Nhất lộ thánh duyên: “Ma Thiên” quốc và Kim Tự Tháp (5/6)
Tác giả: Khải Hàng
[ChanhKien.org] Trong thiên cung có một con chim thần tên là Cự Khuyết, nó có bộ lông trắng muốt, trên cổ có một vòng màu đen, cái mỏ màu đen, cổ nó chuyển động linh hoạt. Đôi mắt long lanh chuyển động, dáng vẻ tinh nghịch. Một hôm, Cự Khuyết đậu bên lan can của Thiên Hồ, nhìn ngắm cảnh tượng quanh hồ, dường như đang tìm kiếm thứ gì đó, đột nhiên nó bay lên, lướt trên mặt hồ và bắt được một con cá chép đỏ, sau đó nó nhẹ nhàng đặt con cá trên mặt đất, rồi nhìn ngắm cá chép. Cá chép lật mình, mở miệng kêu: “Cự Khuyết, ngươi lại làm phiền đến giấc mộng đẹp của ta rồi, mau thả ta về đi.” Cự Khuyết chải chuốt bộ lông một cách đắc ý, nói: “Đã bao lâu rồi ngươi không chịu chơi với ta?” Cá chép lại lật mình nói: “Ngươi không biết rằng ta cần ngủ rất lâu à?” Cự Khuyết nói: “Ngươi ba lần biến thân, biến thành hoa, lá sen, cá, ta đều có thể nhìn ra. Ngươi không chơi với ta, chỉ muốn ngủ thì không được đâu.”
Lúc này có tiếng sáo trong trẻo vọng đến. Cự Khuyết nói: “Chủ nhân đang tìm ta, ta phải về đây.” Cá chép nói: “Ngươi thả ta về trước đã.” Chim thần chu mỏ ra, tỏ vẻ kiêu ngạo: “Được, nhưng lần sau không được biến thân nữa đấy.” Nói xong, chim thần liền lấy móng vuốt cắp cá chép lên thả nó về hồ. Cá chép trở về hồ, trong chốc lát đã khôi phục lại nguyên hình, thì ra là một cây cỏ tiên. Cây cỏ tiên này có bốn cái lá màu xanh sẫm, trông giống như dải ruy băng màu xanh sẫm, có thể biến dài hay ngắn tùy theo ý của cỏ tiên, phần gốc của bốn chiếc lá xoắn vào nhau theo chiều kim đồng hồ, nhưng lại mọc ra theo bốn hướng khác nhau. Vì thế, tên của nó là cỏ Tứ Bán.
Từ rất lâu rồi, cỏ Tứ Bán thường hay vui chơi trong Thiên Hồ, múa may lá cỏ, tung lên những bông hoa bằng nước, hòa lẫn trong tiếng nước bắn tung tóe là tiếng cười vui vẻ của cỏ Tứ Bán. Một lần, cỏ Tứ Bán đang chơi vui vẻ, bỗng nhiên cảm thấy có ánh mắt đang dõi theo nó, nó liền dừng lại, lặng lẽ quan sát, ngước mắt lên trên qua khỏi lan can bờ hồ, nó nhìn thấy một vị tiên tử. Vị tiên tử này mặc áo trắng, thắt dây đai màu xanh, tươi cười nhìn nó. Thấy nó dừng lại nhìn, liền vẫy tay gọi nó. Vừa thấy tiên tử gọi mình, cỏ Tứ Bán mừng rỡ chạy đến. Lúc này, tiên tử xuất một niệm truyền đến nó, cỏ Tứ Bán lập tức tiếp nhận được, ngay lập tức nó xòe lá ra vừa đúng kích cỡ mà tiên tử muốn. Sau đó theo tâm ý của tiên tử, nó làm một số động tác xoay tròn, nhảy múa, nhào lộn. Tiên tử không kìm được vui thích, liền thu nhận cỏ Tứ Bán làm pháp khí, bình thường nó được thỏa thích vui chơi trong Thiên Hồ. Cỏ Tứ Bán cũng vô cùng linh thông, dưới sự chỉ bảo của tiên tử, nó còn học được cách biến thân.
Lại có một lần, cỏ Tứ Bán đang vui chơi trong Thiên Hồ, bỗng nó nghe thấy tiếng cười, ngẩng đầu lên nhìn thì thấy có chú chim màu trắng đang đậu trên lan can, trên cổ chim có một vòng màu đen, chú chim này giật mình nhìn cỏ Tứ Bán. Cỏ Tứ Bán cũng rất tinh nghịch, nhanh chóng lặn xuống nước, rồi biến thành một con chim màu trắng bay lên, đậu trên lan can. Chú chim trắng kia nhìn nó nói: “Ta biết ngươi chính là do cây cỏ kia biến ra.” Cỏ Tứ Bán bị nhận ra, liền thốt một tiếng “Ôi chà”, rồi rơi xuống nước, khôi phục lại nguyên hình, nó nổi lên mặt nước hỏi: “Ngươi là ai?” Chim trắng nói: “Ta tên Cự Khuyết, là sứ giả của Tế Nguyệt Tiên cung, ta có sư huynh tên là Hán Đạm, nhưng anh ta không thích vui đùa.” Cỏ Tứ Bán nói: “Nếu ngươi muốn vui chơi, thì cứ đến tìm ta nhé, hai chúng ta cùng nhau vui chơi.” Cự Khuyết nói: “Được, nhưng ta thấy kỳ lạ là, ngươi sao lại có khả năng biến thân như vậy?” Cỏ Tứ Bán nói: “Chủ nhân của ta là Sách Oanh tiên tử, là bà ấy dạy ta đó.” Kể từ dạo ấy, cỏ Tứ Bán và Cự Khuyết trở thành bạn tốt của nhau, thường hay vui đùa với nhau. Phần đầu của bài viết, chính là cảnh Cự Khuyết và cỏ Tứ Bán đang vui chơi.
Cự Khuyết nghe thấy tiếng sáo liền bay về bên chủ nhân. Chủ nhân của nó là một vị tiên trưởng mặc áo bào trắng, phong thái hòa nhã. Ông nhìn Cự Khuyết nói: “Chớ có ham chơi nữa, lần này lệnh cho ngươi xuống trần một chuyến, đi thực hiện một sứ mệnh.” Cự Khuyết hỏi: “Sứ mệnh gì vậy, thưa ngài?” Tiên trưởng nói: “Ngươi đến Thiên Hồ, mang theo cỏ Tứ Bán, đi xuống Ma Thiên quốc ở dưới hạ giới, tìm địa mạch của nó.” Cự Khuyết nói: “Địa mạch ư! Dễ tìm thôi mà, nhất định là ở quanh kinh thành đó.” Tiên trưởng liếc nhìn nó, Cự Khuyết vội ngậm miệng. Tiên trưởng nói: “Khi ngươi tìm thấy địa mạch của Ma Thiên quốc, trên địa mạch có ba hoặc bốn điểm phát sáng, chính là địa nhãn. Trước lúc bình minh, ngươi phải đặt cỏ Tứ Bán vào điểm sáng nhất, rồi ở đó trông giữ ba ngày, không được để cho bất kỳ sinh linh nào làm phiền đến cỏ Tứ Bán. Ba ngày sau, nguyên thần của cỏ Tứ Bán sẽ xuất ra, lúc này ngươi hãy mang nó về, thì sẽ lập được đại công.” Cự Khuyết mừng rỡ nói: “Trần gian sắp động thổ khởi công, lại phải phiền đến Cự Khuyết ta ư! Xem ra lần này động thổ không phải là nhỏ, cần phải tu sửa đến mấy thứ đây! Nếu không địa mạch sao lại có ba bốn con mắt được chứ?” Tiên trưởng nói: “Đừng nhiều lời nữa, tóm lại là không thể thiếu ngươi được, ngươi may mắn hơn sư huynh của ngươi đó.” Cự Khuyết mở to mắt, chớp chớp, vươn đôi cánh, rồi khép miệng lại hạ giọng nói: “Sư huynh thì sao?” Tiên trưởng nói: “Hắn đi tìm quả tiên cho ngươi rồi.” Cự Khuyết vui mừng thốt thành tiếng, đắc ý nhảy vài bước, nói: “Đã lâu rồi mình không được ăn quả tiên, đợi mình quay về sẽ từ từ thưởng thức.”
Cự Khuyết đi đến Thiên Hồ, vắt cỏ Tứ Bán lên cổ mình, rồi bay xuống hạ giới. Nó bay đến Ma Thiên quốc, tìm được địa mạch, nhìn thấy địa nhãn của địa mạch, trước lúc bình minh, nó đặt cỏ Tứ Bán vào địa nhãn sáng nhất, sau đó dùng miệng thổi khí, mây trắng nhanh chóng che phủ nơi này. Bốn cái lá của cỏ Tứ Bán kéo dài đến bốn hướng khác nhau với tốc độ rất nhanh. Cự Khuyết giương đôi cánh, che kín nơi cỏ Tứ Bán vươn đến, cỏ Tứ Bán kéo dài đến đâu, đôi cánh của Cự Khuyết cũng vươn dài theo đến đó.
Sáng hôm đó, Ma Lạc tỉnh dậy, phát hiện phía nam kinh thành có làn sương trắng vuông vức, ngay ngắn, anh cảm thấy kỳ lạ. Ma Thái nói: “Em nhìn thấy chỗ sương trắng đó có tấm màn như làm bằng lông chim vậy.” Văn Khương nói: “Có lẽ là Thần linh muốn hiển thị điều kì diệu nào đó!”
Sương trắng phía nam kinh thành ngày càng lan rộng, Ma Lạc phát cáo thị, ra lệnh không cho bất kỳ ai đến gần đám sương mù trắng đó, sau đó tự xem xét lại bản thân, không tìm được chỗ nào sai sót, anh bèn đi đến Thần điện khấu bái Thần linh, trong tâm mới yên định được. Sáng sớm ngày thứ ba, Ma Lạc mơ thấy chỗ làn sương trắng bồng bềnh có một tòa kim tháp, bốn phía kim tháp có bốn vệ sĩ mặc kim giáp canh giữ, sau khi tỉnh lại Ma Lạc ngộ ra: “Nên đánh dấu lại bốn góc của làn sương trắng đó, đây nhất định là nơi nên xây dựng tháp.” Buổi sáng, Ma Lạc dẫn theo bốn vệ sĩ mặc áo giáp đi gặp thầy tế Thần điện là Mông Cương, anh bày tỏ suy nghĩ của mình.
Mông Cương nghe xong liền nói: “Hai ngày nay hạ thần thường nhìn thấy một làn khí màu trắng không ngừng kéo dài, nhưng lại không nhìn thấy rõ thứ gì bên trong, trong lúc mơ màng lại cảm thấy trong đó tựa hồ như có một con chim trắng tôn quý, lặng lẽ đứng ở đó, vô cùng thanh thản, thần cảm thấy nó mang đến một loại tín tức tốt lành. Quốc vương muốn sai người đi canh giữ bốn góc của làn sương đó, thần thấy có chút không thỏa đáng, xin ngài đợi chờ thêm, để thần đi khấu hỏi Thần ý.” Mông Cương trịnh trọng khấu bái trước tượng Thần, sau một hồi thì đứng dậy, tỏ vẻ khoan khoái, ông đi đến nói với Ma Lạc: “Hạ thần nhìn thấy vị Thần triển hiện ra một cảnh tượng: khi mặt trời mọc, có bốn vệ sĩ đứng ở bốn hướng, thần cảm thấy thời điểm thích hợp là sáng sớm ngày mai khi mặt trời mọc, ngài hãy sai người đi canh giữ bốn góc của đám sương mù trắng đó.”
Sáng sớm ngày thứ tư, Cự Khuyết nhìn thấy nguyên thần của cỏ Tứ Bán xuất ra, nó nhanh chóng thu lại sương mù, đặt nguyên thần của cỏ Tứ Bán lên lớp lông mềm mại trên lưng mình, rồi mang theo cỏ Tứ Bán bay đi. Cự Khuyết ngoái đầu nhìn lại mặt đất lần nữa, nhìn thấy bốn vệ sĩ đang canh giữ bốn phía mà sương mù đã từng che phủ, nó không ngớt kinh ngạc, trong tâm nghĩ: “Vị quốc vương này thật tài giỏi, thời gian trước đã không làm phiền đến ta, xong việc rồi, lại còn biết trấn giữ bốn hướng, thật là không tầm thường.”
Sau khi Cự Khuyết trở về, tiên trưởng nói: “Ngươi đem nguyên thần của cỏ Tứ Bán đặt trong Thiên Hồ của Thánh mẫu Tiên Thảo, để nó được nghỉ ngơi, đừng có làm phiền nó, khi trở về ngươi có thể ăn quả tiên mà sư huynh ngươi đã đi lấy về cho ngươi rồi đó.” Cự Khuyết nghe xong vô cùng vui mừng, trong tâm nghĩ: “Đã 500 năm rồi mới được ăn quả tiên một lần, lại do sư huynh tìm được, thật tuyệt quá.” Trong tâm Cự Khuyết cũng biết rằng, không cần mất nhiều thời gian để cỏ Tứ Bán có thể mọc lá mới, lúc đó cỏ Tứ Bán có thể ra chơi với nó.
Sư huynh Hán Đạm của Cự Khuyết cũng là một con chim thần, toàn thân màu đen, trên cổ có đeo một cái vòng màu trắng, cái mỏ màu đỏ. Năm đó từng cá cược với Cự Khuyết, xem ai có thể bảo vệ cỏ Tứ Bán. Hán Đạm nhận thử thách trước. Chúng tiên nhân huyễn hóa ra các cảnh tượng mê hoặc Hán Đạm, Hán Đạm trong cảnh tượng thứ tám – sau khi quả tiên xuất hiện, nó liền rời khỏi cỏ Tứ Bán. Đến lượt khảo nghiệm Cự Khuyết, bởi vì Cự Khuyết và cỏ Tứ Bán thường hay chơi cùng nhau, đồng thời thấy mình cần bảo vệ cỏ Tứ Bán, trong tâm rất vui mừng, bèn vô cùng cảnh giác. Các vị tiên biến hóa ra tổng cộng 26 loại cảnh tưởng khác nhau để mê hoặc Cự Khuyết, Cự Khuyết đều đứng yên bất động. Chúng tiên nhất chí cho rằng Cự Khuyết có thể bảo vệ cỏ Tứ Bán. Vì thế mà Cự Khuyết trở thành Thần điểu bảo vệ các công trình kiến trúc trên mặt đất. Khi xây dựng cung điện hoặc chùa chiền quy mô lớn, địa điểm và phương vị hầu hết đều có liên quan đến Cự Khuyết. Còn Hán Đạm trở thành Thần điểu bảo vệ các công trình kiến trúc trên mặt nước. Khi Cự Khuyết chấp hành Thiên mệnh, cỏ Tứ Bán hiệp trợ Cự Khuyết xác định phạm vi và kích thước của các công trình trên mặt đất, còn Cự Khuyết thì bảo hộ cỏ Tứ Bán khỏi bị quấy nhiễu.
Một vị thần có tầng thứ rất cao trong Tam Giới tên là Mão Tượng Thiên Quân, mặc áo bào rộng màu tím, trên áo bào có hình tinh vân đang chuyển động, phía sau gáy có “Thiên thời kế”. Thiên thời kế gần giống hình tròn, do 12 văn tự sắp đều thành một vòng tròn, khi một trong 12 văn tự đó bắt đầu phát sáng, hơn nữa, khi nó càng ngày càng sáng thì sẽ có thiên tượng nào đó xuất hiện. Đối ứng với ký tự này, tinh vân trên áo bào của Tinh Quân cũng đang phát sinh biến hóa; nhỏ thì là biến hóa của vài tinh tú, lớn thì là biến hóa của toàn thiên thể, tất cả đều triển hiện ra trên tinh vân. Thiên Quân còn có một bảo bối nữa gọi là Càn Khôn Hoảng, đó là một chiếc gương hai mặt, ngoài rìa gương thì mỏng còn ở giữa thì dầy, nó có thể cho thấy những sự việc sắp xảy ra trong tương lai, một mặt có thể nhìn thấy cảnh tượng ở Thiên thượng, mặt kia có thể nhìn thấy cảnh tượng dưới hạ giới. Lần này, một văn tự trên Thiên thời kế vừa sáng lên, Thiên Quân liền quan sát mặt gương, thấy trong gương hiển hiện ra kim tháp.
Vậy là mọi việc mà các vị thần tiên làm đều xoay quanh việc xây dựng tháp Phật, cũng đều là thuận theo Thiên ý mà làm.
(Còn tiếp)
Dịch từ: http://www.zhengjian.org/2013/04/27/118340.一路圣缘:摩天国与金字塔(五).html
[ChanhKien.org] Trong thiên cung có một con chim thần tên là Cự Khuyết, nó có bộ lông trắng muốt, trên cổ có một vòng màu đen, cái mỏ màu đen, cổ nó chuyển động linh hoạt. Đôi mắt long lanh chuyển động, dáng vẻ tinh nghịch. Một hôm, Cự Khuyết đậu bên lan can của Thiên Hồ, nhìn ngắm cảnh tượng quanh hồ, dường như đang tìm kiếm thứ gì đó, đột nhiên nó bay lên, lướt trên mặt hồ và bắt được một con cá chép đỏ, sau đó nó nhẹ nhàng đặt con cá trên mặt đất, rồi nhìn ngắm cá chép. Cá chép lật mình, mở miệng kêu: “Cự Khuyết, ngươi lại làm phiền đến giấc mộng đẹp của ta rồi, mau thả ta về đi.” Cự Khuyết chải chuốt bộ lông một cách đắc ý, nói: “Đã bao lâu rồi ngươi không chịu chơi với ta?” Cá chép lại lật mình nói: “Ngươi không biết rằng ta cần ngủ rất lâu à?” Cự Khuyết nói: “Ngươi ba lần biến thân, biến thành hoa, lá sen, cá, ta đều có thể nhìn ra. Ngươi không chơi với ta, chỉ muốn ngủ thì không được đâu.”
Lúc này có tiếng sáo trong trẻo vọng đến. Cự Khuyết nói: “Chủ nhân đang tìm ta, ta phải về đây.” Cá chép nói: “Ngươi thả ta về trước đã.” Chim thần chu mỏ ra, tỏ vẻ kiêu ngạo: “Được, nhưng lần sau không được biến thân nữa đấy.” Nói xong, chim thần liền lấy móng vuốt cắp cá chép lên thả nó về hồ. Cá chép trở về hồ, trong chốc lát đã khôi phục lại nguyên hình, thì ra là một cây cỏ tiên. Cây cỏ tiên này có bốn cái lá màu xanh sẫm, trông giống như dải ruy băng màu xanh sẫm, có thể biến dài hay ngắn tùy theo ý của cỏ tiên, phần gốc của bốn chiếc lá xoắn vào nhau theo chiều kim đồng hồ, nhưng lại mọc ra theo bốn hướng khác nhau. Vì thế, tên của nó là cỏ Tứ Bán.
Từ rất lâu rồi, cỏ Tứ Bán thường hay vui chơi trong Thiên Hồ, múa may lá cỏ, tung lên những bông hoa bằng nước, hòa lẫn trong tiếng nước bắn tung tóe là tiếng cười vui vẻ của cỏ Tứ Bán. Một lần, cỏ Tứ Bán đang chơi vui vẻ, bỗng nhiên cảm thấy có ánh mắt đang dõi theo nó, nó liền dừng lại, lặng lẽ quan sát, ngước mắt lên trên qua khỏi lan can bờ hồ, nó nhìn thấy một vị tiên tử. Vị tiên tử này mặc áo trắng, thắt dây đai màu xanh, tươi cười nhìn nó. Thấy nó dừng lại nhìn, liền vẫy tay gọi nó. Vừa thấy tiên tử gọi mình, cỏ Tứ Bán mừng rỡ chạy đến. Lúc này, tiên tử xuất một niệm truyền đến nó, cỏ Tứ Bán lập tức tiếp nhận được, ngay lập tức nó xòe lá ra vừa đúng kích cỡ mà tiên tử muốn. Sau đó theo tâm ý của tiên tử, nó làm một số động tác xoay tròn, nhảy múa, nhào lộn. Tiên tử không kìm được vui thích, liền thu nhận cỏ Tứ Bán làm pháp khí, bình thường nó được thỏa thích vui chơi trong Thiên Hồ. Cỏ Tứ Bán cũng vô cùng linh thông, dưới sự chỉ bảo của tiên tử, nó còn học được cách biến thân.
Lại có một lần, cỏ Tứ Bán đang vui chơi trong Thiên Hồ, bỗng nó nghe thấy tiếng cười, ngẩng đầu lên nhìn thì thấy có chú chim màu trắng đang đậu trên lan can, trên cổ chim có một vòng màu đen, chú chim này giật mình nhìn cỏ Tứ Bán. Cỏ Tứ Bán cũng rất tinh nghịch, nhanh chóng lặn xuống nước, rồi biến thành một con chim màu trắng bay lên, đậu trên lan can. Chú chim trắng kia nhìn nó nói: “Ta biết ngươi chính là do cây cỏ kia biến ra.” Cỏ Tứ Bán bị nhận ra, liền thốt một tiếng “Ôi chà”, rồi rơi xuống nước, khôi phục lại nguyên hình, nó nổi lên mặt nước hỏi: “Ngươi là ai?” Chim trắng nói: “Ta tên Cự Khuyết, là sứ giả của Tế Nguyệt Tiên cung, ta có sư huynh tên là Hán Đạm, nhưng anh ta không thích vui đùa.” Cỏ Tứ Bán nói: “Nếu ngươi muốn vui chơi, thì cứ đến tìm ta nhé, hai chúng ta cùng nhau vui chơi.” Cự Khuyết nói: “Được, nhưng ta thấy kỳ lạ là, ngươi sao lại có khả năng biến thân như vậy?” Cỏ Tứ Bán nói: “Chủ nhân của ta là Sách Oanh tiên tử, là bà ấy dạy ta đó.” Kể từ dạo ấy, cỏ Tứ Bán và Cự Khuyết trở thành bạn tốt của nhau, thường hay vui đùa với nhau. Phần đầu của bài viết, chính là cảnh Cự Khuyết và cỏ Tứ Bán đang vui chơi.
Cự Khuyết nghe thấy tiếng sáo liền bay về bên chủ nhân. Chủ nhân của nó là một vị tiên trưởng mặc áo bào trắng, phong thái hòa nhã. Ông nhìn Cự Khuyết nói: “Chớ có ham chơi nữa, lần này lệnh cho ngươi xuống trần một chuyến, đi thực hiện một sứ mệnh.” Cự Khuyết hỏi: “Sứ mệnh gì vậy, thưa ngài?” Tiên trưởng nói: “Ngươi đến Thiên Hồ, mang theo cỏ Tứ Bán, đi xuống Ma Thiên quốc ở dưới hạ giới, tìm địa mạch của nó.” Cự Khuyết nói: “Địa mạch ư! Dễ tìm thôi mà, nhất định là ở quanh kinh thành đó.” Tiên trưởng liếc nhìn nó, Cự Khuyết vội ngậm miệng. Tiên trưởng nói: “Khi ngươi tìm thấy địa mạch của Ma Thiên quốc, trên địa mạch có ba hoặc bốn điểm phát sáng, chính là địa nhãn. Trước lúc bình minh, ngươi phải đặt cỏ Tứ Bán vào điểm sáng nhất, rồi ở đó trông giữ ba ngày, không được để cho bất kỳ sinh linh nào làm phiền đến cỏ Tứ Bán. Ba ngày sau, nguyên thần của cỏ Tứ Bán sẽ xuất ra, lúc này ngươi hãy mang nó về, thì sẽ lập được đại công.” Cự Khuyết mừng rỡ nói: “Trần gian sắp động thổ khởi công, lại phải phiền đến Cự Khuyết ta ư! Xem ra lần này động thổ không phải là nhỏ, cần phải tu sửa đến mấy thứ đây! Nếu không địa mạch sao lại có ba bốn con mắt được chứ?” Tiên trưởng nói: “Đừng nhiều lời nữa, tóm lại là không thể thiếu ngươi được, ngươi may mắn hơn sư huynh của ngươi đó.” Cự Khuyết mở to mắt, chớp chớp, vươn đôi cánh, rồi khép miệng lại hạ giọng nói: “Sư huynh thì sao?” Tiên trưởng nói: “Hắn đi tìm quả tiên cho ngươi rồi.” Cự Khuyết vui mừng thốt thành tiếng, đắc ý nhảy vài bước, nói: “Đã lâu rồi mình không được ăn quả tiên, đợi mình quay về sẽ từ từ thưởng thức.”
Cự Khuyết đi đến Thiên Hồ, vắt cỏ Tứ Bán lên cổ mình, rồi bay xuống hạ giới. Nó bay đến Ma Thiên quốc, tìm được địa mạch, nhìn thấy địa nhãn của địa mạch, trước lúc bình minh, nó đặt cỏ Tứ Bán vào địa nhãn sáng nhất, sau đó dùng miệng thổi khí, mây trắng nhanh chóng che phủ nơi này. Bốn cái lá của cỏ Tứ Bán kéo dài đến bốn hướng khác nhau với tốc độ rất nhanh. Cự Khuyết giương đôi cánh, che kín nơi cỏ Tứ Bán vươn đến, cỏ Tứ Bán kéo dài đến đâu, đôi cánh của Cự Khuyết cũng vươn dài theo đến đó.
Sáng hôm đó, Ma Lạc tỉnh dậy, phát hiện phía nam kinh thành có làn sương trắng vuông vức, ngay ngắn, anh cảm thấy kỳ lạ. Ma Thái nói: “Em nhìn thấy chỗ sương trắng đó có tấm màn như làm bằng lông chim vậy.” Văn Khương nói: “Có lẽ là Thần linh muốn hiển thị điều kì diệu nào đó!”
Sương trắng phía nam kinh thành ngày càng lan rộng, Ma Lạc phát cáo thị, ra lệnh không cho bất kỳ ai đến gần đám sương mù trắng đó, sau đó tự xem xét lại bản thân, không tìm được chỗ nào sai sót, anh bèn đi đến Thần điện khấu bái Thần linh, trong tâm mới yên định được. Sáng sớm ngày thứ ba, Ma Lạc mơ thấy chỗ làn sương trắng bồng bềnh có một tòa kim tháp, bốn phía kim tháp có bốn vệ sĩ mặc kim giáp canh giữ, sau khi tỉnh lại Ma Lạc ngộ ra: “Nên đánh dấu lại bốn góc của làn sương trắng đó, đây nhất định là nơi nên xây dựng tháp.” Buổi sáng, Ma Lạc dẫn theo bốn vệ sĩ mặc áo giáp đi gặp thầy tế Thần điện là Mông Cương, anh bày tỏ suy nghĩ của mình.
Mông Cương nghe xong liền nói: “Hai ngày nay hạ thần thường nhìn thấy một làn khí màu trắng không ngừng kéo dài, nhưng lại không nhìn thấy rõ thứ gì bên trong, trong lúc mơ màng lại cảm thấy trong đó tựa hồ như có một con chim trắng tôn quý, lặng lẽ đứng ở đó, vô cùng thanh thản, thần cảm thấy nó mang đến một loại tín tức tốt lành. Quốc vương muốn sai người đi canh giữ bốn góc của làn sương đó, thần thấy có chút không thỏa đáng, xin ngài đợi chờ thêm, để thần đi khấu hỏi Thần ý.” Mông Cương trịnh trọng khấu bái trước tượng Thần, sau một hồi thì đứng dậy, tỏ vẻ khoan khoái, ông đi đến nói với Ma Lạc: “Hạ thần nhìn thấy vị Thần triển hiện ra một cảnh tượng: khi mặt trời mọc, có bốn vệ sĩ đứng ở bốn hướng, thần cảm thấy thời điểm thích hợp là sáng sớm ngày mai khi mặt trời mọc, ngài hãy sai người đi canh giữ bốn góc của đám sương mù trắng đó.”
Sáng sớm ngày thứ tư, Cự Khuyết nhìn thấy nguyên thần của cỏ Tứ Bán xuất ra, nó nhanh chóng thu lại sương mù, đặt nguyên thần của cỏ Tứ Bán lên lớp lông mềm mại trên lưng mình, rồi mang theo cỏ Tứ Bán bay đi. Cự Khuyết ngoái đầu nhìn lại mặt đất lần nữa, nhìn thấy bốn vệ sĩ đang canh giữ bốn phía mà sương mù đã từng che phủ, nó không ngớt kinh ngạc, trong tâm nghĩ: “Vị quốc vương này thật tài giỏi, thời gian trước đã không làm phiền đến ta, xong việc rồi, lại còn biết trấn giữ bốn hướng, thật là không tầm thường.”
Sau khi Cự Khuyết trở về, tiên trưởng nói: “Ngươi đem nguyên thần của cỏ Tứ Bán đặt trong Thiên Hồ của Thánh mẫu Tiên Thảo, để nó được nghỉ ngơi, đừng có làm phiền nó, khi trở về ngươi có thể ăn quả tiên mà sư huynh ngươi đã đi lấy về cho ngươi rồi đó.” Cự Khuyết nghe xong vô cùng vui mừng, trong tâm nghĩ: “Đã 500 năm rồi mới được ăn quả tiên một lần, lại do sư huynh tìm được, thật tuyệt quá.” Trong tâm Cự Khuyết cũng biết rằng, không cần mất nhiều thời gian để cỏ Tứ Bán có thể mọc lá mới, lúc đó cỏ Tứ Bán có thể ra chơi với nó.
Sư huynh Hán Đạm của Cự Khuyết cũng là một con chim thần, toàn thân màu đen, trên cổ có đeo một cái vòng màu trắng, cái mỏ màu đỏ. Năm đó từng cá cược với Cự Khuyết, xem ai có thể bảo vệ cỏ Tứ Bán. Hán Đạm nhận thử thách trước. Chúng tiên nhân huyễn hóa ra các cảnh tượng mê hoặc Hán Đạm, Hán Đạm trong cảnh tượng thứ tám – sau khi quả tiên xuất hiện, nó liền rời khỏi cỏ Tứ Bán. Đến lượt khảo nghiệm Cự Khuyết, bởi vì Cự Khuyết và cỏ Tứ Bán thường hay chơi cùng nhau, đồng thời thấy mình cần bảo vệ cỏ Tứ Bán, trong tâm rất vui mừng, bèn vô cùng cảnh giác. Các vị tiên biến hóa ra tổng cộng 26 loại cảnh tưởng khác nhau để mê hoặc Cự Khuyết, Cự Khuyết đều đứng yên bất động. Chúng tiên nhất chí cho rằng Cự Khuyết có thể bảo vệ cỏ Tứ Bán. Vì thế mà Cự Khuyết trở thành Thần điểu bảo vệ các công trình kiến trúc trên mặt đất. Khi xây dựng cung điện hoặc chùa chiền quy mô lớn, địa điểm và phương vị hầu hết đều có liên quan đến Cự Khuyết. Còn Hán Đạm trở thành Thần điểu bảo vệ các công trình kiến trúc trên mặt nước. Khi Cự Khuyết chấp hành Thiên mệnh, cỏ Tứ Bán hiệp trợ Cự Khuyết xác định phạm vi và kích thước của các công trình trên mặt đất, còn Cự Khuyết thì bảo hộ cỏ Tứ Bán khỏi bị quấy nhiễu.
Một vị thần có tầng thứ rất cao trong Tam Giới tên là Mão Tượng Thiên Quân, mặc áo bào rộng màu tím, trên áo bào có hình tinh vân đang chuyển động, phía sau gáy có “Thiên thời kế”. Thiên thời kế gần giống hình tròn, do 12 văn tự sắp đều thành một vòng tròn, khi một trong 12 văn tự đó bắt đầu phát sáng, hơn nữa, khi nó càng ngày càng sáng thì sẽ có thiên tượng nào đó xuất hiện. Đối ứng với ký tự này, tinh vân trên áo bào của Tinh Quân cũng đang phát sinh biến hóa; nhỏ thì là biến hóa của vài tinh tú, lớn thì là biến hóa của toàn thiên thể, tất cả đều triển hiện ra trên tinh vân. Thiên Quân còn có một bảo bối nữa gọi là Càn Khôn Hoảng, đó là một chiếc gương hai mặt, ngoài rìa gương thì mỏng còn ở giữa thì dầy, nó có thể cho thấy những sự việc sắp xảy ra trong tương lai, một mặt có thể nhìn thấy cảnh tượng ở Thiên thượng, mặt kia có thể nhìn thấy cảnh tượng dưới hạ giới. Lần này, một văn tự trên Thiên thời kế vừa sáng lên, Thiên Quân liền quan sát mặt gương, thấy trong gương hiển hiện ra kim tháp.
Vậy là mọi việc mà các vị thần tiên làm đều xoay quanh việc xây dựng tháp Phật, cũng đều là thuận theo Thiên ý mà làm.
(Còn tiếp)
Dịch từ: http://www.zhengjian.org/2013/04/27/118340.一路圣缘:摩天国与金字塔(五).html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét