Bài viết của một đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc
[MINH HUỆ 29-11-2014] Pháp Luân Đại Pháp đồng thời tu luyện Chân – Thiện – Nhẫn. Nhìn lại những năm tu luyện đã qua của mình, tôi nhận thấy rằng tôi đã gặp nhiều khó khăn, khổ nạn trong việc tu “Nhẫn” và đã không thể vượt qua nhiều khảo nghiệm về vấn đề này.
Sư phụ giảng: “Nhẫn là chìa khoá của đề cao tâm tính.” (Thế nào là Nhẫn, Tinh tấn yếu chỉ)
Sư phụ giảng:
“Đặc biệt nhấn mạnh vào khả năng Nhẫn, chỉ có Nhẫn, mới có thể tu xuất kẻ sỹ đại đức, Nhẫn ấy, nó là điều rất mạnh mẽ, là vượt khỏi Chân và Thiện. Toàn bộ quá trình tu luyện đều cần phải khiến chư vị nhẫn, giữ tâm tính vững vàng, không thể tuỳ tiện khinh suất.” (Chương 3, Pháp Luân Công)
Sư phụ cũng giảng: “ Đối với người tu luyện thông thường mà giảng, “Đả bất hoàn thủ, mạ bất hoàn khẩu” là biểu hiện của một cách xử lý chuẩn xác nhất.” (Giảng Pháp tại Pháp hội miền Đông Mỹ quốc [1999]) (tạm dịch)
Lấy ví dụ, khi một người nào đó đột nhiên chỉ ngón tay vào bạn và nguyền rủa bạn, liệu bạn có thể giữ được bình tĩnh không? Trước một đám đông lớn, có người tát bạn một cái: liệu bạn có thể nhẫn chịu được cảm giác đau khổ, xấu hổ, lúng túng, và mất mặt lúc đó không?
Sư phụ giảng:
“Các vị ngồi ở đây liệu có bao nhiêu người nếu đột nhiên bị người ta trỏ vào mặt rồi chửi mà vẫn có thể làm được ‘tâm tình thật thản nhiên’? Có mấy người khi đối diện với [tình huống] bị người khác phê bình và chỉ trích mà tâm bất động và [tự] tìm nguyên nhân của bản thân mình?” (Giảng Pháp tại Pháp hội thành phố Los Angeles [2006])
“Nhẫn” xác thực là một thứ gì đó rất mạnh mẽ. Nó không phải là việc có thể dễ dàng mà làm được. Cần phải trải qua một quá trình gian khổ mới có thể thực hiện được “Nhẫn” triệt để.
1. Bắt đầu từ việc “kiềm chế bản thân” và bắt buộc bản thân phải nhẫn nại
Sư phụ đã giảng:
“[Nếu chư vị] đối với người ta mà còn không kiềm chế được, thì không đúng. Có người lại nghĩ [thế này] ‘Sư phụ bảo tôi nhẫn nhịn, thì tôi nhẫn nhịn.’, sau một thời gian, chư vị bảo “Sư phụ, con nhẫn nhịn [đến độ] quả thực rất khó chịu rồi.” Tôi nói rằng đó không phải là nhẫn; người tu luyện chân chính thì hoàn toàn không giận dữ, việc lớn đến mấy đều bất động tâm, cớ gì lại chịu nhịn sự khó chịu? Như thế mới là người tu luyện. Còn có người là lo cho thể diện mà nhẫn, đó đều không phải là nhẫn thật sự. [Là một người] mới bắt đầu tu luyện, chư vị tạm thời chưa đạt được thế, thì chư vị cũng phải thật sự kìm nén [nó] lại.” (Giảng Pháp tại Pháp hội ở Houston) (tạm dịch)
Tôi ngộ ra rằng, trong thời gian đầu tu luyện, khi chúng ta gặp phải bất kỳ cuộc xung đột nào để khảo nghiệm tâm tính, ít nhất chúng ta nên “kiềm chế bản thân mình”, cố gắng ép bản thân “mỉm cười và chịu đựng” khi gặp tình huống bất lợi. Chúng ta phải cắn răng chịu đựng, không phản kích, không phản bác, và không giải thích. Ngay cả khi tâm của chúng ta náo động, biểu hiện ra là đau khổ, thậm chí hai mắt đẫm lệ, chúng ta vẫn cần phải kiểm soát bản thân và không nói dù chỉ một lời – chúng ta cần phải làm được việc là không phản kháng lại.
Để khắc chế các dục vọng như dục tính, thói ham ăn, và các loại dục vọng khác, chúng ta phải vững tâm, minh xác nói với các chủng dục vọng hoặc tà niệm rằng: “Ta sẽ không cho phép ngươi làm theo cách ngươi muốn. Ta sẽ không cho phép ngươi đạt được mục đích. Ngươi không phải là ta. Ngươi không thể dẫn dụ được ta. Ta phải thanh trừ ngươi!”
Thực chất, việc kiềm chế bản thân và ép buộc bản thân phải “mỉm cười và chịu đựng” chính là giống như “tâm bị lay động nhưng vẫn kiểm soát được tâm tính.” Phải ở trong hoàn cảnh thực sự khiến tâm bị lay động mới có thể tu luyện bản thân, mới có thể thoát khỏi những quan niệm người thường, vậy nên tâm của người tu luyện sẽ phải trải qua thử thách. Các cám dỗ sẽ xuất hiện khiến khuấy động nhân tâm. Trong hoàn cảnh đó, nếu bạn có thể kiểm soát cơn nóng giận, nếu bạn giữ được bình tĩnh, và nếu bạn có thể kìm nén những cảm xúc của bản thân mà không thể hiện chúng ra bên ngoài, thì bạn đã thành công trong việc “kiềm chế”.
Tuy nhiên, Sư phụ cũng giảng: “Nếu chư vị có thể Nhẫn được vững, nhưng trong tâm vẫn không dứt bỏ, thì như thế vẫn chưa được.” (Chuyển Pháp Luân) Chúng ta vẫn cần phải tiến lên một cấp độ cao hơn.
2. Đạt tới tiêu chuẩn của một người tu luyện về Nhẫn chân chính
Trong xã hội Trung Quốc tồn tại một câu danh ngôn: “Tiểu bất nhẫn ắt loạn đại mưu“ (Không nhẫn được trong các vấn đề nhỏ sẽ làm hỏng việc lớn). Đây là cái nhẫn giảo hoạt của người thường.
Có một câu chuyện kể về đại triết gia Socrates kết hôn với một “người đàn bà đanh đá.” Một ngày nọ, người đàn bà đanh đá ấy nổi cơn thịnh nộ. Socrates rời khỏi nhà để tránh cơn giận dữ của bà ta. Khi ông đang đi bộ bên dưới cửa sổ nhà mình, một chậu đầy nước bẩn đã đổ ào xuống đầu ông. Socrates khi đó trông giống như một chú chuột chết đuối nhưng vẫn nói một cách hài hước: “Điện thiểm lôi minh chi hậu, tất nhiên thị khuynh bồn đại vũ. (Sau khi có sấm sét, ắt phải có mưa lớn.)”
Đây là Nhẫn ở một tầng thứ cao của một Thánh nhân, .
Tương truyền rằng ở Trung Quốc cổ đại có hai đại thiền sư đã tu luyện tới trình độ cao là Hàn Sơn và Thập Đắc đã có một đoạn đối thoại:
Hàn Sơn hỏi Thập Đắc : “Thế gian có những người nói xấu tôi, bắt nạt tôi, xúc phạm tôi, nhạo báng tôi, coi thường tôi, và khinh bỉ tôi. Tôi phải xử trí ra sao với những sự việc này?”
Thập Đắc trả lời: “Ngài hãy cười và nhẫn chịu, hãy tránh xa người đó, hãy mặc anh ta, hãy nhẫn nại và không chú ý đến anh ta. Rồi hãy nhìn lại chúng sau một vài năm.”
Cuộc đối thoại này thật thú vị. Tôi đã tìm thấy trong ví dụ ở trên rất nhiều điều để tham chiếu. Mục tiêu, nhiệm vụ và ý nghĩa của tu luyện của đệ tử Đại Pháp là không thể so sánh. Điều chúng ta đang tu luyện là toàn thể vũ trụ.
Để chân chính đạt tiêu được chuẩn của Nhẫn, trước tiên chúng ta phải học Pháp. Chỉ có Đại Pháp là toàn năng. Miễn là chúng ta tiếp tục đặt Đại Pháp ở trong tâm thức, đi vào trí óc và tâm của chúng ta, chỉ cần chúng ta đồng hóa bản thân với Pháp, thì tất cả mọi việc đều có thể được giải quyết.
Chúng ta luôn phải tự nhắc nhở bản thân về những nhiệm vụ quan trọng của các đệ tử Đại Pháp trong thời kỳ Chính Pháp. Nếu chúng ta không đạt tiêu chuẩn trong tu luyện, làm thế nào chúng ta có thể hoàn thành “thệ ước” của mình?. Chúng ta làm thế nào để cứu độ chúng sinh trong thế giới của chúng ta, những người đã bao năm trường chờ đợi? Vì họ, có gì là chúng ta không thể nhẫn chịu!
Ngoài ra, chúng ta cần mở rộng năng lực trí huệ của mình. Sư phụ đã nhiều lần giảng cho chúng ta về kết cấu và sự mênh mông vô tỷ của thiên thể, vũ trụ và đại khung để chúng ta có thể tu luyện tốt hơn, để tầm nhìn của chúng ta được mở rộng, từ đó mà trí huệ của chúng ta mở mang, và năng lực của chúng ta cũng tăng lên. Chúng ta có một Pháp lớn đến như vậy. Ngược lại, người thường làm ra những việc như đối xử bất công, chế nhạo, lăng mạ, và gây tổn hại cho người khác, họ muốn đạt được gì đây? Chúng hoàn toàn chẳng là gì cả!
Ngoài ra, khi có bất kể mâu thuẫn nào xảy đến, chúng ta nhất thiết phải “hướng nội” tìm, hướng nội hoàn toàn và vô điều kiện. Tất cả những sự việc mà người tu luyện gặp phải đều có liên hệ tới sự đề cao trong tu luyện của học viên. Chúng xảy đến là bởi vì chúng ta còn có các chấp trước tương ứng chưa buông bỏ. Những sự việc này đều đã được Sư phụ khổ tâm an bài tỉ mỉ, nhờ đó chúng ta sẽ có thể tiến bộ và đề cao tầng thứ.
Khi bị chế nhạo, chúng ta hãy đối mặt với nó bằng một nụ cười; khi bị đánh, chúng ta coi nó không có gì đáng kể; khi bị đe dọa, tâm của chúng ta không lay động; ngay cả khi có những khổ nạn tưởng chừng như không thể vượt qua xuất hiện, chúng ta cũng không để chúng trong tâm. Điều chúng ta hướng tới và cố gắng đạt được chính là các tiêu chuẩn về Nhẫn của người tu luyện chân chính.
3. Tiến tới thể ngộ nội hàm cao hơn của Nhẫn ở trong Pháp
Nhẫn trong Pháp nội hàm và tầng thứ thâm sâu vô hạn. Dưới đây là ba điều bản thân tôi đã thể ngộ được:
a. Nhẫn của Đại Pháp với từ bi và uy nghiêm đồng tại
Là một đệ tử Đại Pháp trong thời kỳ Chính Pháp, chúng ta phải trợ Sư Chính Pháp và viên dung Đại Pháp. Đại Pháp là từ bi nhưng cũng rất uy nghiêm.
Sư phụ đã giảng:
“Nhẫn không phải là hèn nhát, càng không phải là thuận chịu [những điều] trái nghịch. Nhẫn của đệ tử Đại Pháp là cao thượng, là biểu hiện của sinh mệnh vĩ đại bất động như kim cương kiên chắc không thể phá, là khoan dung để duy trì chân lý, là từ bi và cứu vãn đối với những sinh mệnh vẫn còn nhân tính vẫn còn chính niệm. Nhẫn tuyệt đối không phải là dung túng vô hạn độ, để cho những sinh mệnh tà ác đã hoàn toàn không còn nhân tính không còn chính niệm kia hành ác vô độ.” (Nhẫn vô khả nhẫn, Tinh tấn yếu chỉ II)
Đối với tà ác bức hại các đệ tử Đại Pháp, chúng ta phải kiên quyết thanh trừ. Chúng ta cần phát huy uy lực của chính niệm để không những toàn diệt tà ác, mà còn khiến cho những sinh mệnh bại hoại, những kẻ không còn đạt tiêu chuẩn đạo đức của một con người, phải lập tức hoàn trả cho những gì họ đã làm và đón nhận sự trừng phạt thích đáng.
b. Nhẫn của Đại Pháp có thể đưa chúng ta đến cảnh giới mỹ hảo hơn
Sư phụ đã giảng cho chúng ta rằng, với tâm đại Nhẫn, chúng ta sẽ “… Nhất cử tứ đắc.” (Chuyển Pháp Luân) và sẽ cảm nhận được rằng vạn vật tươi mới giống như sau khi một cơn bão đi qua. Chúng ta sẽ tiến nhập vào một trạng thái siêu thoát khỏi những điều trần tục. Ở trong thạng thái đó, chúng ta sẽ cảm thấy tất cả mọi thứ đều có thể được đặt sang một bên bởi tất cả mọi thứ ở thế gian này đều trở nên nhỏ bé và vô nghĩa. Chúng ta sẽ dần dần tiến nhập vào cảnh giới trống rỗng hư không, một cảnh giới chân chính mỹ hảo.
c. Lý giải sâu sắc về ý nghĩa phổ quát vĩ đại vĩnh hằng của Nhẫn trong Đại Pháp
Chân – Thiện – Nhẫn là những đặc tính cơ bản của vũ trụ. Bởi có các đặc tính này mà các vật chất nguyên thủy, các vi lạp nguyên thủy, hoặc các bản nguyên vật chấp mới có thể cùng tập hợp, kết hợp, viên dung, và phát triển không ngừng để hình thành tất cả sinh mệnh, để tạo nên vạn vật, và tạo thành vũ trụ này.
Là một bộ phận, một thành phần, hoặc thậm chí là một lạp tử của vũ trụ, chúng ta phải tuyệt đối chân thành, từ bi, và nhẫn nại.
Khi chúng ta suy nghĩ cho người khác trước, chúng ta sẽ vô tư vô ngã và sẽ hòa hợp cộng sinh vĩnh tồn. Đó chính là cuộc sống tốt đẹp nhất trong vũ trụ, nếu làm ngược lại, chúng ta sẽ tự bài xích lẫn nhau và cuối cùng sẽ bị giải thể.
Đại Pháp căn bản của vũ trụ, đặc tính Chân – Thiện – Nhẫn là đặc tính vĩnh hằng của vũ trụ. Nó có thể tự động và không ngừng quy chính lại tất cả mọi thứ về trạng thái đúng đắn của nó, viên dung vũ trụ, khiến vũ trụ giống như một viên kim cương bất phá, thành trụ bất diệt, trường tồn vĩnh hằng.
Trên đây chỉ là thể ngộ cá nhân của tôi. Xin quý đồng tu vui lòng chỉ ra bất cứ điều gì không phù hợp.
Bản tiếng Hán: http://www.minghui.org/mh/articles/2014/11/29/300884.html
Bản tiếng Anh: http://en.minghui.org/html/articles/2014/12/25/147440.html
Đăng ngày 19-03-2015; Bản dịch sẽ được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét