Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Đại lục
[MINH HUỆ 09-12-2014] Tôi đã từng tiếp xúc với một số người trong giới hội họa, tôi luôn gắng sức tận dụng cơ hội giảng chân tướng và khuyên họ tam thoái. Tôi thấy rằng những người làm trong lĩnh vực này bị văn hóa của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đầu độc rất nặng nề; hơn nữa họ thường là người tự tin và cá tính, do vậy khi giảng chân tướng cần có sự nhẫn nại và trí huệ rất lớn. Trong quá trình này cũng phải liên tục hướng nội, có Pháp trong tâm mới thực sự khởi tác dụng cứu người.
Một hôm, giáo viên A, dạy môn hội họa Trung Quốc tại một trường đại học đến gặp tôi. Anh ấy khoảng 30 tuổi, sở trường vẽ tranh sơn thủy, phong cách khá hiện đại, nhưng lại thiên về trường phái trừu tượng biến dị, thích vẽ theo kiểu tùy hứng. Trong khi nói chuyện, chúng tôi biết được chúng tôi cũng từng học cùng trường, nên cảm thấy thân thiết nhau hơn. Tôi mua hoa quả đến chỗ anh chơi, thấy các tác phẩm của anh có vẽ về người tu đạo và chim hạc, tôi khen ngợi tranh của anh mang vẻ thoát tục, thủ pháp điêu luyện. Khi chúng tôi cùng chia sẻ những hiểu biết của mình về tu luyện, anh ấy cảm thấy rất hứng thú khi nói đến những chủ đề như linh cảm, sự sáng tạo và màu sắc.
Anh ấy gọi những tác phẩm ưng ý của mình là “nét vẽ của thần”, anh chia sẻ rằng chỉ khi tâm trạng rất tốt anh ấy mới có thể vẽ được như vậy, còn bình thường thì không thể. Tôi chia sẻ nhận thức của mình như sau: “Nền văn hóa thần truyền của Trung Quốc có giảng về thiên nhân hợp nhất. Hội họa khi vượt khỏi thủ pháp kỹ thuật, thì chính là sự biểu hiện của tư tưởng con người, cho nên gọi là “tranh vẽ như người”, thư pháp cũng vậy. Nếu muốn sáng tác nên các tác phẩm có giá trị cao, thì trước tiên phải đề cao nhân cách đạo đức của bản thân. Thần sẽ giúp đỡ những người thiện lương, thuận theo thiên ý, người có đạo đức cao thượng sẽ được Thần cấp cho linh cảm, chỉ là thông qua cây bút của người nghệ sĩ để thể hiện mà thôi, những tác phẩm như vậy có thể được coi là “nét vẽ của thần”. Nhận thấy anh ấy có thể tiếp nhận được, tôi nói tiếp: “Người xấu, kẻ ác cũng sẽ bị ma quỷ chi phối mà vẽ nên những thứ u ám”. Anh ấy hỏi: “Ma quỷ ư? Anh đã bao giờ nhìn thấy chưa?”. Tôi nói: “Chúng ta có thể nhận định rằng thế giới của ma quỷ tương phản với thế giới con người, bên này là ban ngày, còn bên kia là ban đêm, màu sắc cũng tương phản nhau, giống như phim âm bản vậy. Sắc mặt của con người màu vàng, còn sắc mặt của ma quỷ là mặt xanh nanh vàng, trong giới hội họa chẳng phải có khái niệm màu bổ trợ hay sao? Màu bổ trợ của màu vàng chính là màu xanh”. Tôi mở một quyển sách tranh và nói: “Anh xem những tác phẩm này đều thể hiện ra hình tượng thế giới của ma quỷ, rất nhiều màu xanh tím u ám, lại còn những đường nét nguệch ngoạc mà người ta xem không hiểu nổi này nữa. Nó thể hiện rõ tư tưởng của người họa sĩ khi vẽ bức tranh này, chính là không phải tư duy của con người”.
Anh ấy có hơi chút kinh ngạc.
Tôi nói tiếp: “Một tác phẩm tốt phải có kết cấu rõ ràng, phải thể hiện nét tươi sáng, hội họa kinh điển ở phương Đông và phương Tây đều ca ngợi Phật, Đạo, Thần, đây mới chính là mục đích cao nhất của nghệ thuật. Cho nên khi nhân tâm chính trực, tôn kính Thần Phật, mới có thể sáng tác ra tác phẩm đẹp, người khác xem mới thu được lợi ích. Ngược lại, những người bức hại Phật Pháp, người độc ác thì có thể câu thông với ma quỷ, họ có cùng suy nghĩ với chúng, nên họ sẽ bị ma quỷ chi phối mà vẽ nên những tác phẩm ma quái, những tác phẩm này sẽ phát ra sự u ám và tà khí, ai mang về nhà treo hoặc xem những bức tranh này đều gặp xui xẻo, tất nhiên bức tranh cũng mang đến ác báo. Họa sĩ Van Gogh theo trường phái hội họa trừu tượng chính là một ví dụ, ông ấy đã bị điên và tự sát khi còn rất trẻ. Có người nói rằng họ xem không hiểu tranh của Van Gogh, bởi vì bạn phải tiến nhập vào trạng thái điên khùng của ông ta thì mới có thể hiểu được những bức tranh điên khùng ấy. Cho nên, chỉ khi tư tưởng của chúng ta chân chính thì mới không chiêu mời tà ác, lúc đó thể xác và tinh thần của chúng ta mới thăng hoa, thiện hữu thiện báo mà”. Lúc này anh ấy mới nói chen vào một câu: “Anh xem, màu sắc trong các bức tranh của tôi cũng rất tươi sáng đấy”.
Tiếp đến, tôi đi vào chủ đề chính, nói về Pháp Luân Công là Phật Pháp, sự thực về cuộc bức hại của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Công, ĐCSTQ là một tà linh từ phương Tây đến, nó đã tàn phá nền văn minh thần truyền 5.000 năm của Trung Quốc, nó đã nhồi nhét thuyết vô thần và triết học đấu tranh vào người dân Trung Quốc, đã bức hại chết 80 triệu người Trung Quốc, còn làm nên một hệ thống văn hóa đảng. Các tác phẩm nghệ thuật của nó đều lấy màu đỏ làm chủ đạo, thể hiện sự khủng bố và giết chóc, không những vậy, nó còn yêu cầu người gia nhập bắt buộc phải tuyên thệ “chiến đấu suốt đời” vì nó, ai đã từng thề như vậy thì phải đi theo thứ ác quỷ đó, cho nên nhất định phải thoái khỏi nó. Người Trung Quốc có câu ‘nhất ngôn cửu đỉnh’, đã nói ra thì phải thực hiện. Anh ấy nói: “Làm sao anh biết được tôi là đảng viên?” Tôi nói: “Những người ở địa vị cao trong xã hội như anh, có mấy người không vào đảng đâu? Anh có thoái không? Người minh bạch sẽ thuận theo thiên ý, hiện nay thiên ý quan trọng nhất chính là ‘Trời diệt ĐCSTQ, thoái đảng bảo bình an’.
Trong vài ngày ở cùng anh ấy, tôi cố gắng không tiếp xúc với những tư tưởng phụ diện của anh ấy, luôn lịch sự, khiêm tốn và tôn trọng anh, tìm hiểu những vướng mắc trong tâm anh, giúp anh khởi nên thiện niệm. Tôi thường bắt đầu nói chuyện từ những đề tài mà anh có hứng thú, chỉ một lòng nghĩ cách muốn cứu anh. Sư phụ liên tục cấp trí huệ cho tôi, an bài cho tôi cơ hội giảng chân tướng.
Lúc sắp chia tay, anh ấy gọi tôi lại hỏi: “Tôi dùng tên gì để thoái đảng đây?” Tôi nói: “Anh hãy tự chọn một hóa danh đi”. Anh ấy nghĩ một lúc rồi nói: “Tôi dùng tên XX nhé! XX xin thoái đảng!” Tôi nói: “Được, tôi xin chúc mừng anh”.
Họa sĩ B, tướng mạo đường hoàng, đĩnh đạc, theo phong cách hội họa truyền thống, anh là con người có khí chất thanh tao. Khi anh vẽ tranh, tôi mở máy tính bật nhạc do đệ tử Đại Pháp sáng tác, anh rất thích bài độc tấu sáo ‘Sinh sinh vi thử sinh’, nghe đi nghe lại không biết bao nhiêu lần. Khi anh nghỉ ngơi, tôi mở video “Mai hoa thi”, anh xem rất chăm chú.
Tôi cùng họa sĩ B đi đến các điểm du lịch, cửa hàng bán tranh, chợ đêm, tôi tranh thủ giảng chân tướng cho anh, anh đã thoái đội. Cuối cùng tôi còn tặng anh đĩa “Mai hoa thi”, “Chúng ta nói chuyện về tương lai”, đồng thời hướng dẫn anh cách mang tài liệu qua được các chốt kiểm tra tại các trạm dừng xe.
Rất nhiều người mời các họa sĩ này đi ăn, để mong có được bản vẽ hay bức thư pháp đẹp. Tất nhiên, tôi không muốn một bức thư pháp nào cả, chỉ mong có cơ hội giảng chân tướng cho họ, cứu độ họ. Tôi đội mưa đưa họa sĩ này đến bến xe, lúc vẫy tay tạm biệt anh tôi có thể cảm nhận được sự lưu luyến và cảm động của anh dành cho đệ tử Đại Pháp.
Họa sĩ C am hiểu thư họa, hiểu biết về văn hóa cổ điển Trung Quốc, thích văn hóa của đạo gia, nhưng cũng sùng bái Mao Trạch Đông, anh còn là ủy viên chính trị. Tôi và C có chút hợp tác trong việc kinh doanh hội họa, tôi thường chủ động nhường phần lợi cho anh ấy, C là một người hào hiệp và trọng nghĩa khí, nên cũng lại hay nhường phần lợi cho tôi. Sau mỗi lần gặp mặt C, tôi đều hướng nội tìm xem bản thân mình đã biểu lộ ra những nhân tâm nào, có kích động đến những tư tưởng xấu của anh ấy không, có nói quá cao mà ảnh hưởng đến anh ấy không. Tôi thường căn cứ theo trạng thái tâm lý và những nghi vấn của C để suy nghĩ xem lần sau sẽ nói về chủ đề gì, đồng thời chuẩn bị cho anh ấy những tài liệu phù hợp.
Khi tôi nói chuyện về văn hóa thần truyền, giảng chân tướng Pháp Luân Công cho C, anh ấy có thái độ rất đồng tình. Nhưng khi tôi bảo anh xem đĩa Cửu Bình thì không ngờ anh lại phản ứng ngay: “Tôi nhất định không xem đâu, tôi không tham dự chính trị”. Lúc này trời đã tối nên tôi không nói gì thêm với anh nữa. Trên đường về, tôi nghĩ, mình đã sai ở điểm nào khiến cho anh ấy phản ứng như vậy? Tôi phát hiện ra mình bị ảnh hưởng bởi cái tình, có lẽ là do duyên phận từ tiền kiếp nào đó mang đến, tôi nóng lòng muốn anh hiểu chân tướng, lại cũng xem trọng biểu hiện bề ngoài của anh, khi bị C từ chối thì trong lòng lại buồn bã, bị dẫn động bởi những quan niệm nghĩ một đằng làm một nẻo của anh, đây đều là nhân tâm.
Một lần, trước mặt học sinh của C, tôi đã nói về những quan điểm học thuật mà mình không nhất trí với C, nên đã động chạm đến lòng tự ái của C, khiến C bị kích động. Bình thường C thường gọi tôi là đạo huynh, nghĩa là huynh trưởng cùng chí hướng. Lần này lại gọi tôi là ‘tiểu nhị’ (nghĩa là đồng nghiệp). Trong lòng tôi rất khó chịu, hối hận rằng mình không nên vì chút học vấn người thường mà làm tổn thương anh ấy, nhưng tôi lập tức ý thức được phải hướng nội, chính những nhân tâm của bản thân như tự tôn, thích giữ thể diện, cao ngạo bị kích động, nên mới phản ứng ra sự khó chịu trong lòng như vậy, đó cũng là lý do thực sự gây ra mâu thuẫn, chính tôi mới là người phải tu bỏ nhân tâm, tôi tự nhủ lần sau không được nói những lời lẽ tùy tiện, không đếm xỉa gì đến cảm nhận của người khác như vậy nữa. Trong tâm tôi cầu xin Sư phụ giúp đỡ: “Xin Sư phụ đừng để cho nhân tâm của đệ tử làm ảnh hưởng đến việc cứu người”.
C tin vào kiếp trước và quan hệ nhân duyên, anh cũng tin vào tu luyện. Tôi nói: “Chúng ta có mối nhân duyên đặc biệt, từ xa xưa chúng ta đã từng hẹn ước, ai đến tu luyện Đại Pháp trước, người đó sẽ phải nói lại với người kia. Vì tìm kiếm Đại Pháp mà đã phải chịu rất nhiều đau khổ hàng bao nhiêu kiếp. Anh có muốn xem quyển sách này không”? Anh ấy hỏi: “Là cuốn ‘Chuyển Pháp Luân’ sao?”. Tôi nói: “Đúng vậy”. Anh ấy nói: “Tôi đã xem rồi”. Hóa ra vào năm 1999, anh ấy đã từng xem cuốn ‘Chuyển Pháp Luân’ do vợ của một người hàng xóm cho mượn, nhưng mới xem được hai hôm đã phải trả lại, sau đó anh ấy muốn mua một cuốn nhưng không mua được. Trong lòng tôi tràn ngập sự cảm ơn đối với Sư phụ, ngài luôn quan tâm đến tất cả những người từng đắc Pháp.
C nói với tôi rằng đêm nào anh ấy cũng ngồi đả tọa, tôi hỏi anh đả tọa thế nào, anh ngồi song bàn trên ghế rất thoải mái cho tôi xem, tôi hỏi anh lúc đả tỏa có nghĩ gì không, anh nói không nghĩ gì, có thể nhập tĩnh rất nhanh. Tuy nhiên anh chưa từng học các động tác của Pháp Luân Công. Tôi chợt giật mình, đáng tiếc là anh đã bỏ lỡ cơ duyên nhiều năm như vậy. Tôi biểu diễn bài công pháp số năm cho anh xem. Anh ấy lập tức nói: “Anh nhất định phải dạy tôi đấy”.
Tôi nhanh chóng tặng anh đĩa chân tướng và một ít sách Đại Pháp, dạy anh năm bài công pháp. Ngộ tính của C rất cao, anh ấy rất tinh tấn. Khi đi làm anh ấy thường nghe băng ghi âm Pháp hội giao lưu ở Trung Quốc. Tôi nói với C: “Khi nào anh cảm thấy thuốc lá không còn mùi vị gì thì đừng hút nữa”. Chưa đầy một tháng sau, C đã cai được thuốc và rượu, nước da đen sạm trước đây đã trắng lên, sắc mặt sáng sủa. Anh không chỉ tự mình thoái đảng, mà còn thường xuyên hẹn tôi đi giảng chân tướng cho bạn bè của anh, còn nhắc nhở tôi không được vì bận rộn mà quên việc luyện công. Một lần, con gái nhỏ của C bị cảm sốt cao, tâm trạng hoảng loạn, C gọi điện hỏi tôi nên làm thế nào. Tôi nói: “Nhà anh còn cái huy hiệu đảng nào, bát hương hay sách đảng nào không? Hãy dọn dẹp hết đi. C đã bỏ tượng Mao Trạch Đông treo suốt mấy năm đi, dọn dẹp hết các bức tranh, sách liên quan đến tà đảng và các đồ vật của các pháp môn khác, sau đó con gái anh cũng không còn thấy khó chịu nữa.
Một hôm C gọi điện cho tôi nói rằng vợ anh đã lấy hết sách Đại Pháp rồi, do cô ấy không hiểu nên sợ anh bị bức hại. Tôi nhớ có lần khi biết sức khỏe của vợ C không tốt, tôi từng chia sẻ với cô ấy về những thần tích của Đại Pháp và việc sức khỏe của mình đã cải thiện ra sao sau khi tu luyện, cô ấy cũng biểu lộ sự đồng tình. Tôi rất hối hận vì đã tiết lộ về bản thân mình cho cô ấy quá sớm, trong lòng cũng khởi tâm sợ hãi.
Tôi phát chính niệm thanh trừ những nhân tố tà ác can nhiễu việc tu luyện của C, rồi lưu các file bài giảng kinh văn, đoạn ghi âm lời giảng của Sư phụ và nhạc luyện công vào thẻ nhớ, đưa cho C mở trên điện thoại dùng. Không lâu sau lại bị vợ anh phát hiện thu mất. Không những vậy, vợ của C còn lấy điện thoại của anh ấy gọi cho tôi nói: “Này anh, tôi đang giữ những thứ anh đưa cho chồng tôi, anh muốn tôi tiêu hủy đi hay tự anh đến lấy về? Anh mà còn dạy anh ấy thứ này nữa, tôi sẽ lại ném hết đi đó”. Tôi nói: “Anh chỉ dạy chồng em điều tốt đẹp thôi, những thứ đó phiền em giữ giúp anh, anh sẽ qua lấy”. Không lâu sau, bố mẹ C cũng gọi điện cho tôi: “Các cháu làm việc cùng nhau thì được, nhưng xin đừng dạy con bác thứ đó, thằng con bác nó là đồ ngốc, chỉ thích đâm quàng bụi rậm, nó sẽ tự sát mất, cháu hãy khuyên nhủ nó nhé”. Còn nói thêm mấy câu đe dọa tôi. Tâm sợ hãi của tôi càng lớn thêm, tôi cầu xin Sư phụ bảo hộ, đồng thời phát chính niệm thời gian dài, giải thể hết các nhân tố can nhiễu và bức hại của tà ác.
Tôi nghĩ đến Sư phụ yêu cầu đệ tử Đại Pháp khi gặp mâu thuẫn không được trốn tránh, phải đối mặt với họ giảng chân tướng và cứu độ họ. Sau khi phát chính niệm, tôi lần lượt gọi điện thoại cho họ, nói với họ rằng những bình luận trên TV về sự việc này (Pháp Luân Công) đều là giả mạo, Pháp Luân Công thực sự dạy người ta làm điều tốt. Chúng tôi nói chuyện suốt mấy chục phút, vợ của C kể rằng: “Làm sao em biết những thứ này là gì, C thường xuyên làm lén lút sau lưng em”. Tôi nói: “Em cảm thấy anh là người thế nào? Có giống người xấu không”. Vợ C nói: “Anh khác với người khác, rất có chính khí”. Tôi nói: “Những sách này ở đâu cũng có, em cứ đọc hết một lượt rồi sẽ hiểu, xem xong thì trả lại anh”. Còn bố C nói: “Con trai tôi là đảng viên, cả nhà chúng tôi đều là đảng viên, nó không được học thứ này đâu”. Tôi hỏi ông: “Cậu ấy có kính trọng bác không? Có uống rượu, đánh bạc không?” Bố C nói: “Không”. Tôi lại nói tiếp: “Chúng cháu đều được dạy phải sống có trách nhiệm với gia đình, sống thế nào để làm người tốt, nếu về mặt này mà cậu ấy làm không tốt thì cháu nhất định sẽ nhắc nhở cậu ấy, xin bác yên tâm”.
Sau đó tôi gặp vợ của C trực tiếp giảng chân tướng, tôi nói về nguyên lý thiện ác hữu báo: “Anh tu luyện đã mười mấy năm, sức khỏe rất tốt, chưa từng ốm đau hay phải uống viên thuốc nào. Còn C đã cai được thuốc, bỏ được rượu, bệnh gan của cậu ấy cũng khỏi, thân thể khỏe mạnh, khí sắc hồng hào, hàng ngày em đều được chứng kiến. Hơn nữa, người tu luyện phải có trách nhiệm với gia đình, tuyệt đối không có chuyện trai gái, nếu trước đây em chưa yên tâm về chồng của em, thì bây giờ em có thể yên tâm được rồi đó. Người tu luyện phải làm người tốt từ trong tâm, không cần người khác quản mà tự mình quản, nếu người xấu muốn làm việc xấu thì có 80 người cũng không quản nổi. Còn về chuyện cai thuốc, cậu ấy đã hút thuốc 20 năm nay mà không bỏ được, vậy mà bây giờ nói bỏ liền bỏ ngay, bởi vì đã có Sư phụ Lý Hồng Chí của Đại Pháp quản cậu ấy. Nhiều người biết rõ rằng hút thuốc, uống rượu là có hại nhưng vẫn không cai được. Đại Pháp có uy lực rất lớn, em có sách thì hãy tranh thủ xem, ít nhất thì cũng đọc để hiểu qua, em sẽ hiểu được sự quý giá của Đại Pháp, Pháp này rất khó đắc được”. Cô ấy từ chối và nói: “Có thời gian hãy tính, các anh có ý định tuyên truyền phải không? Có phải muốn nói cho càng nhiều người càng tốt không?”. Tôi cảm thấy vừa buồn cười vừa đáng thương, thế nhân bị tà đảng đầu độc đến mức độ như vậy. Tôi nói: “Anh hoàn toàn do muốn tốt cho em, chứ anh không có chút lợi lộc gì ở đây cả, em khỏe mạnh thì cả gia đình đều yên ấm, anh cũng mừng cho em, có thời gian em hãy xem sách rồi sẽ hiểu. Anh sẽ không nói chuyện này cho ai đâu, em yên tâm”.
Một thời gian sau, vợ của C vẫn chưa xem sách. Cựu thế lực gây trở ngại rất lớn cho con người thế gian được đắc Pháp, nhưng Pháp lực vô biên của chính Pháp và sự từ bi của Sư phụ đã mở ra cơ hội đắc Pháp cho những người có duyên.
Sức khỏe của vợ C vốn dĩ không tốt, đi khám cũng không ra bệnh gì. Tôi nói với cô ấy: “Con người đau khổ đều có nguyên nhân, đó là để trả nợ nghiệp. Người nợ người thì còn trả được, chứ người nợ ma quỷ, nợ thần thì trả không nổi. Ví như khi người phụ nữ phá thai, nếu đứa trẻ được sinh ra, nó có thể sẽ sống được mấy chục năm, thế nhưng chưa sinh ra đã bị giết chết rồi, vậy nó có thể không hận người đã giết nó không? Nó sẽ đến đòi mạng. Mặc dù đây là chính sách của ĐCSTQ, nhưng nếu người mẹ không đi phá thai thì đứa trẻ cũng không chết. Món nợ này trả thế nào đây? Trả bằng cách người mẹ phải chịu khổ, thậm chí phải đền mạng. Sau khi tu luyện Đại Pháp, Sư phụ sẽ giải khai những oán hận này, người tu luyện sau khi tu thành sẽ đưa những sinh mệnh bị giết ấy đến nơi vĩnh viễn hạnh phúc, cũng là thiện giải những ác duyên, cho nên những khoản nợ không cần phải trả nữa. Người không tu luyện không thể tự mình thoát khỏi ác báo, chỉ có thể lấy thân mình, lấy tính mệnh của mình mà hoàn trả nghiệp. Con người muốn thoát khỏi đau khổ thì chỉ có thể tu luyện, em hãy dành thời gian xem sách nhé. Điều quý giá như vậy, nếu bỏ lỡ thì tương lai không biết sẽ hối hận nhường nào.
Vợ C cuối cùng đã đọc ‘Chuyển Pháp Luân’. Viết đến đây, mắt tôi rơm rớm lệ, đệ tử xin khấu tạ Sư phụ.
Con xin cảm tạ Sư phụ! Cảm ơn các đồng tu! Hợp thập

Bản tiếng Hán: http://www.minghui.org/mh/articles/2014/12/9/书画之缘-301203.html
Bản tiếng Anh : http://en.minghui.org/html/articles/2015/2/2/148199.html
Đăng ngày 22-03-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.