Trang

Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014

Mạn đàm về nên khoa học mới (Phần 1)

Mạn đàm về nền khoa học mới (Phần 1)


Tác giả: Đan Dương

[Chanhkien.org]
Khối lượng của vật chất
Thế giới của chúng ta do vật chất cấu thành. Theo định nghĩa thì vật chất là bất kỳ thứ gì chiếm một khoảng không gian nhất định và có thể được cảm nhận bởi ý thức và giác quan của con người. Vật chất có khối lượng và chiếm không gian. Để hiểu được vật chất, người ta phải hiểu được không gian (space) và khối lượng (mass). Ý thức và giác quan vốn dĩ mang tính chủ quan, không giống nhau giữa các cá nhân. Khối lượng được định nghĩa bằng việc đo lường quán tính (inertia) của vật chất; tức là tính chất chống lại gia tốc (sự thay đổi tốc độ – acceleration) của vật thể. Chúng ta được dạy phải tin rằng khối lượng là một đặc tính cố định của vật thể. Tuy nhiên quan điểm này cần được nghiêm túc xem xét lại.
Căn cứ vào Định luật 2 Newton về chuyển động, lực (force) bằng tích của khối lượng (mass) và gia tốc (acceleration), tức (F=m*a). Thế thì “lực” chính xác là gì? Lực là bất kỳ thứ gì có xu hướng thay đổi trạng thái tĩnh hoặc động của một vật thể. Nhưng hiểu biết của chúng ta về khối lượng lại xoay quanh lực và quán tính. Lực là một đối tượng nằm ngoài vật thể. Phản lực sẽ được sinh ra khi và chỉ khi có một lực tác động lên vật thể. Mặc dù chúng ta vẫn tin rằng lực và phản lực xảy ra đồng thời, nhưng đúng ra mà nói thì giữa chúng vẫn có mối quan hệ nhân quả. Khối lượng của một vật là không đổi bất kể nó được cân đo như thế nào và ở đâu. Năm 1905, dựa trên đặc tính này, Albert Einstein đã công bố thuyết Tương đối Đặc biệt. Ông cho rằng khối lượng của một vật tượng trưng cho toàn bộ năng lượng của vật đó. Thí dụ như khi năng lượng của một vật tăng lên nhờ động năng hay nhiệt độ thì khối lượng của nó cũng tăng lên. Khối lượng của vật thể quyết định quán tính mà quán tính lại đối kháng với gia tốc. Khi lực tác động là không đổi, khối lượng tăng lên sẽ khiến gia tốc giảm xuống và ngược lại.
Cái gì sinh ra quán tính của vật chất? Đôi khi các nhà vật lý học viện dẫn đến Nguyên lý Mach nhưng nó chỉ là một manh mối chứ không phải là một kết luận. Vào năm 1992, Alfonso Rueda, giáo sư tại trường Đại học bang California ở Long Beach, đã dùng các công thức vật lý của Newton để chứng minh được định luật 2 Newton. Trước đó, định luật này chỉ là một giả định cơ sở cho các công thức của Newton, và chưa được chứng minh. Các phân tích và bằng chứng cho định luật này được dựa trên một giả định khác rằng có tồn tại một mặt phẳng – gọi là biển photon (sea of photons) – một trường điện từ tại điểm số 0 (zero-point) của chân không lượng tử. Ánh sáng nhìn thấy được là một dải quang phổ hẹp trong phạm vi của các sóng điện từ. Alfonso Rueda, Bernard Haisch (nhà vật lý học ở phòng thí nghiệm năng lượng mặt trời và vật lý thiên văn Lockheed Martin thuộc thành phố Palo Alto, bang California) và Hal Puthoff đã nói cách đây rất lâu rằng khối lượng chỉ là một ảo giác. Tính chất chống gia tốc của vật thể không phải gây bởi khối lượng vốn có của nó. Ngay khi gia tốc xuất hiện, trường tại điểm số 0 sẽ sinh ra một phản lực. Nói một cách đơn giản, có một lớp nền gọi là “biển photon” lấp đầy trong vũ trụ, tạo ra lực cản đối với sự chuyển động bất cứ khi nào một vật thể bị đẩy. Đó là lý do tại sao các loại vật chất trong thế giới này trông cứng cáp và ổn định. Năm 1988, Alfonso đã đi đến kết luận tương tự sau khi dùng thuyết Tương đối của Einstein trong phân tích lý thuyết của mình. Tại mỗi thời khắc, thế giới vật chất này đều đang chịu tác động của “biển photon”. Cả thế giới này ngập trong “biển photon”, và nó sinh ra lực chống lại bất kỳ sự thay đổi tốc độ nào sinh ra khi một vật bị tác động. Đó là lý do tại sao vật chất cấu thành nên thế giới của chúng ta trông rắn chắc và ổn định [1].
Qua đó có thể thấy rằng việc coi khối lượng như là một đặc tính cố hữu của vật thể là không đúng. Ngoài ra, sự đo lường khối lượng (mass) cũng có quan hệ mật thiết với khái niệm cân nặng (weight). Khối lượng được định nghĩa theo phương diện này được gọi với thuật ngữ là “khối lượng hấp dẫn” (gravitational mass). Vào thế kỷ 19, Roland (1848-1919) đã chứng minh bằng thực nghiệm rằng khối lượng hấp dẫn cũng không khác gì khối lượng quán tính.
Từ định nghĩa của khối lượng và dựa trên các nguyên lý của Pháp Luân Đại Pháp, chúng ta thấy rằng khối lượng được nghiên cứu trong khoa học hiện đại là tương đương với sự giới hạn mà một vật thể gặp phải bên trong phạm vi của một môi trường.
Trong “Giảng Pháp tại hội giao lưu tu luyện của Pháp Luân Đại Pháp Canada năm 2001″, Sư phụ giảng: “Bởi vì hết thảy các sinh mệnh và vật chất tại trái đất và trong tam giới, kể cả không khí, nước, bao gồm hết thảy những vật thể tồn tại trong tam giới đều do những lạp tử của các tầng trong tam giới cấu thành nên; có quan hệ liên đới giữa các loại lạp tử của các tầng.” Thể ngộ của tôi về chữ “các tầng” trong câu “do những lạp tử của các tầng trong tam giới cấu thành nên” là như sau. Giả sử có 100 tầng trong tam giới, vậy thì vật thể nào thuộc tam giới đều có chứa các lạp tử của 100 tầng này. Một sinh mệnh tồn tại ở tầng tương ứng với chủ nguyên thần của người đó. Vậy nên đây là điều mà Sư phụ muốn nói tới khi Ngài giảng một sinh mệnh được tạo ra trong tam giới sẽ có các hình thức tồn tại song song khác xuyên suốt giữa các tầng. Điều này được đề cập đến trong Bài giảng thứ bảy của Chuyển Pháp Luân: “Chúng tôi đã phát hiện, rằng khi một cá nhân giáng sinh, thì ở trong một phạm vi nhất định trong không gian của vũ trụ này có rất nhiều những ‘cá nhân ấy’ đồng thời giáng sinh, cũng giống như cá nhân kia, cùng mang một tên, những việc họ làm là đại đồng tiểu dị; do đó cũng được tính là bộ phận của toàn bộ chỉnh thể cá nhân ấy“. Trở lại với “Giảng Pháp tại hội giao lưu tu luyện của Pháp Luân Đại Pháp Canada năm 2001″, trong đó Sư phụ giảng: “Tất nhiên, cùng trọng lượng nhưng khác thể tích cũng có liên đới bằng nhau; vật thể có thể tích nhỏ nhưng mật độ vật chất lớn so với vật thể có thể tích lớn có mối quan hệ liên đới cũng lại bằng nhau; do vậy có cảm giác nặng như nhau”. “Bề mặt Trái Đất là một giới hạn của một tầng; trong một tầng thì có thể vận động theo chiều ngang; bởi vì đều trong một tầng; còn vận động lên một tầng cao hơn hẳn, thì bị kéo trở lại; bởi vì các vật thể trên Trái Đất đều là những lạp tử của tầng trong cảnh giới này.
Từ đây chúng ta biết rằng một vật thể được đặt tại các tầng không gian khác nhau có thể sẽ chịu sự chi phối khác nhau. Trên thực tế là rất khác nhau. Phương trình Định luật vạn vật hấp dẫn của Newton lý giải điều này như sau: F=m1m2G/d2, trong đó G là hằng số hấp dẫn. Lực tác động thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi trong sự liên đới giữa các lạp tử ở các tầng khác nhau. Tức là, khối lượng của một vật thể có thể thay đổi tùy theo môi trường mà nó tồn tại và tính chất của sự liên đới của nó cũng thay đổi theo. Chúng ta đo khối lượng bằng công thức m=F/a, nhưng nó chỉ áp dụng được cho các vật thể có kích thước lớn chuyển động chậm. Tại sao nó không áp dụng được cho các vật thể có vận tốc nhanh và gia tốc cao?
Dựa trên các nguyên lý của Pháp Luân Đại Pháp, chúng ta hiểu được rằng tầng “to và chậm” chính là các không gian xếp theo chiều dọc và có không gian-thời gian (thời-không) đồng thời tồn tại, trong khi đó “nhanh và bằng vận tốc ánh sáng” tương ứng với các không gian xếp theo chiều ngang khác. Khi một vật được đưa đến một vận tốc nhất định, nó sẽ đột phá được các không gian. Có thể hiểu rằng các không gian nằm dọc theo tung độ sẽ khác xa so với các không gian nằm theo hoành độ. Để hiểu chính xác hơn về khối lượng của vật thể, trước hết chúng ta phải hiểu đúng về không gian.
Các chiều không gian khác
Rất có khả năng hiểu biết của khoa học đương đại về chiều không gian này nơi chúng ta tồn tại là chưa thỏa đáng. Tạm thời chúng ta chưa bàn đến việc này. Hãy phân tích xem tại sao kiến thức của Einstein về thời gian và không gian lại vượt trội hơn so với những người khác. Einstein đặt định rằng vận tốc ánh sáng là một hằng số, và đây cũng là nền tảng cho học thuyết của ông. Cá nhân tôi nghĩ rằng ông rút ra được nhiều điều từ Kinh Thánh hơn là từ việc nghiên cứu tốc độ siêu việt của ánh sáng. Chương “Sáng thế” của Kinh Thánh ghi rằng: “Lúc khởi đầu, Thiên Chúa sáng tạo trời đất. Ðất còn trống rỗng, chưa có hình dạng, bóng tối bao trùm vực thẳm, và thần khí Thiên Chúa bay lượn trên mặt nước. Thiên Chúa phán: “Phải có ánh sáng.” Liền có ánh sáng. Thiên Chúa thấy rằng ánh sáng tốt đẹp. Thiên Chúa phân rẽ ánh sáng và bóng tối. Thiên Chúa gọi ánh sáng là “ngày”, bóng tối là “đêm”. Qua một buổi chiều và một buổi sáng: đó là ngày thứ nhất. Thiên Chúa phán: “Phải có một cái vòm ở giữa khối nước, để phân rẽ nước với nước.” Thiên Chúa làm ra cái vòm đó và phân rẽ nước phía dưới vòm với nước phía trên. Liền có như vậy”. Chúa Jesus từng giảng: “Quả thật, quả thật, ta nói cùng ngươi, trừ phi một người được sinh bởi nước và Thánh Linh, thì không được vào nước Thiên Chúa”.
Hãy tạm bỏ qua sự tương đồng đáng kinh ngạc giữa “Sáng thế” của Kinh Thánh và các truyền thuyết Trung Quốc cổ xưa về sự sáng tạo nên vũ trụ. Rõ ràng rằng ánh sáng trong vũ trụ của chúng ta đã được tạo ra ngay từ khởi thủy.
Hầu hết chúng ta đều biết đến phương trình khối lượng-năng lượng nổi tiếng của Einstein (E=mc2). Nhưng tại sao năng lượng của một vật thể lại có liên quan đến hằng số vận tốc ánh sáng? Tại sao hạt nhân nguyên tử lại có nhiều năng lượng đến thế? Hơn thế nữa, đâu mới là bản chất thật sự của năng lượng hạt nhân?
Chiếu theo các nguyên lý của Pháp Luân Đại Pháp, tôi không nghĩ rằng có tồn tại cái gọi là lưỡng tính sóng-hạt (wave-particle duality). Theo quan điểm của tôi, chỉ có các hạt lượng tử là thật sự tồn tại. Ánh sáng là một loại hạt. Tôi cho rằng các loại sóng hạt vĩ mô-cơ khí (macro-mechanical waves) trong không gian của chúng ta được tạo ra do sự chuyển động của các vật thể mà bản thân chúng lại có các hình thức tồn tại song song ở khác không gian khác. Các loại sóng điện từ trong không gian chúng ta thì đối ứng với sự chuyển động của các vật thể tồn tại trong các không gian vi mô ngang hàng khác. Năng lượng trong không gian chúng ta chính là kết quả từ sự tan rã của các vật thể ở các chiều không gian cao hơn. Nói cách khác, nếu chúng ta đạt được một cái nhìn ở cấp vi mô của các tầng khác nhau, khi đó chúng ta sẽ có thể lập được một phương trình khối lượng-năng lượng cho các tầng khác nhau. Phương trình này phụ thuộc vào sự tồn tại của các không gian bên dưới nó.
Một số nhà khoa học khác, bao gồm các nhà nghiên cứu ở Viện Chuyển giao Công nghệ Ghassemi, đã đưa ra một giả thuyết về thời-không. Họ tin rằng trong không gian có tồn tại một thứ vật chất dạng nước có khả năng gây ra lốc xoáy, qua đó làm tăng sự cô đặc và cấu tạo cũng như tính chất xoắn theo chiều dọc của vật chất, tạo ra chuyển động của vật thể. Vật chất này thấm vào tất cả các loại vật chất khác và truyền sóng và dao động điện từ. Nguyên tử, tiểu nguyên tử, ánh sáng và phóng xạ đều bắt nguồn từ sóng điện từ. Vật chất sẽ ngừng tồn tại nếu mất đi dạng sóng của nó. Giống như các gợn sóng trên mặt nước, khi rung động chấm dứt thì sóng cũng biến mất, và những gì còn lại chỉ là nước. Nếu sự rung động của một vật chất bị ngừng lại, nó sẽ quay về trạng thái tĩnh lặng. Người phương Đông ngày xưa gọi thứ vật chất bí ẩn này là “khí”, còn người phương Tây cổ đại gọi nó là “ête” (ether). Khái niệm này đã bị gạt bỏ vào đầu thế kỷ 20. Hiện nay dường như khoa học hiện đại đã quay lại con đường của người xưa sau khi đi lòng vòng. Mặc dù các thuật ngữ khoa học có thể được dùng để mô tả hiện tượng, nhưng nội hàm vẫn giống nhau. Ví dụ như, các khoa học gia không thể giải thích được tại sao vật chất tối (dark matter) chiếm 80% vũ trụ. Ngoài ra họ cũng không thể tìm ra được vật chất tối là gì. Lý giải hợp lý nhất chính là có nhiều dạng thức tồn tại khác nhau, và có tồn tại các hạt có dạng lỏng. Khi chúng không chuyển động, nơi đó gọi là chân không. Còn khi chúng chuyển động thì chúng ta có thể thấy các hạt xuất hiện trong vũ trụ. Hiệp hội Vật lý Hoa Kỳ ở Long Beach, bang California là nơi đề xuất lý thuyết này. Họ giữ quan điểm rằng không tồn tại hạt gluon. Lực hạt nhân (nucleic force) mà người ta quan sát được thật ra là được tạo ra bởi áp suất của không gian và thời gian mà không có hạt gluon nào cả. Lý do duy nhất khiến người ta tin vào sự tồn tại của vật chất tối là vì chúng ta mặc nhận rằng thời-không (không gian trống rỗng) vốn không chứa khối lượng và áp suất. Thế nhưng theo những khoa học gia này, nếu chúng ta tính luôn cả áp suất của thời gian và không gian thì sẽ thấy rằng vũ trụ này không có vật chất tối, và tất cả các thiên hà đang lơ lửng bên trong một chất lỏng mênh mông vô hạn [2].
Nếu lý thuyết kể trên là đúng, nó sẽ tạo ra một thay đổi mang tính cách mạng cho nền khoa học hiện nay. Các nhà khoa học đưa ra giả thuyết này cũng đã gợi ý một công thức tính khối lượng khác: m=gL3. Trong đó L3 tượng trưng cho không gian mà một vật thể chiếm hữu, g là hằng số chuyển đổi giữa vật chất và không gian (có được qua thực nghiệm hoặc các tính toán trên lý thuyết). Dù sao đi nữa, công thức này trùng khớp với lý thuyết cổ đại về khí của cả phương Đông lẫn phương Tây, đó là “tụ tắc thành hình, tán tắc thành vật” (tụ lại thì thành hình dạng, tản ra thì thành vật chất).
Người luyện công thông thường của chúng ta, người mới tăng công, thì viên lạp hạt năng lượng phát ra rất thô, có khoảng cách, mật độ không cao, do đó uy lực rất thấp. Khi lên đến tầng rất cao, mật độ năng lượng ấy so với phân tử nước thông thường có thể gấp 100, 1000, hoặc 100 triệu lần; tất cả đều có thể. Vì tầng càng cao, mật độ của nó càng lớn và càng tinh tế, uy lực càng lớn.” (Chuyển Pháp Luân)
Theo thể ngộ của tôi thì tại các không gian tầng thấp, các hạt năng lượng rất thô và có mật độ không cao, sức mạnh thấp và khối lượng nhỏ. Do đó, có một mối quan hệ tương hỗ ở đây. Tôi cho rằng khối lượng có thể được tính bằng công thức m=EL3=EV0=VV0. Ý nghĩa của các tham số như sau:
m: đại diện cho các mối liên hệ. Tuy nhiên nó chỉ liên quan đến sự cách biệt giữa các không gian chiều ngang, và chỉ là con số phỏng đoán. Có hai loại khối lượng: một là hạt lạp tử đơn lẻ trong một không gian nhỏ nhất định, hai là một cụm hạt trong một không gian rộng lớn. Hai loại khối lượng này không giống nhau. Khái niệm về khối lượng của khoa học hiện nay chính là cái thứ hai.
E: là năng lượng mà vật chất mang theo tại một tầng nhất định. Nghĩa là, có nhiều loại năng lượng ở các tầng khác nhau; năng lượng tại tầng nào sẽ được quyết định bởi kích thước của một hoặc nhiều hạt lạp tử đối ứng ở các không gian khác.
V0: là thể tích của vật chất trong không gian này.
V: là thể tích của vật chất trong không gian khác đối ứng qua không gian này. Đây không phải là kích thước mà mắt thường nhìn thấy, mà là kích thước của vật chất trong các không gian khác mà đối ứng với sóng rung động hạt trong không gian này. Nó là mức năng lượng tương ứng trong không gian này, và được quyết định bởi tầng số dao động của hạt.
Vì các không gian khác quá phức tạp nên kiến thức của tôi có thể không hoàn chỉnh. Ngoài ra, ở đây tôi đơn giản là chỉ ra một hướng đi chung chung chứ không đưa ra kết luận nào cả. Do đó tôi không dám lý giải chi tiết những điều tôi đang nghĩ trong đầu.
(còn tiếp)
Tham khảo:
[1] Brilliant Disguise: Light, Matter and the Zero-Point Field, by Bernhard Haisch
[2] Space-Time-Mass Unified Theory at http://www.space-time.mass.com
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/node/20188
http://pureinsight.org/node/1475

Điều nhìn thấy trong khi đả tọa nhập định

Điều nhìn thấy trong khi đả tọa nhập định

Bài viết của một học viên ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc
[MINH HUỆ 40-01-2014] Gần đây tôi đã gặp một học viên đã từng bị tù giam. Tôi nghĩ rằng tất cả mọi thứ cô ấy nói và làm đều là dựa trên Pháp. Dù bị giam tới chín năm, nhưng làn da của cô ấy vẫn tươi sáng hồng hào. Cô ấy tràn đầy năng lượng và ngủ rất ít. Tôi nghĩ rằng cô ấy ắt hẳn là đã tu luyện rất tốt và có lẽ cơ thể của cô ấy đã chuyển thành trạng thái tịnh bạch thể. Điều này khiến tôi phải nhìn nhận lại việc tu luyện cá nhân của mình, và tôi đã nhận ra rằng tôi cần phải đề cao.
Khi nhìn lại bản thân mình, tôi nhận thấy rằng sắc diện mình không tốt, đôi khi tôi còn trạng thái tiêu nghiệp. Tôi đã xuất ra một niệm tới phần đã tu thành của tôi yêu cầu phía bên con người của tôi nhanh chóng chuyển hóa thành vật chất cao năng lượng.  Vào ngày hôm sau, tôi cảm thấy đau ở ngực và chân của mình. Tôi cũng đã bị nôn ra máu, giống như tôi đã từng bị trong quá khứ. Điều này diễn ra trong khoảng một ngày. Tôi đã chia sẻ điều này với các học viên khác và họ nói rằng đó là chấp trước, có vị đồng tu còn nói rằng nhân tâm của tôi còn quá nhiều. Tôi đã bắt đầu hướng nội tìm.
Ba ngày sau khi tôi bắt đầu hướng nội, tôi đã muốn nghỉ ngơi sau một ngày bận rộn. Tôi nhớ lại Sư phụ đã nói cho chúng ta biết rằng luyện công là cách nghỉ ngơi tốt nhất, vì vậy tôi đã bật nhạc bài công pháp thứ năm lên và đả tọa luyện công.
Lúc đầu tâm trí của tôi đầy những tạp niệm và tôi không thể tĩnh lại được. Sau đó tôi đã nhớ được ra rằng chúng ta không được để tư tưởng chạy loạn lên trong lúc luyện công. Khi tôi tĩnh được lại, tôi đã nhìn thấy có một chiếc thang hiện lên trước mặt tôi. Phía trên phần cao hơn của chiếc thang là thẳng đứng. Phía dưới, khoảng một bậc ở gần mặt đất trông như hình chữ Z.
Tôi đã leo lên chiếc thang, và nó dẫn lên đến tận trời. Tôi không thể nhìn thấy biên giới khi nhìn lên. Lúc leo lên trên, tôi thấy mình bị sương mù bao quanh. Thoáng chốc, tôi thấy trong mờ ảo một ngọn núi xa xăm. Sau đó tôi đã mọc ra hai chiếc cánh bằng lông vũ rất to.
Tôi không biết rằng mình đã lên cao được bao nhiêu rồi. Tôi đã bay qua làn sương mù và những đám mây, tôi nhìn thấy bầu trời xanh, như thể tôi đang ở trong một chiếc máy bay vậy. Có một thế giới ở giữa bầu trời xanh. Lúc đầu nó có hình bán nguyệt, sau đó nó trở thành hình tròn, giống như hình dạng của Trái Đất. Nó được tạo nên từ nhiều thế giới được xếp theo chiều dọc và chiều ngang. Có những dãy núi hoang sơ và các con sông ở trong mỗi thế giới. Tôi đứng trên chiếc thang ở giữa thế giới đó và tiếp tục đi lên tiến vào trong màn sương mù. Tôi không biết rằng mình đã lên cao bao nhiêu nữa.
Tôi nhìn thấy một vị Phật to lớn ngồi giữa bầu trời. Chiếc thang dừng lại phía trước của Đức Phật, và sau đó nó đã bắt đầu tan biến đi. Một chiếc thang bằng vàng đã xuất hiện thế vào vị trí của nó. Chiếc thang này rộng hơn và đẹp hơn, nhưng nó cũng dần dần biến mất.
Tôi biết rằng tôi chính là vị Phật to lớn đó, và tôi cảm thấy sự hiện diện của Phật thể của tôi. Vào thời điểm đó tôi không có ý niệm nào cả, tôi hợp nhất với Phật thể của tôi. Tôi nghiêng mình về phía trước và nhìn xuống, nhưng tôi không thể nhìn thấy biên giới nào cả. Sau đó cơ thể của tôi đã nở rộng lớn hơn, cao hơn và biết mất vào khoảng không gian.
Tôi trở lại trạng thái thiền định. Khi âm nhạc kết thúc, tôi cảm thấy cơ thể khỏe khoắn và ấm áp. Cảm giác đó tuyệt diệu đến mức mà tôi chỉ muốn tiếp tục thiền định thêm nữa. Tôi muốn nhìn thấy Phật thân của tôi một lần nữa.
Tôi đã bật nhạc của bài công pháp thứ năm lên để tiếp tục đả tọa thiền định. Tôi đã đi ngay vào trạng thái “định”, một trạng thái trống rỗng, nhưng cảm giác biết rõ là mình đang ngồi đây. Phật thể của tôi lại xuất hiện trong không gian, và tôi thấy nó được hình thành từ rất nhiều thế giới. Bên trong Phật thể là núi, sông, và vô số chúng sinh. Cánh tay, chân và thậm chí là cả móng chân cũng là do nhiều thế giới hợp thành, những thế giới này đã tạo nên Phật thể. Có vô lượng các thế giới. Tôi đã thấy được những ngọn núi và các con sông mờ dần đi.
Mặc dù có thể dùng văn tự để miêu tả lại cảm thụ và cảnh tượng mà tôi nhìn thấy, nhưng khó có ngôn từ nào có thể biểu đạt được một cách chân thực. Tôi đã tu luyện được khoảng 18 năm. Tôi không thường xuyên tinh tấn và vẫn còn nhiều chấp trước cũng như quan niệm của người thường.
Ở độ tuổi 50, mái tóc của tôi đã ngả màu xám, cơ thể của tôi không thay đổi nhiều. Nhưng phần đã tu luyện tốt của tôi là rất thần thánh và mỹ hảo!
Con xin cảm tạ Sư tôn đã từ bi khích lệ con!

Đăng ngày 20-02-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.
 

Điều nhìn thấy qua thiên mục: Sư Phụ từ bi che chở cho mỗi đệ tử Đại Pháp

Điều nhìn thấy qua thiên mục: Sư phụ từ bi che chở cho mỗi đệ tử Đại Pháp

Bài viết của Bích Vũ
[MINH HUỆ 20-02-2014] Tối qua, học Pháp xong, tôi nằm ngay đó nghỉ một chút, không ngờ lại nhìn thấy Sư phụ xuất hiện. Sư phụ ngồi đó luyện bài công pháp số năm, liền một lúc luyện hai lần. Tôi hiểu rằng đây là Sư phụ muốn tôi dậy luyện công, lúc đó tôi cũng trở dậy, khoanh chân đả tọa. Sư phụ thấy tôi trở dậy, mỉm cười rời đi.
Sau đó tôi lại nhìn thấy trong một bể sen rộng lớn, rất nhiều đóa hoa nở rộ, trong mỗi một bông sen đều có một sinh mệnh ngồi ngay ngắn, có đủ các chủng hình thái sinh mệnh khác nhau, có sinh mệnh lớn tuổi, có sinh mệnh nhỏ tuổi, có Phật gia, Đạo gia, còn có cả những hình tượng Thần khác. Lúc đó tôi lý giải đó là hình tượng của mỗi đệ tử Đại Pháp trong không gian đó. Sư phụ lần lượt giúp đỡ mọi người. Tôi thấy Sư phụ giúp sinh mệnh này hóa giải ân oán trong lịch sử; giúp sinh mệnh kia giải quyết vấn đề gặp phải trong tu luyện; khuyến khích sinh mệnh này một chút, nghiêm khắc chỉ ra thiếu sót của sinh mệnh kia trong tu luyện. Sự từ bi che chở đó thực sự khiến tôi cảm động rơi nước mắt.
Dù cho hình tượng của sinh mệnh này như thế nào, hoặc giả xem ra tuổi tác lớn nhỏ khác nhau, nhưng trong mắt Sư phụ, đều giống như những đứa con của mình. Tôi nhớ lại một đoạn Sư phụ giảng trong “Pháp Luân Đại Pháp – Giảng Pháp tại Pháp hội Singapore”:
“Chuyện chư vị nghĩ là vấn đề chư vị làm thế nào để viên mãn, đây là đại sự số một. Hãy mau chóng tu trở về, đây là chuyện trọng yếu nhất của chư vị. Những chuyện khác chư vị đều không phải nghĩ, là Sư phụ tôi đây tuyệt đối sẽ cấp cho chư vị những thứ tốt nhất. (Vỗ tay) Tân vũ trụ cũng tốt đẹp, tất cả vị lai cũng tốt đẹp, khai sáng dành cho ai? Chẳng phải dành cho chúng sinh sao? Đúng vậy không? Người cha người mẹ nào cũng đều muốn dành cho con cái những thứ tốt đẹp nhất, đặc biệt là tương lai sẽ khiến con mình tốt hơn, đều là cái tâm này cả.” (Tạm dịch)
Tôi nhớ mỗi dịp tết đến xuân về, chúng ta đều gửi tới Sư phụ những lời chúc mừng, thiệp chúc mừng lên mạng, rất nhiều đồng tu viết rằng: “Để Sư phụ ít đi một phần lo lắng”, vậy thì trong thực tiễn chứng thực Pháp, hãy để chúng ta hãy lý tính hơn, thành thục hơn bước đi tốt trên chặng đường cuối cùng, thực sự làm được “Dĩ Pháp vi Sư”, trân quý cơ duyên cuối cùng này, chỉnh thể đề cao, cứu nhiều người hơn nữa!
Tầng thứ cá nhân có hạn, những chỗ thiếu sót, vui lòng từ bi chỉ giúp.

Đăng ngày 27-02-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Thuật phân thân (1)

Câu chuyện có thật về luân hồi: Thuật phân thân


Tác giả: Khải Hàng

[Chanhkien.org] Hơn 200 năm trước, tại một tầng thứ nhất định trong Tam giới, tôi đang đợi để được an bài chuyển sinh.
Vị Thần phụ trách chuyển sinh (gọi là Chuyển Sinh Thần quân) nói với tôi: “Lần chuyển sinh này của con, cần dụng bút để lưu lại văn hóa cho nhân loại, đặt định cơ sở cho chứng thực Pháp sau này của con khi Đại Pháp hồng truyền. Lần này, con phải đồng thời chuyển sinh thành hai cá nhân, đến hai quốc gia khác nhau, dùng ngòi bút để hoàn thành sứ mệnh.” Tôi nghe xong kinh ngạc, nghĩ: vì sao phải chuyển sinh thành hai cá nhân? Thần biết được suy nghĩ của tôi bèn mỉm cười, nói: “Thần lực không gì là không thể”. Nói rồi dẫn tôi tới một đại điện nguy nga lộng lẫy; nhìn từ xa xa, tôi thấy trên đó đề ba chữ lớn—”Phân thần điện”.
Sau khi bước vào trong điện, một vị Thần tướng mạo lạ lùng xuất hiện trước mặt chúng tôi; vị Thần này đầu tỏa hào quang, hai bên đầu gồ ra, ở giữa là một chỗ lõm; hào quang trên đỉnh đầu rất nhanh biến thành các màu sắc: đỏ, cam, vàng, lục, lam, tím, không ngừng biến đổi như vậy. Thuận theo hào quang trên đầu mà các màu này không ngừng biến đổi; chỗ lồi trên đầu Thần cũng không ngừng biến hóa từ một đến bảy. Chuyển Sinh Thần quân nói với vị Thần này: “Phân Thần Sứ quân, anh ta đến rồi, xin hãy phân anh ta làm hai.” Chuyển Sinh Thần quân nói tiếp về một số việc cụ thể. Sau đó, Phân Thần Sứ quân đưa tôi đến một thiên điện. Thiên điện này bố trí kỳ lạ, trên nóc nhà là rất nhiều vật trong suốt với các loại hình dạng, giống như những nội tạng cơ thể người. Phân Thần Sứ quân để tôi đứng tại một vị trí, lúc ấy hào quang trên đầu Thần không còn biến hóa nữa, chỗ lồi trên đỉnh đầu cũng cố định là hai cái, không biến hóa nữa. Miệng Phân Thần Sứ quân lẩm nhẩm mấy từ; tôi cảm giác mình bị một vật trong suốt trụ cứng lại, thân thể mềm nhũn, lại nghe thấy Phân Thần Sứ quân nói lớn: “Phân”. Khi ấy tôi cảm thấy toàn bộ thân người mình nứt ra, ban đầu là hơi đau, sau rất đau đớn, cuối cùng nhẹ nhõm. Lại nghe thấy một tiếng “Khởi”, sự trói buộc của thân thể tan biến, rồi một “tôi” khác xuất hiện. Hai “tôi” này tướng mạo giống nhau, tư tưởng hoàn toàn tương đồng, thậm chí lời lẽ cử chỉ, cách động tay động chân cũng giống nhau. Hai “tôi” ngạc nhiên nhìn nhau, không hẹn mà nắm tay nhau, ánh mắt đầy kinh ngạc.
Phân Thần Sứ quân thấy thế cười, nói: “Pháp bảo này của ta có thể dùng tám vạn sáu ngàn lần, hiện tại đã dùng tám vạn bốn ngàn lần; do đó những người được phân thân bởi Pháp khí của ta tất phải có trách nhiệm lớn khi hạ thế; con trước đây đã được ta phân năm mươi lần, nhưng quên hết rồi!” Nói xong cười ầm lên, tiếng cười rất có lực xuyên thấu.
Phân Thần Sứ quân đưa hai “tôi” từ thiên điện đi ra. Chuyển Sinh Thần quân nói với ông “Thật vất vả quá”, sau đó đem hai “tôi” đến “Chuyển sinh điện”. Để hai chúng tôi đợi đằng sau điện, ông tự mình tiến vào căn phòng ghi “Phân thân chuyển sinh”, mau chóng cầm hai cuốn vở ra và nói: “Hai con xem nhanh cuộc đời của mình đi”. Hai cuốn vở bay đến, hai chúng tôi đỡ lấy, rồi bắt đầu xem cuộc đời của từng người. Xem xong, hai chúng tôi đối diện với nhau, thấy rằng hai vai diễn này đều thật khổ. Thần nói: “Khổ là tốt, Thần muốn có khổ mà chịu cũng không được; hai người hạ thế lần này, trách nhiệm trọng đại, nhất định phải hoàn thành sứ mệnh cho tốt. Nguyên thần hai người hoàn thành sứ mệnh xong thì lại hợp nhất, tương lai đến khi Phật Chủ truyền Pháp thì lại dùng ngòi bút chứng thực Pháp, đến lúc thì những ký ức niêm phong sẽ được đả khai”.
Sau khi xem xong kịch bản cuộc đời được an bài, hai chúng tôi bắt đầu biến hóa của từng người, đi theo quỹ đạo sinh mệnh bắt đầu từ trên thiên thượng.
Trong đó một “tôi” được Chuyển Sinh Thần quân đưa tới “Thần bút điện”, tại đây tôi nhìn thấy một Thần bút. Thần bút mặc một bộ y phục rộng, trên y phục là các loại văn tự và phù hiệu; y phục không ngừng biến hóa màu sắc, phù hiệu và văn tự cũng tùy theo màu sắc y phục mà biến hóa theo. Trong trạng thái công năng, tôi nhìn hiểu được những phù hiệu và văn tự này. Kỳ thực những phù hiệu ấy cũng là văn tự, chẳng qua là một loại chữ tượng hình cổ xưa, trông qua cứ tưởng phù hiệu. Những văn tự này là đối ứng với văn tự trên mặt đất, nhưng biểu hiện không giống nhau, thậm chí mỗi chữ viết lại có nhiều hình thức biểu hiện khác nhau.
Trên đầu Thần bút trang trí những thứ như đầu bút lông, cái mở cái khép; sau lưng Thần bút đeo một ống đựng bút chứa đủ loại bút khác nhau. Bên trong Thần bút điện, đâu đâu cũng đều là bút. Thần bút đưa tôi đến một hộp “Bút phân thân” và lấy ra một chiếc bút đưa cho tôi. Tôi cầm lấy và thấy trên thân bút viết mấy chữ—”Bút chấn động”. Sau đó, Chuyển Sinh Thần quân đưa tôi đằng vân về phía Tây, đến một nơi, và giao tôi cho một thần linh áo trắng (hình tượng Thần Tây phương, sau lưng là đôi cánh dài). Thần linh áo trắng vén mây ra hai bên và chỉ một nơi trên mặt đất, nói: “Con chuyển sinh tại nơi đây”. Tôi nhìn kỹ, chỉ thấy mình chìm xuống dưới chân, hạ xuống dưới mây, chuyển sinh ra đi.
Nơi mà Thần chỉ ấy tên gọi là “Đan Mạch”, “tôi” này sau đó đã trở thành niềm tự hào của Đan Mạch, một cái tên vang dội—Andersen (nhà văn chuyên viết truyện cổ tích cho thiếu nhi).
Còn một “tôi” khác, cùng lúc với “tôi” ở trên, cũng được đưa đến hộp “Bút phân thân” trong Thần bút điện; ở đó tôi thấy hộp “Bút thân tộc”, trong đó có ba cây bút buộc vào nhau với chữ ghi “Bút chị em”. Thần bút lấy từ trong đó một cây bút đưa cho tôi, trên thân bút viết “Bút kiên cường”. Sau khi nhận bút, “tôi” cũng chuyển sinh đi. Còn lại “Bút hoang mang” và “Bút thơ ca” vẫn ở tại nơi ấy.
“Tôi” này chuyển sinh tới Anh quốc, sau đó trở thành một nhà văn lừng danh, chính là tác giả tiểu thuyết “Jane Eyre”—Charlotte Brontë (là chị cả trong 3 chị em nổi tiếng Brontë, tác giả của những tiểu thuyết xếp vào hàng kinh điển của văn học Anh).
Trong lịch sử phân thân chuyển sinh của tôi, lần này còn được tính là đơn giản. Hiện giờ tôi mới biết, lần phân thân chuyển sinh tối đa của tôi chính là vào triều Minh ở Trung Quốc, đồng thời chuyển sinh qua năm nhân vật. Nói ra thì rất phức tạp. Nếu sau này có thời gian, tôi nhất định sẽ kể lại tường tận câu chuyện này cho mọi người.
Có đồng tu trong bài văn từng đề cập đến “Tháp bút Lung linh”, thực ra tất cả bút thần mà chúng ta ngày nay dùng để viết bài chứng thực Pháp đều là Sư phụ giao phó cho. Trong lịch sử, bút thần chứng thực Pháp này không biết đã trải qua bao nhiêu lần luyện rèn của Thần, hoàn thành không biết bao nhiêu sứ mệnh mà Thần giao phó, trong lịch sử đã lưu lại biết bao nhiêu văn hóa phong phú cho nhân loại!
Khi viết bài chứng thực Pháp ngày nay, tôi thấy Sư tôn ban cho tôi một cây bút thần, tên nó là “Bút từ Thần”. Ở không gian khác, nó thể hiện là vàng kim lóng lánh, ngòi bút cũng bằng vàng. Khi viết văn, bút thần trong tay giúp tôi viết lưu loát, đằng sau mỗi chữ đều tỏa ánh hào quang. Trên mỗi đường bút là một bông hoa, mỗi bông hoa có năm cánh, liên tục đổi màu: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím, hữu sắc, vô sắc. Bông hoa chuyển động không ngừng, tỏa sáng rực rỡ. Xin cho phép tôi dùng cụm từ “diệu bút sinh hoa” để mô tả, thực ra còn hơn thế nhiều lần.
Đóa hoa chuyển động không ngừng phát phóng ánh hào quang nhu hòa, dịu mắt. Khi tả đến một đoạn nào đó trào phúng, tôi buồn cười không nhịn được thì bút thần cũng gập người cười theo; tả đến việc khiến người ta than thở thì bút thần cũng than vãn theo. Có lúc, tôi có tâm chấp trước mà tìm không thấy; khi thỉnh bút thần giúp đỡ, bút thần xuất hiện, nhưng không nói gì mà chạy đi rất mau.
Cây bút thần này và tâm tính của tôi là liên thông; trạng thái tốt, nhân tâm ít, tâm tư thuần chính thì khi viết văn, bút thần như ý, hạ bút thành văn, quỷ chấn thần kinh; bút thần cũng không ngừng phát sinh biến hóa, màu sắc ngày càng thuần chính và trong suốt.
Giờ đây, với bút thần trong tay, nếu như chúng ta không thể hoàn thành sứ mệnh trợ Sư Chính Pháp, phụ lòng kỳ vọng của Sư tôn, thì toàn bộ con đường gian nan dài đằng đẵng trong lịch sử của chúng ta chẳng phải thật uổng công hay sao?
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2011/7/5/75710.html

Thuật phân thân (2)

Câu chuyện có thật về luân hồi: Thuật phân thân (2)



Tác giả: Khải Hàng

[Chanhkien.org] Trong “Câu chuyện có thật về luân hồi: Thuật phân thân”, tôi đã nói đến một lần đồng thời chuyển sinh thành hai người; nghe thì có phần phức tạp, kỳ thực, trong lịch sử phân thân chuyển sinh của tôi thì lần đó vẫn chưa phải là lần phức tạp nhất. Lần phức tạp nhất, có thể nói là điều mà chư Thần đắc ý tự hào, tôi xin kể lại với mọi người.
Vào đầu triều Minh, tôi từng là đại tướng quân Lam Ngọc, vì sự vững bền của giang sơn Đại Minh mà lập nên chiến công oanh liệt, về sau lại bị Chu Nguyên Chương tru sát diệt tộc. Sau khi Lam Ngọc chết, nguyên thần bay lên như làn khói, lững thững bay đi trong không trung, nhất thời không biết đi đâu. Bỗng nhiên có một chiếc kiệu đằng trước đi tới, trước sau có hai người khiêng kiệu; người khiêng kiệu đi trước mặc quần áo màu trắng, nhìn không thấy mặt; người phía sau mặc quần áo màu đen, cũng không nhìn thấy mặt; đi bên cạnh kiệu là một người mang dáng vẻ của một quan sai, mặc quần áo màu tím.
Lam Ngọc nghĩ, phải chăng là đã gặp Hắc Bạch Vô Thường, liền ngạc nhiên hỏi, chiếc kiệu đến trước mặt rồi dừng lại. Người mặc áo tím cúi người thi lễ, nói: “Có phải là Lam Ngọc tướng quân? Địa Quân có lời mời ngài.” Lam Ngọc gật đầu. Người mặc áo tím mời Lam Ngọc lên kiệu. Chiếc kiệu nhẹ nhàng bay lên, không lâu sau thì đã đến địa phủ.  Trên đường đi Lam Ngọc chốc chốc lại vén rèm kiệu lên quan sát, nhìn thấy cầu Nại Hà, Sầu Đình, Khổ Phường, v.v. đường đi ngoằn ngoèo, cuối cùng cũng đến điện Diêm La. Diêm Vương đối với Lam Ngọc có phần kính trọng, mời Lam Ngọc ngồi xuống. Diêm Vương nói: “Cổ ngữ có câu: ‘Oan có đầu, nợ có chủ’, tất cả rồi sẽ có ngày được bù đắp trở lại, Tinh chủ hà tất phải lo lắng.” Lam Ngọc hỏi: “Duyên cớ gì mà ngài lại gọi tôi là Tinh chủ?” Diêm Vương cười nói: “Ngài chưa nghe câu ‘Thiên thượng nhất tinh vẫn, địa thượng nhất nhân vong’ (Trên trời có một ngôi sao rơi thì dưới đất sẽ có một người chết) sao, con người đối ứng với mỗi ngôi sao trên trời, những ngôi sao sáng trên bầu trời luôn có một ngôi là ngài.”
Nói dứt, Diêm Vương gọi người dẫn Lam Ngọc đến chỗ nghỉ ngơi, rồi lại đi xử lý công vụ. Người quản lý sổ sách đến gặp Lam Ngọc, đây là người quen của Lam Ngọc, chính là bố vợ của Lam Ngọc – Ninh Thân Quốc. Ông lão nói, bởi vì ta hay làm việc thiện, tích được đức lớn, sau khi chết được giữ lại làm sổ sách dưới âm gian. Năm nay, trong sự ngắn ngủi giữa sự sống và cái chết nhìn thấy tên con gái và con rể, trong lòng thương xót cho vận mệnh của gia đình con gái, ta mới thỉnh cầu Diêm Vương: có thể cho con gái sống thêm một quãng thời gian không? Diêm Vương nói: “Không thể, những người sau khi chết, lập tức sẽ có an bài khác, huống hồ Lam Thị đã để lại cốt nhục rồi, ngươi không phải lo lắng.” Thế rồi ông lão không nói thêm nữa. Lần này biết được Lam Ngọc đến, ông liền đến nói chuyện với Lam Ngọc. Nói về vấn đề sống chết của con người, ông lão nói: “Sinh tử hữu mệnh, phú quý tại thiên, có quỷ Thần nắm quyền sinh tử, mà mọi chuyện đều có quan hệ nhân duyên, dương gian có câu: ‘Diêm Vương muốn ai đến canh ba chết, người đó không sống được đến canh năm.’” Lam Ngọc hỏi ông lão về nguồn gốc ân oán giữa mình và Chu Nguyên Chương. Ông lão nói: “Từ xưa đến nay, oan oan tương báo, cho nên anh cũng không cần quá so đo tính toán. Là người bề tôi, anh cũng có chỗ sai, quá hống hách ngang ngược”. Lam Ngọc không nói lời nào.
Ông lão dẫn Lam Ngọc đi khắp nơi, Lam Ngọc thấy các quan sai nơi âm gian quả là bận rộn. Đứng ở một nơi cao, Lam Ngọc nhìn thấy quan sai mặc áo tím đang dẫn một người đi đến chỗ mình vừa đi qua; lại nhìn thấy quan sai mặc áo trắng dẫn người đi nơi khác; còn thấy đầu trâu mặt ngựa đang đeo thêm xiềng xích lên người phạm nhân, rồi đi chỗ khác. Lam Ngọc thắc mắc hỏi ông lão, tại sao những người này lại không đi đến cùng một chỗ. Ông lão nói: “Đây là thiên cơ, không thể tiết lộ, song ta có thể không ngần ngại mà nói cho anh. Những người đến đây, thứ bậc có cao có thấp, điện Diêm La có ba chỗ đợi họ, người có phẩm chất tốt do quan sai mặc áo tím dẫn đi, vào tầng trên của điện gặp Diêm Vương, có chỗ ngồi ở dưới thấp. Người thuộc hạng nhì do quan sai mặc áo trắng dẫn đi, vì khi sống chuyên làm việc đại ác nên vào tầng giữa của điện; người thuộc hạng thứ ba, là tội nhân, do đầu trâu mặt ngựa đi bắt, chân tay bị đeo gông, đưa vào tầng thấp nhất của điện, các hình phạt của tiểu quỷ đang chờ đợi họ, và họ phải đợi Diêm Vương xét tội. Đúng là:
Người đến đều là khách,
Có khách chẳng tầm thường;
Áo tím nghênh thượng khách,
Áo trắng đón tầm thường;
Kẻ đại tội hiện rõ,
Đầu trâu mặt ngựa mang.”
Lam Ngọc hỏi: “Có thể không đi qua điện Diêm La, mà trực tiếp đợi an bài chăng?” Ông lão nói: “Có, người có lai lịch to lớn, lúc ở thế gian chưa có sai lầm lớn, Thiên Đình phái người cùng Diêm Vương kiểm tra lý lịch hồ sơ của người đó, trên trời và âm gian đã có nơi cho người đó đi đến rồi, sau khi chết được lên thẳng trên Thiên Đình, đợi an bài chuyển sinh.”
Ở địa phủ đợi một ngày, thì trên Thiên Đình có người đến đón Lam Ngọc đi.
Trên Thiên Đình Lam Ngọc gặp Chuyển Sinh Thần quân, lúc đó Chuyển Sinh Thần quân đang cùng bốn vị Thần đứng đối diện một cái đĩa chuyển động (đĩa chuyển động định đời người), thương lượng nghiên cứu, ngữ khí và thái độ nghiêm túc mà trang nghiêm. Lam Ngọc cũng chẳng biết họ đang thương lượng chuyện gì, một mình thưởng thức cảnh sắc nơi Thiên Thượng. Được một lúc, Chuyển Sinh Thần quân tỏ vẻ nhẹ nhõm, như trút được gánh nặng, liền nói với Lam Ngọc: “Lần chuyển sinh này của anh cực kỳ phiền phức, đã an bài xong rồi, để ta dẫn anh đến chỗ Phân Thần Sứ quân.”
Vì để những sự việc nơi nhân gian được an bài hợp lý hơn, hoàn mỹ hơn, không xuất hiện sai sót, có lúc rất nhiều vị Thần đều chung tay an bài. Lần chuyển sinh đó của Lam Ngọc, chính là việc đắc ý nhất của năm vị Thần Tiên; sau khi an bài thỏa đáng rồi, mấy vị Thần Tiên đều có một cảm giác nhẹ nhõm và vừa ý.
Lần này, Lam Ngọc được Phân Thần Sứ quân phân làm năm phần, năm phần phân thân đồng thời chuyển sinh cùng một đời. Lần chuyển sinh phiền phức này của Lam Ngọc, không những cần phân thân chuyển sinh, mà một phân thân chuyển sinh lại phải liên hoàn chuyển sinh. Một phân thân lại phải liên hoàn chuyển sinh như thế nào? Hãy nghe tôi kể một cách tỉ mỉ.
Phân thân thứ nhất của Lam Ngọc sinh năm 1396 tại Lệ Giang tỉnh Vân Nam, tên là Phương Thiếu Bình, thuộc gia đình giàu có, thông minh lanh lợi; lúc 50 tuổi, ông nhất tâm xuất gia, gia đình không ngăn cản được; tại một ngôi chùa ở Lệ Giang có tên là Ô Long Tự, Phương Thiếu Bình đã xuất gia tu hành, Pháp hiệu là Huệ Trì, tu hành tinh tấn, sau trở thành trụ trì của chùa.
Vị Huệ Trì hòa thượng này, trên thông thiên văn dưới tường địa lý, mỗi khi kỳ nhân dị loại đến tìm ông, ông đều chỉ điểm những chỗ khúc mắc sai lầm hoặc khuyến thiện họ; ông sống đến 136 tuổi, tích được công đức vô lượng, kết vô số thiện duyên.
Huệ Trì có thể dùng thảo dược hoặc những thứ thuật loại cho đến công năng tu xuất được để chữa trị những chứng bệnh khó chữa. Một vài ví dụ như:
Một lần, có một cô gái trẻ, một mắt bỗng nhiên nhìn không rõ gì cả, được người nhà dẫn đến cầu Huệ Trì giúp. Huệ Trì nhìn ra ngay, thấy cô từng soi gương trang điểm, tâm tư vọng động, con ngươi trong mắt bị Tà Ác Đồng Thần lang thang gạch đi. Huệ Trì nói với cô ấy, mỗi ngày cần ở trong căn phòng yên tĩnh khấu bái, tĩnh tâm niệm Phật, kiểm điểm bản thân, không được động vọng niệm, sau một trăm ngày ắt sẽ khỏi bệnh. Sau khi về nhà, cô gái làm theo như lời hòa thượng nói, mắt khôi phục lại bình thường, vội đến cảm tạ Huệ Trì.
Một thiếu niên chăn bò, đột nhiên không thể nói được, được người nhà dẫn đến. Huệ Trì vẽ một cái cây, bảo người thiếu niên tìm đến cái cây này, quỳ bái trước cây xin khai ân; người thiếu niên làm theo, khấu bái xong có thể mở miệng nói được. Thì ra Huệ Trì đã dùng công năng nhìn thấy lúc cậu bé thả bò, đã tiểu vào cái cây, đúng lúc Lộ Thủy Nương Nương đang nghỉ ngơi bên trong cây, nên tức giận người thiếu niên kia bất kính với mình, và dùng giọt sương câm vẩy vào người thiếu niên một chút, làm cho thanh âm của cậu bị dính lại, từ đó không nói được nữa.
Có một người phụ nữ, bụng trương lên đã sáu tháng, đau đớn không chịu nổi, nghi là có thai, thực tế thì không phải, đại phu kiểm tra cũng không rõ nguyên nhân. Người nhà đưa cô đến tìm Huệ Trì, Huệ Trì cho cô uống rượu Hùng Hoàng, rồi tự mình lấy tay gõ cá gỗ, niệm: “Mau rời đi, mau rời đi, trong rừng chỉ có ngươi giữ được trai giới, chớ làm phiền nữ khách nơi trần thế, nhanh đi nhanh đi, chớ có lưu luyến.” Niệm được vài lần, phụ nữ kia há to miệng, làm giống như buồn nôn, một luồng ánh sáng màu xanh trong suốt từ trong miệng cô bay ra, trong màu xanh đó dường như ẩn chứa hình con rắn, bụng của cô nhanh chóng xẹp lại. Huệ Trì dặn dò cô nên chú ý trong việc ăn uống, chớ ăn thức ăn có mùi tanh.
Phân thân thứ hai, Phương Thành (1397-1452), người Đồng Thành tỉnh An Huy, là con nhà có học, năm 17 tuổi tham gia thi khoa cử, đi đến núi Cửu Hoa dâng hương, ở dưới chân núi làm quen được một người, thấy hợp ý nhau, người nọ khen người kia rồi kết bái làm huynh đệ. Khoa cử kết thúc, Phương Thành bị trượt, lúc đó 20 tuổi, nghĩa huynh mời Phương Thành đến nhà mình, Phương Thành đồng ý. Thì ra nghĩa huynh là một tay đạo tặc trong núi, Phương Thành bị dụ dỗ gia nhập cùng, và làm quân sư, sau chết vì bị quan binh vây kích.
Phân thân thứ ba, Lãnh Nương (1412-1438), tên thật là Ngọc Phương, người Giang Tây, năm 17 tuổi lấy chồng về nhà họ Lãnh. Chồng tên Lãnh Bình, Lãnh Bình lúc đầu ra vẻ rất tốt, sau một năm, Lãnh Nương mới biết Lãnh Bình hay chơi bời lêu lổng, không lo làm ăn. Sau khi có con, cũng không thấy thay đổi gì. Khi con được sáu tháng, Lãnh Bình đưa vợ con đi Nam Kinh nương nhờ nhà thân thích, kết quả về tay không. Lúc số tiền tài còn sót lại chẳng được là bao, đúng lúc gia đình giàu có Vương Minh ở Nam Kinh sinh được một đứa bé, cần tìm gấp một bà vú, có người giới thiệu, Lãnh Nương đến Vương Minh phủ làm ở đó. Lãnh Bình ở Vương Minh phủ lấy tiền công của Lãnh Nương, bế con bỏ đi mất. Lãnh Nương bế đứa bé tôn quý của nhà người khác, vô cùng nhớ con mình, hối hận vì đã đến Vương Minh phủ làm bà vú, nhưng lại không thể biểu lộ ra, không tránh được than ngắn thở dài, hay lấy tay áo gạt nước mắt, bị quản gia Bào Đinh nhìn thấy, từ đó Bào Đinh lúc nào cũng hỏi thăm ân cần, an ủi Lãnh Nương. Bào Đinh nhìn bề ngoài thì là chính nhân quân tử, nhưng thực chất là kẻ tiểu nhân bỉ ổi, thấy tướng mạo xinh đẹp khiến người khác yêu mến của Lãnh Nương, trong lòng hắn nảy sinh ý định bất lương, lời nói và cử chỉ luôn có ý mạo phạm. Lãnh Nương phát giác được, luôn giấu bên mình cây kéo để đề phòng Bào Đinh, làm hắn không dám dở trò. Đứa bé Vương Hoa Chương của Vương Minh phủ ngày một lớn, đối đãi với Lãnh Nương như mẹ ruột, trong lòng cô có chút an ủi. Nhưng cô vẫn không thấy tin tức gì của chồng và con trai, chỉ biết đêm đêm khấn bái Quan Âm cầu cho hai cha con bình an. Bào Đinh mặc dù đã có gia đình, nhưng lòng gian không bỏ. Khi Vương Hoa Chương đi học, Lãnh Nương cũng có thời gian nhàn rỗi, thường hay ở vườn hoa sau nhà ngắm cá dưới hồ nước; có một lần mải ngắm quá, không biết Bào Đinh lại gần. Bào Đinh chạy đến ôm Lãnh Nương, giở trò đồi bại; Lãnh Nương phản kháng kịch liệt, trong khi phản kháng lại vô tình rơi xuống hồ, trong lúc sợ hãi kêu lên, nước vào trong bụng không ít, cuối cùng bị chìm xuống và chết đuối.
Phân thân thứ tư, Tân Danh (1420-1488), là thợ rèn trong thành Bắc Kinh. “Tân Danh Thiết Lư” nổi tiếng gần xa, rèn binh khí, dụng cụ, v.v. người trong quan phủ cũng đến nhờ anh làm binh khí. Tân Danh tay nghề tinh xảo, tính tình phóng khoáng, từng rèn đoản đao và trường kiếm cho chỉ huy sứ cấm y vệ Bàng Trạch; rèn bội kiếm, nỏ liên hoàn nặng hai mươi cân, bệ sắt để Quan tinh bàn (dụng cụ quan sát các vì sao) cho Trịnh Hòa.
Phân thân thứ năm, Liên Hoàn Mệnh Oa. Thế nào là Liên Hoàn Mệnh Oa?  Là phân thân đó sau khi kết thúc một đời thì không ngừng lại, mà tiếp tục liên hoàn chuyển sinh bốn đời nữa. Đến khi phân thân thứ nhất Huệ Trì tọa hóa, Liên Hoàn Mệnh Oa cũng đã hoàn thành năm đời chuyển sinh.
Mệnh thứ nhất, Mậu Danh (1398-1431), phụ thân Mậu Công là phò tá cho Yến Vương phủ, vừa ở tục vừa theo Đạo, từng làm “Tĩnh nan chi dịch” chuyên bày mưu lược. Mậu Danh từ nhỏ cùng cha sống trong Vương phủ, thông minh phi thường, chịu ảnh hưởng của môi trường trong Vương phủ, sớm biết lễ tiết, rất tôn sùng Yến Vương và Yến Vương phi. Sau khi Yến Vương xưng đế, người của Yến Vương phủ đa số đều mưu tính để có chức quan nào đó, duy chỉ có Mậu Công không muốn làm quan, được Yến Vương hậu cho về quê, Mậu Công mời thầy dạy Mậu Danh. Mậu Danh học tập chăm chỉ, năm 18 tuổi thi đỗ tiến sĩ, sau làm quan trong bộ Lại. Vì là người chính trực, nên đắc tội với không ít người, sau bị người khác hãm hại, phiền muộn chán nản mà chết.
Mệnh thứ hai, Thu Hương (1431-1459), người Phúc Châu, tên thật là Vương Hạo Chi,  năm 7 tuổi cha mẹ đều qua đời, được người cậu nuôi dưỡng. Khi người cậu ra ngoài buôn bán, cô bị người mợ đem bán cho một kẻ buôn người; hắn mang cô đến Tô Châu, bán vào kỹ viện với giá cao. Tú bà ở đó đã mời người dạy cô thổi sáo đánh đàn ca hát và dạy chữ, đặt tên cô là Thu Hương, từ đó trở thành danh kỹ của Tô Châu. Sau được một thương gia giàu có ở Tô Châu để ý đến, cô được chuộc về làm vợ lẽ. Đại phu nhân lợi dụng lúc chồng không có nhà lập kế để cho Thu Hương làm vỡ đồ sứ quý giá, rồi lấy đó làm lý do thi hành gia pháp đối với cô, bắt cô quỳ trong thời gian lâu. Tiểu nha hoàn đứng bên cạnh cảm thấy tủi nhục thay cho Thu Hương. Sau khi chồng về, Thu Hương cũng không nói gì với chồng, mà trước sau vẫn lễ phép với đại phu nhân, cuối cùng đại phu nhân bị cảm hóa, bắt đầu đối tốt với cô. Thu Hương sinh được một nam một nữ, năm 38 tuổi sinh thêm nhưng chết vì khó sinh.
Mệnh thứ ba, Quách Danh Lan (1459-1483), là phi tần của Minh Hiến Tông, con gái của quan viên bộ Lại Quách Khai, năm 17 tuổi vào cung, năm 19 tuổi sinh được một con gái, sau được phong làm Huệ Phi. Năm 24 tuổi, cô chết vì bệnh cảm mạo vào đầu mùa thu.
Mệnh thứ tư, Raphael (1483-1520), một họa sỹ kiệt xuất người Italia thời kỳ văn nghệ Phục Hưng, còn được gọi là Họa Thánh, cùng với Leonardo da Vinci và Michelangelo được gọi là “Nghệ đàn tam kiệt”. Cha của Raphael là họa sỹ trong cung điện, Raphael từ bé đã thích xem cha vẽ tranh. Ông lúc xem cha vẽ tranh có một vẻ yên tĩnh khác thường, làm cha ông cảm thấy sợ hãi. Năm 7 tuổi, mẹ ông qua đời, Raphael chìm trong đau khổ. Cha ông nói với ông, mẹ con không chết, bà ấy đi đến một nơi khác, bà ấy vẫn đang sống, chỉ là chúng ta không nhìn thấy. Cách khuyên nhủ này đã làm giảm bớt sự đau khổ của Raphael. Khi nhớ mẹ, Raphael thường vẽ tranh mẹ. Năm 11 tuổi, cha Rapheal qua đời, Raphael được người bạn của cha mình chăm sóc và giúp đỡ, và hội họa đã trở thành một phần trong cuộc sống của Raphael. Năm 17 tuổi, tư duy của Raphael trở nên nhạy bén, có thể nắm bắt được một loại linh tính; ông tập trung tinh thần vào hội họa và suy nghĩ, có thể quên hết mọi thứ xung quanh. Vì Raphael vô cùng sùng bái và thành kính đối với Thần, nên ông có thể tiệm nhập vào những cảnh đẹp nơi Thiên Quốc; có lúc những hình ảnh hiện lên trước mắt, cảm giác mờ ảo, ông nhìn thấy Thiên Sứ, Đức Mẹ, và những cảnh tượng nơi Thiên Quốc. Nhìn thấy tất cả những cảnh tượng này làm cho tâm ông trở nên ấm áp và thanh bình hơn, ánh sáng của Thần dẫn lối làm cho các bức tranh của ông càng xuất chúng hơn.
Mệnh thứ năm, Tề Bảo (1520-1532), một người ăn mày ở thành Nam Kinh, là con riêng của tiểu thư một gia đình giàu có bị bỏ rơi.
Một buổi sáng, một kẻ ăn mày có tay phải bị tàn tật tên Tề Nhược Tân, phát hiện một cái tã lót ở một góc tường; anh ta chạy lại gần xem, thì nhìn thấy một đứa bé khoảng 6-7 tháng tuổi bị bỏ rơi. Tề Nhược Tân nhìn qua một cái rồi lắc đầu, quay người bỏ đi. Đi được một đoạn không xa, anh ta dừng bước, quay đầu lại nhìn, rồi lại nhìn lại chính mình, xong lại bỏ đi. Đi đến một chỗ quành, anh ta vẫn có gì đó không yên tâm, ngồi hẳn xuống, nhìn ra xa xa. Một lúc lâu, có vài người đi đến bên đứa bé, nhìn một cái rồi cũng lại bỏ đi. Tề Nhược Tân đột nhiên cảm thấy trong tâm giống như bị sợi dây buộc cứng lại vậy. Anh ta nghĩ, ta đau lòng thế này làm gì, chi bằng bế đứa bé đi, chứ chẳng may nó bị chó tha đi, chắc không qua nổi. Nghĩ vậy, anh ta liền nhanh chóng quay trở lại. Đi đến bên cạnh đứa bé, đứa bé không động đậy gì mà chỉ nhìn anh ta, cứ nhìn rồi đột nhiên tỏ ra vui sướng. Tề Nhược Tân trong tâm cũng vui mừng, nghĩ đúng là cái số ăn mày, đi theo ta nhé, thế nào thì ngươi cũng không chết đói đâu. Thế rồi anh ta mang đứa bé về, đặt tên cho nó là Tề Bảo. Mặc dù Tề Nhược Tân coi như đã chăm sóc bảo ban Tề Bảo, nhưng đi cùng một kẻ ăn mày, Tề Bảo vẫn phải nếm đủ mùi vị cơ cực. Thật không dễ mà lớn đến năm 20 tuổi, và một trận thương hàn đã lấy đi mệnh của Tề Bảo.
Sau khi Liên Hoàn Mệnh Oa kết thúc năm đời chuyển sinh, thì hợp thành một thể với bốn phân thân còn lại, tiếp tục đợi an bài hạ thế chuyển sinh.
Tôi còn biết được có đệ tử Đại Pháp một lần phân thân chuyển sinh thành bảy vai khác nhau, tại đây tôi không nói tỉ mỉ nữa. Viết ra những điều này, không chỉ là để chứng minh cho quá khứ của đệ tử Đại Pháp, mà còn càng khiến chúng ta trân quý hơn cơ duyên vạn cổ không dễ có được này, và đi tốt đoạn đường về sau của chúng ta.
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/node/117043

Thứ Năm, 27 tháng 2, 2014

Tế bào não như một tiểu vũ trụ

Tế bào não bộ giống như một tiểu vũ trụ

Cấu trúc của vũ trụ và não người có sự tương đồng đáng ngạc nhiên.
Trong tu luyện Đạo gia Đông phương, từ xưa thân thể người đã được xem như một tiểu vũ trụ, một vũ trụ thu nhỏ. Theo một nghiên cứu được đầu tư hàng tỷ đô la của Mỹ và Châu Âu về hoạt động của não bộ, những sự tương quan giữa đại não và vũ trụ vẫn tiếp tục được tìm thấy.
Mô hình tế bào não bộ; trích nguồn: http://www.shutterstock.com/pic-149892479/stock-photo-seamlessly-repeatable-brain-cells-pattern.html?src=I_0HYJe1N2XNZkDyXBSXKg-1-41
Mô hình tế bào não bộ; trích nguồn: http://www.shutterstock.com/pic-149892479/stock-photo-seamlessly-repeatable-brain-cells-pattern.html?src=I_0HYJe1N2XNZkDyXBSXKg-1-41
Hai bức ảnh mô tả những sự tương đồng. Bức ảnh phía trên là mạng lưới neural thần kinh trong một tế bào não bộ; bức ảnh phía dưới thể hiện phân bố của vật chất tối trong vũ trụ theo như mô phỏng bởi Mô phỏng Thiên Niên Kỷ.
Những bức ảnh này cho thấy một sự tương đồng trong cấu trúc của những liên kết trong não bộ và sự phân bố của vật chất trong vũ trụ. Bức ảnh về não bộ là thể hiện ở mức vi mô, còn bức ảnh về vũ trụ là ở mức vĩ mô.
Mô phỏng phân bố trong thiên hà; trích nguồn: http://www.mpa-garching.mpg.de/galform/millennium/
Mô phỏng phân bố ánh sáng trong vũ trụ; trích nguồn: http://www.mpa-garching.mpg.de/galform/millennium/
Não bộ giống như một vũ trụ thu nhỏ.
Một nghiên cứu bởi Dmitri Krioukov ở Đại học California cùng một nhóm các khoa học gia được công bố trên tạp chí Nature hồi năm ngoái đã cho thấy những sự tương đồng đáng ngạc nhiên giữa mạng lưới neural thần kinh trong đại não và những kết nối giữa các thiên hà.
Nhóm của Krioukov đã thực hiện một mô phỏng trên máy tính phân tích vũ trụ này thành những đơn vị vô cùng nhỏ, cận nguyên tử thời-không, theo như giải thích của Live Science. Mô phỏng này đã thêm những đơn vị thời-không trong suốt diễn biến lịch sử của vũ trụ. Những tương tác hình thành giữa vật chất và các thiên hà là tương tự như những tương tác có trong mạng lưới neural thần kinh của bộ não người.
Nhà vật lý Kevin Bassler của Đại học Houston, người không tham gia vào nghiên cứu này, đã nói với Live Science rằng nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng có một nguyên lý cơ bản đã tạo nên những mạng lưới này.
Vào tháng 5 năm 2011, Seyed Hadi Anjamrooz ở Đại học Y Khoa Kerman và những nhà y học Iran khác đã công bố một bài báo trên Tạp chí Quốc tế về Khoa học Vật lý, có chủ đề về những sự tương tự giữa các tế bào và vũ trụ.
Họ giải thích rằng một lỗ đen giống như một hạt nhân tế bào. Biên thời-không của một lỗ đen – một dạng điểm không quay lại (point of no return), điểm mà lực hút trọng lực sẽ hút các vật thể vào trong lỗ đen – cũng giống như màng hạt nhân.
Biên thời-không có 2 lớp, giống như màng hạt nhân. Rất giống với biên thời-không – nó ngăn không cho bất kỳ thứ gì đã đi vào trong có thể thoát ra ngoài – màng hạt nhân tách rời những chất lỏng trong tế bào, ngăn chúng hòa lẫn với nhau, và điều chỉnh sự trao đổi chất giữa phần bên trong và bên ngoài của hạt nhân. Một trong những điều tương tự khác là các lỗ đen và những tế bào sống cũng đều phát ra những lỗ hổng có phát xạ điện từ.
Các khoa học gia đã viết: “Gần như tất cả những gì tồn tại trong vũ trụ vĩ mô đều được phản ánh trong một tế bào sinh học như là một vũ trụ vi mô. Nói đơn giản là, vũ trụ có thể được hình dung như một tế bào.”

Ba phát minh hiện đại đã có từ hàng vạn năm trước

Ba phát minh ‘hiện đại’ đã tồn tại hàng triệu năm trước: Lò phản ứng hạt nhân, kính viễn vọng, trang phục

Có những chứng cứ cho thấy những nền văn minh tiền sử cũng cấp tiến như nhân loại hiện đại – hoặc có thể còn tiến bộ hơn.
Những bằng chứng này có thể làm đảo ngược những điều mà khoa học của chúng ta tin tưởng. Nó sẽ không phải là lần đầu – lịch sử khoa học chứng minh, rằng nền khoa học đã không biết bao nhiêu lần sai bẽ mặt.
Những sự thay đổi về luận thuật đưa đến rất nhiều tranh cãi. Những phát hiện sau đây đã bị nghi ngờ, nhưng một số khoa học gia vẫn bảo lưu rằng chúng thiết lập chứng cứ không thể chối cãi được rằng hàng chục ngàn năm trước, hay thậm chí nhiều triệu năm trước, con người trên trái đất đã có kiến thức và văn hóa tương đương với nhân loại hiện nay.
1. Một lò phản ứng hạt nhân 1.8 tỷ năm trước
Năm 1972, một nhà máy ở Pháp đã nhập khẩu một loại quặng uranium từ Oklo, nước Cộng hòa Gabon ở Châu Phi. Đáng ngạc nhiên là loại uranium này đã được qua chiết luyện.
Họ phát hiện ra địa phương này là một lò phản ứng hạt nhân tiên tiến cỡ lớn đã được sử dụng từ 1.8 tỷ năm trước và được vận hành khoảng 500 ngàn năm.
 
Oklo, Cộng hòa Gabon, địa điểm lò phản ứng hạt nhân
Các nhà khoa học đã đến điều tra nghiên cứu, với nhiều giải thích rằng nó là một hiện tượng kỳ diệu, nhưng tự nhiên.
Tiến sỹ Glenn T. Seaborg, nguyên lãnh đạo Hội đồng Năng lượng Hoa Kỳ và là người đạt giải Nobel với thành tựu về tổng hợp các nguyên tố nặng, đã giải thích vì sao nó không thể nào là một hiện tượng tự nhiên, và vì thế phải là một lò phản ứng hạt nhân do con người chế tạo nên.
Để uranium “nổ” trong một phản ứng,  cần những điều kiện rất chính xác.
Thứ nhất, nước phải cực kỳ tinh khiết. Phải tinh khiết hơn rất nhiều lần nước tự nhiên ở bất kỳ nơi nào trên thế giới.
Chất U-235 là cần thiết cho một phản ứng hạt nhân. Nó là một trong những chất đồng vị được tìm thấy trong uranium.
Một số chuyên gia về phản ứng hạt nhân đã cho biết uranium tại Oklo không đủ giàu hàm lượng U-235 để tạo ra một phản ứng tự nhiên.
Hơn nữa, có vẻ như lò phản ứng này tiến bộ hơn bất kỳ nhà nào mà chúng ta có thể ngày nay có thể xây dựng được. Nó dài vài dặm và ảnh hưởng nhiệt độ đối với môi trường được giới hạn đến 40m ở tất cả các mặt. Chất thải phóng xạ vẫn được cản lại bởi những nguyên tố địa chất ở xung quanh và không lan ra ngoài khu vực gây nổ.
Oklo, Cộng hòa Gabon, địa điểm lò phản ứng hạt nhân
Oklo, Cộng hòa Gabon, địa điểm lò phản ứng hạt nhân
2. Hòn đá ở Peru thể hiện một kính thiên văn cổ đại và trang phục theo lối hiện đại
Chúng ta cho rằng Galileo Galilei đã phát minh ra kính thiên văn năm 1609. Một hòn đá được cho là đã được khắc vào khoảng 65 triệu năm trước, tuy nhiên, cho thấy một người đang cầm kính viễn vọng và quan sát tinh tú.
Khoảng 10 ngàn hòn đá ở Bảo tàng Cabrera tại Ica, Peru, thể hiện những người tiền sử đội mũ, mặc áo và đi giầy. Các tảng đá mô tả những cảnh tượng tương tự như cấy ghép nội tạng, phẫu thuật hộ sinh, và truyền máu – và một số cảnh có bắt gặp khủng long.
Trong khi một số người nói rằng các hòn đá là giả, Tiến sỹ Dennis Swift, người nghiên cứu khảo cổ học tại Đại học New Mexico, đã viết trong cuốn sách của ông “Những bí mật về các Hòn đá Ica và những đường vẽ Nazca” đã minh chứng rằng các hòn đá có trước thời kỳ Columbus.
Swift cho biết rằng một trong những nguyên nhân mà các hòn đá bị cho là làm giả trong những năm 1960 là, vào lúc đó, người ta tin rằng khủng long đi lại kéo lê đuôi, nhưng những hòn đá miêu tả rằng khủng long có đuôi vểnh lên, và vì thế chúng bị coi là không chính xác.
Tuy nhiên, những nghiên cứu sau đó cho thấy rằng khủng long di chuyển với đuôi vểnh lên, giống như mô tả trên các hòn đá.
AstronomerCourtesyru

 3. Văn minh tiên tiến với những bức tranh trên vách đá

Hang động La Marche ở trung tâm phía tây nước Pháp có những bức vẽ từ trên 14 ngàn năm trước về những người tóc ngắn, để râu chải chuốt, quần áo Tây phục, cưỡi ngựa và ăn mặc theo kiểu dáng hiện đại.
Khác xa với những y phục da thú chúng ta thường tưởng tượng.
Những bức họa này được xác thực vào năm 2002. Các nhà khảo sát, chẳng hạn như Michael Rappenglueck ở Đại học Munich, nhấn mạnh rằng những tạo tác quan trọng này đơn giản là bị khoa học hiện đại phớt lờ.
Rappenglueck đã nghiên cứu kiến thức cấp tiến về thiên văn của người Palaeolithic (thời kỳ đồ đá). Ông viết: “Trong một thời gian nó đã được mạng lưới truyền thông (dưới dạng in ấn, thiết bị nghe nhìn, truyền thông điện tử và những chương trình vể thiên văn) nâng cao nhận thức về thiên văn sơ khai (cũng như toán học sơ khai và nhiều khoa học sơ khai khác) trong thời kỳ Palaeolithic.”
Một số hòn đá ở hang La Marche được trưng bày tại Bảo tàng Nhân loại tại Paris, nhưng những bức miêu tả chân dung người tiền sử với tư duy và văn hóa tiến bộ thì không được trưng bày.
Khi những bức họa từ hơn 30 ngàn năm trước lần đầu tiên được phát hiện trong các hang động ở Châu Âu vào thế kỷ 19, chúng thách thức những hiểu biết thông thường về thời kỳ tiền sử. Một trong những người phản bác nhiều nhất đối với phát hiện này, Emile Cartailhac, đã thay đổi quan điểm trong những thập niên sau đó và trở thành người tiên phong trong việc chứng minh những bức họa này là chân thực và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của chúng.
Ông hiện nay được xem là người khai sáng những nghiên cứu về nghệ thuật hang động.
Những bức họa đầu tiên được phát hiện bởi Don Marcelino Sanz de Sautuola, một quý tộc Tây Ban Nha, và con gái ông, Maria, vào năm 1879 ở động Altamira. Chúng biểu hiện một sự phức tạp ngoài sức tưởng tượng.
Phát hiện này đã bị gạt bỏ, mãi cho đến đầu thế kỷ 20 khi Cartailhac công bố một nghiên cứu về những bức họa.
Cave_painting_Anthropos_1

Thứ Sáu, 21 tháng 2, 2014

Xin cho tôi thêm thời gian

Nhật ký tu luyện: Thần trông coi thời gian ôi, xin cho tôi thêm thời gian!


Tác giả : Kim Cang Tiếu
 [Chanhkien.org] Hôm nay tôi đã nằm mộng khi ngủ gục trước máy điện toán. Trong mộng tôi biết bay, bay bổng trên không nơi gần thành phố, thân thể tôi rất lớn, tôi mặc một bộ quần áo màu vàng với cánh tay áo rộng thênh thang. Tôi nhìn thấy cảnh rất thê thảm dưới đất mênh mông, đất đã lở nứt. Lũ quỷ đỏ đang kéo người về hướng địa ngục, quỷ đang cầm dao, đang buộc người, hoặc đang uy hiếp người, kể cả con nít đều không buông tha, tiếng gào khóc của người thật là kinh thiên động địa, cảnh ấy quá rõ rệt, tôi còn nghĩ trong mộng, nếu có cơ hội nhất định phải vẽ ra để cảnh tỉnh người đời. Sau đó tôi nhìn thấy bản thân bay sát gần mặt đất, vừa bay vừa rơi lệ, việc kỳ lạ là những giọt nước mắt vừa rơi xuống đất, đều biến thành hoa sen trong suốt, rơi đến kế bên người, một khi người đứng lên bông sen, thì bông sen đem người ấy bay hướng về tôi, tôi vẫy cánh tay áo thì bông sen lẫn người đều bay vào đó. Nước mắt rơi xuống đất càng nhiều, sau đó biến thành bông sen thì cứu được người càng nhiều. Nhưng mà người nhìn thấy hoa sen phải hô một tiếng “Pháp Luân Đại Pháp hảo”, bông sen mới có thể tự động mở ra và đem người bay lên. Có một người nhìn thấy bông sen phản ứng chưa kịp, khờ khạo đứng tại nơi đó, người kế bên liền nhắc hộ anh ta, anh ta giật mình hô lớn: “Pháp Luân Đại Pháp hảo! Pháp Luân Đại Pháp hảo!” Bông sen tức thời khai mở, đem anh ta bay đến trước mặt tôi. Trong giây lát tôi giật mình tỉnh dậy, vừa nhìn đồng hồ chỉ bất quá ngủ gục 15 phút thôi, nhưng đã xảy ra sự việc lớn như vậy trong mộng của tôi. Buổi chiều tôi với người bạn đi thăm một bệnh nhân lâm bệnh nặng, vừa đi vừa nghĩ đến mộng ấy đang nhắc nhở tôi phải nắm chặt lấy thời gian. Người bệnh nặng mà tôi đến thăm, bác sĩ nói rằng anh ta đang trong tình trạng nguy ngập. Khi chúng tôi đẩy mở cửa phòng bệnh, nhìn thấy trong đó cũng là đầy bi thảm, lúc ấy từ bi tràn đầy thân tâm tôi, tôi nắm chặt tay người trọng bệnh, cố gắng gần cạnh anh ta, nhỏ nhẹ mà nói, mong anh ta bắt đầu từ bây giờ, trong tâm hãy tụng niệm: “Chân-Thiện-Nhẫn hảo, Pháp Luân Đại Pháp hảo! Tụng niệm lập đi lập lại, biết rõ chưa?” Lần này mong anh ta nhất định phải tin tưởng tôi, nhất định phải tụng niệm! Đó là đại bí quyết cứu sinh với uy lực không gì sánh bằng, chỉ có Pháp Luân Đại Pháp có thể cứu anh! Bạn của tôi ở bên cạnh nói thêm vào: anh nghe hiểu thì hãy chớp mắt vài lần! Chúng tôi nhìn thấy mắt của anh ta chớp nháy đôi lần, hơn nữa tay của anh ta nắm lấy tay của tôi không buông. Lúc ấy tâm của tôi đột nhiên nghe được tâm của anh ta nói lớn tiếng: tôi tụng niệm! tôi hiểu rồi! Chân-Thiện-Nhẫn hảo! Pháp Luân Đại Pháp hảo! Cám ơn!!! Lúc đó tôi thực sự cảm thấy được người này có hy vọng rồi! Cảm ơn Sư Tôn! Người này có hy vọng rồi. Trên đường trở về, trong thiên mục nhìn thấy Sư Tôn ngồi trên hoa sen lớn, Sư Tôn từ bi hỏi: “Kim Cang Tiếu, con cần điều gì?” Chỉ thấy không gian của tôi là một hài nhi, song thủ hợp thập trả lời Sư Tôn: “Sư Phụ! Con cần thời gian, rất nhiều rất nhiều thời gian”, vừa dứt lời, tôi lại nhìn thấy Thần thời gian cũng xuất hiện. Thần thời gian, mặc một áo dài hai màu trắng đen, uy vũ không thể sánh. Thần ấy cũng hỏi tôi rằng: “Kim Cang Tiếu, con cần điều gì?” Tôi trả lời Thần thời gian: “Con phải nắm vững ông, con phải như thế nào mới có thể nắm vững ông để mà cứu càng nhiều sinh mệnh hơn?” Chỉ thấy Thần ấy cười lên trong sáng, tiếng cười ấy rất vang dội. Sau đó Thần ấy bảo rằng: “Khi con đang dùng toàn thân tâm chăm chú mà làm tốt ba sự việc Sư Tôn yêu cầu, khi con hoàn toàn quên đi sự tồn tại của bản thân con và tôi, con biết không? Lúc ấy đừng nói nắm vững tôi, lúc ấy con đã siêu vượt qua tôi, lúc ấy trên thế giới này đã không còn bất cứ điều gì có thể kiềm chế con”. Tôi kinh ngạc nghe xong lời của Thần thời gian, lại nhìn thấy Sư Tôn từ bi vĩ đại hướng về tôi gật đầu, sau đó với Thần thời gian dần dần ẩn mất…
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2008/5/20/52942.html

Sự kết hợp của ba mầu cơ bản Đỏ Vàng Lam

Sự kết hợp của ba màu cơ bản Đỏ-Vàng-Lam


Tác giả: Thanh Tâm

[Chanhkien.org]
1. Con số “3” kỳ diệu trong màu sắc
Một lần, trong khi đang viết cho một người bạn về một vài tâm đắc của tôi về hội họa, tôi dừng lại khi nghĩ về 3 màu cơ bản Đỏ – Vàng – Lam và câu hỏi: Đâu là sự tương quan giữa 3 màu cơ bản với 3 đặc tính của vũ trụ, Chân – Thiện – Nhẫn?
Hình 1
Sư Phụ đã giảng về các màu sắc trong cuốn Chuyển Pháp Luân, đặc biệt trong Bài giảng thứ 5. Vì nó bao hàm trong Chuyển Pháp Luân, nó có nghĩa Sư Phụ đang giảng cho chúng ta các Pháp Lý hơn là khoa học về màu sắc. Như được thấy trong Hình 1, Đỏ + Vàng = Cam, Vàng + Lam = Xanh Lục, Lam + Đỏ = Tím. Trong màu sắc vật chất, Đỏ + Vàng + Lam = Đen và không có màu Trắng, trong khi ở dải quang phổ thì Đỏ + Vàng + Lam = Trắng và không có màu Đen. Trong số các màu thì màu Vàng và Tím, Lam và Cam, Đỏ và Xanh Lục là những màu sắc không bao hàm lẫn nhau và được gọi là các màu bổ sung. Chuyển Pháp Luân nói: “Cái [vật] mầu vàng kim này ở trong không gian khác lại thấy là mầu tím; nó có sự tương phản sai biệt như thế; tức là mầu sắc tại các không gian khác nhau cũng có sự thay đổi khác nhau.” Do đó tôi nhận thấy rằng màu vàng kim trong không gian khác được thấy như là màu Vàng ở trong thời-không này. Có vẻ như khá dễ dàng để hiểu được màu Vàng.
 
Hình 2 Hình 3
Trong đồ hình Pháp Luân có 5 biểu tượng hình chữ Vạn (srivatsa) của Phật gia. Biểu tượng chữ Vạn màu vàng kim (Hình 2) cho thấy Phật gia tu Thiện, đồng thời màu vàng kim cho người ta một cảm giác ấm áp, do vậy màu này đại biểu cho đặc tính Thiện. Sau đó, tôi tiếp tục nghĩ màu Đỏ và màu Lam thì sao? Trong đồ hình Pháp Luân, có 4 hình Thái Cực. Dù là Thái Cực của Tiên Thiên Đại Đạo (Hình 3) hay Thái Cực thông thường đều có màu Đỏ ở bên trên. Đạo gia nhấn mạnh vào tu Chân. Người Trung Quốc nói “xích thành” (ngay thật thẳng thắn, với “xích” nghĩa là màu Đỏ), “xích đảm trung tâm” (lòng dạ son sắt), tức là màu Đỏ cho người ta một cảm giác chân thành. Do vậy màu Đỏ đại biểu cho đặc tính Chân. Trong khi ấy, Nho giáo thuộc Đạo gia nhấn mạnh vào chữ Nhẫn. Phần dưới của hình Thái Cực trong Tiên Thiên Đại Đạo (Hình 3) có màu Lam, cho người ta một cảm giác tĩnh tại. Do vậy, màu Lam đại biểu cho đặc tính Nhẫn. Nếu đồ hình Thái Cực xoay nhanh, phần trên màu Đỏ và phần dưới màu Lam trộn lẫn vào nhau và xuất hiện màu Tím. Từ đó tôi nhận ra rằng Đạo gia được đại diện bởi màu Tím.
Trung tâm đồ hình Pháp Luân là một hình chữ Vạn lớn màu vàng kim, cho thấy tu luyện Pháp Luân Đại Pháp có cơ điểm đặt tại chữ “Thiện”. Đỏ – Vàng – Lam với màu Vàng ở giữa đại diện cho Chân – Thiện – Nhẫn với chữ “Thiện” ở giữa. Sư Phụ giảng rằng chúng ta phải “thủ trung” (theo đường giữa, nghĩa bề mặt), do đó khi chúng ta không chắc liệu chúng ta có thể trực ngôn hay nói lời không hay, chúng ta nên giữ chữ “Thiện” và làm những điều tốt đẹp cho người khác.
Chân – Thiện – Nhẫn đã tạo nên vạn sự vạn vật, trong khi Đỏ – Vàng – Lam cấu thành nên sự phong phú và đa sắc màu của thế giới bao la này.
2. Con số “3” kỳ diệu trong các lạp tử
Tôi tiếp tục nghĩ về sự biểu hiện của Đại Pháp trong vạn vật. Khi mà các màu sắc là thể hiện của đặc tính vũ trụ Chân – Thiện – Nhẫn, sự tồn tại của con số “3” kỳ diệu trong các sự vật khác là gì?
Sư Phụ đề cập đến các lạp tử rất nhiều lần trong cuốn Chuyển Pháp Luân. Chúng ta đã được học từ trung học rằng các nguyên tử được cấu thành bởi Proton, Neutron, và Electron. Những danh từ này cũng xuất hiện trong sách Đại Pháp, do vậy chúng cũng mang theo các Pháp Lý. Hình 4 là mô hình đơn giản của một nguyên tử. Vì màu Đỏ trong Thái Cực là Chính và Dương và Proton cũng mang điện dương, tôi gán nó với màu Đỏ. Do vậy Proton là đại diện cho đặc tính Chân trong nguyên tử. Trong đồ hình Thái Cực, màu Lam là Phụ và Âm. Electron mang điện âm nên tôi gán nó với màu Lam, do vậy Eletron là đại diện cho đặc tính Nhẫn trong nguyên tử. Vậy còn Neutron thì sao? Chúng ta đã biết rằng Thái Cực trên Đỏ dưới Lam cũng tương đương với một biểu tượng chữ Vạn, trong khi Proton + Electron = Trung hòa giống như Neutron. Do vậy Neutron cũng giống như biểu tượng chữ Vạn, đại diện cho đặc tính Thiện trong nguyên tử.
Hình 4
Từ sự kết hợp của các màu sắc này, tôi có thể liễu giải được sự biểu hiện của Đại Pháp trong thế giới nguyên tử vi quan, cũng như thế giới hoành quan trong vũ trụ và xa hơn nữa. Trước đây, tôi vẫn bối rối về sự tinh túy trong Luận Ngữ. Nhưng giờ tôi đã có được lý giải mới về đoạn: ““Phật Pháp” là từ những lạp tử, phân tử đến vũ trụ, từ thứ nhỏ hơn cho đến lớn hơn, nhìn thấu hết thảy điều bí mật, không gì không bao [hàm], không gì bị bỏ sót.”
Trong thời-không của chúng ta, mọi sự vật và vật chất đều được cấu thành bởi các phân tử bắt nguồn từ nguyên tử. Trong giai đoạn đầu học Pháp, tôi không rõ ràng về việc sắt và thép cũng mang theo đặc tính Thiện. Giờ đây tôi đã minh bạch rằng: “Vi lạp không khí, đá, gỗ, đất, sắt thép, [thân] thể người, hết thảy vật chất đều có tồn tại trong nó cái chủng đặc tính Chân Thiện Nhẫn ấy; thời xưa giảng rằng ngũ hành cấu thành nên vạn sự vạn vật trong vũ trụ; [ngũ hành kia] cũng có tồn tại chủng đặc tính Chân Thiện Nhẫn ấy.” (Chuyển Pháp Luân)
Tất nhiên, Proton – Neutron – Electron là được cấu thành bởi các lạp tử vi quan hơn nữa, mà cũng mang theo đặc tính Chân – Thiện – Nhẫn. Như đã được diễn giải bởi Sư Phụ trong bài Giải thích ngắn về đức Thiện”:
“Thiện là biến hiện của đặc tính thế giới tại các tầng-cấp khác nhau. Thiện cũng là bản tính của các bậc đại giác. Như thế, kẻ tu luyện phải tu đức Thiện và hợp nhất với đặc tính của thế giới: Chân-Thiện-Nhẫn. Đại thiên thể sinh ra từ đặc tính của thế giới là Chân-Thiện-Nhẫn. Giáo lý Đại Pháp công bố ngày nay đã trùng tuyên lại bản tính quá khứ của chúng sinh trong quá khứ. Đại Pháp viên dung. Từng đặc tính của “Chân-Thiện-Nhẫn” ra nếu tách riêng vẫn hàm chứa Chân-Thiện-Nhẫn. Đó là vì vật chất cấu thành từ vật chất tầng-cấp vi mô, mà đến lượt mình nó cũng được cấu thành từ những vật chất vi mô hơn—cứ tiếp nối mãi đến tận cùng. Vì thế Chân cũng có Chân-Thiện-Nhẫn, Thiện cũng có Chân-Thiện-Nhẫn, Nhẫn cũng có Chân-Thiện-Nhẫn. Tu chữ Chân của Đạo-gia chẳng phải cũng là tu Chân-Thiện-Nhẫn ư? Tu chữ Thiện của Phật-gia chẳng phải cũng là tu Chân-Thiện-Nhẫn ư? Trên thực tế chúng chỉ khác nhau cái vỏ mà thôi.”
“Sức mạnh của Thiện là cực kỳ to lớn” (Giảng Pháp tại Pháp hội Singapore 1998, bản dịch chưa chính thức). Trong một lần phát chính niệm, một bạn đồng tu đã nhìn thấy Pháp thân của Sư Phụ cũng đang phát chính niệm trong không trung, phát xuất ra công đều mang theo hình tượng chữ “Thiện”. Nước mắt đã chảy dài trên gương mặt của đồng tu này vì anh ấy quá cảm động trước cảnh tượng. Đến giờ tôi mới hiểu được tại sao Sư Phụ giảng trong Chuyển Pháp Luân rằng Ông có khả năng phát ra “neutron nhiệt cường đại”. Nó chính là Thiện và là lý do tại sao Neutron mang theo năng lượng cường đại!
Vì “vật chất và tinh thần là nhất tính”, khi tâm chúng ta cảm thấy mất cân bằng, thân thể chúng ta chắc chắn cũng mất cân bằng. Hãy lấy thân thể người chúng ta như một ví dụ về nguyên tử. Khi một người chịu đựng một cách sợ hãi và không dám chống lại cựu thế lực, anh ta sẽ chuyển hóa Electron trong cơ thể thành Proton hay trực tiếp tu xuất ra Proton [để lấy lại cân bằng]. Khi mà người đó cảm thấy bất mãn, tức giận, làm tổn hại người khác, cứ khăng khăng rằng mình đúng thì anh ta sẽ chuyển số Proton thừa thành Electron hay trực tiếp tu xuất ra Electron để kiếm chế tâm nóng giận của mình. Còn một trường hợp nữa là một người có vẻ bình thản ở bên ngoài, ít khi có xung đột với người khác, nhưng mâu thuẫn nội tâm lại rất nặng. Vậy thì khi ấy anh ta sẽ chuyển Proton và Electron trong cơ thể thành Neutron để trở thành người chân chính quan tâm tới người khác.
Giờ đây khi nhìn quanh thế giới bao la này, bạn sẽ la lên: “Ồ, Pháp vô xứ bất tại!”
Trên đây là hiểu biết cá nhân, chỉ để tham khảo.
Dịch từ: