Loại bỏ tâm tật đố
Bài viết của một học viên Đại Pháp ở nước ngoài
[MINH HUỆ 16-02-2014] Tâm tật đố của tôi đã không ngừng phát triển kể từ khi tôi buông lơi sự tu luyện của mình, và tôi khá lo lắng về nó. Khi một học viên khác được khen ngợi trước mặt tôi, tôi nghĩ: Tôi tốt hơn cô ấy, tại sao bạn không nhìn thấy điều đó? Tôi luôn luôn nhấn mạnh về bản thân mình trong khi nói chuyện.
Tôi cũng nhận ra rằng tôi không hạnh phúc khi người khác có điều gì đó tốt. Sư phụ đã giảng trongChuyển Pháp Luân, Bài giảng thứ bẩy:
“… người khác nếu [có điều gì] tốt, thì thay vì cảm thấy mừng cho họ, người ta lại thấy bất bình trong tâm. Nó sẽ xuất hiện vấn đề này.”
Tôi biết đó là tâm tật đố của tôi, vì tôi không thể chịu nổi khi người khác tốt hơn tôi. Vì vậy tôi quyết định loại bỏ tâm này.
Để loại bỏ tâm này là một quá trình cực kỳ đau đớn. Một ngày kia, tôi nhìn thấy một học viên đi đến nhà người hàng xóm của tôi, người này cũng là một học viên. Tâm tật đố của tôi lập tức xuất hiện và tôi nghĩ: Tại sao bạn lại đi đến nhà cô ấy mà không đến nhà tôi? Tại sao bạn không chào tôi khi bạn đi ngang qua nhà tôi? Tôi luôn luôn đối xử tốt với bạn cơ mà. Tôi đã không thể vượt qua nó. Tôi cố gắng thoát khỏi nó, nhưng không thể, vì chấp trước này quá mạnh.
Sau đó tôi cầu xin Sư phụ giúp tôi và nói trong tâm mình rằng: “Sư phụ ơi, xin hãy giúp con vì đệ tử của Ngài có những tư tưởng xấu mà con không thể vượt qua được.” Suy nghĩ của tôi đã dần dần tốt hơn, nhưng sau một lúc, chấp trước này lại quay trở lại. Sau đó tôi nghĩ rằng nó không đúng, và tôi phải bỏ nó đi. Nhưng tâm trí của tôi không tĩnh lại được, tôi biết rằng vật chất màu đen này bám vào tôi thật chặt và ngăn tôi loại bỏ nó.
Sư phụ đã giảng:
“Vấn đề tâm tật đố rất nghiêm trọng, bởi vì nó liên quan trực tiếp đến vấn đề chúng ta có thể tu viên mãn được hay không. Nếu tâm tật đố không dứt bỏ, thì hết thảy các tâm người ta tu luyện được đều biến thành yếu nhược. Có một quy định, rằng trong tu luyện nếu người ta không vứt bỏ được tâm tật đố thì không đắc chính quả, tuyệt đối không đắc chính quả.” (Chuyển Pháp Luân, Bài giảng thứ bẩy)
Chiều hôm đó, tâm tật đố của tôi nổi lên nhiều lần, vì vậy tôi phải không ngừng loại bỏ nó. Tôi cố gắng chiến thắng nó trong tâm mình. Phần biết của tôi quyết tâm rằng tôi không muốn bản thân phạm sai lầm này. Tôi thậm chí không muốn lắng nghe nó. Mặc dù tôi đã cố gắng rất nhiều, nhưng có vẻ như tôi vẫn không thành công. Tôi lại cầu xin Sư phụ giúp tôi một lần nữa: “Thưa Sư phụ, đệ tử của Ngài đang cầu xin sự giúp đỡ của Ngài một lần nữa. Tà ác muốn tiêu diệt đệ tử của Ngài, nhưng con muốn theo Ngài và trở về ngôi nhà thật sự của con.”
Cả buổi chiều, tôi đã không ngừng tật đố, và đã liên tục phải loại bỏ nó. Tôi gần như đã thất bại vài lần và không muốn tiếp tục nữa. Đúng lúc đó, tôi nhớ đến Pháp của Sư phụ: “Cát xả phi tự kỷ” (Hồng Ngâm II, Khứ chấp). Lý do tôi cảm thấy đau đớn là vì nghiệp lực màu đen này đang được lấy ra khỏi tôi.
Một buổi tối sau trải nghiệm này, tôi đi đến một điểm du lịch để giảng chân tướng. Một học viên được một học viên khác ca ngợi ngay trước mặt tôi, nhưng lần này tôi không còn cảm thấy không vui nữa. Thay vào đó, tôi cũng ca ngợi học viên này. Tôi đã loại bỏ được tâm tật đố. Thật là một cảm giác tuyệt vời và tôi chưa từng trải nghiệm cảm giác này trước đây! Tôi cảm thấy thật tự tại khi không có cảm giác tật đố và tâm trí tôi cũng được bình yên.
Tối đó khi tôi đả toạ, tâm trí tôi trở nên tĩnh lặng, và trạng thái tu luyện của tôi đã thay đổi. Tôi trở nên bình tĩnh khi đọc sách, phát chính niệm và luyện các bài công pháp. Sư phụ đã giảng:
“Hễ tâm tính chư vị đề cao, thì thân thể chư vị sẽ phát sinh biến đổi to lớn; hễ tâm tính chư vị đề cao lên; thì vật chất của thân thể chư vị bảo đảm sẽ biến đổi. Biến đổi gì? Những truy cầu chấp trước những thứ xấu của mình, chư vị sẽ quẳng chúng đi.” (Chuyển Pháp Luân)
Tôi đã khóc khi nhẩm đoạn Pháp này của Sư phụ.
Bản tiếng Anh: http://en.minghui.org/html/articles/2014/3/14/145847.html
Đăng ngày 31-03-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét