Trang

Thứ Sáu, 7 tháng 3, 2014

Mạn đàm về nền khoa học mới (Phần 2)

Mạn đàm về nền khoa học mới (Phần 2)


Tác giả: Đan Dương

[Chanhkien.org] (Tiếp theo Phần 1)
Tần số
Như chúng ta đã biết, các vật thể vĩ mô mà ta thường thấy vốn dĩ không phải do các hạt nguyên tử và phân tử trực tiếp cấu thành. Ngược lại, các vật thể này được cấu thành từ các cụm phân tử hoặc cụm nguyên tử. Những cụm này sẽ quyết định các đặc tính của vật chất vĩ mô đó, chẳng hạn như sắt, hợp kim, nước, không khí và gỗ. Tôi đã vô tình phát hiện rằng nguyên lý hoạt động của những cụm hạt này rất giống với điều Sư phụ Lý đã giảng rằng cách sắp xếp các hạt lạp tử khác nhau sẽ tạo ra các loại vật chất bề mặt khác nhau. Hãy lấy nước làm ví dụ. Chúng ta đều biết rằng nước là một chất hóa học trung tính. Thế nhưng một nghiên cứu của Thelma MacAdam đã phát hiện rằng nó cũng chính là dung môi tốt nhất từng thấy. Nó có thể thủy hóa vật chất khác. Nói theo cách khác thì các phân tử nước luôn có xu hướng tích tụ xung quanh các phân tử khác nhằm cho phép thực hiện các phản ứng tổng hợp (aggregation) hoặc polyme hóa (oligomer). Một ví dụ khác là sắt. Hoàn toàn khác với điều chúng ta học trong sách giáo khoa hóa học, thật ra sắt không phải là một đơn chất tinh khiết mà là một hợp chất gồm các nguyên tử sắt và nguyên tử carbon, ngoại trừ trường hợp cây cột sắt cổ xưa được tìm thấy ở Delhi, Ấn Độ có độ tinh khiết cao hơn khả năng mà ngày nay chúng ta có thể chế tạo [3].
Cá nhân tôi nghĩ rằng vì các dạng sóng là thể hiện của các hạt ở không gian khác, do đó âm thanh là các cụm hạt âm thanh, màu sắc là các cụm hạt ánh sáng, còn từ ngữ lại là các cụm hạt từ ngữ. Cho nên, âm thanh êm ái được cấu tạo bởi các hạt âm thanh đẹp và đều đặn, hình ảnh đẹp là do các hạt ánh sáng thanh thoát và lôi cuốn tạo nên, còn bài viết giàu cảm xúc được cấu thành từ các nhóm hạt từ ngữ mầu nhiệm. Nếu chúng ta có thể thật sự nhìn thấy các cảnh giới khác, có lẽ khi đó chúng ta thậm chí còn phát hiện ra rằng những vật chất kể trên thật ra lại được cấu thành bởi tế bào của các sinh mệnh.
Trong vũ trụ này, sự rung động hạt là nguồn nguyên lai của mọi chuyển động mà chúng ta có thể cảm thụ được, và nó là thể hiện duy nhất của năng lượng mà chúng ta có thể nhận ra.
Sự cộng hưởng giữa các vi hạt là nền tảng của mọi hình thức truyền thông tin. Nói cách khác, đây là thể hiện duy nhất của sự sống trong thế giới vật chất chúng ta. Mỗi cụm hạt có kích thước và cấu trúc khác nhau sẽ có tần số (frequency) khác nhau trên phương diện dao động và cộng hưởng. Tất cả các dạng năng lượng được biết đến hiện nay (ví dụ như sóng điện từ) đều được lan truyền nhờ vào sự cộng hưởng của các nhóm hạt với kích thước khác nhau này. Tức là, các nhóm khác nhau sẽ vận dụng các loại sóng điện từ tại băng tần khác nhau để giao tiếp. Ngạn ngữ Trung Quốc có câu “Nhân tâm tề, Thái Sơn di” (Người có chí, chuyển Thái Sơn) và “Dĩ nhu khắc cương” (Lấy mềm thắng cứng).
Wolfgang Ludwig, nhà vật lý học và cố vấn tại Quỹ Nghiên cứu Thế giới, nói rằng các quy trình xử lý nước thải công nghiệp sẽ lưu lại một thông tin trong nước, và nước có thể mang những thông tin đó sang các hệ sinh thái khác. Dẫu cho nước có thể được tiệt trùng bằng các chất hóa học, người ta không thể loại bỏ cộng hưởng điện từ do sự ô nhiễm gây ra tại một băng tần nào đó—tần số rung động đó phản ánh chính xác sự ô nhiễm. Cho nên, thậm chí sau khi được tinh lọc, nước ô nhiễm vẫn ẩn chứa những thông tin có hại cho sức khỏe. Đúng vậy, nước có thể ghi nhớ. Các nhà khoa học đã kiểm chứng điều đó. Công trình nghiên cứu của Johann Grander cho thấy nếu các kim loại nặng hoặc các chất nitrat đã từng làm ô nhiễm nước thì các thông điệp dao động đó sẽ được lưu lại ngay cả sau quá trình tinh lọc xử lý hóa chất hoàn chỉnh. Jacques Benveniste (giáo sư tại Viện Y tế và Nghiên cứu Y học Quốc gia Pháp trực thuộc Đại học Paris) đã hoàn tất nhiều thí nghiệm minh chứng cho trí nhớ của nước. Lynn Trainer, một giáo sư vật lý lý thuyết tại Đại học Toronto, đã lặp lại các thí nghiệm của Tiến sĩ Benveniste và khẳng định rằng các kết quả cho thấy nước có thể lưu giữ lại trí nhớ “vật lý”. Nghiên cứu của Johann Grander được thực hiện dựa trên 3 tiêu chí: 1) nước là một dạng truyền thông tin; 2) nước có trí nhớ; 3) thông tin tiêu cực trong nước có thể bị xóa; [4] Cho đến nay, công trình nghiên cứu mang tính nhắm thẳng nhất và gây ấn tượng nhất về tri giác và trí nhớ của nước chính là các thí nghiệm kết tinh nước của Masaru Emoto, chủ tịch Viện Nghiên cứu Tổng hợp IHM ở Nhật.
Có một giai thoại vui về nghiên cứu cộng hưởng. Nikola Tesla (1856-1943) là một kỹ sư điện tử và là một nhà vật lý học. Ông đã tìm ra nguyên lý dòng điện xoay chiều (AC) vào năm 1818. Nhiều công trình nghiên cứu của ông không được công bố trong nhiều năm, trong đó có nhiều phát hiện đột phá. Đã có thời Nikola Tesla rất hứng thú với hiện tượng cộng hưởng, và ông đã chế tạo thành công một thiết bị cộng hưởng có khả năng phát sinh cơn địa chấn nhân tạo. Một buổi tối nọ khi ra ngoài đi dạo ở Manhattan sau bữa ăn tối, ông đã gắn thiết bị cộng hưởng to cỡ cái đồng hồ vào khung thép của một tòa nhà lớn đang được xây dựng. Sau đó ông điều chỉnh tần số cộng hưởng đến một mức nhất định. Trong vòng vài phút, toàn bộ tòa nhà bắt đầu rung lắc và ngay cả nền đất phía dưới tòa nhà cũng chấn động. Những công nhân ở đó rất sợ hãi, cho rằng đang có động đất. Cảnh sát nhanh chóng có mặt. Tất nhiên Nikola Tesla đã tháo thiết bị cộng hưởng ra trước khi nó gây thiệt hại [5].
Dựa theo nghiên cứu của Nikola Tesla, năm 1958, Robert Monroe, nhà sáng lập Viện Monroe tại Faber, bang Virgina đã bắt tay tìm hiểu tính khả thi của thí nghiệm trên vào giấc ngủ. Kết quả thu được thật đáng kinh ngạc. Thông qua việc kiểm tra các tác động của tần số âm thanh lên não bộ, Monroe đã tách rời thành công ý thức khỏi thân vật chất—nhóm nghiên cứu gọi nó là Trải nghiệm ngoài thân xác (Out-of-Body Experience). Kể từ đó, thuật ngữ này đã được sử dụng rộng rãi để mô tả các trạng thái bí ẩn của bộ não. Nguyên lý sóng âm mà ông áp dụng gọi là điều chế tần số nhịp lập thể (binaural beat frequency modulation), vốn được các kỹ sư điện tử hay dùng làm cơ chế chủ chốt trong công nghệ radio hiện đại. Điểm khác biệt duy nhất đó là Monroe đã áp dụng khái niệm đó vào lĩnh vực sinh lý học thay vì điện tử.
Sự cộng hưởng giữa các vi hạt còn gây ra cái gọi là hiện tượng ảo ảnh ba chiều (holographic phenomenon) [6].
Một biến cố quan trọng đã diễn ra vào năm 1982. Trong năm đó, một nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà vật lý học Alain Aspect tại trường Đại học Paris đã thực hiện một điều mà tôi cho rằng là thí nghiệm có tầm quan trọng nhất trong thế kỷ 20. Công chúng không biết nhiều về phát hiện của ông nhưng nó có tiềm năng thay đổi hoàn toàn bộ mặt của nền khoa học. Aspect và nhóm của ông đã phát hiện ra rằng dưới một điều kiện môi trường nhất định, các hạt hạ nguyên tử (subatomic) chẳng hạn như electron có thể giao tiếp đồng bộ với nhau bất kể chúng ở xa nhau bao nhiêu, dù 10 feet hay 1 tỷ km. Hơn nữa, mỗi hạt lạp tử dường như luôn biết được hạt kia đang làm gì.
Phát hiện này đặt ra một thách thức lớn đối với nguyên lý căn bản nhất trong thuyết tương đối của Einstein là không gì vượt qua được vận tốc ánh sáng. Nếu vận tốc ánh sáng có thể bị vượt qua, tấm màn thời gian sẽ bị phá vỡ. Nghe có vẻ quá đáng sợ. Một nhà vật lý học nào đó đã cố dùng các lý thuyết thông thường để lý giải các kết quả nghiên cứu này và ngăn không cho Aspect đưa thêm giải thích chi tiết nào khác. Nhưng David Bohm, một nhà vật lý học ở Đại học London, tin rằng phát hiện này mang ý nghĩa rằng thực tại khách quan là không tồn tại. Bất kể vũ trụ này của chúng ta trông có giống thật thế nào đi nữa thì nó không là gì ngoài một ảo giác, hoàn toàn là một ảo ảnh ba chiều cực kỳ to lớn.
Dọc theo chiều dài lịch sử của khoa học phương Tây, một quan niệm sai lầm đã được hình thành rằng phương pháp tốt nhất để nghiên cứu một hiện tượng vật lý nào đó, từ sương mù cho tới nguyên tử, là chia nhỏ nó ra và xem xét từng phần nhỏ, bất kể nó là cái gì. Thế nhưng hiện tượng ảo ảnh ba chiều đã cho chúng ta thấy rằng có nhiều thứ trong vũ trụ không thể được nghiên cứu theo cách này. Nếu chúng ta chia một thực thể ba chiều ra từng mảnh nhỏ, cái chúng ta có chỉ là một nhóm các thực thể nhỏ hơn chứ không phải là các phần khác nhau của cùng một thực thể. Ý tưởng này đã khích lệ Bohm hiểu phát hiện của Aspect theo một phương diện khác. Bohm tin rằng các hạt hạ nguyên tử không gửi và nhận các tín hiệu bí ẩn cho nhau, lý do thực sự một hạt hạ nguyên tử có thể giao tiếp với các hạt khác bất chấp khoảng cách giữa chúng là do sự phân cách này chỉ là một ảo giác giả tạo. Ông cho rằng trong thế giới vật chất ở các tầng thâm sâu hơn, những hạt này không thật sự bị chia tách mà vẫn nằm trong một chỉnh thể. Dù cho trên bề mặt dường như những hạt này có thể giao tiếp với nhau với tốc độ nhanh hơn ánh sáng, Bohm tin rằng những hạt hạ nguyên tử khác nhau thật ra chính là các bộ phận khác nhau của một hay nhiều thực thể trong một trường không gian-thời gian (thời-không) thâm sâu hơn. Theo quan điểm của ông, các hạt này không độc lập mà là những phần của các lớp bề mặt của một thực thể tại một tầng sâu và nguyên thủy hơn. Vì mọi thứ trong thế giới vật chất này do “ảo giác” (illusion) tạo thành, bản thân vũ trụ này cũng là một ảo ảnh ba chiều (holograph). Bohm tự tin tuyên bố rằng cái thực tại mà chúng ta đang nhìn thấy đơn giản chỉ là một tầng nông cạn của một bộ phim ba chiều và rằng vẫn tồn tại các tầng thâm sâu hơn của vũ trụ.
Bohm không phải là nhà nghiên cứu duy nhất tìm ra chứng cứ vũ trụ chỉ là một ảo ảnh. Nhà vật lý học thần kinh Karl Pribram, một nhà nghiên cứu não bộ tại Đại học Stanford, cũng tin rằng thực tại mà chúng ta nhìn thấy chỉ là một ảo ảnh không hơn không kém. Pribram đã từng rất quan tâm đến mô hình 3 chiều vì khi đó ông đang rất đau đầu với vấn đề bộ não lưu trữ thông tin như thế nào. Nghiên cứu chuyên sâu kéo dài nhiều thập kỷ của ông đã cho thấy trí nhớ không chỉ giới hạn tại một vùng nhất định của não mà được tản ra khắp bộ não. Lashley Karl đã tiến hành hàng loạt các thí nghiệm vào thập niên 1920 đối với trí nhớ của chuột, và sau này trở thành cột mốc cho lĩnh vực nghiên cứu này. Ông phát hiện ra rằng cho dù ông cắt phần nào của não chuột đi nữa, chúng vẫn có khả năng nhớ được cách thực hiện một nhiệm vụ phức tạp nào đó mà chúng đã học được trước khi bị phẫu thuật. Có vẻ như chúng ta không có cách nào tìm ra nguyên lý thỏa đáng để giải thích chức năng của ký ức rằng “mỗi bộ phận lại là toàn bộ chỉnh thể”. Trong thập niên 1960, Pribram nghe được ý tưởng rằng thực tại không là gì khác ngoài một ảo ảnh và ông nhận ra đây chính là câu trả lời mà các nhà nghiên cứu não bộ đã tìm kiếm trong một thời gian dài. Pribram cho rằng mật mã của ký ức không được lưu trữ trên các nơ-ron thần kinh đơn lẻ hay trên các nhóm nơ-ron nhỏ. Thay vào đó, ký ức được thể hiện dưới dạng một bộ phim 3 chiều tạo bởi các kích thích thần kinh trên khắp bộ não. Nói cách khác, Pribram tin rằng bản thân bộ não là một ảo ảnh 3 chiều.
Một số lượng lớn chứng cứ đã củng cố cho lý thuyết rằng não bộ hoạt động dựa trên nguyên lý ảo ảnh 3 chiều. Giả thuyết của Pribram ngày càng nhận được nhiều ủng hộ từ cộng đồng vật lý thần kinh. Nhà nghiên cứu người Ý gốc Argentina Hugo Zucarelli gần đây đã mở rộng thuyết Ảo ảnh 3 chiều nhằm giải thích chức năng của bộ não. Zucarelli đã phát triển được công nghệ ghi âm 3 chiều có khả năng tạo ra giọng nói và cảnh tượng gần như giống hệt cảnh thật. Pribram cho rằng theo tính toán thì bộ não của chúng ta có thể hình thành một “thực tại hữu hình” khi được truyền vào một dải tần số, và tôi cũng ủng hộ giả thuyết này qua rất nhiều thí nghiệm. Các nhà khoa học ngày nay đều chấp nhận rằng mỗi giác quan của chúng ta hoạt động được trong một dải tần số khá rộng, và vấn đề này đã từng gây rất nhiều tranh cãi, mãi cho đến rất gần đây các nhà nghiên cứu mới chứng thực được nó. Ví dụ như, thị giác của chúng ta có thể thu nhận được tần số âm thanh; ở một mức độ nào đó, vị giác lại phụ thuộc vào tần số mùi hương; và ngay cả các tế bào trong thân thể người cũng có thể tiếp thu được nhiều loại tần số. Các kết quả trên cho thấy chỉ sau khi ý thức của chúng ta xử lý tổng thể các thông tin này thì những tần số mới được liên kết và phân loại thành các cảm giác khác nhau mà chúng ta trải nghiệm được.
Nếu kết hợp mô hình ảo giác não bộ của Pribram với giả thuyết của Bohm, kết quả thật đáng kinh ngạc. Nếu thế giới thực tại này không là gì khác ngoài một mô hình 3 chiều, mọi thứ thật sự là ảo giác của các tần số, và bản thân bộ não là một máy chiếu 3 chiều. Nó chỉ đơn giản chọn lọc ra các tần số nhất định từ mô hình tần số to lớn hơn và chuyển đổi chúng thành các cảm giác. Vậy thực tại khách quan là gì? Đơn giản mà nói thì nó không tồn tại.
Theo các giả thuyết của Bohm và Pribram thì thế giới vật chất này chỉ là huyễn tượng, không thật. Mặc dù chúng ta tin rằng chúng ta tồn tại vật chất và có thể di chuyển trong thế giới vật chất này, đó chỉ là ảo giác mà thôi. Chúng ta chỉ là những người tiếp nhận các tần số luôn biến động. Chúng ta không gì hơn là những hình ảnh được trích xuất và tạo hình từ mô hình 3 chiều đến thế giới vật chất này. Đây được gọi là Mô Hình Ảo Ảnh 3 Chiều (Holographic Model). Mặc dù nhiều nhà khoa học vẫn còn ngờ vực nhưng nó ngày càng thu hút nhiều nhà nghiên cứu. Họ tin rằng đây có thể là mô hình chính xác nhất của hiện thực. Ngoài ra, một số nhà nghiên cứu nghĩ rằng mô hình này có thể giải thích được rất nhiều hiện tượng kỳ bí mà khoa học chưa thể lý giải được trong một thời gian dài. Rất nhiều nhà nghiên cứu, bao gồm Bohm và Pribram, nhận ra rằng nhiều hiện tượng cận tâm lý trở nên dễ hiểu hơn khi dùng mô hình ảo giác 3 chiều. Pribram cũng chỉ ra rằng trong vũ trụ ảo ảnh 3 chiều (holographic universe), thậm chí những thứ trông có vẻ như xảy ra ngẫu nhiên cũng là tất nhiên phải xảy ra, và những sự việc tưởng như trùng hợp lại mang một ý nghĩa đặc biệt. Vạn vật trong thế giới thực tại này trở nên thật sự đặc biệt và ngay cả những điều ít được mong đợi nhất cũng xảy ra vì liên quan đến một lý do đằng sau nó.
Ở phần nói về “Công năng dao thị” trong sách Chuyển Pháp Luân, chúng ta biết rằng, “Thân thể chúng ta ở trong một không gian đặc định có tồn tại một trường; trường này và trường đức không phải là một trường, không cùng một không gian; nhưng phạm vi trường kích thước to nhỏ là như nhau. Trường này có một thứ quan hệ đối ứng với vũ trụ: phía vũ trụ có thứ gì thì trong trường này của người ta cũng có thứ đối ứng với nó; tất cả đều có thể đối ứng. Nó là một loại hình tượng, không phải là vật chân thực…. Nó dẫu là hình ảnh nhưng cũng là một loại tồn tại vật chất; nó là quan hệ đối ứng như vậy: tuỳ theo biến đổi ở bên kia mà nó biến đổi theo; do đó cái mà có người gọi là ‘công năng dao thị’ chính là tự nhìn vào trong phạm vi của trường không gian bản thân mình.
Chúng ta cũng biết rằng một người với công năng túc mệnh thông (nhìn thấy tương lai hoặc quá khứ) chỉ có thể nhìn thấy những hình ảnh trong trường không gian của bản thân mình. Vì những điều nhìn thấy được thông qua các công năng đặc dị là không thật mà chỉ là hình tượng, nên điều mà chúng ta nhìn thấy bằng mắt thường và các phép đo lường thực hiện bởi các công cụ thật ra cũng không có thật. Khi chúng được hình tượng hóa bởi các giác quan và các phương pháp đo lường của chúng ta, chúng trở thành sự cộng hưởng của các vi hạt, nghĩa là, quan niệm về to và nhỏ, xa và gần là không tồn tại. Khoảng cách có thể trở nên vô nghĩa chỉ trong chớp mắt. Do đó, khái niệm to nhỏ là không đáng tin cậy.
Thời gian
Thời gian (time), theo định nghĩa của khoa học hiện đại, là một đơn vị đo lường mà có thể phân biệt được 2 vật thể chiếm cùng khoảng không gian và giống hệt nhau về mọi mặt. Bài toán này sẽ không còn đúng nữa nếu chúng ta đưa thêm vào các chiều không gian khác. Bây giờ chúng ta tạm không thảo luận về khía cạnh này mà chỉ xét đến thời gian trong một chiều không gian.
Nói về tần số thì không thể không nhắc đến không gian và thời gian. Giữa tần số và thời gian không có quan hệ nhân quả, nhưng chúng giống như một cặp song sinh. Chúng ta đều biết rằng trong thực tế, tần số dao động càng cao thì các vi hạt càng nhỏ hơn và biên độ của dao động càng nhỏ hơn. Dựa trên các nguyên lý của Pháp Luân Đại Pháp, mỗi một hạt lạp tử chính là một không gian. Điều này cho thấy, thời gian gắn liền với không gian mà nó bao trùm. Trong thế giới vật chất, một hạt càng vi quan thì sự phân bố của nó càng rộng, cho nên theo nguyên lý của Pháp Luân Đại Pháp thì trường không gian của chỉnh thể do các hạt này cấu thành lại càng rộng.
Thời gian có thể được tính toán bằng cách chuyển nó về dạng không gian. Các không gian khác có thể được chuyển về dạng tần số của thời-không. Vì vậy tôi cho rằng tần số đo được bằng phương pháp khoa học ngày nay có thể được dùng làm yếu tố chuyển đổi cho các thời-không khác. Do đó tôi tin rằng định nghĩa của tôi về khối lượng: m=EV0 = VV0 là khá hợp lý.
Công, năng lượng và lực
Ở tầng bề mặt, công (work), năng lượng (energy) và lực (force) dường như rõ ràng là các phạm trù khác nhau. Trên thực tế, cả ba đều rất khó phân biệt, kể cả về định nghĩa lẫn tồn tại vật chất. Tôi nhớ rằng chính Newton là người đầu tiên dùng khái niệm “công suất” (power). Đương thời Newton là một học giả Kinh Thánh. Theo định nghĩa trong từ điển, nghĩa gốc của “power” là “force, power, deity” (lực, quyền năng, thần thánh). Thần trên trời là “the Powers above” (các đấng ngự trên cao). Kết hợp hai khái niệm về “power” của phương Đông và phương Tây, nó có ý nghĩa đại khái rằng là căn nguyên (động năng – kinetic energy) khiến cho sự vật thay đổi, và là lý do (thế năng – potential energy) giữ cho sự vật không thay đổi. Nói một cách trừu tượng, công là sự tồn tại và là lý do cho sự tồn tại.
Nhưng căn cứ theo khái niệm về vật chất, những sự vật có thể được nhận thức mới được coi là vật chất! Có vẻ như chúng ta đã đi lòng vòng hết một vòng tròn. Nếu chúng ta vẫn tin rằng định nghĩa nêu trên về vật chất là đúng ngay cả sau khi đi lòng vòng, thì chúng ta sẽ thấy rằng mọi thứ trong vũ trụ của chúng ta đều là những thể hiện khác nhau của năng lượng và đơn giản chỉ là các bộ mặt khác nhau của sự thể hiện của năng lượng. Chúng ta vẫn có thể thấy được điều này ngay cả khi không dùng phương trình khối lượng-năng lượng của Einstein.
Chúng ta cũng thấy rằng khối lượng, hay cụ thể là năng lượng, chỉ có ý nghĩa trong một cảnh giới nhất định. Tôi hy vọng rằng chúng ta sẽ có thể vận dụng điều này để làm điểm khởi đầu cho sự tìm tòi sâu hơn vào bản chất của mọi hiện tượng trong cuộc sống.
(Hết)
Tham khảo:
[3] Resonant Arrays and Generation of Sound, by Slavek Krepelka, SDK, 26. August 2001
[4] Water: Essential for Existence, by Dan Stewart and Denise Routledge, Canada
[5] Tesla: Man Out of Time, by Margaret Cheney, Prentice Hall, NJ c1981
[6] The Universe as a Hologram, author unknown
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/node/20188
http://pureinsight.org/node/1475

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét