bị lưỡi đao xoắn lại, anh ta chết trong đau đớn cùng cực. Khi đó anh 32 tuổi.
(Giải thích: sau này tôi đã từng hóa thân là một nữ nhà văn nổi tiếng ở Anh Quốc, tên là Charlotte Brontë, những người sống trong thời Lương Sơn Bạc gồm có Tống Giang, Lâm Xung, hòa thượng Lỗ Chí Thâm trong lần chuyển sinh đó đã trở thành dì, mẹ, và em gái thứ năm của tôi – Maria Brontë)

Chuyển sinh lần thứ 4: binh sỹ của quân Nhạc Gia, Chương Mãnh (1121-1157)
Sau khi Lý Quỳ chết, cùng năm đó lại chuyển sinh vào một hộ gia đình nông dân, tên là Chương Mãnh, sinh ra đã mũi thẳng miệng vuông, tướng mặt đường đường, từ nhỏ đã thích võ thuật. Khi đó chính quyền Bắc Tống bị quân Kim tiêu diệt hoàn toàn. Triệu Cấu thiết lập chính quyền ở phía nam, xưng là Nam Tống. Quân Kim ở Trung Nguyên giết chóc, đốt phá, cướp đoạt, không từ một tội ác nào. Tướng lĩnh trong chính quyền Nam Tống thành lập quân đội chiếm lại đất đai bị mất. Chương Mãnh từ biệt người vợ mới cưới chưa được bao lâu để tham gia vào quân Nhạc gia, năm đó anh 17 tuổi. Chủ soái Nhạc Phi là người có võ nghệ cao cường, sống vì mọi người, tính tình chính trực, luôn quan tâm đến binh sỹ. Đội quân Nhạc Phi chiến đấu dũng mãnh, kỷ luật nghiêm minh, khiến cho quân Kim chỉ nghe đến đã hoang mang. Bách tính rất hoan nghênh đội quân này. Vào lúc quân đoàn của Nhạc gia hùng mạnh, lên đến 20 vạn người, đã kinh qua mười mấy năm chiến đấu, luôn luôn bảo trì lực lượng chiến đấu dồi dào, thật là hiếm thấy.
Quân của Nhạc Phi lúc đương thời là lực lượng chủ yếu chống lại quân Kim, liên tục thu hồi lại được đất đai bị mất. Năm 1140 diễn ra một chiến dịch trứ danh gọi là “Đại thắng lợi ở Yển Thành”. Trận chiến này là trận đọ sức giữa đội quân do chủ soái Nhạc Phi dẫn đầu với quân Kim do Kim Ngột Thuật cầm đầu. Binh khí của quân Kim là áo giáp sắt và quải tử ngựa (ngựa có khả năng quay đầu nhanh chóng), chúng rất coi thường quân của Nhạc gia. Quân áo giáp sắt là đội kỵ binh chủ lực, đầu đội mũ giáp sắt hình tháp, thân mặc áo giáp sắt, trên ngực ngựa cũng choàng giáp sắt, đó là đội quân xông trận chính. Đội quải tử ngựa là đội kỵ binh mỏng, phân bố đều ở hai bên. Khi tác chiến, đội áo giáp sắt đi tiên phong, tiến về phía trước mà càn quét sạch, quải tử ngựa ở hai bên cánh phối hợp. Chủ soái Nhạc Phi bày kế sách để đối đầu với thế trận này. Mỗi một đại khiên do hai binh sỹ phối hợp cầm, đại khiên được chế tạo rất đặc biệt, to gấp đôi so với khiên bình thường, mặt sau của đại khiên hai bên có hai tay nắm bên trên và dưới, hai binh sỹ mỗi người giữ một tay nắm, binh sỹ giữ tay nắm phía trên thì tay trái cầm một đại đao dùng để chặt đầu người, binh sỹ giữ tay nắm phía dưới thì tay phải cầm song đao lưỡi cong dùng để chặt chân ngựa, đối sách của Nhạc Phi đã phá được đội hình áo giáp sắt của quân Kim. Để tiêu diệt quân quải tử ngựa, binh sỹ được trang bị cây thương dài, đầu cây thương có cái móc, gọi là thương móc ngựa, làm ngã quải tử ngựa. Trong chiến thắng ở Yển Thành, tôi với Lý Tề hợp tác, đội quân khi đó là đội quân tinh nhuệ nhất, do Nhạc Vân (con trai của Nhạc Phi) chỉ huy. Do đó, quân Kim nghe đến quân của Nhạc gia là đã sợ thất kinh, bởi lực lượng chiến đấu của Nhạc gia quá hùng mạnh, không hề ham sống sợ chết. Chủ soái nhiều lần phái Nhạc Vân đem đội quân đi xuất kích, Nhạc Vân lập được nhiều chiến công, nhưng chủ soái không ghi nhận, mà chỉ ghi nhận các tướng lĩnh khác. Mỗi lần chiến dịch kết thúc, chủ soái đích thân đi hỏi thăm binh sỹ. Tôi còn nhớ được một sự kiện nhỏ thế này: một lần sau một chiến dịch, bàn tay của tôi bị đau, không điều khiển được tốt, đang lúc vẩy vẩy tay thì gặp chủ soái đi ngang qua, đích thân tới thăm hỏi, làm tôi cảm động không thôi.
101-1403050UGA35
Nhạc Vân, con trai của Nhạc Phi
Dân chúng vô cùng ủng hộ đội quân của Nhạc gia, thường mang đồ ăn tới để ăn mừng chiến công. Sau khi chiếm lĩnh được một thành trì, dân chúng ra xếp hàng hai bên đường để hoan nghênh, có khi còn giơ hương án, có khi còn quỳ bái không đứng dậy. Hồi tưởng lại những năm đó, nước mắt tôi không khỏi dâng đầy khóe mắt.
Trong đại thắng lợi ở Yển Thành, quân Kim một lần nữa hiểu được “phá núi thì dễ, phá đội quân Nhạc gia thật khó!” Kim Ngột Thuật đã khóc nức nở mà thối lui, quân Nhạc gia thừa thắng chiếm lĩnh được rất nhiều thành trì, mở rộng bờ cõi, chủ soái hô hào: “Tiến đánh phủ Hoàng Long {kinh đô nhà Kim} xong, cùng chư quân thỏa thích uống rượu.” Nhưng Cao Tông Triệu Cấu, bị Tần Cối xúi bẩy, sợ rằng nghênh đón hai vị vua Huy Tông và Khâm Tông trở về rồi sẽ bị mất đế vị, cuối cùng liên tiếp gửi đi 12 đạo Kim Bài thúc giục Nhạc Phi hồi binh. Ngày hồi binh, tiếng khóc của bách tính làm chấn động không gian, có một số người còn đi theo đội quân xuống phía Nam. Tần Cối vẫn không từ bỏ tâm địa gian trá, hãm hại Nhạc Phi, khép vào tội danh “không cần có” mà sát hại Nhạc Phi.
Sau khi Nhạc Phi chết, tinh thần của đội quân Nhạc gia rất đau thương, trong đau buồn phẫn nộ không ít người giận dữ, muốn báo thù cho Nhạc nguyên soái. Có người muốn ám sát Tần Cối, định mặc y phục bịt mặt đi trong đêm tối, nhưng bị người khác ngăn lại, tận tình khuyên giải: “Vì tiếng tăm tài năng của chủ soái là ‘tinh trung báo quốc’, không thể vì dũng khí nhất thời được, người đời sau sẽ tự lý giải được.” Rất nhiều người chỉ có thể nhẫn nhịn mà ngậm lệ xót thương.
Gió cuốn mây tan, cảnh tượng ở phương Bắc hừng hực, quân Kim ở phương Bắc uống rượu ca hát, ăn mừng vì không còn đối thủ. Năm 1141, triều đình Nam Tống ký hiệp ước với nhà Kim, ranh giới bắt đầu từ sông Hoài ở phía Đông cho tới cửa ải Đại Tản ở phía Tây, phía Nam quy về nhà Tống quản, phía Bắc quy về nhà Kim quản. Một vở kịch lớn oanh liệt đã kết thúc bằng một giai điệu buồn.
Sau này đội quân Nhạc gia bị triều đình giải tán dần, không ít binh sĩ vì điều này mà uất ức đến bạc tóc.
Khi còn nhỏ ở nhà tôi có treo bức tranh về đội quân Nhạc gia, khi đó tôi vô cùng ngưỡng mộ Nhạc Phi. Một lần, nghe bài hát “Dòng sông máu”, vừa nghe tôi đã cảm giác thân thể chấn động tầng tầng, khiến tôi nhớ lại cảm xúc hơn 800 năm trước. Giờ đây tôi biết rằng hết thảy các cảm xúc đều không phải là vô duyên vô cớ. Ví như, với Tần Cối là sự thống hận, với quân Kim là sự phẫn nộ vì việc sát hại dã man dân chúng, và đối với Lương Hồng Ngọc, phu nhân của Hàn Thế Trung là sự ca ngợi. (Trong những năm Hàn gia tác chiến, Lương Hồng Ngọc đánh trống trợ trận)
Hơn nữa, tôi còn phát hiện rằng, trong cuộc khởi nghĩa của đội quân Lương Sơn Bạc thời kỳ Bắc Tống, có không ít người sau khi chết trận lại luân hồi chuyển sinh tham gia vào đội quân Nhạc gia trong thời Nam Tống, mà hiện nay cũng không ít người đang tu luyện Đại Pháp, cũng có không ít người kết duyên với các đệ tử Đại Pháp, ví dụ như hai anh trai của tôi (chưa tu luyện) đều từng là binh sĩ của quân Nhạc gia.
Chính là để nói:
Một ca khúc bi tráng chỉ thoảng qua như một chén rượu, một thời anh hùng hào khí còn vang mãi.
Chính khí bảo hộ vùng đất Trung Nguyên, chính là để dẫn đường cho chúng sinh đắc Pháp.
Ngoái đầu nhìn lại bốn lần chuyển sinh của mình, trong tâm tôi không khỏi khởi lên rất nhiều cảm xúc: ba đời trước chỉ sống được 32 tuổi, rồi vội vàng luân hồi, giống như một màn kịch diễn nhanh vậy, mau chóng chuyển sinh, màn kịch cuối cùng đã hạ xuống để chuẩn bị cho màn kịch lớn khai diễn. Đôi khi tôi xem TV hay đọc tiểu thuyết, thấy sự phức tạp của các nhân vật trong đó không giống những việc đã trải qua trong kiếp sống thực của mình, vốn không có chút gì hư cấu. Do vậy có lúc tôi nghĩ là cứ nên nhìn vào bản thân mình thôi!
Đối với một nhân vật lịch sử nào đó, hoặc một sự kiện lịch sử nào đó, nếu chúng ta có cảm giác chấn động xuất phát từ sâu thẳm trong tâm hồn, hoặc lâu lâu vẫn lẩn quất trong tâm, vậy rất có thể bạn và nhân vật hoặc sự kiện đó là có quan hệ, hoặc cũng có thể là bạn với người đó đã cùng tham gia sự kiện, hoặc là nhân vật đó trong lịch sử đã có duyên phận rất thâm sâu với bạn, hoặc cũng có thể nhân vật đó chính là một vai diễn mà bạn đã từng diễn trong lịch sử.
Khi bạn đi qua một nơi mà từ trước tới nay chưa từng đi qua, nếu có một loại cảm giác quen quen mờ mờ nào đó, hoặc như hưng phấn, hoặc như chua xót khổ sở, thì nơi đó rất có thể là bạn ở trong một lần sinh nào đó đã từng đi qua nơi này, tình này cảnh này, gợi lên từ nơi sâu thẳm trong tâm hồn bạn hồi ức về lịch sử xa xưa. Ví dụ, một đồng tu ngồi trên tàu hỏa, khi đi qua Sơn Hải quan thì trong lòng không khỏi đau xót, nước mắt tuôn rơi không cầm nổi, nguyên lai anh ta từng là một vị tướng quân trong thời kỳ Minh Thành Tổ, và nơi đó từng là địa phương mà anh đã từng đóng quân ở đó.
Còn như người tu luyện vì sao có thể nhìn thấy các tình huống chuyển sinh luân hồi trong quá khứ, thì đối với người không tu luyện có thể là không dễ lý giải. Kỳ thực chính là trong quá trình tu luyện xuất hiện một loại công năng làm được việc này, chủng công năng này gọi là “túc mệnh thông”. Ở đây dẫn thêm một vài lời giảng của tác giả cuốn Chuyển Pháp Luân giải thích một chút thế nào gọi là “túc mệnh thông”:
Còn có một loại công năng có quan hệ trực tiếp đến thiên mục, gọi là ‘túc mệnh thông’. Trên thế giới hiện nay có sáu loại công năng đã được công nhận, trong đó có thiên mục, dao thị, và còn có túc mệnh thông. Sao lại gọi là ‘túc mệnh thông’? Ấy là có thể biết được tương lai và quá khứ của cá nhân; lớn nữa thì có thể biết được sự thịnh suy của xã hội; còn lớn hơn nữa thì có thể thấy được những quy luật biến hoá của toàn thiên thể; đó chính là ‘công năng túc mệnh thông’.
Chẳng phải chúng ta giảng vật chất là bất diệt? Trong một không gian đặc định, người ta làm xong một việc gì, [ví dụ] người ta huơ tay làm một việc gì, tất cả đều là tồn tại vật chất; làm việc gì thì cũng lưu lại một hình tượng và tín tức. Tại không gian khác, nó là bất diệt, vĩnh viễn tồn tại ở đó, người có công năng nhìn một cái là thấy được cảnh tượng tồn tại trong quá khứ, nên hiểu biết liền. Tương lai khi chư vị có công năng túc mệnh thông rồi, chư vị nhìn thử về hình thức mà chúng ta hôm nay giảng bài tại đây, [sẽ thấy] nó vẫn còn tồn tại, đã đồng thời tồn tại ở nơi ấy. Khi một cá nhân giáng sinh, trong một không gian đặc thù không có khái niệm thời gian, cuộc đời vị ấy đã đồng thời tồn tại ở đó rồi; có [những người] không chỉ là một đời [đồng thời tồn tại ở đó].
Hình thức công năng túc mệnh thông là ở bộ phận trước trán của con người có một cái như màn huỳnh quang nhỏ của TV. Có người thì [nó] ở bộ phận trước trán; có người thì ở cách trước trán một cự ly rất gần; có người thì ở bên trong trán. Có người nhắm mắt [mới] có thể nhìn thấy; còn trường hợp nó hoạt [động] rất mạnh, thì có người mở mắt [cũng] có thể nhìn thấy. Nhưng người khác nhìn không thấy, nó là thứ ở bên trong phạm vi của trường không gian người ấy. Tức là, chủng công năng này xuất hiện rồi, thì còn một chủng công năng nữa [có tác dụng] như tải thể, [nó] lấy cảnh tượng nhìn thấy ở không gian khác phản ánh vào đây, do vậy có thể nhìn thấy được trong thiên mục này. Nhìn thấy tương lai một cá nhân, nhìn thấy quá khứ một cá nhân, nhìn thấy [một cách] chuẩn xác phi thường. Toán quái dẫu rõ ràng đến đâu, thì những việc nhỏ, chi tiết không suy tính ra được; nhưng vị ấy {người có công năng túc mệnh thông} có thể thấy rõ ràng phi thường, cả niên đại cũng có thể thấy được. Những chi tiết của biến đổi đều có thể thấy, bởi vì điều vị ấy thấy chính là phản ánh chân thực của người hoặc vật ở các không gian khác.” (Bài giảng thứ hai, Chuyển Pháp Luân)
Cuối cùng, xin trích dẫn một câu trong “Luận Ngữ” của cuốn Chuyển Pháp Luân để làm đoạn kết của câu truyện:
Chỉ có “Phật Pháp” mới có thể khai mở những chỗ mê về toàn vũ trụ, thời-không, và [thân] thể người; Nó có thể thực sự phân biệt thiện và ác, tốt và xấu; phá bỏ hết thảy kiến [giải] sai lầm, đưa ra chính kiến.
Dịch từ: http://www.zhengjian.org/2011/01/04/70753.正见十年征稿轮回纪实:两宋四世轮回 .html

Thứ Năm, 7 tháng 5, 2015

Hồi tưởng lại năm khóa giảng Pháp của Sư phụ Lý Hồng Chí tại Quảng Châu (Phần 3)


[MINH HUỆ 27-02-2015] Tiếp theo Phần 2
Khóa giảng Pháp thứ ba: Từ ngày 06 đến ngày 15 tháng 01 năm 1994
Nhận lời mời của Hiệp Hội Khí công tỉnh Quảng Đông, Sư phụ đã tổ chức khóa giảng Pháp lần thứ ba vào tháng 01 năm 1994 tại giảng đường của Hội liên hiệp công đoàn tỉnh Quảng Châu. Có khoảng 800 người tham dự.
Trong mỗi buổi giảng Pháp, Sư phụ thường tới rất sớm. Ngài thường nói các học viên nên đến sớm để tránh gây tiếng ồn do kéo ghế, và không được phép chụp ảnh hay ghi chép. Ngài nói rằng không có cách nào có thể ghi chép được đầy đủ mọi thứ cả. Do đó, việc duy nhất cần làm là phải tập trung nghe giảng.
Mỗi khi bắt đầu bài giảng, các học viên trong giảng đường đều đứng dậy vỗ tay nhiệt liệt chào mừng khi Sư phụ bước lên sân khấu. Sư phụ vẫy tay hướng về mọi người và hợp thập đáp lại.
Ký tặng
Trước ngày đầu tiên của khóa giảng, nhiều học viên đã mua sách Chuyển Pháp Luân tại trước cửa của giảng đường. Ngay khi Sư phụ xuất hiện, nhiều học viên đã vây quanh Sư phụ và xin Sư phụ ký lưu niệm vào cuốn sách.
Sư phụ đã ân cần ký tặng vào mỗi cuốn sách. Vài học viên nói: “Sư phụ thật tuyệt. Ngài đã không hề phiền lòng ngay cả khi có rất nhiều học viên vây xung quanh mình cùng một lúc.” “Sư phụ thật từ bi!”
Sau này, Sư phụ đã nói về việc ký tặng trong một bài giảng. Những học viên đã nhận thức được vấn đề một cách sâu sắc và đã thôi không yêu cầu Sư phụ ký tên nữa. Sư phụ giảng:
“Có người tìm tôi xin chữ ký; tôi không muốn ký. Một số người nói rằng Sư phụ đã cho [họ] chữ ký; họ muốn hiển thị, muốn tín tức của Sư phụ bảo hộ họ. Đó chẳng phải là tâm chấp trước? Tu luyện là do tự mình, chư vị còn giảng tín tức nào đây? Tu luyện tại cao tầng mà chư vị còn nói về những thứ ấy là sao? Nó có nghĩa gì đâu? Nó chỉ để chữa bệnh khoẻ người thôi.” ( Chuyển Pháp Luân – Bài giảng thứ ba )
Khai mở Thiên mục
Sư phụ đã khai mở Thiên mục cho các học viên trong mỗi bài giảng. Ngài thường nói với các học viên rằng có người có lẽ nhìn thấy được các không gian khác, có người thì không. Có người thì nhìn được rõ và có người thì như nhìn qua một lớp mây. Sư phụ nói với các học viên hãy tùy kỳ tự nhiên, và đừng chấp trước vào nó.
Có học viên thông qua Thiên mục nhìn thấy cơ thể của Sư phụ được bao bọc bằng ánh sáng màu trắng, có học viên lại nhìn thấy cơ thể Sư phụ được bao bọc bằng ánh sáng màu vàng trong suốt, và hỏi Sư phụ tại sao lại có sự khác biệt như như vậy. Sư phụ giải thích rằng “Người ở tầng thứ khác nhau, thì nhìn sự vật cũng khác nhau.” Vài học viên có thể nhìn thấy những Pháp Luân màu sắc sặc sỡ với đủ các kích cỡ đang xoay chuyển trong giảng đường. Một Pháp Luân khổng lồ đang xoay chuyển một cách chậm rãi. Một cột sáng với kích cỡ to bằng Pháp Luân kết nối giữa trời và đất. Vài học viên nhìn thấy rõ ràng có một cột công trụ sáng chói trên đầu Sư phụ, với hai tiểu thiên sứ đang chơi đùa trên đó.
Tịnh hóa thân thể
Sư phụ đã tịnh hóa thân thể cho các học viên ở không gian khác vào bài giảng cuối. Ngài yêu cầu tất cả các học viên đứng dậy, dậm chân trái, sau đó đến chân phải và lập lại như vậy. Những học viên mà có Thiên mục khai mở có thể nhìn thấy khi mọi người dậm chân, Sư phụ đã gỡ bỏ rất nhiều những khối nghiệp bệnh màu đen và những phụ thể có hại, chúng đã rơi khỏi cơ thể học viên như những thứ rác rưởi bẩn thỉu.
Sư phụ thường làm các đại thủ ấn trên sân khấu trong mỗi buổi giảng Pháp. Các học viên nghĩ rằng nó thật đẹp và muốn học. Sư phụ giảng rằng, ý nghĩa của các thủ ấn đó là Ngài đang giảng Pháp cho các chúng sinh ở các tầng thứ khác nhau trong vũ trụ, và mọi người không nên chấp trước vào đó.
Du ngoạn trên núi Bạch Vân
Sư phụ đã đi du ngoạn trên núi Bạch Vân theo lời mời của các học viên là các cán bộ kỳ cựu ở quận Thiên Hà. Một nhóm hơn 30 học viên cùng theo Sư phụ lên núi du ngoạn. Họ lái xe đến đỉnh Ma Tinh và ghé qua di tích chùa Năng Nhân trên đường quay trở về. Sư phụ nói chuyện với các học viên một lúc bên ngoài ngôi chùa. Các học viên nhìn thấy Sư phụ phất phất tay khắp hướng ở ngôi chùa như thể Ngài đang gỡ bỏ đi những thứ dơ bẩn.
Sự vất vả từ bi của Sư phụ
Buổi giảng Pháp cuối cùng kết thúc vào lúc khoảng bốn giờ chiều. Một nhóm phụ đạo viên luyện công tập trung trước sân khấu và đi ra phía sau sân khấu để gặp Sư phụ. Sư phụ đã dành cho họ một buổi nói chuyện đặc biệt. Ngài nhấn mạnh vào tầm quan trọng của công tác phụ đạo viên, và so sánh công việc của họ với công việc của các phương trượng trụ trì ở các ngôi chùa. Làm tốt, công đức vô lượng. Sư phụ yêu cầu họ cố gắng thiết lập các điểm luyện công tại các công viên để thuận tiện cho các học viên tham gia.
Sau khóa giảng Pháp thứ ba, Sư phụ cùng với vợ Ngài đã ăn tối cùng với vài học viên tại khách sạn Hoa Kiều. Trên đường rời khỏi khách sạn, vợ của Sư phụ nói với các học viên rằng Sư phụ đã phải chịu đựng rất nhiều vì lợi ích của việc truyền rộng Pháp Luân Đại Pháp ra khắp Trung Quốc. Ngài ít khi có dịp được ở nhà. Theo lời bà nói, cuộc sống của Sư phụ rất giản dị. Sư phụ đã hy sinh tất cả vì học viên của mình, và rất vui khi thấy các học viên tu luyện tinh tấn.

Đăng ngày 07-05-2015: Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.

Thứ Tư, 6 tháng 5, 2015

Hồi ức về lớp giảng Pháp đầu tiên của Sư phụ


Bài viết của một học viên ở tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc
[MINH HUỆ 08-10-2014] Trước khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi đã tập vài môn khí công khác, nhưng tôi không biết rằng điểm mấu chốt của tăng công là tu luyện tâm tính, và loại bỏ đi những chấp trước. Tôi chỉ nghĩ rằng tập khí công là để khỏe người, hết bệnh.
Vào ngày 15 tháng 07 năm 1993, sau khi kết thúc buổi tập khí công sáng xong, một điều phối viên đưa ra một tập vé và nói có một khóa học Pháp Luân Công tại Trung tâm Văn hóa Công nghiệp Điện thành phố Tề Tề Cáp Nhĩ vào lúc 6 giờ tối hôm đó. Mỗi vé giá 3 tệ.
Anh ấy đã nhanh chóng bán hết cả tập vé, chỉ còn lại một cái, và hỏi tôi có muốn mua không, nhưng tôi nói không mua. Anh ấy khuyến khích: “Chỉ còn có một cái thôi, nếu chị không mua thì người khác sẽ mua mất đấy.” Tôi nói: “Tôi còn chưa biết phải làm sao để tập tốt môn khí công này. Tai sao tôi lại phải đi học thêm một môn khí công khác nữa?”
Người điều phối viên nói: “Đây là một cơ hội tốt, biết thêm một môn khí công nữa thì nào có hại gì đâu, vậy tôi tặng miễn phí cho chị một vé nhé?” Người điều phối viên có vẻ rất chân thành, do đó tôi đã mua một vé.
Sau khi về nhà, tôi thấy đôi tất dài mình mới đi buổi sáng đã bị thủng một lỗ to như quả trứng ở bên chân phải, với rất nhiều những lỗ nhỏ xung quanh. Tôi tự hỏi tại sao cái tất mới lại rách nhanh như vậy. Nhớ lại lúc sáng, tôi cảm giác thấy có cái gì đó nóng nóng, xoay xoay ở trong chân phải khi đang tập công buổi sáng, và tôi đã gãi vài lần, có lẽ chính tôi đã làm hỏng đôi tất. Tôi nhận ra rằng Sư phụ từ bi đã giúp đỡ tôi. Mỗi lần nhớ lại chuyện này, tôi đều cảm thấy xấu hổ vì ngộ tính kém cỏi của mình.
Có ba người ở nơi tôi làm việc đã tham gia vào lớp học Pháp Luân Công. Một đồng nghiệp lớn tuổi hơn ngồi bên cạnh tôi. Tất cả chúng tôi đều đến sớm và đều đoán Sư phụ Lý hẳn phải là một người đàn ông lớn tuổi hơn, cho tới khi chúng tôi nhìn thấy Ngài ngồi trên sân khấu. Sư phụ còn trẻ và cao lớn, mặc áo sơ mi màu trắng ngắn tay và quần mầu xám, với nụ cười từ bi.
Trước khi tham dự lớp giảng Pháp, tôi đã bị chứng đau nửa đầu nghiêm trọng. Đầu tôi thường bị đau, và ban đêm không thể ngủ được. Nó khiến tôi gầy gò và xanh xao.
Trong lớp học, Sư phụ giảng ngắn gọn về Pháp lý và các bài công pháp của Pháp Luân Công, và nói rằng Ngài đã phát ra vô số Pháp Luân để điều chỉnh cơ thể cho chúng tôi. Cơ thể tôi rất nhạy cảm. Ngày đầu tiên, tôi có thể cảm nhận được thấy Pháp Luân xoay trong bụng. Tôi cảm giác có cái gì đó giống như vòng kim cô của Tôn Ngộ Không ở trên đầu. Nó xuyên thấu vào bên trong thái dương của tôi, khuấy đảo bên trong não tôi, khiến tôi rất đau đớn.
Người đồng nghiệp ngồi kế bên tôi bị đau chân, và đã có những triệu chứng của bệnh thấp khớp. Cuối buổi học, Sư phụ nói tất cả mọi người đứng dậy và cùng dậm chân xuống sàn nhà. Mọi triệu chứng đau của tôi đã biến mất, và cơ thể của tôi cảm thấy rất nhẹ nhàng. Tôi thoáng nghĩ: “Tôi hết bị đau nửa đầu rồi, do đó có thể tôi không cần phải đến lớp học này thêm nữa.” Tôi vẫn nghĩ về chữa bệnh và coi Pháp Luân Công cũng như những môn khí công khác.
Ngày hôm sau, Sư phụ bắt đầu giảng Pháp. Trong lớp, Sư phụ lại tiếp tục điều chỉnh cơ thể của các học viên, tiếp tục tịnh hóa họ. Một hôm, trước khi buổi học bắt đầu, tôi cảm thấy buồn ngủ, và ngay lập tức rơi vào giấc ngủ. Tôi ngủ hầu như suốt buổi học. Sau khi Sư phụ giảng xong, tôi liền tỉnh ngủ, nhưng không hề bỏ sót một chữ nào trong bài giảng Pháp. Giống như Sư phụ giảng:
“Có một số vị cá biệt thì ngủ, tôi giảng xong thì vị ấy cũng tỉnh giấc. Tại sao vậy? Bởi vì trong sọ não vị ấy có bệnh, cần phải điều chỉnh. Hễ điều chỉnh bộ não, thì họ không thể chịu được; do đó cần cho họ vào trạng thái mê man bất tỉnh, để họ không hay biết. Nhưng bộ phận thính giác một số người không có vấn đề gì; họ ngủ rất say, nhưng một chữ cũng không bỏ sót, [họ] nghe được hết; người này sau đó tinh thần phấn khởi lên, không ngủ hai ngày cũng không thấy mệt mỏi. Tất cả đều là những trạng thái khác nhau, đều cần điều chỉnh hết; toàn bộ thân thể cần được tịnh hoá cho chư vị.”(Chuyển Pháp Luân)
Đến ngày thứ ba, cổ họng tôi cảm thất rất ngứa ngáy, khó chịu. Tôi ho liên tục, hết lần này tới lần khác. Vài học viên bảo tôi sử dụng các phương pháp khí công khác mà tôi đã biết để ngăn cơn ho, nhưng tôi nói :“Tôi không thể làm như thế. Sư phụ đã dạy chúng ta: ’…tu luyện phải chuyên nhất’ (Chuyển Pháp Luân). Những cơn ho này là cách để loại bỏ nghiệp bệnh, tôi có thể chịu được. Chúng ta không nên trộn lẫn Pháp Luân Công với những thứ khác chúng ta đã học trước đây. Điều đó sẽ làm loạn công.”
Một học viên khác nói: “Những cơn ho của chị ngày càng tệ hơn, chị nên thử theo cách cũ.” Tôi nói lại lần nữa: “Tôi không thể. Vì tôi đã học Pháp Luân Công, tôi không nên trộn lẫn với những thứ khác. Sư phụ giảng: ‘Tu luyện là nghiêm túc.’”(Minh thị, Tinh Tấn Yếu Chỉ) Tôi coi những cơn ho như là cách để hoàn trả những món nợ trước đây, và không cần phải lo lắng thêm về nó nữa.
Sau đó, tôi mua một băng nhạc luyện công và muốn trở về nhà ngay lập tức để nghe nó. Sau khi về tới nhà, đột nhiên tôi nhận ra rằng mình không còn bị ho nữa. Sau đó, tôi đã vứt hết những sách khí công cũ đi. Sư phụ đã loại bỏ tất cả những vật chất bất thuần mà tôi có từ việc luyện những môn khí công khác. Tôi cảm thấy cơ thể trở nên nhẹ nhàng, và tôi đã bật khóc vì vui sướng.
Tôi nói với Sư phụ từ trong tâm mình: “Sư phụ, sau bao nhiêu năm, cuối cùng thì con cũng đã tìm được Ngài. Đây là chính Pháp của vũ trụ mà con chờ đợi từ lâu. Cuối cùng thì con cũng đã được bước trên con đường chân chính để trở về với bản ngã đích thực của mình.” Tôi có thể cảm nhận được toàn bộ lớp học được bao phủ bởi một ánh sáng màu vàng kim, chiếu những tia sáng khắp tận chân trời. Chiếc micro mà Sư phụ sử dụng cũng tỏa ra một ánh sáng vàng rực rỡ. Toàn thân Sư phụ đều trong suốt.
Trong lớp học, Sư phụ tịnh hóa thân thể chúng tôi nhiều lần. Đặc biệt là lần đầu tiên, tôi cảm thấy đầu mình như bị tách ra, giống như quả dưa hấu bị bổ làm đôi. Tôi cảm thấy một luồng khí nóng chạy suốt từ đầu tới chân, tỏa ra tràn đầy cơ thể.
Toàn thân tôi cảm giác nhẹ nhàng tuyệt diệu. Khi Sư phụ dạy năm bài công pháp, Ngài cũng cấp khí cơ tương ứng với từng học viên. Khi tôi luyện bài công pháp thứ ba, cảm giác như thể cánh tay tôi bị hút bởi nam châm vậy, do sự di chuyển của khí cơ, chúng không thể chuyển động chếch đi một chút nào.
Vào ngày thứ mười và ngày cuối cùng của lớp học, các học viên chia sẻ kinh nghiệm, và Sư phụ giải đáp các câu hỏi. Lớp học đã phân công tôi lên đọc bài chia sẻ kinh nghiệm và đại diện cho 21 học viên tặng Sư phụ cờ lưu niệm. Tôi đã sắp xếp lá cờ, và lên kế hoạch hoàn thành bài viết chia sẻ vào này hôm sau tại nơi làm việc. Nhưng ngày hôm sau, sau khi vừa mới tới nơi làm việc, các lãnh đạo cấp trên tới để kiểm tra, và tôi đã bận suốt ngày hôm đó. Tôi vội vàng hoàn thành bản thảo chỉ 30 phút trước khi buổi học Pháp bắt đầu.
Tôi rất lo lắng vì không chuẩn bị bài viết chu đáo. Tôi không ngừng cầu xin Sư phụ giúp đỡ từ trong tâm. Người điều phối bảo tôi đi vào hậu trường để chuẩn bị tinh thần. Ngay khi đi vào trong hậu trường, tôi nhìn thấy Sư phụ từ bi mỉm cười với chúng tôi. Ngay lập tức, tôi cảm nhận được một cảm giác thản nhiên tuyệt vời mà tôi chưa từng cảm nhận được trước đây. Mọi lo lắng biến mất, giống như Sư phụ giảng:
“Phật quang phổ chiếu, lễ nghĩa viên minh.” (Chuyển Pháp Luân)
Bài đọc của tôi chỉ mới viết được có hơn một trang và vẫn chưa hoàn thành. Nhưng khi nói, tôi không theo những gì đã ghi trong bản thảo, mà chỉ kể lại những kinh nghiệm mà tôi đã trải qua trong lớp học mười ngày đó. Khi tôi kể làm thế nào tôi đã vượt qua được khảo nghiệm đau họng, Sư phụ đã đứng dậy, bắt tay và khuyến khích tôi: “Tốt lắm, đừng lo, cứ tiếp tục nhé.” Tất cả các học viên trong hội trường đều đứng dậy vỗ tay tán thưởng.
Cuối cùng, tôi nói: “Tôi hy vọng tất cả các học viên đã đắc Pháp chúng ta ngồi đây sẽ biết trân quý cơ hội hy hữu ngàn năm khó gặp này, hy vọng rằng chúng ta sẽ tuân theo lời dạy của Sư phụ, chân chính thực tu, cùng nhau tinh tấn, sớm ngày viên mãn!” Sư phụ bắt tay tôi lần nữa và bảo tôi sau khi về nhà, hãy thực tu bản thân cho thật tốt.
Lớp học đã đến giờ kết thúc, nhưng các học viên vẫn lưu luyến không muốn rời đi. Vài người bắt tay Sư phụ, vài người xin chữ ký, vài người muốn nhường ô cho Sư phụ vì ngoài trờ đang mưa, nhưng Sư phụ lịch sự từ chối. Ngài không dành cho mình chút thời gian nào để nghỉ ngơi mà đã bắt chuyến tàu để tới thành phố kế tiếp để kịp khai giảng lớp học mới. Các học viên nhìn Sư phụ rời đi, và không muốn rời khỏi giảng đường trong một lúc lâu.
Khi ngồi viết bài này để hồi tưởng lại lớp giảng Pháp của Sư phụ năm xưa, tôi vẫn khóc vì xúc động. Không một từ ngữ nào có thể diễn tả hết lòng biết ơn của tôi với Ngài. Tôi phải thực sự tu luyện bản thân thật tốt để không phụ sự từ bi cứu độ của Sư phụ.

Đăng ngày 16-12-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Hồi tưởng lại năm khóa giảng Pháp của Sư phụ Lý Hồng Chí tại Quảng Châu (Phần 2)


[MINH HUỆ 26-02-2015] Tiếp theo Phần 1
Khóa giảng Pháp thứ hai: Từ ngày 25 tháng 10 đến ngày 03 tháng 11 năm 1993
Hiệp hội Khí công tỉnh Quảng Đông đã mời Sư phụ tới giảng Pháp lần thứ hai, thời gian từ ngày 25 tháng 10 đến ngày 03 tháng 11 năm 1993. Các bài giảng được thực hiện trong giảng đường của Hội liên hiệp Công Đoàn tỉnh Quảng Châu và được Hội Khí công Bảo Linh Quảng Châu tổ chức. Có khoảng 700 người đã tham gia.
Khi Sư phụ giảng Pháp, một học viên với thiên mục khai mở đã nhìn thấy rất nhiều các vị Phật đi vòng quanh sân khấu. Khi học viên đó hỏi Sư phụ về những điều mà mình nhìn thấy có ý nghĩa gì, Sư phụ nói rằng họ là những vị Thần từ thiên thượng tới để trợ giúp Ngài.
Không nhận quà
Một học viên hồi tưởng lại rằng các bệnh mãn tính của mình đã biến mất sau khi anh ấy tham gia vào các khóa giảng Pháp của Sư phụ. Để bày tỏ sự biết ơn, anh đã mua một hộp sâm và đặt trên bàn của Sư phụ. Khi Sư phụ tới giảng Pháp và nhìn thấy, Ngài nói ai đã mua quà tặng Sư phụ thì hãy nên nhận lại sau buổi học. Sư phụ nói Ngài không cần gì từ chúng tôi cả, mà chỉ mong các học viên hết lòng tu luyện một cách tinh tấn.
Trả lại những món đồ bị mất
Tâm tính của các học viên được cải thiện một cách nhanh chóng chỉ sau khi mới tham gia một khóa học. Khi một người nào đó nhặt được món đồ bị mất, như cây bút, đồng hồ, hay thậm chí cả ví tiền, mọi người đều đưa cả cho Sư phụ. Sư phụ sẽ hỏi món đồ bị mất đó của ai và chủ nhân của món đồ sẽ tới nhận lại. Những việc như vậy xảy ra rất thường xuyên.
Những con Rồng điều khiển mưa
Một học viên cập nhật với Sư phụ về tình hình các học viên địa phương trong tỉnh. Anh ấy nói vì điều kiện trời mưa thường xuyên, nên không có nhiều học viên tham gia các nhóm luyện công ngoài trời được.
“Tôi sẽ cho mọi người hai con rồng,” Sư phụ nói.
Vào lúc đó, người học viên đó không hiểu những lời Sư phụ nói có nghĩa gì. Nhưng không bao lâu sau, anh đã nhanh chóng phát hiện ra có một sự thay đổi nhỏ về thời tiết ở Quảng Châu: Trời mưa rất ít vào buổi sáng và buổi chiều.
Bằng cách này, nhiều học viên có thể tham gia các nhóm luyện công ngoài trời buổi sáng trước khi đi làm và vào buổi chiều sau khi tan sở. Người học viên đó nhận ra rằng Sư phụ rất từ bi đã thu xếp Long Vương chịu trách nhiệm về thời tiết điều chỉnh thời tiết để cho nhiều học viên có thể luyện công ngoài trời. Ngay sau đó, ngày càng nhiều học viên tham gia vào các nhóm luyện công ngoài trời.
Chụp ảnh và ăn tối cùng Sư phụ
Vào ngày 31 tháng 11 các học viên đã yêu cầu được chụp hình với Sư phụ sau buổi học. Sư phụ đã đồng ý ngay không chút do dự. Ngài thường nở nụ cười hiền hậu trên môi.
Vài học viên yêu cầu được ăn cơm cùng Sư phụ sau buổi học. Họ nghĩ rằng Sư phụ là người ăn chay và mời Sư phụ tới cửa hàng ăn chay. Sư phụ nói rằng Ngài cũng ăn như mọi người bình thường khác, ngoại trừ rắn hay bất cứ món ăn dị thường nào.

Đăng ngày 06-05-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Hồi tưởng lại năm khóa giảng Pháp của Sư phụ Lý Hồng Chí tại Quảng Châu (Phần 1)


Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc
[MINH HUỆ 25-02-2015] Năm 1992 là năm đầu tiên Sư phụ Lý Hồng Chí giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp (còn được gọi là Pháp Luân Công) ra công chúng. Trong hai năm sau đó, Sư phụ Lý đã đi khắp Trung Quốc và tổ chức tổng cộng 56 lớp giảng dạy các Pháp lý của Pháp Luân Công.
Trong khoảng thời gian từ tháng 04 năm 1993 tới tháng 12 năm 1994, Sư phụ đã tới tỉnh Quảng Châu, Quảng Đông năm lần, dạy Pháp Luân Công cho hơn 8.000 người từ khắp nơi trong nước.
Mỗi khóa học thường kéo dài từ bảy đến mười ngày, với hai giờ giảng Pháp mỗi buổi chiều. Chúng tôi là những người đã may mắn được tham gia vào một hoặc vài khóa giảng Pháp của Sư phụ tại Quảng Châu muốn chia sẻ những thể ngộ mà mình thu hoạch được.
Lớp học đầu tiên: Từ ngày 13 tới ngày 22 tháng 04 năm 1993
Chuyến đi đầu tiên của Sư phụ Lý tới Quảng Châu vào tháng 04 năm 1993, chúng tôi đã không những rất ấn tượng trước nhân cách cao thượng của Sư phụ trong và sau khi khóa học, mà còn được chứng kiến những chuyện thần kỳ.
Sư phụ khi giảng Pháp
Sư phụ thường mặc bộ comple sẫm màu khi giảng Pháp. Ngài chỉ mang theo một tờ giấy với vài dòng ghi chú đơn giản. Tuy nhiên, các bài giảng rất có tính hệ thống và logic. Sau đó, Ngài đứng giữa đám đông học viên chúng tôi và kiên nhẫn giải đáp các câu hỏi.
Có khoảng 180 người đã đăng ký và tham gia buổi hội thảo đó. Nhiều người không đăng ký rất tò mò và tụ tập bên ngoài phòng họp, cố gắng lắng nghe. Sư phụ nói họ hãy vào phòng và ngồi nghe mà không hề thu phí.
Sư phụ cũng nhắc các học viên lâu năm không được dẫn theo người nhà và người thân tới các khóa học Pháp Luân Công. Ngài nói rằng tu luyện là một việc nghiêm túc và thiêng liêng nhất, do đó những người tới tham dự phải do họ tự nguyện, chứ không được ép buộc.
Sư phụ trong cuộc sống thường ngày
Sau bài giảng, chúng tôi thường ăn trong quán ăn tự phục vụ của giảng đường. Thông thường, bữa ăn hàng ngày của Sư phụ thường là mì ăn liền. Ngài thỉnh thoảng mới tới quán. Đồ ăn của quán rất đạm bạc nên nhiều học viên không ăn được, nhưng Sư phụ thường kết thúc bữa ăn với một nụ cười.
Vào một bữa cơm chiều, một học viên mang món trứng tráng tới mời Sư phụ, nhưng Sư phụ đã đưa cho một học viên khác. “Chúng ta đều làm việc vất vả,” Ngài nói. Mặc dù Sư phụ thường ăn mì gói và đồ ăn của quán nhưng có lần Sư phụ đã dẫn năm thành viên đi ăn ở nhà hàng.
Khi không phải giảng Pháp, Sư phụ thường dẫn vài học viên đi du lịch trong thành phố. Chúng tôi đã tới thăm vài di tích lịch sử, trong đó có một ngôi chùa 1.400 năm tuổi.
Điều kỳ diệu trong bài giảng
Trong một buổi giảng Pháp, Sư phụ vẽ một biểu tượng Pháp Luân lên bảng đen và hỏi chúng tôi nhìn thấy gì. Vài học viên với thiên mục khai mở nhìn thấy biểu tượng chữ Vạn và thái cực bên trong một Pháp Luân đang xoay chuyển. Vào buổi chiều thứ hai, toàn giảng đường tràn ngập trong những mùi hương mát mẻ, thơm ngát.
Vào buổi chiều ngày thứ ba của khóa giảng, một phụ nữ bị liệt đã tới giảng đường trên một chiếc xe lăn. Vì đó là lần đầu tiên Sư phụ tới giảng Pháp tại Quảng Châu, nên Ngài đã làm một việc ngoại lệ sau khi kết thúc bài giảng là chữa trị cho người phụ nữ đó để chứng thực quyền năng của Đại Pháp. Nhiều học viên đã được chứng kiến những gì xảy ra.
Sư phụ vỗ nhẹ vào chân bà ấy hơn mười lần và sau đó yêu cầu bà đứng dậy bước đi. Bà không dám, nhưng Sư phụ khuyến khích bà làm thử. Do đó, bà đã đứng dậy và bắt đầu bước đi. Đám đông đã vô cùng sửng sốt và kinh ngạc.
Vào ngày cuối cùng của khóa học, người phụ nữ đó đã đọc một bức thư dài để bày tỏ sự cảm ơn tới Sư phụ. Bà nói mình đã phải tiêu tốn rất nhiều tiền và uống rất nhiều thuốc, với hy vọng có thể chữa trị được căn bệnh. Tuy nhiên, Sư phụ đã chữa trị cho bà mà không lấy một xu hay tự quảng cáo cho mình. Bà nói Sư phụ đã ban cho bà cuộc đời thứ hai bằng cách giúp bà có thể tự đi lại được.

Đăng ngày 05-05-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.