Trang

Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014

Mạn đàm về nên khoa học mới (Phần 1)

Mạn đàm về nền khoa học mới (Phần 1)


Tác giả: Đan Dương

[Chanhkien.org]
Khối lượng của vật chất
Thế giới của chúng ta do vật chất cấu thành. Theo định nghĩa thì vật chất là bất kỳ thứ gì chiếm một khoảng không gian nhất định và có thể được cảm nhận bởi ý thức và giác quan của con người. Vật chất có khối lượng và chiếm không gian. Để hiểu được vật chất, người ta phải hiểu được không gian (space) và khối lượng (mass). Ý thức và giác quan vốn dĩ mang tính chủ quan, không giống nhau giữa các cá nhân. Khối lượng được định nghĩa bằng việc đo lường quán tính (inertia) của vật chất; tức là tính chất chống lại gia tốc (sự thay đổi tốc độ – acceleration) của vật thể. Chúng ta được dạy phải tin rằng khối lượng là một đặc tính cố định của vật thể. Tuy nhiên quan điểm này cần được nghiêm túc xem xét lại.
Căn cứ vào Định luật 2 Newton về chuyển động, lực (force) bằng tích của khối lượng (mass) và gia tốc (acceleration), tức (F=m*a). Thế thì “lực” chính xác là gì? Lực là bất kỳ thứ gì có xu hướng thay đổi trạng thái tĩnh hoặc động của một vật thể. Nhưng hiểu biết của chúng ta về khối lượng lại xoay quanh lực và quán tính. Lực là một đối tượng nằm ngoài vật thể. Phản lực sẽ được sinh ra khi và chỉ khi có một lực tác động lên vật thể. Mặc dù chúng ta vẫn tin rằng lực và phản lực xảy ra đồng thời, nhưng đúng ra mà nói thì giữa chúng vẫn có mối quan hệ nhân quả. Khối lượng của một vật là không đổi bất kể nó được cân đo như thế nào và ở đâu. Năm 1905, dựa trên đặc tính này, Albert Einstein đã công bố thuyết Tương đối Đặc biệt. Ông cho rằng khối lượng của một vật tượng trưng cho toàn bộ năng lượng của vật đó. Thí dụ như khi năng lượng của một vật tăng lên nhờ động năng hay nhiệt độ thì khối lượng của nó cũng tăng lên. Khối lượng của vật thể quyết định quán tính mà quán tính lại đối kháng với gia tốc. Khi lực tác động là không đổi, khối lượng tăng lên sẽ khiến gia tốc giảm xuống và ngược lại.
Cái gì sinh ra quán tính của vật chất? Đôi khi các nhà vật lý học viện dẫn đến Nguyên lý Mach nhưng nó chỉ là một manh mối chứ không phải là một kết luận. Vào năm 1992, Alfonso Rueda, giáo sư tại trường Đại học bang California ở Long Beach, đã dùng các công thức vật lý của Newton để chứng minh được định luật 2 Newton. Trước đó, định luật này chỉ là một giả định cơ sở cho các công thức của Newton, và chưa được chứng minh. Các phân tích và bằng chứng cho định luật này được dựa trên một giả định khác rằng có tồn tại một mặt phẳng – gọi là biển photon (sea of photons) – một trường điện từ tại điểm số 0 (zero-point) của chân không lượng tử. Ánh sáng nhìn thấy được là một dải quang phổ hẹp trong phạm vi của các sóng điện từ. Alfonso Rueda, Bernard Haisch (nhà vật lý học ở phòng thí nghiệm năng lượng mặt trời và vật lý thiên văn Lockheed Martin thuộc thành phố Palo Alto, bang California) và Hal Puthoff đã nói cách đây rất lâu rằng khối lượng chỉ là một ảo giác. Tính chất chống gia tốc của vật thể không phải gây bởi khối lượng vốn có của nó. Ngay khi gia tốc xuất hiện, trường tại điểm số 0 sẽ sinh ra một phản lực. Nói một cách đơn giản, có một lớp nền gọi là “biển photon” lấp đầy trong vũ trụ, tạo ra lực cản đối với sự chuyển động bất cứ khi nào một vật thể bị đẩy. Đó là lý do tại sao các loại vật chất trong thế giới này trông cứng cáp và ổn định. Năm 1988, Alfonso đã đi đến kết luận tương tự sau khi dùng thuyết Tương đối của Einstein trong phân tích lý thuyết của mình. Tại mỗi thời khắc, thế giới vật chất này đều đang chịu tác động của “biển photon”. Cả thế giới này ngập trong “biển photon”, và nó sinh ra lực chống lại bất kỳ sự thay đổi tốc độ nào sinh ra khi một vật bị tác động. Đó là lý do tại sao vật chất cấu thành nên thế giới của chúng ta trông rắn chắc và ổn định [1].
Qua đó có thể thấy rằng việc coi khối lượng như là một đặc tính cố hữu của vật thể là không đúng. Ngoài ra, sự đo lường khối lượng (mass) cũng có quan hệ mật thiết với khái niệm cân nặng (weight). Khối lượng được định nghĩa theo phương diện này được gọi với thuật ngữ là “khối lượng hấp dẫn” (gravitational mass). Vào thế kỷ 19, Roland (1848-1919) đã chứng minh bằng thực nghiệm rằng khối lượng hấp dẫn cũng không khác gì khối lượng quán tính.
Từ định nghĩa của khối lượng và dựa trên các nguyên lý của Pháp Luân Đại Pháp, chúng ta thấy rằng khối lượng được nghiên cứu trong khoa học hiện đại là tương đương với sự giới hạn mà một vật thể gặp phải bên trong phạm vi của một môi trường.
Trong “Giảng Pháp tại hội giao lưu tu luyện của Pháp Luân Đại Pháp Canada năm 2001″, Sư phụ giảng: “Bởi vì hết thảy các sinh mệnh và vật chất tại trái đất và trong tam giới, kể cả không khí, nước, bao gồm hết thảy những vật thể tồn tại trong tam giới đều do những lạp tử của các tầng trong tam giới cấu thành nên; có quan hệ liên đới giữa các loại lạp tử của các tầng.” Thể ngộ của tôi về chữ “các tầng” trong câu “do những lạp tử của các tầng trong tam giới cấu thành nên” là như sau. Giả sử có 100 tầng trong tam giới, vậy thì vật thể nào thuộc tam giới đều có chứa các lạp tử của 100 tầng này. Một sinh mệnh tồn tại ở tầng tương ứng với chủ nguyên thần của người đó. Vậy nên đây là điều mà Sư phụ muốn nói tới khi Ngài giảng một sinh mệnh được tạo ra trong tam giới sẽ có các hình thức tồn tại song song khác xuyên suốt giữa các tầng. Điều này được đề cập đến trong Bài giảng thứ bảy của Chuyển Pháp Luân: “Chúng tôi đã phát hiện, rằng khi một cá nhân giáng sinh, thì ở trong một phạm vi nhất định trong không gian của vũ trụ này có rất nhiều những ‘cá nhân ấy’ đồng thời giáng sinh, cũng giống như cá nhân kia, cùng mang một tên, những việc họ làm là đại đồng tiểu dị; do đó cũng được tính là bộ phận của toàn bộ chỉnh thể cá nhân ấy“. Trở lại với “Giảng Pháp tại hội giao lưu tu luyện của Pháp Luân Đại Pháp Canada năm 2001″, trong đó Sư phụ giảng: “Tất nhiên, cùng trọng lượng nhưng khác thể tích cũng có liên đới bằng nhau; vật thể có thể tích nhỏ nhưng mật độ vật chất lớn so với vật thể có thể tích lớn có mối quan hệ liên đới cũng lại bằng nhau; do vậy có cảm giác nặng như nhau”. “Bề mặt Trái Đất là một giới hạn của một tầng; trong một tầng thì có thể vận động theo chiều ngang; bởi vì đều trong một tầng; còn vận động lên một tầng cao hơn hẳn, thì bị kéo trở lại; bởi vì các vật thể trên Trái Đất đều là những lạp tử của tầng trong cảnh giới này.
Từ đây chúng ta biết rằng một vật thể được đặt tại các tầng không gian khác nhau có thể sẽ chịu sự chi phối khác nhau. Trên thực tế là rất khác nhau. Phương trình Định luật vạn vật hấp dẫn của Newton lý giải điều này như sau: F=m1m2G/d2, trong đó G là hằng số hấp dẫn. Lực tác động thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi trong sự liên đới giữa các lạp tử ở các tầng khác nhau. Tức là, khối lượng của một vật thể có thể thay đổi tùy theo môi trường mà nó tồn tại và tính chất của sự liên đới của nó cũng thay đổi theo. Chúng ta đo khối lượng bằng công thức m=F/a, nhưng nó chỉ áp dụng được cho các vật thể có kích thước lớn chuyển động chậm. Tại sao nó không áp dụng được cho các vật thể có vận tốc nhanh và gia tốc cao?
Dựa trên các nguyên lý của Pháp Luân Đại Pháp, chúng ta hiểu được rằng tầng “to và chậm” chính là các không gian xếp theo chiều dọc và có không gian-thời gian (thời-không) đồng thời tồn tại, trong khi đó “nhanh và bằng vận tốc ánh sáng” tương ứng với các không gian xếp theo chiều ngang khác. Khi một vật được đưa đến một vận tốc nhất định, nó sẽ đột phá được các không gian. Có thể hiểu rằng các không gian nằm dọc theo tung độ sẽ khác xa so với các không gian nằm theo hoành độ. Để hiểu chính xác hơn về khối lượng của vật thể, trước hết chúng ta phải hiểu đúng về không gian.
Các chiều không gian khác
Rất có khả năng hiểu biết của khoa học đương đại về chiều không gian này nơi chúng ta tồn tại là chưa thỏa đáng. Tạm thời chúng ta chưa bàn đến việc này. Hãy phân tích xem tại sao kiến thức của Einstein về thời gian và không gian lại vượt trội hơn so với những người khác. Einstein đặt định rằng vận tốc ánh sáng là một hằng số, và đây cũng là nền tảng cho học thuyết của ông. Cá nhân tôi nghĩ rằng ông rút ra được nhiều điều từ Kinh Thánh hơn là từ việc nghiên cứu tốc độ siêu việt của ánh sáng. Chương “Sáng thế” của Kinh Thánh ghi rằng: “Lúc khởi đầu, Thiên Chúa sáng tạo trời đất. Ðất còn trống rỗng, chưa có hình dạng, bóng tối bao trùm vực thẳm, và thần khí Thiên Chúa bay lượn trên mặt nước. Thiên Chúa phán: “Phải có ánh sáng.” Liền có ánh sáng. Thiên Chúa thấy rằng ánh sáng tốt đẹp. Thiên Chúa phân rẽ ánh sáng và bóng tối. Thiên Chúa gọi ánh sáng là “ngày”, bóng tối là “đêm”. Qua một buổi chiều và một buổi sáng: đó là ngày thứ nhất. Thiên Chúa phán: “Phải có một cái vòm ở giữa khối nước, để phân rẽ nước với nước.” Thiên Chúa làm ra cái vòm đó và phân rẽ nước phía dưới vòm với nước phía trên. Liền có như vậy”. Chúa Jesus từng giảng: “Quả thật, quả thật, ta nói cùng ngươi, trừ phi một người được sinh bởi nước và Thánh Linh, thì không được vào nước Thiên Chúa”.
Hãy tạm bỏ qua sự tương đồng đáng kinh ngạc giữa “Sáng thế” của Kinh Thánh và các truyền thuyết Trung Quốc cổ xưa về sự sáng tạo nên vũ trụ. Rõ ràng rằng ánh sáng trong vũ trụ của chúng ta đã được tạo ra ngay từ khởi thủy.
Hầu hết chúng ta đều biết đến phương trình khối lượng-năng lượng nổi tiếng của Einstein (E=mc2). Nhưng tại sao năng lượng của một vật thể lại có liên quan đến hằng số vận tốc ánh sáng? Tại sao hạt nhân nguyên tử lại có nhiều năng lượng đến thế? Hơn thế nữa, đâu mới là bản chất thật sự của năng lượng hạt nhân?
Chiếu theo các nguyên lý của Pháp Luân Đại Pháp, tôi không nghĩ rằng có tồn tại cái gọi là lưỡng tính sóng-hạt (wave-particle duality). Theo quan điểm của tôi, chỉ có các hạt lượng tử là thật sự tồn tại. Ánh sáng là một loại hạt. Tôi cho rằng các loại sóng hạt vĩ mô-cơ khí (macro-mechanical waves) trong không gian của chúng ta được tạo ra do sự chuyển động của các vật thể mà bản thân chúng lại có các hình thức tồn tại song song ở khác không gian khác. Các loại sóng điện từ trong không gian chúng ta thì đối ứng với sự chuyển động của các vật thể tồn tại trong các không gian vi mô ngang hàng khác. Năng lượng trong không gian chúng ta chính là kết quả từ sự tan rã của các vật thể ở các chiều không gian cao hơn. Nói cách khác, nếu chúng ta đạt được một cái nhìn ở cấp vi mô của các tầng khác nhau, khi đó chúng ta sẽ có thể lập được một phương trình khối lượng-năng lượng cho các tầng khác nhau. Phương trình này phụ thuộc vào sự tồn tại của các không gian bên dưới nó.
Một số nhà khoa học khác, bao gồm các nhà nghiên cứu ở Viện Chuyển giao Công nghệ Ghassemi, đã đưa ra một giả thuyết về thời-không. Họ tin rằng trong không gian có tồn tại một thứ vật chất dạng nước có khả năng gây ra lốc xoáy, qua đó làm tăng sự cô đặc và cấu tạo cũng như tính chất xoắn theo chiều dọc của vật chất, tạo ra chuyển động của vật thể. Vật chất này thấm vào tất cả các loại vật chất khác và truyền sóng và dao động điện từ. Nguyên tử, tiểu nguyên tử, ánh sáng và phóng xạ đều bắt nguồn từ sóng điện từ. Vật chất sẽ ngừng tồn tại nếu mất đi dạng sóng của nó. Giống như các gợn sóng trên mặt nước, khi rung động chấm dứt thì sóng cũng biến mất, và những gì còn lại chỉ là nước. Nếu sự rung động của một vật chất bị ngừng lại, nó sẽ quay về trạng thái tĩnh lặng. Người phương Đông ngày xưa gọi thứ vật chất bí ẩn này là “khí”, còn người phương Tây cổ đại gọi nó là “ête” (ether). Khái niệm này đã bị gạt bỏ vào đầu thế kỷ 20. Hiện nay dường như khoa học hiện đại đã quay lại con đường của người xưa sau khi đi lòng vòng. Mặc dù các thuật ngữ khoa học có thể được dùng để mô tả hiện tượng, nhưng nội hàm vẫn giống nhau. Ví dụ như, các khoa học gia không thể giải thích được tại sao vật chất tối (dark matter) chiếm 80% vũ trụ. Ngoài ra họ cũng không thể tìm ra được vật chất tối là gì. Lý giải hợp lý nhất chính là có nhiều dạng thức tồn tại khác nhau, và có tồn tại các hạt có dạng lỏng. Khi chúng không chuyển động, nơi đó gọi là chân không. Còn khi chúng chuyển động thì chúng ta có thể thấy các hạt xuất hiện trong vũ trụ. Hiệp hội Vật lý Hoa Kỳ ở Long Beach, bang California là nơi đề xuất lý thuyết này. Họ giữ quan điểm rằng không tồn tại hạt gluon. Lực hạt nhân (nucleic force) mà người ta quan sát được thật ra là được tạo ra bởi áp suất của không gian và thời gian mà không có hạt gluon nào cả. Lý do duy nhất khiến người ta tin vào sự tồn tại của vật chất tối là vì chúng ta mặc nhận rằng thời-không (không gian trống rỗng) vốn không chứa khối lượng và áp suất. Thế nhưng theo những khoa học gia này, nếu chúng ta tính luôn cả áp suất của thời gian và không gian thì sẽ thấy rằng vũ trụ này không có vật chất tối, và tất cả các thiên hà đang lơ lửng bên trong một chất lỏng mênh mông vô hạn [2].
Nếu lý thuyết kể trên là đúng, nó sẽ tạo ra một thay đổi mang tính cách mạng cho nền khoa học hiện nay. Các nhà khoa học đưa ra giả thuyết này cũng đã gợi ý một công thức tính khối lượng khác: m=gL3. Trong đó L3 tượng trưng cho không gian mà một vật thể chiếm hữu, g là hằng số chuyển đổi giữa vật chất và không gian (có được qua thực nghiệm hoặc các tính toán trên lý thuyết). Dù sao đi nữa, công thức này trùng khớp với lý thuyết cổ đại về khí của cả phương Đông lẫn phương Tây, đó là “tụ tắc thành hình, tán tắc thành vật” (tụ lại thì thành hình dạng, tản ra thì thành vật chất).
Người luyện công thông thường của chúng ta, người mới tăng công, thì viên lạp hạt năng lượng phát ra rất thô, có khoảng cách, mật độ không cao, do đó uy lực rất thấp. Khi lên đến tầng rất cao, mật độ năng lượng ấy so với phân tử nước thông thường có thể gấp 100, 1000, hoặc 100 triệu lần; tất cả đều có thể. Vì tầng càng cao, mật độ của nó càng lớn và càng tinh tế, uy lực càng lớn.” (Chuyển Pháp Luân)
Theo thể ngộ của tôi thì tại các không gian tầng thấp, các hạt năng lượng rất thô và có mật độ không cao, sức mạnh thấp và khối lượng nhỏ. Do đó, có một mối quan hệ tương hỗ ở đây. Tôi cho rằng khối lượng có thể được tính bằng công thức m=EL3=EV0=VV0. Ý nghĩa của các tham số như sau:
m: đại diện cho các mối liên hệ. Tuy nhiên nó chỉ liên quan đến sự cách biệt giữa các không gian chiều ngang, và chỉ là con số phỏng đoán. Có hai loại khối lượng: một là hạt lạp tử đơn lẻ trong một không gian nhỏ nhất định, hai là một cụm hạt trong một không gian rộng lớn. Hai loại khối lượng này không giống nhau. Khái niệm về khối lượng của khoa học hiện nay chính là cái thứ hai.
E: là năng lượng mà vật chất mang theo tại một tầng nhất định. Nghĩa là, có nhiều loại năng lượng ở các tầng khác nhau; năng lượng tại tầng nào sẽ được quyết định bởi kích thước của một hoặc nhiều hạt lạp tử đối ứng ở các không gian khác.
V0: là thể tích của vật chất trong không gian này.
V: là thể tích của vật chất trong không gian khác đối ứng qua không gian này. Đây không phải là kích thước mà mắt thường nhìn thấy, mà là kích thước của vật chất trong các không gian khác mà đối ứng với sóng rung động hạt trong không gian này. Nó là mức năng lượng tương ứng trong không gian này, và được quyết định bởi tầng số dao động của hạt.
Vì các không gian khác quá phức tạp nên kiến thức của tôi có thể không hoàn chỉnh. Ngoài ra, ở đây tôi đơn giản là chỉ ra một hướng đi chung chung chứ không đưa ra kết luận nào cả. Do đó tôi không dám lý giải chi tiết những điều tôi đang nghĩ trong đầu.
(còn tiếp)
Tham khảo:
[1] Brilliant Disguise: Light, Matter and the Zero-Point Field, by Bernhard Haisch
[2] Space-Time-Mass Unified Theory at http://www.space-time.mass.com
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/node/20188
http://pureinsight.org/node/1475

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét