Trang

Thứ Bảy, 18 tháng 4, 2015

Sức nóng của Thần Vận Châu Á hâm nóng Đài Bắc


[ChanhKien.org] Ngày 05-04-2015, đoàn nghệ thuật Thần Vận New York đã tổ chức buổi biểu diễn thứ tư tại khu tưởng niệm Tôn Trung Sơn (Quốc phụ kỷ niệm quán) ở Đài Bắc. Đến hẹn lại lên, phòng vé chật kín, có được tấm vé cũng không dễ. Thần Vận diễn xuất những điệu múa cổ điển Trung Quốc một cách xuất thần nhập hóa, kết hợp với nghệ thuật đương đại đỉnh cao, đã triển hiện ra một cách hoàn mỹ lịch sử văn hóa huy hoàng và mỹ cảm, thu hút đông đảo khán giả trong và ngoài Đài Loan tổ chức thành đoàn không ngại xa xôi đến Đài Loan thưởng thức Thần Vận. Họ cảm động sâu sắc trước diễn xuất của Thần Vận, “Sức nóng của Thần Vận châu Á” ở Đài Bắc được đẩy lên cao trào.
Năm nay vừa đúng dịp kỳ nghỉ tiết Thanh Minh ở Đài Loan, cũng là lễ Phục Sinh của người Tây phương, đặc biệt  có rất nhiều khán giả đến từ Trung Quốc Đại Lục, Hồng Kông, Đông Nam Á, trong đó có đoàn hơn 80 vị nhân sĩ thuộc giới chủ lưu của Việt Nam. Với trang phục lộng lẫy, họ bước vào trong khán đài để thưởng thức buổi biểu diễn.
Những người hâm mộ Thần Vận đến từ Việt Nam
Toàn bộ buổi diễn đặc sắc hiện ra, không khí nhiệt liệt, những tiết mục hoàn toàn mới của “chương trình biểu diễn nghệ thuật đệ nhất thế giới” đã làm làm khán giả các nơi chấn động, ngạc nhiên và vui mừng không ngớt. Sau khi buổi biểu diễn kết thúc, khán giả toàn khán đài nhiệt liệt vỗ tay không ngừng, các diễn viên đoàn nghệ thuật Thần Vận cũng hai lần chào cảm tạ đáp lại sự nhiệt tình của khán giả.
Hội trường khán đài đã tan, nhiều khán giả nước ngoài lưu luyến và lần lượt đứng ở bức ảnh chính của Thần Vận chụp ảnh, để lưu lại ký ức đẹp về cuộc “du lịch Thần Vận” ngày hôm nay.
Chủ tịch hội đồng quản trị: Cảm giác như sự vận động hài hòa âm thanh của Thần Phật đã tạo nên sự rung động mỹ diệu
Tôi cảm thấy rất thần kỳ, mỹ diệu giống như nhịp điệu của Thần Phật, làm tôi thấy rất chấn động trong tâm.” Chủ tịch hội đồng quản trị công ty cổ phần kiến thiết Bắc Thành, ông Hồng Xuân Mộc và vợ, chiều ngày 5-4-2015, sau khi xem xong buổi biểu diễn dạ hội Thần Vận ở khu tưởng niệm Quốc phụ kỷ niệm quán tại Đài Bắc xong, ông tràn đầy hứng khởi khi chia sẻ cảm nhận đối với Thần Vận.
Mùa xuân ấm áp hoa xuân đua nở, Hồng Xuân Mộc lại tiếp nối lần trước, lần thứ hai đến thưởng thức Thần Vận, như được tắm trong gió xuân ấm áp. Ông khen ngợi rằng: “Động tác của mỗi diễn viên đều hài hòa và thống nhất, hơn nữa có độ khó cao, khiến tôi thấy rung động trong tâm.
Thần Vận triển hiện cảnh tượng huy hoàng của thiên đàng chốn trần gian, giúp ông có được thể ngộ sâu sắc: “Tôi không hiểu bản thân mình đến từ đâu, nhưng mà Thần Phật và con người thế gian cùng vận động như thế này, lại còn tràn đầy tự tại, biểu thị cuộc sống của chúng ta. Nội tâm tự tại cũng là điều rất quan trọng, dẫn dắt chúng ta tìm tòi sự tự tại trong tâm mới là điều quan trọng.” Ông mong muốn giới thiệu các nhân viên trong công ty đi xem Thần Vận.
Vợ chồng ông Lã Phương Đường, chủ tịch hội đồng quản trị công ty cổ phần công nghiệp Hội Phong
Vợ chồng ông Lã Phương Đường, chủ tịch hội đồng quản trị công ty cổ phần công nghiệp Hội Phong, và vợ chồng ông Khâu Lưỡng Thành chủ công ty cổ phần Lợi Lai, lần này là năm thứ ba họ cùng nhau đến xem biểu diễn Thần Vận. Lã Phương Đường ca ngợi diễn xuất vô cùng đặc sắc: “Mỗi tiết mục biểu diễn đều rất hay, đều có nét đặc sắc riêng.
Về nội hàm mà Thần Vận biểu đạt, ông lại có thêm sự ngưỡng mộ: “Tôi cảm thấy họ đang phổ truyền lý niệm về Thiện và Chân, thật sự rất tốt, chúng ta hiện nay chính là cần những thứ như thế, chúng tôi cũng sẽ truyền đạt ý niệm này cho các khách hàng của chúng tôi để cùng nhau mở rộng kinh doanh.” Ông dùng một câu để khen ngợi Thần Vận: “Thần thái phi dương”, Khâu Lưỡng Thành nói: “Chân Thiện Nhẫn.
Khán giả Đại Lục: Cần phải làm người cho tốt
Quá đặc sắc! Xem ở sân khấu hay hơn xem ở đĩa hình.” Cô Lý (hóa danh), một học sinh trung học đến từ Thượng Hải, đi cùng cha mẹ, vượt biển để đến Đài Bắc xem buổi biểu diễn Thần Vận chiều tối ngày 5/4 xong, cô vui sướng muốn nhảy người lên.
Mỗi một tiết mục đều rất hay, bao gồm Tôn Ngộ Không trong vở ‘Ba lần đánh Bạch Cốt Tinh’, biểu hiện ra cuộc sống của tiểu hòa thượng trong vở ‘Kim Cương tăng’, đều rất thú vị.” Cô rất thích các nội dung trong nền văn hóa cổ đại của Trung Hoa, bởi vì còn nhỏ tuổi, nên ở nhà cô thường sưu tầm những thứ như trâm cài đầu v.v., cô cũng thích Hán phục, đối với trang phục và màu sắc của Thần Vận cô khen ngợi không ngớt: “Trang phục vô cùng đẹp.”
Ngay từ màn đầu tiên “Tùy Sư chính Pháp” (Theo Sư phụ Chính Pháp) cho đến màn cuối cùng “Pháp chính nhân gian” đã làm chấn động tâm linh cô, cô hiểu như thế này về nội hàm của Thần Vận: “Sau khi (từ thiên thượng) xuống đến nhân gian, không nên quên bản thân mình cần làm gì, phải biết làm người, cần làm tốt được Chân Thiện Nhẫn.
Phó viện trưởng một bệnh viện: Nghệ thuật múa truyền thống của Trung Quốc vô cùng tinh thâm
Ông Hứa Thuần Sâm, phó viện trưởng bệnh viện Vạn Phương ở Đài Bắc, giáo sư y học Đài Bắc lần đầu tiên xem biểu diễn Thần Vận, ông khen ngợi không ngớt: “Thần Vận kết hợp vũ đạo truyền thống của Trung Quốc, trong đó đoàn nhạc có nhạc cụ Trung Quốc và phương Tây kết hợp, thêm vào phông nền động với công nghệ kỹ thuật cao, ví như ‘Thảo thuyền tá tiễn’ (Thuyền cỏ mượn tên – một điển cố trong Tam quốc diễn nghĩa) đem câu chuyện lịch sử biểu hiện ra trong nghệ thuật để cho mọi người thưởng thức, Thần Vận là một đoàn thể nghệ thuật kiệt xuất.
Ông rất thích vũ đạo trong diễn xuất của Thần Vận: “Tôi cảm nhận được nghệ thuật truyền thống của Trung Quốc vô cùng tinh thâm, rất đáng để mọi người biết đến và tuyên dương.
Đoàn nghệ thuật Thần Vận chủ yếu dùng vũ đạo để diễn dịch văn hóa Trung Hoa, Hứa Thuần Sâm chia sẻ cảm xúc khi xem các diễn viên múa biểu diễn: “Kỹ thuật múa của họ trải qua luyện tập, chân của các diễn viên múa có thể xoạc, duỗi ra rất thẳng, rất cao, đó là phải trải qua huấn luyện chuyên sâu và gian khổ mới đạt được.” Ông tán dương các diễn viên đã phải chịu khổ rất nhiều mới có thể luyện được như vậy, họ cũng đã cho khán giả thấy rằng làm việc không nên sợ mệt, sợ khổ, “mọi người cần học tập Thần Vận, cần làm việc một cách nghiêm túc.
Tiết mục “Sức mạnh của Thiện”, kẻ xấu bị cái thiện của người tốt đồng hóa, và từ bỏ cái ác theo cái thiện, Hứa Thuần Sâm biểu thị cảm động một cách sâu sắc. Theo nghề y học phần lớn đều là để cứu người, đương nhiên đối với loại sự kiện bạo lực này, vẫn là phải trải qua nhiều sự giáo dục và văn hóa để bồi dưỡng, thì mới có thể giảm thiểu những thứ bạo lực như thế, giống như trong tiết mục là dùng phương thức cảm hóa, cảm hóa một người tà ác, nó đáng để mọi người bớt phải suy nghĩ nhiều biện pháp và cùng nhau phát triển mở rộng phương thức này.
Hứa Thuần Sâm nói: “Hôm nay có rất nhiều tiết mục dùng hình thức nghệ thuật để giáo dục người ta, hòa thượng Thiếu Lâm Tự trong tiết mục ‘Kim Cương tăng’ được hộ pháp Kim Cương ban cho Thần lực, Thần cảm hóa để cho anh ta phát huy tiềm lực của mình.” Ngoài đó ra, ông cũng ngưỡng mộ kỹ thuật phông nền động quả là rất đẹp, rất thần bí; Hứa Thuần Sâm lạc quan rằng các buổi lưu diễn vòng quanh thế giới của Thần Vận sẽ phát dương quang đại nền văn hóa Trung Hoa, “đây là một cơ hội rất tốt để giáo dục thế hệ thanh niên hiện nay, hy vọng mọi người đều có thể đến tham gia xem biểu diễn.
Khán giả Đại Lục: kế thừa văn hóa – trở về Trung Quốc cổ đại
Ở Đại Lục tôi đã xem qua đĩa Thần Vận rồi, nhưng tôi rất vui khi được xem tại khán đài. Buổi biểu diễn rất hay!” Chiều ngày 5/4/2015, một khán giả đến từ Đại Lục, ông Trương (hóa danh) vượt biển lớn đến Khu tưởng niệm quốc phụ tại Đài Bắc để xem đoàn nghệ thuật Thần Vận New York biểu diễn, ông vui vẻ chia sẻ rằng ông vô cùng yêu thích Thần Vận triển hiện văn hóa truyền thống, cũng hy vọng Thần Vận có thể sớm đến Đại Lục biểu diễn.
Tiết mục biểu diễn Thần Vận rất hay!” Ông Trương bộc bạch tâm tình tràn đầy niềm vui, diễn viên múa kết hợp với phông nền động sinh động như thật, biểu hiện câu chuyện quen thuộc và nổi tiếng của Trung Quốc vô cùng tinh tế và sâu sắc, “một số câu chuyện trong văn hóa cổ điển truyền thống như ‘Bức thượng Lương Sơn’ (Bị bức ép phải lên núi Lương Sơn) trong Thủy Hử Truyện, ‘Ba lần đánh Bạch cốt tinh’ trong Tây Du Ký đã được diễn dịch rất hay, rất mới mẻ, những câu chuyện này ai cũng đều có thể xem hiểu, Thần Vận thật là không đơn giản chút nào!” Ông còn khen ngợi giọng nữ cao Tống Thiên Linh, Cảnh Hạo Lam “Những bài họ hát nghe rất hay!
Ông Trương đã xem qua đĩa Thần Vận tại Đại Lục, sau khi đích thân đến Đài Loan thưởng thức Thần Vận, ông cảm thấy vô cùng mãn nguyện, ông cũng hy vọng có thể xem được biểu diễn Thần Vận ở Đại Lục, “Thần Vận có thể đến Đại Lục biểu diễn trên sân khấu thì càng tốt, bởi vì ở đó không xem được diễn xuất hay như thế này, chỉ cần đến Đại Lục diễn, tôi nhất định sẽ đến xem!
Truyền thừa văn hóa Trung Hoa 5000 năm, khán giả được trở về với Trung Quốc cổ.
Khán giả đến từ Đại lục, cô Hoàng (hóa danh), lần đầu tiên thưởng thức Thần Vận chia sẻ cảm tưởng: “Hình ảnh rất đẹp, tiết mục biểu diễn rất thành công, tôi rất thích, rất cảm động!” Cô cười nói, trước kia xem biểu diễn cô đều ngủ gật, hôm nay bị tiết mục cuốn hút sâu sắc, “(Thần Vận) xác thực truyền thừa văn hóa Trung Hoa 5000 năm, mang chúng tôi trở về Trung Quốc cổ đại, điều này không thể tìm thấy ở Đại Lục, các vũ đạo hiện đại trong Đại Lục đều không hay, ngược lại làm người ta rất sợ!
Diễn xuất các điệu múa Trung Quốc cổ điển của Thần Vận xuất thần nhập hóa, kết hợp với đỉnh cao nghệ thuật đương đại, triển hiện một cách hoàn mỹ sự huy hoàng và khả năng thưởng thức cái đẹp của văn hóa lịch sử Trung Hoa. “Mỗi một tiết mục đều rất hay, tôi thích nhất là vở múa ‘Truyền thuyết cây bút thần’, biểu hiện tình tiết cho thấy kẻ xấu gặp báo ứng, thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo, làm người ta xem xong đều rất cảm động.
Diễn xuất đặc sắc của Thần Vận mang lại cho cô rất nhiều cảm thụ, cô cho biết vốn dĩ bản thân không có khiếu ăn nói, nhưng lại không ngừng biểu đạt cảm thụ trong tâm của mình, “cảm động, cảm động, rất cảm động!” “rất nhiều rất nhiều, đều không nói lên lời.
Các vũ đạo của Thần Vận biểu diễn tinh xảo xuất chúng, cũng làm cô Hoàng tán dương không ngớt, “những diễn viên múa trẻ tuổi đó, công phu thật là lợi hại!
Cuối cùng, cô cũng có biểu đạt tương đồng, hy vọng dạ hôi Thần Vận có thể mau chóng đến Đại Lục biểu diễn.
Cục trưởng cục giáo dục: Nghệ thuật đạt đến cảnh giới kỳ diệu, truyền thừa văn hóa Trung Hoa
Kỹ thuật múa điêu luyện của Thần Vận cùng câu chuyện hấp dẫn, đạt đến cảnh giới kỳ diệu!” Cục trưởng cục giáo dục thành phố Đài Bắc, viện trưởng viện giáo dục chính trị đại học, ông Thang Chí Dân khen ngợi.
Ngày 5/4/2015, đoàn nghệ thuật Thần Vận New York đã có buổi biểu diễn thứ tư tại khu tưởng niệm Tưởng Giới Thạch ở Đài Bắc, nghệ thuật biểu diễn tinh xảo cùng các giá trị truyền thống phổ quát của Thần Vận khiến ông Thang Chí Dân lần đầu tiên đến xem đã không ngừng tán dương, ông ngưỡng mộ Thần Vận dẫn dắt tâm của con người hiện đại, “qua biểu diễn của vũ đạo, khuyên người hướng thiện, tinh thần biểu diễn thông qua các vũ đạo của Thần Vận làm người ta có thể hội sâu sắc, là một chương trình biểu diễn vô cùng hay.
Thần Vận triển hiện sự vĩ đại của văn hóa Trung Hoa – nội dung thân thiết dễ hiểu
Họ thật giỏi, có thể biểu diễn điều mình thích, luyện tập điều mình thích, tìm được con đường của bản thân, điều quan trọng hơn là, kế thừa văn hóa Trung Hoa, triển hiện ra sự vĩ đại của văn hóa Trung Hoa.” Ông nói đầy cảm động sau khi thưởng thức các màn biểu diễn của Thần Vận.
Thần Vận vận dụng kỹ thuật múa cổ truyền truyền thống của Trung Quốc làm cơ sở, kết hợp với các nhân tố như nhạc cụ đương đại đỉnh cao của Trung Quốc và phương Tây diễn tấu tại hiện trường cùng thiết kế ánh sáng trên sân khấu, cho đến phông nền động sử dụng kỹ thuật hiện đại, đem văn hóa truyền thống huy hoàng 5000 năm của Trung Hoa triển hiện như thật trên sân khấu, làm ông Thang Chí Dân khen ngợi không ngớt.
Bộ phận văn hóa Trung Hoa, tôi cảm thấy Thần Vận tương đối đặc thù. Bởi vì rất nhiều chương trình biểu diễn hiện nay đều tương đối hiện đại hóa, có rất nhiều vũ đạo mà không dễ hiểu nổi họ muốn biểu đạt điều gì nữa, nhưng Thần Vận lại có tính câu chuyện lịch sử truyền thống, cho nên khi bạn xem thì rất dễ hiểu.” Thang Chí Dân cho rằng biểu diễn của Thần Vận rất khác với các chương trình biểu diễn khác, làm khán giả có cảm giác đặc biệt thân thiết.
Ngoài đó ra, ông còn cho rằng, các tiết mục của Thần Vận còn có tác dụng dẫn dắt tâm linh người ta hướng thiện, “biểu diễn của Thần Vận có thể vượt qua con đường chân thiện mỹ, làm người ta có một cảm nhận cơ bản, cảm nhận này chính là, có thể thông qua vũ đạo, âm nhạc và các nhân tố nghệ thuật khác, để tịnh hóa tâm linh con người, đồng thời có thể từ trong câu chuyện mà có thể hiểu được nhân tâm.
Đồng thời, Thang Chí Dân còn kính phục các nghệ thuật gia của Thần Vận trong tình huống văn hóa truyền thống đương đại suy thoái, họ vẫn kiên trì thông qua nghệ thuật múa để kế thừa nội hàm và tinh thần của văn hóa chính thống Trung Hoa, “điều làm người ta bội phục là Thần Vận có thể trong bối cảnh chịu áp lực lớn vẫn có thể trưởng thành, có thể giữ gìn được văn hóa truyền thống, điều này thật không dễ dàng, thật là giỏi.
Ông cho rằng, thiết kế nghệ thuật tổng thể của dạ hội Thần Vận không chỉ độc đáo sáng tạo, mà còn có thể thúc đẩy con người hiện đại thể hội và hiểu được sự rộng lớn tinh thâm của văn hóa Trung Hoa thêm một bước nữa. “Biểu diễn của Thần Vận rất đặc thù, bạn có thể tìm thấy những nội dung không có trong trường học, cũng có tác dụng giáo dục học sinh, ngoài các nội dung trong sách giáo khoa, Thần Vận còn có một số nội dung văn hóa mà chúng có thể học tập được.”
Công tác trong ngành giáo dục, cần coi trọng nghệ thuật thì mới có thể tu dưỡng bản thân
Thưởng thức dạ hội Thần Vận cũng đưa đến cho Thang Chí Dân những ý tưởng trong công tác giáo dục của ông.
Biểu diễn của Thần Vận làm tôi cảm thấy giáo dục bồi dưỡng nhân tài cần phải có nhiều khía cạnh.” Ông giải thích thêm, “nhiều khía cạnh bao gồm cả tài năng nghệ thuật, để học sinh từ tiểu học, cấp 2, cấp 3, trong tất cả các cấp học, đều tiến hành bồi dưỡng tài năng cho các em, để chúng trong quá trình học, trở nên tương đối vững vàng, có thể học cách độc lập nhìn thấy được hiện tại và tương lai, đây là điều mà chúng ta cần coi trọng.
Cuối cùng Thang Chí Dân cảm ơn đoàn nghệ thuật Thần Vận đã biểu diễn truyền thừa nội hàm của văn hóa Trung Hoa truyền ra các nơi trên thế giới, để cho người Hoa cảm thấy tự hào và hãnh diện.
Trưởng đoàn múa: tinh tế, sâu sắc, biểu hiện quan niệm cao về nghệ thuật
Trưởng đoàn nghệ thuật múa Đạm Thủy là Lưu Văn Quân dẫn đầu các đoàn học sinh đến xem biểu diễn Thần Vận, cô khen ngợi Thần Vận: “Thần Vận đã hòa quyện lịch sử và văn hóa Trung Quốc với biểu diễn, âm nhạc và vũ đạo, còn có bức tranh ba chiều (phông nền động) v.v, dùng nghệ thuật tái hiện, tôi cảm thấy ý cảnh của sức mạnh nghệ thuật vô cùng cao.”
Thuần thiện, thuần mỹ, ý cảnh cao không gì sánh bằng
Các nhân tố nghệ thuật thuần thiện thuần mỹ của Thần Vận, kỹ thuật phối cảnh sân khấu cho đến phông nền đều được sắp đặt tinh xảo chuẩn xác, làm Lưu Văn Quân vô cùng tán thưởng, “trong câu chuyện kết hợp với phông nền động, phối màu của trang phục rất sáng sủa và tươi mới, dung hòa với tình tiết các câu chuyện trong biểu diễn, trở nên vô cùng chân thực, bầu không khí trong khán đài làm mọi người vô cùng cảm động.
Lưu Văn Quân cũng khen ngợi nội tâm thuần tịnh của các diễn viên múa, cho nên mới có được diễn xuất tinh xảo bồng bềnh như tiên, “họ (nữ diễn viên múa) múa lên đều là động tác mềm mại uyển chuyển, nhẹ nhàng, toàn bộ ý cảnh đều bay trên không trung, mỗi người đều giống như tiên nữ, hoặc là (nam diễn viên múa) giống như là võ công cái thế vậy, vô cùng lợi hại.”
Tôi cảm thấy những diễn viên múa này mang theo tư tưởng của Chân Thiện Nhẫn ở sâu thẳm trong tâm họ, mới làm cho họ vô cùng thuần tịnh, cho nên các điệu múa mà họ múa ra đều vô cùng thuần tịnh, khi tôi nhìn thấy Chân Thiện Nhẫn trong tiết mục (tiết mục Sức mạnh của Thiện) tôi cảm động đến rơi nước mắt, bởi vì tôi cảm thấy sức mạnh của Thiện là vô cùng to lớn.” Cô tin rằng, chỉ khi trong tâm có “Chân Thiện Nhẫn” thì mới có cách làm tâm linh thuần tịnh.
Cô giải thích thêm: “Sự thanh tịnh trong tâm trong ý cảnh của các vũ đạo vô cùng quan trọng, tôi cảm thấy duy chỉ có các diễn viên Thần Vận mới có cách làm được tâm thuần tịnh.
Thực ra múa cổ điển của Trung Quốc chúng ta hay vô cùng, tôi thật sự rất cảm ơn Thần Vận có thể hình thành được sức mạnh như thế này, điều này không phải là đoàn thể bình thường có thể làm được, bạn xem mỗi buổi biểu diễn thế này, buổi nào cũng đầy kín khán giả, tôi cảm thấy sức mạnh này không phải là đơn giản.” Thần Vận đã dụng tâm để phát dương múa cổ điển Trung Quốc, thịnh hành thế giới, làm cô thật sự cảm động.
Tôi muốn học tập theo tinh thần của Thần Vận để vận dụng vào dạy học, không chỉ cần dạy nghệ thuật múa, mà còn phải chú trọng nội hàm và thực hành văn hóa truyền thống Trung Hoa.” Cô khiêm tốn nói cá tính bản thân tương đối hào phóng, nhưng không nhu mì và xinh đẹp như vậy, cô kỳ vọng bản thân mình sau khi xem xong Thần Vận sẽ có những thay đổi, “chúng ta là người Trung Quốc, vũ đạo Trung Quốc cùng toàn bộ văn hóa dân gian đều rất cần chảy trong dòng máu người Trung Quốc chúng ta, từ đó mới có thể múa ra được những vũ đạo văn hóa Trung Hoa.
Thần Vận nhận được sự yêu thích của vô số khán giả trên toàn cầu, người phương Tây cũng thích xem Thần Vận, Lưu Văn Quân cho rằng, “bởi vì họ làm không được, cả về phương diện cơ thể chân tay lẫn phương diện nội hàm, vì không có nội hàm văn hóa thì không có ngôn ngữ cơ thể.
Vũ đạo của chúng ta tương đối chú trọng sự viên dung với nội tâm, từ trung tâm tư tưởng nội tại mà phát triển thành vũ đạo, chẳng hạn như Miêu tộc có văn hóa của Miêu tộc, các dân tộc đều có bên trong đó văn hóa, trang phục cùng vận vị của dân tộc mình, giống như dân tộc Tạng có khí phách của dân tộc Tạng, Mông Cổ có khí phách của Mông Cổ, nhưng hai loại khí phách của hai dân tộc này lại không giống nhau, đặc sắc của mỗi dân tộc cũng lại không giống nhau, cho nên tôi cảm thấy múa Trung Quốc rất chú trọng biểu hiện ra những nét riêng đó.” Cô nói thẳng: “Người phương Tây không tiếp xúc qua nên họ không thể múa ra được như vậy.
Một đoàn nhạc giỏi như vậy, một đoàn thể giỏi như vậy, dù là vũ đạo, mỹ thuật, âm nhạc, họ đều dung hòa chúng vào một cách tinh tế,” Lưu Văn Quân bày tỏ, “thực ra tại Đại Lục tôi đã xem qua một số tiết mục trong cuộc thi múa Đào Lý ở Bắc Kinh (một cuộc thi lớn về múa dành cho thanh thiếu niên), họ chỉ đơn thuần coi động tác là động tác mà biểu diễn, không cách nào làm người khác cảm động như Thần Vận.”
Cô muốn nói với người học múa: “Người học qua múa, trong đời nhất định phải xem qua ít nhất một lần biểu diễn Thần Vận.” Chỉ có chính bản thân thể nghiệm, mới cảm thấy được chấn động trong tâm.
Người có thâm niên trong ngành truyền thông: bữa tiệc mỹ lệ làm say lòng người
Từng phục vụ trong cơ quan truyền thông lớn, Julia Wu không ngại tiết lộ thân phận là một người thâm niên trong nghề, từ chín năm trước cô đã từng xem qua biểu diễn Thần Vận, cô nhớ mãi không quên sự mỹ hảo của Thần Vận. Hôm nay sau chín năm, cô mời dì và chú mình lần nữa đến xem biểu diễn Thần Vận, cô khen ngợi trang phục, âm nhạc, âm thanh diễn xướng cho đến nội hàm không gì có thể so sánh được, làm cô phải thốt lên: “Tôi thật lấy làm vinh hạnh là người Trung Quốc!
Ngưỡng mộ tinh thần truyền rộng văn hóa Trung Hoa của Thần Vận
Tôi cảm thấy họ chú trọng vào việc kế thừa văn hóa truyền thống của Trung Hoa, cùng việc triển hiện ra tinh hoa của văn hóa Trung Hoa.” Đã có 30 năm trong việc thưởng thức và quan sát các chương trình văn nghệ, cô Julia Wu bày tỏ, Thần Vận dùng phương thức các điệu múa để triển hiện ra văn hóa truyền thống và câu chuyện lịch sử của Trung Hoa, vô cùng đặc biệt, “Thần vận đã dung hòa những câu chuyên mà ai ai cũng thích như Tây Du Ký, Lâm Sung chạy trốn trong đêm, còn có Câu chuyện về bút thần, hòa vào trong với vũ đạo, tôi cảm thấy rất có hứng thú.
Cô nói tiếp: “Từ góc độ người Hoa mà nói, đây là những câu chuyện mà người Hoa rất quen thuộc, vì thế họ có thể dùng những câu chuyện như thế để biểu diễn, cho nên thật là hay. Bởi vì chúng ta hy vọng có thể xem được những thứ thuần túy của Trung Quốc trong nội hàm của vũ đạo.” Về việc Thần Vận dụng tâm hết sức tái hiện văn hóa Trung Hoa, cô nói: “Điều này thật không hề dễ dàng chút nào.
Thần Vận về phương diện này (truyền bá văn hóa truyền thống của Trung Hoa) vẫn luôn nỗ lực, họ truyền đi những hạt giống của văn hóa truyền thống Trung Hoa, thậm chí họ gieo hạt giống bằng cách lập trường học tại Đài Loan.” Thân là con cháu của Viêm đế Hoàng đế, đối với việc Thần Vận tận sức kế thừa và phát triển văn hóa Trung Hoa 5000 năm, Julia Wu cảm thấy kính phục một cách sâu sắc.
Hôm nay tôi đơn giản là đến thưởng thức một tiết mục hay, một buổi tiệc múa, tôi được xem những câu chuyện làm rung động lòng người và có nội hàm làm người ta cảm thấy mê mẩn. Tôi rất thích buổi biểu diễn tối nay.” Cô nói một cách tràn đầy vui vẻ thoải mái
Âm nhạc du dương trôi chảy, biểu đạt sự súc tích đặc biệt của âm nhạc Trung Quốc
Có được âm nhạc hay như thế này, tiếng Nhị hồ hay như thế này, ca sĩ, còn có kèn Xô na, đoàn nhạc kết hợp các nhạc cụ Trung Quốc và phương Tây, tôi thấy rất khó gặp được đoàn nghệ thuật nào như thế này.” Julia Wu từng nhiều năm làm phóng viên, cô từng làm công việc phỏng vấn đưa tin về lĩnh vực đa văn hóa, cô nhấn mạnh dù bản thân đã xem qua rất nhiều chương trình văn nghệ, nhưng dùng phương thức kết hợp nhạc cụ Trung Quốc và Tây phương để diễn tấu như Thần Vận thì tuyệt đối hiếm thấy.
Âm nhạc của Thần Vận dung hợp nhạc cụ của Trung Quốc và nhạc giao hưởng phương Tây, biểu diện ra loại âm nhạc rất trôi chảy, rất nhịp nhàng, rất du dương, làm bạn nghe và cảm thấy vô cùng thoải mái. Người Trung Quốc rất chú trọng sự trôi chảy của âm nhạc.” Âm nhạc hoàn toàn mới mẻ, làm cô hoàn toàn chìm đắm trong sự vận động hài hòa của âm nhạc du dương, “điều này cũng làm tôi thấy rất thích thú trong buổi tối hôm nay, sau khoảng thời gian chín năm lại xem lại, tôi vẫn vô cùng thích.
Người yêu thích âm nhạc như cô Julia Wu đặc biệt lưu ý tới đoàn nhạc của đoàn nghệ thuật Thần Vận, “tôi xem rất nhiều nhạc công của các đoàn nhạc nhưng đều là người phương Tây, biểu diễn âm nhạc như thế này là vô cùng khó khăn, nhưng vì Thần Vận đã nắm trúng được trọng điểm, âm nhạc phong cách của Trung Quốc cần có một điểm cô đọng và diễn tả nội tâm. Âm nhạc của Thần Vận mang theo điểm đặc sắc này của Trung Quốc, không phải là hợp nhất nhạc cụ Trung Quốc và phương Tây một cách cứng nhắc trong diễn tấu.
Còn giọng nữ cao hát bài ‘Hoa mai’, tôi cũng rất cảm động, vô cùng cảm động. Tôi cảm thấy cô ấy (Cảnh Hạo Lam) thật sự khiến tôi thấy vinh dự khi là người Trung Quốc.” Julia Wu nhấn mạnh.
Tư thế của nữ diễn viên uyển chuyển hoạt bát, giống như tiên nữ hạ phàm
Các nữ diễn viên múa, dáng vẻ dịu dàng thanh nhã cho đến trang phục thanh lịch xinh đẹp, Julia Wu khen ngợi rằng cô phảng phất nhìn thấy tiên nữ, “tôi cảm thấy rất giống tiên nữ bay múa trên các bức bích họa ở Đôn Hoàng[1], bởi vì loại trang phục Trung Quốc đó trông giống như mỹ nữ hạ phàm, tiên nữ hạ phàm! Khi còn nhỏ chúng ta thường nghe nói, ồ, tiên nữ hạ phàm, họ chính là cho chúng ta có cảm giác đó.” Cô cười nói.
Thần Vận nắm vững cốt lõi của vũ đạo Trung Quốc, bởi vì trên các bức bích họa, đồ cổ, tranh chữ chúng ta đều có thể nhìn thấy mỹ nữ của Đôn Hoàng, tôi cảm thấy những diễn viên múa này chính là có dáng vẻ mềm mại xinh đẹp như vậy.” Các nữ diễn viên múa mềm mại thanh thoát, dáng vẻ xinh đẹp, làm cô có ấn tượng rất sâu sắc. “Dáng người nhỏ nhắn, thon dài, về điểm này làm tôi rất thích, tôi cảm thấy Thần Vận tuyển chọn diễn viên rất kỹ.
Đặc biệt là thiếu nữ Miêu tộc với điệu múa thướt tha yểu điệu trong tiết mục “Miêu hương lệ” (vẻ đẹp của quê hương người Miêu), làm cô cảm thấy rất vui vẻ, “tôi đặc biệt thích điệu múa của Miêu tộc, bởi vì họ thêm rất nhiều tiết tấu của thanh gỗ, cảm giác đó rất sâu sắc. Thêm nữa là các vòng tay, vòng bạc lắc theo tiếng nhạc, phát ra âm thanh rất có nhịp điệu, tôi cảm giác thật sự có thể nắm bắt được tinh thần đó và sự vui vẻ hạnh phúc của dân tộc Miêu Cương.
Nghe hai người dẫn chương trình dùng tiếng Anh và tiếng Trung trên sân khấu, cũng làm tôi cảm thấy người Hoa cần phải biểu hiện nhiều hơn nữa trên thế giới, dù là âm nhạc, vũ đạo, trong thế kỷ 21 ngày hôm nay nên cần tỏa sáng hơn, hâm nóng hơn nữa.” Cô nói.
Cuối cùng Julia Wu chia sẻ, bản thân là một phần trong xã hội, cô rất hy vọng có một sức mạnh nào đó có thể giữ cho xã hội ổn định và phát triển tiến lên hơn nữa, lớn mạnh hơn nữa, mà Thần Vận chính là diễn vai diễn như thế này, “tôi rất lo lắng về sự hỗn loạn trong xã hội hiện nay, và rất hy vọng có thể mượn sức mạnh nghệ thuật hoặc tâm linh để cố thể thay đổi tâm linh con người trong xã hội. Tôi rất vui mừng có thể có được tiết mục như thế này để biểu diễn cho người Đài Loan thưởng thức, hy vọng mỗi người Đài Loan trong từng góc phố trên thế giới đều có thể xem được Thần Vận. Hy vọng Thần Vận có thể để nhiều người hơn nữa biết đến, để mọi người đều đến xem!
Dịch từ: http://news.zhengjian.org/2015/04/06/25300.场场爆满-亚洲神韵热震撼台北.html

Chú thích:
[1] Tranh Đôn Hoàng: thành phố Đôn Hoàng, tỉnh Cam Túc, Trung Quốc. Cách trung tâm thành phố 25 km về phía Đông Nam, có hang đá Mạc Cao, cũng được gọi là Thiên Phật Động, hay hang Đôn Hoàng. Các hang đá này thực sự không phải là động mà là các công trình chạm khắc trong đá, thuộc dạng kiến trúc chạm khắc đá. Các tác phẩm nghệ thuật chủ yếu trong ngôi nhà đá này là các tượng điêu khắc và các bức bích họa. Hiện nay nơi này còn có 492 hang động, 45.000m² bích họa và 2415 pho tượng, 5 ngôi nhà gỗ từ đời Đường, Tống.
Một chút phân tích về hiện tượng không kính Sư kính Pháp


Tác giả: Đệ tử Đại Pháp tại Đại Lục
[ChanhKien.org] Tôi viết ra những hiện tượng bất kính Sư kính Pháp mà tôi nhìn thấy khi một số đồng tu học Pháp, và chia sẻ một chút thể ngộ cá nhân trong khi học Pháp, mong muốn giao lưu và nhắc nhở các đồng tu.
1. Trong lúc học Pháp tập thể, bỗng nhiên có người đi vệ sinh, đến khi quay lại, mọi người đã đọc qua hai ba đoạn rồi. Pháp là có tính liên quan nối liền, nếu hai ba đoạn này bạn không học, bạn không thể nào về nhà rồi học bù được đâu, đây chẳng phải là không nghiêm túc và không cung kính đối với Pháp hay sao? Có người sau khi đi vệ sinh, còn không rửa tay, rồi quay lại cứ thế cầm sách lên và học tiếp. Khi học Pháp, tư thế ngồi kiểu nào cũng có cả, không có cảm giác trang nghiêm và thần thánh chút nào.
2. Khi học Pháp không tắt điện thoại, có khi có điện thoại gọi đến, mọi người lại dừng lại, đợi người đó nghe xong điện thoại rồi lại học tiếp. Làm như thế này, không chỉ là một loại can nhiễu, mà phải chăng coi chuyện cá nhân quan trọng hơn học Pháp sao? Chẳng phải là bất kính với Pháp hay sao? Có người khi điện thoại có tin nhắn đến, liền đặt sách sang một bên, lặng lẽ trả lời tin nhắn, người đang học Pháp ở đây, nhưng tâm lại chạy theo việc cá nhân. Khi chúng ta học Pháp, Phật Đạo Thần ở không gian khác đang cung kính lắng nghe, thậm chí là quỳ để nghe, thì họ làm sao có thể chấp nhận nổi hành vi này của chúng ta chứ? Tôi thấy rằng, học Pháp thì là học Pháp, chúng ta hãy tắt điện thoại đi. Khi bắt đầu học Pháp, tâm cung kính khởi lên một cách tự nhiên, học Pháp một cách nhất tâm bất loạn, thì mới là kính Pháp.
3. Khi học Pháp, có người thỉnh thoảng lại uống nước, có người còn chủ động rót thêm nước vào cốc cho mọi người, đi đi lại lại. Khi Sư phụ giảng Pháp hơn hai tiếng đồng hồ mà Ngài đều đứng, không uống một ngụm nước nào. Cho nên khi chúng ta học Pháp cũng cần phải chuyên tâm học Pháp mới đúng. Còn một hiện tượng nữa, khi học Pháp vươn vai duỗi chân với dáng vẻ uể oải. Nếu Sư phụ ở đó, bạn dám làm như thế không?
4. Khi học Pháp, không phải là hai tay cầm sách một cách cung kính, mà là cúi đầu xuống, đặt sách ở trước đùi, gần với đũn quần. Có người chân bắt chéo vênh lên, rồi đặt sách ở trên đầu gối. Người thì ngồi trên ghế, khom lưng cầm sách, sách như sắp chạm đất vậy. Lại có người một tay cầm sách, tay kia thỉnh thoảng gãi gãi ngứa, hoặc ngoáy mũi…
5. Có người đọc Pháp vô cùng nhanh, tuy đọc không sai, nhưng nếu lắng nghe thì thấy chỉ là biểu hiện bề ngoài đang “đọc”, chứ không có nhập tâm, càng không có ngữ khí và tâm thái thành kính cung kính. Còn nữa, khi có đồng tu (đặc biệt là đồng tu lớn tuổi) đọc sai chữ, mọi người lần lượt sửa lại, làm cho đồng tu ấy rất áp lực, từ đó nảy sinh tâm sợ bị phê bình, lúc này thì tâm cung kính với Pháp cũng chẳng có nữa, sự tập trung đều đặt vào việc làm sao để không đọc sai chữ, và trở thành học Pháp theo hình thức.
6. Ở nhà, tùy tiện đặt sách Đại Pháp trên bàn, rơi xuống đất cũng không để ý, không có chút tâm lo lắng và áy náy nào, cầm lên cũng chẳng buồn phủi bụi, rồi cứ thế đặt lên bàn là xong việc. Đặt sách Đại Pháp trên tủ sách đầu giường, người ngồi trên giường, chân hướng thẳng về hướng tủ sách đầu giường đó.
7. Còn nữa, học Pháp nhiều rồi thấy mệt rồi, liền mở điện thoại ra chơi bài một lát, hoặc chơi cờ v.v.,  trong những thứ này đều có nhân tố “đấu” của văn hóa đảng, khi chơi đều muốn đánh bại đối phương, chứ chẳng ai mang theo tâm thái muốn thua mà chơi. Sau khi chơi xong lại tiếp tục học, làm cho việc học Pháp lẫn lộn với những trò tiêu khiển, nhìn thì là việc nhỏ, thực tế là không nghiêm túc với việc học Pháp. Nhất là trong khi chơi, tâm thái so với lúc học Pháp còn nghiêm túc chăm chỉ, còn tập trung tinh thần hơn, học Pháp thế này thì có thể đắc được bao nhiêu Pháp đây?
8. Khi thắp hương cho Sư phụ, không phải là thành tâm khấu bái nhất tâm bất loạn, trang nghiêm kính trọng, mà thường là mắt ngó nhìn chỗ khác, vội vàng khấu bái vài cái là xong việc. Mỗi lần xem diễn xuất Thần Vận, tôi để ý thấy rằng động tác bái Phật của diễn viên làm cho người xem cảm thấy vô cùng thành kính, thật sự là toàn bộ sinh mệnh đó đang cung kính vậy. Chúng ta kính Sư phụ hoặc học Pháp cũng cần phải như vậy.
Đây chỉ là một chút hiện tượng tôi nhìn thấy, tôi nghĩ cựu thế lực kính phục Sư phụ đến nỗi đầu rạp xuống đất, cho nên làm một đệ tử Đại Pháp của tân vũ trụ, trong vấn đề kính Sư kính Pháp, chúng ta cũng cần nhanh chóng tu cho tốt, không chỉ cần vượt qua khỏi sinh mệnh của cựu vũ trụ, mà còn cần lưu lại tấm gương cho tương lai nữa.
Dịch từ: http://www.zhengjian.org/2015/01/04/140763.对不敬师敬法现象的的一点浅析.html

Thứ Tư, 15 tháng 4, 2015

Thể hội gần đây giúp tôi “tu luyện như thuở ban đầu”


Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Hoa Kỳ
[MINH HUỆ 08-02-2015] Tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào năm 1999 và cho đến cách đây khoảng sáu tháng, tôi chưa từng cảm nhận hay thể hội được nhiều khi học Pháp, luyện các bài công pháp hoặc phát chính niệm.
Gần đây, Sư phụ hẳn đã khai mở điều gì đó cho tôi, cho phép tôi thể hội được uy lực phía sau các âm thanh và âm nhạc của Pháp. Sự thay đổi này cũng trùng hợp với một số khổ nạn lớn mà tôi đã trải qua.
Tôi nghĩ Sư phụ đang khích lệ để tôi thăng tiến trong tu luyện nhanh hơn và cứu độ nhiều hơn chúng sinh trước khi quá muộn. An bài từ bi này cũng tự nhiên giúp tôi đồng hóa với Pháp lý mà Sư phụ giảng gần đây “Tu luyện như thuở ban đầu, tất thành chính quả!” (Giảng Pháp tại Pháp hội San Francisco năm 2014)
Đọc Chuyển Pháp Luân bằng tiếng Trung
Trở lại năm 2003, sau khi thấy tâm trí mình bị lơ đãng nhiều khi đọc Chuyển Pháp Luân bằng tiếng Anh, tôi đã quyết định chỉ đọc bản tiếng Trung vì việc đó buộc tôi phải hoàn toàn tập trung.
Gần đây, khi tôi đọc tiếng Trung thành tiếng, thực sự học và hiểu mỗi từ và câu, tôi cảm thấy năng lượng mạnh mẽ chảy trong cơ thể. Đôi khi nó khá dữ dội, như thể tất cả các tế bào của tôi đang bị đốt nóng bằng vật chất cao năng lượng, đôi lúc đạt tới cực điểm. Không những cảm giác linh mẫn mà còn phấn khích, nó thường khiến tôi cười khúc khích như một đứa trẻ.
Tôi từng gặp vấn đề với việc giữ tỉnh táo trong khi đọc, nhưng giờ đây hoàn toàn ngược lại và tôi chỉ không muốn dừng lại.
Phát chính niệm
Gần đây, tôi dần nhận ra mình đã không nghiêm túc niệm khẩu quyết phát chính niệm. Tôi chỉ lẩm bẩm một cách hình thức. Đôi lúc, tôi thậm chí không nhớ mình đã niệm hay chưa. Một ngày, tôi quyết định tập trung niệm lực vào từng từ và thực sự cảm thấy hiệu quả, cũng giống như cách mà tôi đã làm trong khi đọc Chuyển Pháp Luân bằng tiếng Trung.
Hiệu quả thực sự mạnh mẽ! Lần đầu tiên, tôi cảm nhận được công của mình phát ra khỏi cơ thể để tiêu trừ tà ác. Khi tôi thực sự hiểu mình đang trợ Sư chính lại thiên địa, năng lượng thậm chí còn lớn hơn, cơ thể của tôi bắt đầu chấn động. Tôi có thể cảm thấy mình đang tiêu trừ tà ác đồng thời ở cả hoành quan và vi quan. Tôi từng phải vật lộn để giữ tỉnh táo trong cả mười phút phát chính niệm, nhưng giờ chuyện đã hoàn toàn khác, tôi thường phát thêm thời gian.
Luyện bài công pháp số năm
Cách đây một vài ngày, giữa lúc luyện bài công pháp số năm, tôi suy nghĩ về trạng thái luyện công không tĩnh được của mình đã kéo dài rất lâu – gần 10 năm cho đến bây giờ! Qua nhiều năm, tôi đã ngừng luyện đủ cả năm bài công pháp mỗi ngày và khi các hạng mục Đại Pháp trở nên bận rộn, tôi thực sự phải vật lộn để giữ tỉnh táo chỉ sau 15 phút ngồi đả tọa. Sao tôi có thể làm tốt việc phát chính niệm được nếu không gia trì công năng của mình? Ngay sau đó, tôi đã nhớ lại lời giảng của Sư phụ:
“Vì chúng ta nghe nhạc nhằm mục đích là muốn dùng nhạc để thay thế cho tư tưởng tạp loạn của chư vị, nếu không thì tư tưởng chư vị cái gì cũng nghĩ tới, nghĩ cái này nghĩ cái kia. Âm nhạc này lại là âm nhạc của Đại Pháp chúng ta, đằng sau âm nhạc này còn có nội hàm và Phật Pháp vĩ đại. Vậy chư vị nghe nhạc cũng giống như nghe nhạc Phật, thanh âm của Phật, là khởi tác dụng ấy.”(Giảng Pháp tại Pháp hội miền Đông Mỹ Quốc 1999)
Tôi hiểu vấn đề này và đã nhiều lần cố gắng trước đó, nhưng lần này, tôi thực sự đã dồn hết tâm trí như khi tôi đọc Chuyển Pháp Luân bằng tiếng Trung. Tôi đặt hết tâm trí của mình vào mỗi giai điệu của nhạc luyện công. Rất nhanh, năng lượng của tiếng nhạc thâm nhập vào tất cả tế bào trong cơ thể tôi và tâm trí tôi trở nên hết sức tỉnh táo. Tôi đã không cảm nhận được điều này khi luyện bài công pháp số năm trong một khoảng thời gian dài. Sau đó, tôi cảm thấy mình tràn đầy năng lượng. Giờ đây tôi chờ đợi để làm điều đó mỗi ngày.
Những thể hội này gần đây thực sự đã giúp tôi tu luyện như thuở ban đầu.
Con xin cảm tạ Sư tôn! Hợp thập.

Đăng ngày 15-04-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Thứ Ba, 14 tháng 4, 2015

Pháp Luân Đại Pháp là hy vọng duy nhất để viên mãn


[MINH HUỆ 25-01-2015] Với thiên mục khai mở khi còn rất trẻ, bà Hoàng Cam Thảo đã nhìn thấy được nhiều cảnh tượng ở không gian khác sau khi bà bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công (còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp) vào năm 2006.
Bà hoàn toàn có thể hiểu được những gì mình nhìn thấy là có sự giới hạn bởi tầng thứ tu luyện của bà, nhưng bà rất biết ơn Sư phụ Lý Hồng Chí đã cho bà nhìn được bằng thiên mục, giúp khích lệ bà tu luyện tinh tấn hơn.
Vì bà Hoàng mù chữ, nên bà đã nhờ hai phóng viên Minh Huệ viết ra những thể hội trong tu luyện của bà.
6abf4df286a9dafe5cd5101f0d75249c.jpg
Bà Hoàng Cam Thảo và con trai bà Trịnh Nghiêu Đống
Suy sụp bởi cái chết của chồng, nhanh chóng quyết định tu luyện Pháp Luân Đại Pháp
Chồng của bà Hoàng đã chết vì bệnh gan vào năm 2006, không lâu sau khi ông được giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp. Ông đã đi tìm chân Pháp qua hàng thập kỷ và từng phụ trách một nơi tổ chức nghi lễ lớn tại Thị trấn Nam Hóa, một vùng núi xa xôi heo lánh ở thành phố Đài Nam, Đài Loan.
Thật không may, bệnh tật đã lấy đi mạng sống của ông trước khi ông có cơ hội thực sự tu luyện Đại Pháp. Suy sụp vì cái chết của chồng, sức khỏe của bà Hoàng nhanh chóng yếu đi. Vài lần, bà đã cận kề cái chết và phải nhập viện.
Tuy nhiên, bà Hoàng đã cảm thấy nhẹ nhõm khi một người bạn nói với bà rằng ông đã mơ thấy người chồng quá cố của bà, ông đã nhờ chuyển thông điệp sau tới bà.
“Pháp Luân Đại Pháp là hy vọng duy nhất để viên mãn. Ông nên trân quý cơ hội chưa từng có này và tu luyện tinh tấn. Ngoài ra, xin hãy chuyển thông điệp này tới vợ và con trai của tôi Trịnh Nghiêu Đống.“
Bà Hoàng xem giấc mơ như một điểm hóa để bà tu luyện Đại Pháp. Bà thừa nhận rằng cách bà biết tới môn tập có một chút khác thường, nhưng bà rất vui vì cuối cùng đã bắt đầu cuộc hành trình nhờ giấc mơ của người bạn mình.
Đó là câu chuyện từ tám năm trước.
Sư phụ dạy bà học Chuyển Pháp Luân ở không gian khác
Lúc bắt đầu tu luyện, bà Hoàng cảm thấy đau khắp người, bà cũng cảm thấy rất yếu. Vì vậy, bà gần như đã bỏ cuộc, nhưng bà lại tiếp tục sau khi nhìn thấy qua thiên mục rằng cơn đau là do Sư phụ đang tịnh hóa thân thể cho bà.
Bà Hoàng từng nhìn thấy các Pháp Luân xoay tròn tỏa ánh vàng kim trong khi ngồi đả tọa. Kể từ đó, bà thường xuyên thấy Pháp thân của Sư phụ. Sư phụ thường khích lệ bà, tịnh hóa thân thể và thanh lý không gian quanh bà. Bà biết ơn sâu sắc Sư phụ và dành nhiều thời gian để luyện các bài công pháp cũng như học Pháp.
Con trai bà đọc sách Chuyển Pháp Luân cho bà. Với những phần, bà không thể hiểu được, Sư phụ sẽ cho bà thấy các khung cảnh trong lúc ngồi đả tọa để giúp bà hiểu các Pháp lý. Bằng cách này, bà đã học xong toàn bộ cuốn sách trong vòng chín tháng.
Mỗi lần kinh văn mới của Sư phụ được đăng, một học viên địa phương sẽ gửi một bản tới để con trai bà đọc cho bà.
Gặp các khảo nghiệm trên con đường tu luyện
Bà Hoàng thường xuyên nhìn thấy những hiện tượng huyền bí ở các không gian khác trong lúc ngồi đả tọa. Mặc dù, những cảnh tượng mà nhìn thấy là ít và không phản ánh được khung cảnh của toàn thể vũ trụ, nhưng bà vẫn có thể cảm nhận được sự tinh thâm của Đại Pháp.
Cách đây khoảng ba năm rưỡi, bà Hoàng đột nhiên nhận ra mỗi lạp tử trong không khí trong phòng bà trở thành một con mắt. Những con mắt này nhìn xem mỗi hành vi của bà có phù hợp với các tiêu chuẩn “Chân – Thiện – Nhẫn” không.
Bà cũng nhìn thấy hai hình tượng của chính mình, hình tượng trẻ ở bên trái và hình tượng già ở bên phải. Khi khảo nghiệm đến, bà sẽ chuyển sang bên trái và trở nên trẻ hơn, xinh đẹp hơn nếu bà bảo trì chính niệm. Nếu bà có niệm bất hảo, bà sẽ chuyển sang phải, già hơn và thoái hóa hơn.
Bà Hoàng nói: “Tôi không nhận ra rằng mình có bao nhiêu chấp trước và tư tưởng bất hảo cho đến sau khi tôi bắt đầu tu luyện. Nếu không nhờ Đại Pháp, thì tôi đã ở địa ngục rồi. Qua tu luyện, tôi dần dần tu sửa và đồng hóa mình với các nguyên lý ‘Chân – Thiện – Nhẫn’.”
Bà đã xúc động rơi nước mắt.
Nói về tu luyện cá nhân và đề cao tâm tính, bà Hoàng đưa ra một ví dụ. Một lần, qua thiên mục bà nhìn thấy một cái xô đẹp cùng dải ruy băng vàng bay về phía bà, khi bà rửa tay ở biển. Bà muốn mang nó về nhà, nhưng với niệm này tay của bà đột nhiên dính phân.
Bà vẫn cảm thấy khó có thể bỏ lại chiếc xô, sau đó bà nghe thấy giọng Sư phụ vang lên: “Đó là một dải duy băng hôi thối dùng để buộc xác chết.”
Bà nhanh chóng nhận ra chấp trước tham lam của mình và rời khỏi nơi đó. Nhưng cánh cổng tới thiên đường đã đóng và bà không thể đi qua được. Người gác cổng sẽ không mở cánh cổng cho đến khi bà nhận ra mình đã sai.
Trở nên từ bi sau khi thấy cảnh tượng đào thải
Một ngày cách đây hai năm, bà Hoàng trong lúc ngồi đả tọa nhìn thấy một đồng tu mang vật liệu để giúp bà dựng một chiếc thang tới Thiên đường. Mỗi lần một học viên hướng nội tìm chấp trước của họ, trình độ tâm tính của họ sẽ tăng lên nấc thang cao hơn.
Bà Hoàng luôn hướng nội khi đối diện với mọi thứ. Bà thấy mình đang leo lên những nấc thang ngày một cao hơn. Khi đã leo lên được tới cổng thành, bà được một đôi tiểu thiên sứ hộ tống vào trong thành phố.
Thành phố rất đẹp. Tất cả những bông hoa đều rất đẹp và mọi người cũng niềm nở. Bà thích nơi đó đến mức bà quyết định ở lại. Đột nhiên, bà nghe thấy một giọng nói thúc giục bà trở về, vì nhiều chúng sinh đang đợi được cứu độ. Khi bà không chịu, vì sợ mình không thể đến đó nữa, một khung cảnh đột nhiên xuất hiện trước mặt bà.
Trong khung cảnh đó, bà thấy nhiều người chết đuối trên biển, bị chôn sống, và bị thiêu đến chết trong một trận động đất. Bà thấy các học viên thăng lên trong khi hàng trăm nghìn người thường bị rơi xuống và đào thải. Bà cũng thấy những người cạnh những nơi bẩn thỉu như chuồng lợn, cống rãnh đang khóc lóc và đổ lỗi cho nhau.
Bà Hoàng chợt sinh tâm từ bi với những chúng sinh đáng thương đó và bà hứa: “Mình sẽ quay lại để cứu họ.”
Giảng chân tướng cứu độ chúng sinh
Sau khi thấy cảnh tượng đó, bà Hoàng nhận thấy thời gian đang rất cấp bách và bà phải ra ngoài giảng cho mọi người về Pháp Luân Đại Pháp. Một vài người đã tiếp thụ và bắt đầu tu luyện, trong khi những người khác cười nhạo bà.
Nhưng bà cũng không phiền lòng vì biết tâm tính của mình sẽ được đề cao miễn rằng bà tu luyện tinh tấn và giúp thêm nhiều người hiểu tại sao việc Đảng Cộng sản Trung Quốc đàn áp Pháp Luân Đại Pháp là sai.
Bà nói rằng các sinh mệnh cao tầng xuất hiện lúc bà ngồi đả tọa từng cố gắng để khảo nghiệm và cám dỗ bà.
Nhưng bà luôn khăng khăng rằng: “Không ai vĩ đại bằng Sư phụ Lý Hồng Chí và không pháp môn nào tuyệt vời như Pháp Luân Đại Pháp.”
Họ khen ngợi bà rồi rời đi.
Bà cũng nhận ra rằng, vì bà tu luyện tinh tấn mà môi trường xung quanh bà, gồm cả ngọn núi nơi bà sống, con trai, con dâu và cháu của bà cũng được đề cao.
Bà biết Sư phụ trân quý mỗi đệ tử Đại Pháp. Bà cũng hiểu rằng, để cảm tạ Sư phụ, các học viên phải cùng nhau tu luyện tinh tấn và đề cao tâm tính.

Đăng ngày 14-04-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.
Lời thức tỉnh từ thế giới vi quan


Tác giả: Tiến sĩ Tongwen Wang
Nhà nghiên cứu chính về ung thư và các bệnh kháng thuốc
Khoa Miễn dịch học
Trung tâm Nghiên cứu Virginia Mason
Đại học Washington
[ChanhKien.org] Vào một ngày đầu xuân, khi đang trên đường đi làm, có một người lạ bắt chuyện với tôi và hỏi thăm về nghề nghiệp của tôi. Sau khi biết rằng tôi là một nhà nghiên cứu về ung thư, mắt ông sáng lên và hỏi: “Có phải anh đang tìm phương thuốc chữa bệnh ung thư không?” Câu hỏi của ông ấy in sâu vào tâm trí tôi và bây giờ tôi muốn chia sẻ một số suy nghĩ với các bạn.
Kể từ khi bà tôi qua đời đột ngột vì căn bệnh ung thư gan ác tính khoảng 20 năm trước đây, từ “ung thư” chưa bao giờ rời khỏi tâm trí và trái tim của tôi. Từ trái tim non nớt của mình tôi có một niềm hy vọng vô tư rằng một ngày nào đó tôi sẽ tìm ra cách chữa bệnh ung thư, và điều đó đã đưa tôi đến tận giai đoạn này trong sự nghiệp của mình. Từ năm 1988 đến nay, tôi đi theo con đường của khoa học hiện đại dựa trên giản hóa luận để nghiên cứu sinh học ở nhiều cấp độ: từ giải phẫu học đến mô học, sinh học tế bào, và cuối cùng đến sinh học phân tử, sử dụng nấm men làm hệ thống mô hình để nghiên cứu biến đổi gen. Sau khi lấy bằng tiến sĩ, tôi cảm thấy mình đã sẵn sàng để mặt-đối-mặt với bệnh ung thư, do đó tôi đã bước vào lĩnh vực nghiên cứu ung thư. Cũng giống như nhiều người khác, tôi làm nghiên cứu trong lĩnh vực này thông qua quan sát các tế bào trong những hệ thống nhân tạo, đặc biệt những gì chúng ta gọi là hệ thống trong ống nghiệm, mà trong đó các dòng tế bào lớn lên trong các đĩa petri.
Tongwen mod
Tiến sĩ Tongwen Wang (Nguồn: people.ku.edu)
Năm 1992, khi tôi bắt đầu khóa huấn luyện sau tiến sĩ tại bệnh viện Massachusetts ở Boston, tôi đã “gặp” một protein mạnh mẽ được gọi là Nhân tố Chuyển đổi Tăng trưởng-beta (TGF-beta). Phân tử này là một chất kiềm chế mạnh mẽ sự tăng trưởng của tế bào. Trong cơ thể của chúng ta, có một số lượng lớn các protein TGF-beta như thế, tất cả chúng đều rất mạnh mẽ, trong đó, mỗi phân tử phụ trách việc hình thành và duy trì các cơ quan nội tạng chính khác nhau trong cơ thể của chúng ta. Hầu hết các protein này là chất ức chế mạnh mẽ sự tăng trưởng của tế bào. Trong cơ thể của chúng ta, cũng có một nhóm lớn các protein có chức năng thúc đẩy tích cực sự tăng trưởng của tế bào. Theo trí huệ cổ xưa của Trung Quốc, thuyết cân bằng Âm và Dương ở tầm vĩ mô cũng được triển hiện hoàn hảo ở mức độ phân tử, trong thế giới vi quan của tế bào. Nghiên cứu được tiến hành trong 20 năm qua đã làm sáng tỏ chi tiết các mạng phân tử trong một tế bào bình thường, nó sẽ trải qua một vòng đời ổn định gồm có tăng trưởng, chuyên môn hóa (chúng tôi gọi là sự phân hóa), lão hóa và chết. Tại mỗi giai đoạn trong vòng đời của một tế bào, chúng ta có thể “nghe thấy giai điệu” và “nhìn thấy nhịp điệu” của sự tương tác hòa hợp tuyệt vời giữa các yếu tố Âm và Dương. Sự rối loạn cân bằng giữa hai yếu tố này được nhìn nhận là nguyên nhân chính dẫn đến hành vi ngoài tầm kiểm soát của tế bào, một trong số những biểu hiện đó chính là bệnh ung thư. Làm thế nào một tế bào bình thường chuyển thành ung thư? Điều gì đã xảy ra? Một tế bào bình thường tương tác với các yếu tố môi trường để xác định thời điểm nó có thể bước vào giai đoạn tăng trưởng, gọi là chu kỳ tế bào, trong đó bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau, được đặt tên G1, S, G2 và M. Giữa mỗi giai đoạn có một cánh cửa. Các tế bào phải đáp ứng được một số yêu cầu trước khi nó có thể phát triển tiếp. Những cánh cửa này rất quan trọng, vì nếu một tế bào có gì đó bất ổn, những cánh cửa sẽ khởi tác dụng bảo vệ tế bào ấy bằng cách chặn nó lại ở giai đoạn đó cho đến khi vấn đề được khắc phục bằng cách nào đó. Nếu vấn đề không thể được khắc phục, tế bào sẽ kích hoạt hệ thống báo động, dẫn đến một chế độ tự hủy được sắp đặt hoàn hảo đến mức đáng kinh ngạc. Như vậy, một tế bào bình thường hoạt động phù hợp với hệ thống mà nó thuộc về. Khi có lỗi xảy ra, các tế bào có một cơ chế “hy sinh” bản thân vì lợi ích của chỉnh thể. Ngược lại, một tế bào ung thư bằng cách nào đó đã “lách” qua các luật tại mỗi cổng kiểm tra giữa các giai đoạn phát triển, qua đó tiếp tục tăng trưởng số lượng. Cơ chế tự hy sinh cũng bị loại bỏ để chúng đạt được sự “bất tử”. Tất nhiên, sự bất tử tạm thời như vậy kéo theo cái chết của cả chỉnh thể, thú vị thay, điều này phản ánh một “sinh mệnh” rất thiếu hiểu biết mà lại vô cùng ích kỷ.
Trong 20 năm qua, các nhà nghiên cứu ung thư đã biết được rằng phải mất nhiều giai đoạn để một tế bào tích lũy những lỗi protein khác nhau rồi cuối cùng quét sạch tất cả các cơ chế bảo vệ quan trọng ở cấp độ tế bào. Sau đó, tế bào ấy bắt đầu di căn, trong quá trình đó nó lại tiếp tục vi phạm nhiều luật lệ của hệ thống, bao gồm cả các luật của hệ thống miễn dịch. Giống như cảnh sát, thông thường hệ thống miễn dịch sẽ liên tục tra hỏi các hệ thống trong cơ thể để loại bỏ các tế bào bất thường.
Bí ẩn thực sự là tại sao các tế bào có thể xoay sở để tích tụ nhiều lỗi đến thế mà không bị loại bỏ. Ở mức vi quan của một tế bào, chúng tôi biết rằng có nhiều cơ chế bảo vệ được đặt ra. Trong phạm vi “trung quan” của một cơ thể, chúng ta biết rằng cũng có nhiều cơ chế bảo vệ tại chỗ. Làm sao từng cơ chế bảo vệ trong cơ thể bệnh nhân ung thư đều thất bại hết? Một số nhà sinh vật học tin rằng ung thư là do một số lỗi ở cấp độ gen, khiến cho các vật chất di truyền không ổn định, được gọi là sự bất ổn định về di truyền, dẫn đến sai lệch trên diện rộng ở cấp độ gen. Tuy nhiên, một tế bào bình thường biết cách sửa chữa một lỗi ở mức độ gen và cũng biết kích hoạt chế độ tự hủy khi nó không khắc phục nổi vấn đề.
Nhiều phòng thí nghiệm, bao gồm cả của tôi, đã nghiên cứu về cách thức các tế bào giao tiếp với nhau thông qua các protein (http://www.vmresearch.org; “Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm”). TGF-beta được tạo ra bởi hầu hết các tế bào trong cơ thể của chúng ta. Khi nó được tiết ra bên ngoài một tế bào, TGF-beta hoạt động như một tín hiệu “công bố” với những tế bào nào ở lân cận mà có một bộ các protein duy nhất dùng để nhận biết và liên kết với nó. Một khi các protein có chức năng liên kết này, còn gọi là “thụ thể”, nằm trên bề mặt tế bào, liên kết với TGF-beta, chúng sau đó sẽ “nói chuyện” với các protein bên trong tế bào. Chi tiết về các bước giao tiếp giữa các protein bên trong và các protein bên ngoài tế bào đã được nhiều phòng thí nghiệm trong cộng đồng nghiên cứu truyền tín hiệu vẽ ra một cách cẩn thận. Sau sáu năm nghiên cứu chuyên sâu và tốn kém, chúng tôi hiện đã xác định được một cơ chế chức năng thú vị của TGF-beta. Ai trong lĩnh vực này cũng đều biết rằng có một nhóm các protein bên trong tế bào tên là “Smad” đóng vai trò then chốt để thực hiện các chỉ lệnh của TGF-beta nhằm ức chế sự tăng trưởng của tế bào. Trên thực tế, nhiều bệnh ung thư, như ung thư ruột kết, ung thư tuyến tụy, ung thư vùng đầu và cổ, tất cả đều liên quan đến dị tật ở những protein Smad. Phải đến gần đây chúng tôi mới phát hiện rằng Smad thực hiện sứ mệnh của mình bằng cách trực tiếp “nói chuyện” với một hệ thống protein rất quan trọng ở bên trong tế bào. Hệ thống protein này bao gồm một lượng lớn các protein cùng nhau làm các công việc sau: 1) đánh dấu các protein già, lão hóa, hoặc protein rối loạn chức năng để tiêu huỷ; và 2) hỗ trợ hầu hết mọi chức năng của tế bào thông qua việc lần lượt loại bỏ các protein để điều chỉnh mức độ của từng loại protein đóng vai trò điều tiết trong tế bào. Hệ thống này cũng rất trọng yếu đối với hệ thống miễn dịch để tìm ra vấn đề khi virus và vi khuẩn xâm nhập cơ thể, hoặc khi một tế bào hành xử bất thường. Hệ thống protein này được gọi là “hệ proteasome”. Các sự cố của hệ thống này cũng gây cản trở chức năng kiềm chế tăng trưởng tế bào của TGF-beta.
Khi tôi đang suy tư về ý nghĩa của phát hiện này, thì một hôm, người bạn của tôi, Tiến sĩ Lili Feng gọi cho tôi. Lili là một giáo sư tại Đại học Y dược Baylor. Cả Lili và tôi đều đang tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, một môn tu luyện cả tâm lẫn thân cổ xưa, được biết đến một cách rộng rãi phần lớn là do cuộc đàn áp Pháp Luân Đại Pháp gần đây ở Trung Quốc . Tôi biết Lili đang tiến hành một dự án khảo sát sự ảnh hưởng của tập luyện Pháp Luân Đại Pháp lên các tế bào của hệ thống miễn dịch. Lili nói với tôi rằng cô ấy đã hoàn thành nghiên cứu của mình trong việc so sánh mức độ 12.000 gen ở các học viên Pháp Luân Đại Pháp và những người không tu tập. Trước sự ngạc nhiên lớn của tôi, cô đề cập đến một số gen trong hệ proteasome. Vì vậy, tôi nhờ cô ấy gửi cho tôi những dữ liệu gốc và quyết định tìm hiểu kỹ càng hơn. Từ thời điểm đó, một luồng thông tin khai sáng tuyệt vời đã chảy vào hệ thống nghiên cứu của tôi. Các dữ liệu Lili gửi đến cho tôi là một loạt các con số được thu thập ngẫu nhiên từ các cuộc thí nghiệm. Nhưng từ đống số liệu đó, một hình ảnh hiện ra rõ nét: hơn 10 loại protein khác nhau trong hệ proteasome bị giảm mạnh trong các tế bào miễn dịch của học viên Pháp Luân Đại Pháp. Điều này cho thấy hệ proteasome sẽ bị giảm kích thước. Sẽ không có nhiều ý nghĩa nếu chỉ có hệ thống này giảm kích thước, vì việc giảm hệ proteasome sẽ dẫn đến sự tích tụ rác và protein già. Nhưng cũng trong tập dữ liệu ấy, hơn 10 loại protein khác nhau thuộc về một hệ thống protein được gọi là “ribosome” cũng bị giảm mạnh. Ribosome chịu trách nhiệm tạo protein mới. Tôi đột nhiên nhận ra rằng dữ liệu này ám chỉ sự đồng loạt giảm kích thước của toàn bộ dây chuyền sản xuất protein và tiêu thụ protein.
cc9f662d-a135-4d40-8d81-b4a142a07bae
Hình minh họa cấu trúc của một loại proteasome (Nguồn: Internet)
Lili sau đó đề cập với tôi rằng cô ấy đã đọc bài báo về mối tương quan giữa kích thước và hoạt động của hệ proteasome với tuổi thọ, trong các thí nghiệm trên chuột. Tiến sĩ Allen Taylor từ Đại học Boston cho biết, khi các nguồn cung cấp thực phẩm bị hạn chế, những con chuột sống lâu hơn và hệ proteasome của chúng sẽ giảm kích thước[1] [3]. Sau đó tôi tìm thấy một bài báo về mối tương quan giữa sự tăng cường hoạt động của hệ proteasome với nhiều bệnh khác nhau. Bài viết nói rằng họ đã tìm thấy trong các tế bào ung thư, hệ proteasome đã hoạt động ở mức cao nhất[4]. Một bài báo thứ ba mà tôi nhận từ tay Lili đã bổ sung một điểm cuối cùng vào ý tưởng đang dần lóe lên (xem bên dưới). Trong bài báo này[5], từ những nghiên cứu tỉ mỉ về các quá trình chuyển hóa protein trong tế bào, có vẻ như 1/3 các protein mới bị tiêu hủy ngay sau khi chúng được tạo ra. Do đó, các tế bào phải làm việc trong một tình trạng rất bận rộn và lãng phí.
Lili và tôi bắt đầu gửi email tới lui. Lili có một khiếu hài hước tuyệt vời và một trí tưởng tượng rất phong phú. Một ngày nọ cô ấy hỏi tôi: “Anh có biết các proteasome là gì trong thế giới vi môkhông?” Sau đó cô tự trả lời luôn: “Các lỗ đen.” Rồi cô gửi cho tôi một tập báo cáo về cách thức hoạt động của lỗ đen trong vũ trụ. “Anh thấy đấy”, cô nói, “các proteasomes rất bận rộn khi các tế bào bị bệnh, và khi các lỗ đen rất bận rộn thì có nghĩa là gì?” Khi nghe điều đó, tôi nghĩ đến những hiện tượng trong lối sống hiện đại của chúng ta: sản xuất hàng loạt và tiêu thụ hàng loạt. Điều này thật đáng kinh ngạc, từ vi mô đến vĩ mô, các hệ thống vũ trụ khác nhau của tế bào, cơ thể, xã hội và toàn thể vũ trụ, thể hiện mối tương đồng và đối ứng đáng kể.
Đến lúc này, khi tôi quay trở lại với câu hỏi: “Điều gì làm cho các tế bào ung thư tích lũy quá nhiềulỗi và vi phạm nhiều cơ chế bảo vệ khác nhau như vậy?”, một câu trả lời đơn giản nhưng rõ ràng hiện lên trong tâm trí của tôi: “Đó là tốc độ siêu trao đổi chất của protein!” Nếu tất cả các tế bào trong một cơ thể đang trong trạng thái sản xuất hàng loạt, hệ proteasome sẽ có khả năng bị quá tải và không thể tiêu hủy các protein già và bị hỏng, từ đó lại gây ra những lỗi khác, phá vỡ sự cân bằng. Vì các protein là nhân vật chính trong tất cả các chức năng của tế bào, khi các protein xấu không thể bị loại bỏ, chúng sẽ tiếp tục gây tác hại đến toàn bộ hệ thống cho đến khi cả hệ thống bị mất kiểm soát. Dù các tế bào có cố gắng tăng số lượng sản xuất proteasome đến mấy, nếu sự chuyển hóa tiếp tục tăng, các tế bào cuối cùng sẽ không quản lý nổi nữa. Mức tăng proteasome được tìm thấy trong các tế bào ung thư phản ánh một trận chiến cuối cùng của các tế bào nhằm cố giành lại sự cân bằng.
Tôi không thể không tự hỏi có bao nhiêu trong số những căn bệnh mà người hiện đại đang mắc phải là hậu quả của lối sống xô bồ, sự căng thẳng tinh thần, và những mưu cầu bất tận đang cuộn lấy tâm trí và trái tim của họ. Tất cả đều có thể, thông qua hệ thống pyschoneuroendocrine độc đáo của con người, truyền đến cấp độ tế bào yêu cầu gia tăng sự trao đổi chất của tế bào, cho đến khi nó làm các hệ thống proteasome quá tải, dẫn đến sự tích tụ của những lỗi sai của tế bào, và cuối cùng dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống cơ thể. Nói sâu hơn, phải chăng sự ham muốn bất tận đối với tiền của, vật chất, danh lợi và quyền lực cũng gắn liền với nhiều căn bệnh của xã hội?
Vậy đâu là phương thuốc cho bệnh ung thư? Đâu là phương thuốc cho tất cả các vấn đề của xã hội? Điều gì có thể làm chậm lại các hoạt động của lỗ đen trong vũ trụ? Vấn đề chữa bệnh ung thư cũng trọng đại tương đương với hai vấn đề kia. Nhưng liệu có một nguyên nhân chung cho cả ba không? Liệu có một Pháp lý vụ trụ nào mà khi vi phạm điều đó sẽ dẫn đến sự xuất hiện của tất cả các vấn đề vũ trụ, từ nhỏ đến lớn không? Có thể nào tất cả mọi thứ chúng ta nhìn thấy trong thế giới vật chất này chỉ đơn thuần là một biểu hiện của cái mà chúng ta gọi một cách mơ hồ là “ý thức” không?
Thế giới của tinh thần và ý thức: đây là vùng xám cấm đụng chạm đối với khoa học hiện đại. Khoa học hiện đại cách ly nó ở ngoài và tin rằng chúng ta chỉ có thể hiểu được tự nhiên bằng cách tách bạch hoàn toàn vật chất ra khỏi tinh thần. Nhưng bản chất của tinh thần là gì? Nó có mối liên hệ gì với vật chất? Nếu không biết câu trả lời cho những câu hỏi này, chúng ta liệu có thể thực sự an tâm và tự tin rằng mình có thể hiểu được các quy luật của cơ thể chúng ta và luật của vũ trụ ở mức độ vật chất này?
echo04L
Chàng trai Narcissus trong thần thoại Hy Lạp (Nguồn: Internet)
Trước chuyến đi đến Boston, tôi đã đọc được một bài báo trên tạp chí Science, trong đó trên trang bìa là một bức tranh nổi tiếng của Michelangelo Merisi da Caravaggio (1573-1610), chàng Narcissus trong thần thoại Hy Lạp. Narcissus nhìn thấy hình ảnh phản chiếu của chính mình trên mặt nước, rồi yêu say đắm hình ảnh của chính mình. Anh không thể từ bỏ niềm đam mê với hình ảnh đó, và dồn tất cả sự quan tâm của mình vào nó, khiến cho nó rút cạn tất cả sức lực của mình, và cuối cùng chàng đã chết. Lúc đầu tôi nghĩ: “Tại sao Narcissus không nhận ra rằng đó là hình ảnh của chính mình?” Tất nhiên tôi đoán là thời đó họ chưa có gương. Nhưng sau đó tôi tự hỏi: “Tại sao anh ta không tự nhìn kỹ lại bản thân mình? Nếu làm được như thế thì anh ta đã có thể phát hiện ra có rất nhiều điểm tương đồng từ hai bàn tay đến quần áo và những thứ khác.” Sau đó, tôi mỉm cười khi nhận ra, trên thực tế có bao nhiêu người trong chúng ta tự nhìn lại chính mình trong cuộc sống của chúng ta? Khi gặp vấn đề, chúng ta hướng về tất cả mọi thứ bên ngoài, ngoại trừ chính mình. Sinh, lão, bệnh, tử, tất cả chúng ta tìm kiếm những câu trả lời từ bên ngoài. Chúng tôi đã dành rất nhiều tài nguyên để tìm ra phương pháp chữa trị cho các căn bệnh. Hiện nay chúng tôi đang hy vọng một ngày nào đó sẽ có một siêu máy tính soi sáng cho chúng ta về những bí ẩn của cuộc sống. Nhưng nếu toàn bộ thế giới vật chất này là một thế giới ảo tưởng giống như những gì mà các nhà hiền triết cổ đại đã dạy từ những thời kỳ xa xưa trước đây thì sao? Chúng ta đã thấy đủ sự đối ứng giữa vũ trụ, xã hội con người, cơ thể con người và các tế bào chưa? Liệu có phải là chúng ta đã nhìn chằm chằm vào hình ảnh của chính mình quá lâu? Liệu đã đến lúc chúng ta tìm thấy con người thật của chính mình và trở về nhà?
Diễn thuyết tại Diễn đàn Boston Future Science vào tháng 04-2002.
(Ghi chú: Sau bài phát biểu của tôi, nhiều học viên Pháp Luân Đại Pháp đã đến gặp và kể với tôi về những trải nghiệm của cá nhân họ và về cách mà họ hoặc các học viên khác đã phục hồi từ hàng loạt các bệnh “nan y” như xơ cứng toàn thân và các bệnh ung thư khác nhau thông qua tu luyện)

Tài liệu tham khảo:
1. Scrofano MM, Jahngen-Hodge J, Nowell TR Jr, Gong X, Smith DE, Perrone G, Asmundsson G, Dallal G, Gindlesky B, Mura CV, Taylor A. Ảnh hưởng của quá trình lão hóa và hạn chế calorie về mức độ dinh dưỡng trong plasma trên chuột đực và cái Emory. Mech Ageing Dev. 15 tháng 9 năm 1998; 105 (1-2): 31-44.
2. Scrofano MM, Shang F, Nowell TR Jr, Gong X, Smith DE, Kelliher M, Dunning J, Mura CV, Taylor A. Hạn chế Calorie, căng thẳng và con đường phụ thuộc ubiquitin trong gan chuột. Mech Ageing Dev. 16 tháng 11 năm 1998; 105 (3): 273-90.
3. Scrofano MM, Shang F, Nowell TR Jr, Gong X, Smith DE, Kelliher, Minnesota M, J Dunning, Mura CV, Taylor A. Lão hóa, hạn chế calo và ubiquitin phụ thuộc vào sự phân giải protein ở gan của chuột Emory. Mech Ageing Dev. 01 tháng tư năm 1998; 101 (3): 277-96.
4. Dutaud D, L Aubry, Henry L, Levieux D, Hendi KB, Kuehn L, Cục JP, và Ouali A. Phát triển và đánh giá của một chiếc bánh sandwich ELISA để định lượng các proteasome 20S trong huyết tương người. J. của miễn dịch. Meth. 2002; 260: 183-193.
5. Yewdell JW. Không như một khoa học ảm đạm: kinh tế tổng hợp protein, gấp, suy thoái và xử lý kháng nguyên. Xu hướng in Cell Bio. năm 2001; 11 (7): 294-297.

http://chanhkien.org/2015/04/loi-thuc-tinh-tu-the-gioi-vi-quan.html

Thứ Hai, 13 tháng 4, 2015

Thể ngộ về “Nhẫn”


Bài viết của một đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc
[MINH HUỆ 29-11-2014] Pháp Luân Đại Pháp đồng thời tu luyện Chân – Thiện – Nhẫn. Nhìn lại những năm tu luyện đã qua của mình, tôi nhận thấy rằng tôi đã gặp nhiều khó khăn, khổ nạn trong việc tu “Nhẫn” và đã không thể vượt qua nhiều khảo nghiệm về vấn đề này.
Sư phụ giảng: “Nhẫn là chìa khoá của đề cao tâm tính.” (Thế nào là Nhẫn, Tinh tấn yếu chỉ)
Sư phụ giảng:
“Đặc biệt nhấn mạnh vào khả năng Nhẫn, chỉ có Nhẫn, mới có thể tu xuất kẻ sỹ đại đức, Nhẫn ấy, nó là điều rất mạnh mẽ, là vượt khỏi Chân và Thiện. Toàn bộ quá trình tu luyện đều cần phải khiến chư vị nhẫn, giữ tâm tính vững vàng, không thể tuỳ tiện khinh suất.” (Chương 3, Pháp Luân Công)
Sư phụ cũng giảng: “ Đối với người tu luyện thông thường mà giảng, “Đả bất hoàn thủ, mạ bất hoàn khẩu” là biểu hiện của một cách xử lý chuẩn xác nhất.” (Giảng Pháp tại Pháp hội miền Đông Mỹ quốc [1999](tạm dịch)
Lấy ví dụ, khi một người nào đó đột nhiên chỉ ngón tay vào bạn và nguyền rủa bạn, liệu bạn có thể giữ được bình tĩnh không? Trước một đám đông lớn, có người tát bạn một cái: liệu bạn có thể nhẫn chịu được cảm giác đau khổ, xấu hổ, lúng túng, và mất mặt lúc đó không?
Sư phụ giảng:
“Các vị ngồi ở đây liệu có bao nhiêu người nếu đột nhiên bị người ta trỏ vào mặt rồi chửi mà vẫn có thể làm được ‘tâm tình thật thản nhiên’? Có mấy người khi đối diện với [tình huống] bị người khác phê bình và chỉ trích mà tâm bất động và [tự] tìm nguyên nhân của bản thân mình?” (Giảng Pháp tại Pháp hội thành phố Los Angeles [2006])
“Nhẫn” xác thực là một thứ gì đó rất mạnh mẽ. Nó không phải là việc có thể dễ dàng mà làm được. Cần phải trải qua một quá trình gian khổ mới có thể thực hiện được “Nhẫn” triệt để.
1. Bắt đầu từ việc “kiềm chế bản thân” và bắt buộc bản thân phải nhẫn nại
Sư phụ đã giảng:
“[Nếu chư vị] đối với người ta mà còn không kiềm chế được, thì không đúng. Có người lại nghĩ [thế này] ‘Sư phụ bảo tôi nhẫn nhịn, thì tôi nhẫn nhịn.’, sau một thời gian, chư vị bảo “Sư phụ, con nhẫn nhịn [đến độ] quả thực rất khó chịu rồi.” Tôi nói rằng đó không phải là nhẫn; người tu luyện chân chính thì hoàn toàn không giận dữ, việc lớn đến mấy đều bất động tâm, cớ gì lại chịu nhịn sự khó chịu? Như thế mới là người tu luyện. Còn có người là lo cho thể diện mà nhẫn, đó đều không phải là nhẫn thật sự. [Là một người] mới bắt đầu tu luyện, chư vị tạm thời chưa đạt được thế, thì chư vị cũng phải thật sự kìm nén [nó] lại.” (Giảng Pháp tại Pháp hội ở Houston) (tạm dịch)
Tôi ngộ ra rằng, trong thời gian đầu tu luyện, khi chúng ta gặp phải bất kỳ cuộc xung đột nào để khảo nghiệm tâm tính, ít nhất chúng ta nên “kiềm chế bản thân mình”, cố gắng ép bản thân “mỉm cười và chịu đựng” khi gặp tình huống bất lợi. Chúng ta phải cắn răng chịu đựng, không phản kích, không phản bác, và không giải thích. Ngay cả khi tâm của chúng ta náo động, biểu hiện ra là đau khổ, thậm chí hai mắt đẫm lệ, chúng ta vẫn cần phải kiểm soát bản thân và không nói dù chỉ một lời – chúng ta cần phải làm được việc là không phản kháng lại.
Để khắc chế các dục vọng như dục tính, thói ham ăn, và các loại dục vọng khác, chúng ta phải vững tâm, minh xác nói với các chủng dục vọng hoặc tà niệm rằng: “Ta sẽ không cho phép ngươi làm theo cách ngươi muốn. Ta sẽ không cho phép ngươi đạt được mục đích. Ngươi không phải là ta. Ngươi không thể dẫn dụ được ta. Ta phải thanh trừ ngươi!”
Thực chất, việc kiềm chế bản thân và ép buộc bản thân phải “mỉm cười và chịu đựng” chính là giống như “tâm bị lay động nhưng vẫn kiểm soát được tâm tính.” Phải ở trong hoàn cảnh thực sự khiến tâm bị lay động mới có thể tu luyện bản thân, mới có thể thoát khỏi những quan niệm người thường, vậy nên tâm của người tu luyện sẽ phải trải qua thử thách. Các cám dỗ sẽ xuất hiện khiến khuấy động nhân tâm. Trong hoàn cảnh đó, nếu bạn có thể kiểm soát cơn nóng giận, nếu bạn giữ được bình tĩnh, và nếu bạn có thể kìm nén những cảm xúc của bản thân mà không thể hiện chúng ra bên ngoài, thì bạn đã thành công trong việc “kiềm chế”.
Tuy nhiên, Sư phụ cũng giảng: “Nếu chư vị có thể Nhẫn được vững, nhưng trong tâm vẫn không dứt bỏ, thì như thế vẫn chưa được.” (Chuyển Pháp Luân) Chúng ta vẫn cần phải tiến lên một cấp độ cao hơn.
2. Đạt tới tiêu chuẩn của một người tu luyện về Nhẫn chân chính
Trong xã hội Trung Quốc tồn tại một câu danh ngôn: “Tiểu bất nhẫn ắt loạn đại mưu“ (Không nhẫn được trong các vấn đề nhỏ sẽ làm hỏng việc lớn). Đây là cái nhẫn giảo hoạt của người thường.
Có một câu chuyện kể về đại triết gia Socrates kết hôn với một “người đàn bà đanh đá.” Một ngày nọ, người đàn bà đanh đá ấy nổi cơn thịnh nộ. Socrates rời khỏi nhà để tránh cơn giận dữ của bà ta. Khi ông đang đi bộ bên dưới cửa sổ nhà mình, một chậu đầy nước bẩn đã đổ ào xuống đầu ông. Socrates khi đó trông giống như một chú chuột chết đuối nhưng vẫn nói một cách hài hước: “Điện thiểm lôi minh chi hậu, tất nhiên thị khuynh bồn đại vũ. (Sau khi có sấm sét, ắt phải có mưa lớn.)”
Đây là Nhẫn ở một tầng thứ cao của một Thánh nhân, .
Tương truyền rằng ở Trung Quốc cổ đại có hai đại thiền sư đã tu luyện tới trình độ cao là Hàn Sơn và Thập Đắc đã có một đoạn đối thoại:
Hàn Sơn hỏi Thập Đắc : “Thế gian có những người nói xấu tôi, bắt nạt tôi, xúc phạm tôi, nhạo báng tôi, coi thường tôi, và khinh bỉ tôi. Tôi phải xử trí ra sao với những sự việc này?”
Thập Đắc trả lời: “Ngài hãy cười và nhẫn chịu, hãy tránh xa người đó, hãy mặc anh ta, hãy nhẫn nại và không chú ý đến anh ta. Rồi hãy nhìn lại chúng sau một vài năm.”
Cuộc đối thoại này thật thú vị. Tôi đã tìm thấy trong ví dụ ở trên rất nhiều điều để tham chiếu. Mục tiêu, nhiệm vụ và ý nghĩa của tu luyện của đệ tử Đại Pháp là không thể so sánh. Điều chúng ta đang tu luyện là toàn thể vũ trụ.
Để chân chính đạt tiêu được chuẩn của Nhẫn, trước tiên chúng ta phải học Pháp. Chỉ có Đại Pháp là toàn năng. Miễn là chúng ta tiếp tục đặt Đại Pháp ở trong tâm thức, đi vào trí óc và tâm của chúng ta, chỉ cần chúng ta đồng hóa bản thân với Pháp, thì tất cả mọi việc đều có thể được giải quyết.
Chúng ta luôn phải tự nhắc nhở bản thân về những nhiệm vụ quan trọng của các đệ tử Đại Pháp trong thời kỳ Chính Pháp. Nếu chúng ta không đạt tiêu chuẩn trong tu luyện, làm thế nào chúng ta có thể hoàn thành “thệ ước” của mình?. Chúng ta làm thế nào để cứu độ chúng sinh trong thế giới của chúng ta, những người đã bao năm trường chờ đợi? Vì họ, có gì là chúng ta không thể nhẫn chịu!
Ngoài ra, chúng ta cần mở rộng năng lực trí huệ của mình. Sư phụ đã nhiều lần giảng cho chúng ta về kết cấu và sự mênh mông vô tỷ của thiên thể, vũ trụ và đại khung để chúng ta có thể tu luyện tốt hơn, để tầm nhìn của chúng ta được mở rộng, từ đó mà trí huệ của chúng ta mở mang, và năng lực của chúng ta cũng tăng lên. Chúng ta có một Pháp lớn đến như vậy. Ngược lại, người thường làm ra những việc như đối xử bất công, chế nhạo, lăng mạ, và gây tổn hại cho người khác, họ muốn đạt được gì đây? Chúng hoàn toàn chẳng là gì cả!
Ngoài ra, khi có bất kể mâu thuẫn nào xảy đến, chúng ta nhất thiết phải “hướng nội” tìm, hướng nội hoàn toàn và vô điều kiện. Tất cả những sự việc mà người tu luyện gặp phải đều có liên hệ tới sự đề cao trong tu luyện của học viên. Chúng xảy đến là bởi vì chúng ta còn có các chấp trước tương ứng chưa buông bỏ. Những sự việc này đều đã được Sư phụ khổ tâm an bài tỉ mỉ, nhờ đó chúng ta sẽ có thể tiến bộ và đề cao tầng thứ.
Khi bị chế nhạo, chúng ta hãy đối mặt với nó bằng một nụ cười; khi bị đánh, chúng ta coi nó không có gì đáng kể; khi bị đe dọa, tâm của chúng ta không lay động; ngay cả khi có những khổ nạn tưởng chừng như không thể vượt qua xuất hiện, chúng ta cũng không để chúng trong tâm. Điều chúng ta hướng tới và cố gắng đạt được chính là các tiêu chuẩn về Nhẫn của người tu luyện chân chính.
3. Tiến tới thể ngộ nội hàm cao hơn của Nhẫn ở trong Pháp
Nhẫn trong Pháp nội hàm và tầng thứ thâm sâu vô hạn. Dưới đây là ba điều bản thân tôi đã thể ngộ được:
a. Nhẫn của Đại Pháp với từ bi và uy nghiêm đồng tại
Là một đệ tử Đại Pháp trong thời kỳ Chính Pháp, chúng ta phải trợ Sư Chính Pháp và viên dung Đại Pháp. Đại Pháp là từ bi nhưng cũng rất uy nghiêm.
Sư phụ đã giảng:
“Nhẫn không phải là hèn nhát, càng không phải là thuận chịu [những điều] trái nghịch. Nhẫn của đệ tử Đại Pháp là cao thượng, là biểu hiện của sinh mệnh vĩ đại bất động như kim cương kiên chắc không thể phá, là khoan dung để duy trì chân lý, là từ bi và cứu vãn đối với những sinh mệnh vẫn còn nhân tính vẫn còn chính niệm. Nhẫn tuyệt đối không phải là dung túng vô hạn độ, để cho những sinh mệnh tà ác đã hoàn toàn không còn nhân tính không còn chính niệm kia hành ác vô độ.” (Nhẫn vô khả nhẫn, Tinh tấn yếu chỉ II)
Đối với tà ác bức hại các đệ tử Đại Pháp, chúng ta phải kiên quyết thanh trừ. Chúng ta cần phát huy uy lực của chính niệm để không những toàn diệt tà ác, mà còn khiến cho những sinh mệnh bại hoại, những kẻ không còn đạt tiêu chuẩn đạo đức của một con người, phải lập tức hoàn trả cho những gì họ đã làm và đón nhận sự trừng phạt thích đáng.
b. Nhẫn của Đại Pháp có thể đưa chúng ta đến cảnh giới mỹ hảo hơn
Sư phụ đã giảng cho chúng ta rằng, với tâm đại Nhẫn, chúng ta sẽ “… Nhất cử tứ đắc.” (Chuyển Pháp Luân) và sẽ cảm nhận được rằng vạn vật tươi mới giống như sau khi một cơn bão đi qua. Chúng ta sẽ tiến nhập vào một trạng thái siêu thoát khỏi những điều trần tục. Ở trong thạng thái đó, chúng ta sẽ cảm thấy tất cả mọi thứ đều có thể được đặt sang một bên bởi tất cả mọi thứ ở thế gian này đều trở nên nhỏ bé và vô nghĩa. Chúng ta sẽ dần dần tiến nhập vào cảnh giới trống rỗng hư không, một cảnh giới chân chính mỹ hảo.
c. Lý giải sâu sắc về ý nghĩa phổ quát vĩ đại vĩnh hằng của Nhẫn trong Đại Pháp
Chân – Thiện – Nhẫn là những đặc tính cơ bản của vũ trụ. Bởi có các đặc tính này mà các vật chất nguyên thủy, các vi lạp nguyên thủy, hoặc các bản nguyên vật chấp mới có thể cùng tập hợp, kết hợp, viên dung, và phát triển không ngừng để hình thành tất cả sinh mệnh, để tạo nên vạn vật, và tạo thành vũ trụ này.
Là một bộ phận, một thành phần, hoặc thậm chí là một lạp tử của vũ trụ, chúng ta phải tuyệt đối chân thành, từ bi, và nhẫn nại.
Khi chúng ta suy nghĩ cho người khác trước, chúng ta sẽ vô tư vô ngã và sẽ hòa hợp cộng sinh vĩnh tồn. Đó chính là cuộc sống tốt đẹp nhất trong vũ trụ, nếu làm ngược lại, chúng ta sẽ tự bài xích lẫn nhau và cuối cùng sẽ bị giải thể.
Đại Pháp căn bản của vũ trụ, đặc tính Chân – Thiện – Nhẫn là đặc tính vĩnh hằng của vũ trụ. Nó có thể tự động và không ngừng quy chính lại tất cả mọi thứ về trạng thái đúng đắn của nó, viên dung vũ trụ, khiến vũ trụ giống như một viên kim cương bất phá, thành trụ bất diệt, trường tồn vĩnh hằng.
Trên đây chỉ là thể ngộ cá nhân của tôi. Xin quý đồng tu vui lòng chỉ ra bất cứ điều gì không phù hợp.

Đăng ngày 19-03-2015; Bản dịch sẽ được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.