Câu chuyện có thật về luân hồi: Sự lựa chọn
Tác giả: Khải Hàng
[Chanhkien.org] Khoảng 300 năm trước, có 28 người ở một tầng thứ nhất định trong Tam Giới đang chờ được đầu thai và tôi là một trong số họ. Một Giác Giả đã đến và cho chúng tôi xem bức ảnh của một vị Hoàng đế. Vị Giác Giả ấy nói: “Đây là một người vĩ đại và tên của Ngài là Ái Tân Giác La Huyền Diệp (Hoàng đế Khang Hy của nhà Thanh, Trung Quốc). Những ai làm cận thần của Ngài sẽ tạo lập được đại công đại đức. Các con có ai tình nguyện bảo hộ cho Ngài không?” Mọi người đều trả lời có. Vị Giác Giả nói tiếp: “Bảo hộ một Hoàng đế có thể sẽ rất khó khăn và mạo hiểm. Các con hãy cân nhắc cho thật kỹ trước khi quyết định”. Một số người lưỡng lự và 13 người đã lùi bước. Vị Giác Giả nói với chúng tôi (15 người còn lại) rằng “Hãy đi theo ta”. Ngài dẫn chúng tôi qua một căn phòng khác, trong đó có năm bức tranh. Nhưng mỗi bức tranh đều được phủ một màu trắng lờ mờ và không thể nhìn rõ thứ gì trong đó. Sau đó, vị Giác Giả nói: “Các cận vệ của Hoàng đế cần phải trải qua một khảo nghiệm. Mục đích là để kiểm tra xem các con có nhẫn nại và chịu đựng khó nạn được hay không. Cuộc khảo nghiệm bao gồm năm phần (trận băng, trận chớp, trận đao, trận mưa đá, và trận đứng) và mỗi người đều phải vượt qua tất cả năm phần”. Khi đó, bảy người nữa lùi bước. Vị Giác Giả hỏi tám người chúng tôi: “Các con sẵn sàng chưa?” Chúng tôi cùng gật đầu. Vị Giác Giả vẫy tay và tất cả chúng tôi đi vào trong các bức tranh.
Đầu tiên tôi bước vào trận băng. Mọi thứ đều đóng băng, và toàn thân tôi cứ run cầm cập. Cảm giác duy nhất là lạnh cóng từ đầu tới chân. Dần dần tôi thấy mình bị đóng băng, trở nên tê tái, và bị đông cứng. Thậm chí tôi còn không thể chớp mắt. Cảm giác lạnh cóng thấm sâu vào trong cơ thể tôi, như thể là từng nội tạng của tôi đều bị đóng băng. Quá trình đóng băng diễn ra rất rõ ràng và tôi thậm chí còn có thể nghe được tiếng răng rắc khi nội tạng của tôi va vào nhau. Cuối cùng, toàn bộ thân thể tôi bị đóng băng. Tôi không biết việc đó trải qua bao lâu, nhưng tôi vẫn còn một chút tỉnh táo. Khi đó, tôi tiến nhập vào một không gian khác, sáng rực và tràn đầy ánh nắng. Ban đầu tôi cảm thấy ấm áp, sau đó cơ thể tôi bắt đầu tan băng và nước chảy ra. Lúc các nội tạng của tôi lần lượt tan băng, chỗ nào cũng đau đớn và khó chịu khôn tả. Khi quá trình này diễn ra chậm lại, tôi có thể nghỉ một chút, sau đó ánh mặt trời bắt đầu thiêu đốt. Không có gì để tôi che chắn và ánh nắng dữ dội tới mức tôi không thể mở mắt. Tôi cảm thấy nước trong người tôi đang bốc hơi, da dẻ tôi nhăn nheo, và cơ thể tôi trở nên khô khốc. Tiếp đó, nước trong nội tạng của tôi bắt đầu bốc hơi và toàn thân tôi quắt quéo lại. Khi tôi trở thành giống như một miếng củi khô và đang ở bên bờ vực của cái chết, thì toàn thân tôi bay lơ lửng và tiến nhập sang một không gian khác. Một vị đao thần xuất hiện, chỉ tay về trận địa đao kiếm trên mặt đất và ra lệnh “Tiến lên!” Tôi uốn cong người và cuộn tròn như trái banh về phía trận đao trải dài đến vô tận. Những lưỡi gươm ngày càng trở nên sắc bén hơn, và cứa vào tôi hết lần này đến lần khác, khiến tôi càng lúc càng đau đớn. Ban đầu, tôi cảm thấy mình như bị cắt ra từng miếng. Sau khi lớp thịt trên người tôi bị róc hết, xương lộ ra và cứa vào những lưỡi kiếm. Sau đó đến lượt tất cả nội tạng của tôi bị cắt từng miếng từng miếng. Tôi cắn chặt răng và lăn xuống dốc đến một trận đao khác. Ở đó còn đau đớn hơn nữa, và những lưỡi kiếm biến đổi nhanh hơn và thành nhiều hình dạng khác nhau. Cứ như thể là mọi tế bào trong cõ thể tôi đều bị cắt toạc ra và thời gian dường như dài lê thê. Tôi chỉ còn một suy nghĩ duy nhất: “Mình phải vượt qua”. Rốt cuộc thì tôi cũng lên được đỉnh của ngọn đồi. Thật bất ngờ, đó lại là một bờ vực và tôi bắt đầu rớt xuống. Cuối cùng, tôi chạm đất và trong khi đang nằm trong cơn đau đớn tột đỉnh, tôi hy vọng rằng mình được giải lao một chút. Ngay khi ý nghĩ đó khởi lên, đá bắt đầu đập vào tôi – tôi đã rơi vào trận mưa đá. Lúc khởi đầu, những hòn đá bắn vào tôi chỉ to bằng hạt đậu. Chúng khiến tôi đau đớn và tê dại. Sau đó, có nhiều đá hơn, to bằng quả trứng, bắt đầu đập vào tôi thật mạnh từ mọi phía. Chúng khiến tôi gần như bất tỉnh. Rồi tôi lại thấy thân thể mình phình to hơn, để có nhiều chỗ cho đá đập vào hơn, và để tôi phải chịu đựng nhiều hơn. Khi đó, toàn thân tôi đầy những lỗ thủng do đá đập vào. Mỗi lỗ thủng đều rất đau và lạnh. Trận đồ này tưởng chừng như vô tận và tôi sắp ngã gục. Tôi không biết nó kéo dài bao lâu, nhưng rốt cuộcc thì trận mưa đá cũng kết thúc. Rồi một vị nữ Thần băng xuất hiện để giúp tôi đứng dậy và đẩy tôi sang một không gian khác. Trong khi tôi đang cố gắng trấn tĩnh xem chuyện gì đang xảy ra, thì có một giọng nói với tôi: “Bây giờ là khảo nghiệm về đứng vững, và con không được ngã xuống”. Hai người đến và đẩy tôi suýt ngã. Khi tôi chuẩn bị né sang một bên và đứng thẳng lại, nhiều người hơn nữa tiến đến. Họ cùng nhau đẩy tôi, làm tôi thở không ra hơi. Họ liên tục đẩy tôi thật mạnh và không cho tôi kịp thở. Tôi rất mệt và muốn ngã vật xuống, nhưng không thể. Do bị xô đẩy, tôi cảm giác thấy nội tạng của mình bị biến dạng, và bị xoắn đến mức chúng gần như muốn trào ra khỏi miệng. Tôi vẫn giữ được ý thức rằng đây là một khảo nghiệm về đứng vững. Cuối cùng, sau khi bị xô đẩy quá mức, tôi thấy mình trở thành như một tờ giấy. Thế rồi cuộc khảo nghiệm cũng kết thúc và tôi vượt qua một không gian khác. Ở đó, vị Giác Giả lúc trước hiện ra và gật đầu với chúng tôi: “Chúc mừng cả tám người các con đều vượt qua khảo nghiệm!” Sau đó, tám chúng tôi được hồi phục thân thể với thần khí mạnh mẽ và khí chất phi phàm.
Một Giác Giả khác, phụ trách việc đầu thai, đã đến và lấy ra tám quyển sách nhỏ đưa cho chúng tôi rồi nói: “Hãy cầm lấy mỗi người một quyển và chuẩn bị đầu thai”. Bìa sách trông giống như một bộ phim. Tôi có thể thấy mình được sinh ra, tập luyện võ thuật, bảo vệ Hoàng đế…, cho đến lúc chết. Sau khi xem xong, tám chúng tôi được gọi lại. Vị Giác Giả lấy ra một chiếc hộp có dán nhãn “cao thủ đại nội” và nói với chúng tôi: “Đây là trách nhiệm và cũng là uy đức của các con”. Chúng tôi tiến nhập vào chiếc hộp, sau đó giáng trần và đầu thai.
Tôi được sinh ra trong một gia đình người Mãn, dưới triều Mãn Thanh năm 1657, và tên là Khang Thải Nhĩ. Tôi là con trai cả và ham thích võ thuật từ nhỏ. Khi tôi được 12 tuổi, gia đình tôi trả lương rất hậu hỹ cho một võ sư về dạy võ cho tôi. Sau sáu tháng, họ thấy vị võ sư này không đủ giỏi nên đã thỉnh mời một vị khác tự xưng là Nam Môn (kỳ thực ông ấy chính là một thiên tướng đến từ Nam Thiên Môn). Vị võ sư này rất yêu quí tôi và nói rằng thân thể của tôi rất thích hợp để luyện võ. Ông ấy đã ra sức dạy dỗ tôi và tôi tiếp thu cũng rất nhanh. Tôi có thể chịu đựng gian khổ, và sớm đạt được võ nghệ cao cường. Tôi chẳng những có thể leo lên nóc nhà và phi thân thoăn thoắt từ nhà này sang nhà khác, mà còn học được một tuyệt kỹ – thiết đạn tử (phóng đạn sắt). Có hai loại thiết đạn tử: một loại chỉ to bằng trái nho còn loại kia thì to bằng quả trứng. Loại to bằng trái nho thì có bề mặt trơn nhẵn, được bắn ra trực tiếp, còn loại kia – thiết đạn tử liên hoàn – thì có bề mặt thô nhám và chứa một cái lò xo, bên trong được nối với ba hạt đạn nhỏ hơn. Loại đạn này rất có uy lực và khi chạm vào mục tiêu, phần vỏ ngoài của nó sẽ bật mở ra, và bắn ba hạt đạn nhỏ vào các huyệt đạo của đối phương. Do tính sát thương của nó rất mạnh nên sư phụ dặn tôi không được tùy tiện sử dụng, và tôi cũng thường không mang nó theo bên mình.
Sư phụ Nam Môn đã dạy tôi trong vòng ba năm rồi rời đi. Sau đó tôi thường giao lưu với những người yêu thích võ thuật và ở lại với họ. Thời gian trôi qua, đến khi tôi 17 tuổi, tư tưởng của tôi vẫn hết sức trong sáng và toàn tâm toàn ý luyện tập võ thuật. Một ngày nọ, có một nhà sư đi ngang qua, và khi thấy tôi, ông ấy nói: “Nhĩ tại nhĩ tại, nhĩ vô nhĩ vô” (nghĩa là “Con tồn tại khi cái tai tồn tại, con ra đi khi cái tai ra đi”). Không ai trong gia đình tôi hiểu được hàm ý câu nói của vị sư này. Mẫu thân của tôi đã thỉnh cầu ngài giải thích, nhưng ngài chỉ nói: “Đừng lo lắng về điều đó”, rồi rời đi.
Trong năm đó, có một đợt tuyển thị vệ và tôi đã được chọn. Nhờ sự cần cù, thông minh và võ nghệ cao cường, tôi đã sớm được đề cử làm cận vệ cho Hoàng thượng (Hoàng đế Khang Hy). Tôi nhận thức được trách nhiệm của mình và luôn đề cao cảnh giác. Sau một thời gian, tôi có thể phân biệt được chính xác các tiếng động, cho dù là tiếng mèo cào vào tường hay những tiếng động khác từ xa. Tôi còn có thị lực phi thường và có thể nhìn rõ ở khoảng cách xa, ngay cả trong đêm tối. Trong 5 năm đó, tôi đã trải qua nhiều trận chiến nguy hiểm đến tính mạng và đó chính là giai đoạn rất cam go trong cuộc đời tôi.
Là một thị vệ, chúng tôi phải tháp tùng Hoàng thượng ở bất cứ đâu mà Ngài đến. Chúng tôi thay phiên nhau bảo vệ Hoàng thượng, dù ngày hay đêm, và bất kể thời tiết thế nào. Hoàng thượng cũng đối xử rất tốt với chúng tôi và thỉnh thoảng ban cho chúng tôi sữa nóng vào mùa Đông hay trà mát vào mùa Hè. Chúng tôi rất mực cảm kích. Tôi chung ca gác với một thị vệ tên là A Y Cách; chúng tôi thường tuần tra vào ban đêm, và không gây ra bất kỳ tiếng động nào. Thỉnh thoảng khi thấy mệt, chúng tôi đứng dựa vào một chiếc cột để nghỉ ngơi. Vào buổi tối, Hoàng thượng thường phê duyệt tấu chương hoặc đọc sách. Đôi khi lúc nửa đêm, Ngài cũng cho gọi một trong số chúng tôi vào để dặn dò. Ngoài việc đó ra, chúng tôi hiếm khi làm kinh động Hoàng thượng và thường thì Ngài không biết chuyện gì đã xảy ra trong đêm cho đến sáng hôm sau.
Một đêm nọ, tôi nhìn thấy bóng một ai đó, và khi hắn tiến tới gần, tôi phóng một viên thiết đạn tử vào hắn. Sau một tiếng kêu yếu ớt, hắn ngã gục xuống. Tôi cầm kiếm chạy đến kiểm tra và thấy hắn đã chết. Một lần khác, một thích khách bị trúng thiết đạn tử của tôi. Hắn bị thương và bỏ chạy mất. Các thị vệ đã lục soát khắp mọi nơi và thật ngạc nhiên là không thể tìm thấy hắn. Vào ngày hôm sau, chúng tôi tìm thấy hắn bị trọng thương đang nằm thoi thóp trong vườn thượng uyển. Hắn mang theo một bức thư lăng mạ Hoàng thượng.
Có một lần khác, chúng tôi chạm trán với một thích khách sử dụng thuốc mê. Một trong số các cận vệ của Hoàng thượng là cao thủ trong môn này. Anh ấy ngửi thấy mùi lạ và đã nằm lăn ra để giả vờ bị ngộ độc. Một thị vệ khác cũng cảnh giác và nấp ở gần đó. Khi tên thích khách đi đến giữa hai người họ, cả hai cùng nhảy ra khống chế hắn. Trước khi chúng tôi kịp tra hỏi, tên thích khách này đã nuốt thuốc độc giấu sẵn trong miệng để tự vẫn. Những kẻ này vận dụng nhiều loại thủ đoạn nhằm ám sát Hoàng thượng.
Là một thị vệ thì cần có lòng quả cảm cũng như sự cảnh giác cao độ. Vào lần nọ, một thị vệ đánh trọng thương một thích khách chuyên sử dụng ám khí. Do mất cảnh giác, viên thị vệ này liền tiến thẳng đến xác tên thích khách để kiểm tra. Tên thích khách đột nhiên mở mắt và tung ra một lô kim tẩm độc vào mặt và người của viên thị vệ này. Một thị vệ khác đã lao đến kết liễu tên thích khách. Người thị vệ bị trúng độc liền có phản ứng rất nghiêm trọng – toàn thân anh ấy bị mưng mủ. Trong cơn đau đớn khôn xiết, anh ấy đã nhờ những thị vệ khác hãy giết mình đi, nhưng không ai trong chúng tôi nỡ làm thế. Cuối cùng, anh ấy đã chết một cách thống khổ. Chúng tôi đều rất thương xót.
Trong vòng bốn năm rưỡi làm thị vệ, tôi đã chạm trán với rất nhiều cao thủ thích khách. Một lần nọ, có hai tên thích khách xuất hiện, A Y Cách và tôi mỗi người chiến đấu với một tên. Ngay lúc đó, tôi thấy ba tên khác đang áp sát cửa phòng của Hoàng thượng và định đột nhập vào bên trong. A Y Cách cũng nhìn thấy và quay lại để ngăn cản chúng, nhưng tên thích khách mà anh đang đánh nhau đã thừa cơ giết chết anh ấy. Tôi thất kinh. Tung ra ba thiết đạn tử liên hoàn, tôi đã giết được ba tên thích khách đang truy sát Hoàng thượng. Tuy nhiên, một trong hai tên thích khách kia đã chém đứt tai trái của tôi khi tôi đang tung thiết đạn tử. Tôi quyết chí phải ngăn được bọn chúng. Nghĩ rằng các thị vệ khác sẽ sớm tiếp ứng, tôi vung cánh tay trái giả vờ như phóng thiết đạn tử, và đồng thời cầm chặt thanh kiếm trong tay phải, rồi lao đến tên thích khách già hơn. Hắn ta đã thủ thế và tung một chưởng thật mạnh về phía tôi. Tôi bèn thừa cơ quay qua tên thích khách trẻ và giết hắn. Tên thích khách già điên tiết lao về phía tôi. Tôi nhảy qua một bên, và hắn chạy đến ôm thi thể của tên thích khách trẻ và than khóc: “Con ơi, con ơi!” Thì ra họ là hai cha con. Ngay lúc đó những thị vệ khác đã tới. Tên thích khách còn lại đặt thi thể của đứa con xuống và rút ra một loại vũ khí kỳ lạ. Chúng tôi không cho hắn có thời gian hành động và đã khống chế được hắn. Biết rằng mình sẽ không thể thành công, tên thích khách đã tự vẫn. Lúc đó, Hoàng thượng bước ra và chúng tôi thi lễ với Ngài. Hoàng thượng hỏi có bao nhiêu thị vệ bị thương. Đến lúc này tôi mới cảm thấy hơi đau nơi tai trái. Ngày hôm sau, Hoàng thượng cho người đến chữa trị cho chúng tôi. Hoàng thái hậu Hiếu Trang cũng đến thăm chúng tôi. Với sự từ ái và đoan trang, Thái hậu toát ra một vẻ cao quý thần thánh và bất khả xâm phạm. Bà căn dặn chúng tôi nghỉ ngơi thật tốt và ra lệnh cho thái y khám vết thương của tôi, đồng thời chuẩn bị gắn cho tôi một cái tai giả.
Thời hạn hoán đổi thị vệ là 5 năm. Khi những thị vệ mới đến nhậm chức, sẽ có một giai đoạn chuyển tiếp, trong đó các thị vệ tiền bối chia sẻ nhiều kinh nghiệm và đưa ra một số bí quyết để hoàn thаnh tốt nhiệm vụ. Trước đó, tôi đã thay thế cho Ba Đồ và bây giờ người thay thế tôi là Cáp Y Mỗ.
Đến thời hạn giải ngũ, Hoàng thượng đã cho gọi sáu chúng tôi đến dùng bữa với Ngài (ban đầu có tám người, nhưng hai người đã chết). Ban đầu, chúng tôi đều cảm thấy buồn, nghĩ rằng mình sẽ phải sớm rời xa Hoàng thượng. Hoàng thượng nói rằng Ngài cũng sẽ rất nhớ chúng tôi và đã chuyện trò với chúng tôi rất lâu. Khi chúng tôi dâng chén rượu từ biệt Ngài, thị vệ Áo Mỗ đã đại diện cho tất cả chúng tôi nói với Hoàng thượng: “Thưa bệ hạ, sau ngày hôm nay, chúng thần không biết đến khi nào mới có thể gặp lại Ngài. Nếu khi nào có việc cần, chúng thần luôn sẵn sàng nhận lệnh bất cứ lúc nào”. Hoàng thượng nói: “Chúng ta thường nói về duyên phận. Khi có cơ hội gặp lại nhau trong tương lai, thì đừng trốn tránh đấy nhé”. Sau khi nghe những lời này, chúng tôi đều cảm thấy phấn chấn hơn. Cuối cùng, Hoàng thượng ban cho mỗi người một chiếc hộp mà bên ngoài trang trí rất đẹp, và bên trong có một viên trân châu lớn cùng một cây trượng nạm ngọc bích.
Sau khi trở về nhà được 3 tháng, tôi bắt đầu cảm thấy đau nơi tai trái. Đại phu không thể chẩn đoán được nguyên nhân. Tôi đã yêu cầu tháo cái tai giả ra, nhưng vẫn thấy rất đau, kèm theo là những cơn đau đầu và chóng mặt. Hai tuần sau tôi qua đời ở tuổi 22. Trong cơn hấp hối, tôi chợt nhớ lại lời nói của nhà sư khi tôi 17 tuổi: “Nhĩ tại nhĩ tại, nhĩ vô nhĩ vô”. Lúc đó tôi nhận ra rằng cuộc đời của mình đã được định trước.
Cuộc đời của Khang Thải Nhĩ thật cam go và ngắn ngủi. Thế nhưng tôi không hề oán trách hay hối hận với sự lựa chọn của mình.
Một niệm muốn hạ phàm từ Thiên giới chính là một sự lựa chọn. Trong những lần giáng trần sau này, và trong suốt nhiều lần chuyển sinh, tôi cũng có nhiều cơ hội đưa ra quyết định. Tại tầng thứ của tôi, tôi thấy rằng mỗi chúng ta đều có một sợi chỉ duyên phận nối kết với Đại Pháp. Mỗi quyết định đúng đắn của chúng ta sẽ tạo nên một nút thắt tỏa sáng trên sợi chỉ đó, và khi phóng đại nút thắt ấy lên thì có thể triển hiện ra toàn bộ cảnh tượng đã xảy ra trong kiếp sống đó hay tại tầng thứ đó. Cựu thế lực đã đặt ra giới hạn tối thiếu là 500 nút thắt như vậy để trở thành một đệ tử Đại Pháp. Tôi có 618 nút, và một số người thường có 498 nút hay thậm chí 499 nút.
Có thể nói là chúng ta đã trải qua một chặng đường dài đầy gian nan và quý báu để trở thành một đệ tử Đại Pháp như ngày nay. Đó không chỉ là ý niệm muốn hạ phàm trong quá khứ, mà còn bao gồm cả những sự lựa chọn của chúng ta sau đó – để sẵn sàng chịu đựng khó nạn, đóng vai phản diện, hay để chịu nhận trách nhiệm. Sau tất cả những điều này, chúng ta đã đi đến được ngày hôm nay, và trở thành một đệ tử Đại Pháp. Thật dễ hiểu khi chúng ta lựa chọn chịu đựng khó nạn, thế còn lựa chọn đóng vai phản diện nghĩa là sao? Đây là một ví dụ. Kiếp trước của Khang Thải Nhĩ là Ngụy Trung Hiền, một hoạn quan tai tiếng dưới triều Minh, kẻ đã sát sinh và tạo nghiệp vô số. Lúc đó, khi quyết định đóng vai này, tôi không còn sự lựa chọn nào khác. Đối với những Giác Giả chấp nhận giáng hạ xuống đây, họ không ngại khó khăn gian khổ, nhưng lại rất lưỡng lự khi phải đóng một vai tạo nghiệp. Bởi vì tạo nghiệp thì phải hoàn trả, và khi nghiệp lực quá nhiều, nó sẽ tích tụ đến mức mà người ấy sẽ không trở thành đệ tử Pháp Luân Đại Pháp được nữa. Tuy nhiên, nếu không ai nhận một vai nào đó, thì sẽ có một chỗ trống, gây trì hoãn đến việc đầu thai của những người khác. Đó là lý do tại sao tôi lại chọn trở thành Ngụy Trung Hiền. Tôi làm thế để tránh cản trở người khác, và cũng không còn cách nào khác nữa. Một trong những tiền kiếp của Ngụy Trung Hiền là một vị sư đức độ, và điều ấy đã bù cho nghiệp mà Ngụy Trung Hiền gây ra. Sau khi chết, mặc dù Ngụy Trung Hiền không bị đọa địa ngục, nhưng ông ta lại bị đóng băng trong vòng 100 năm (tương ứng với 25 năm trên cõi người) tại một cung điện băng ở một tầng trời. Trong quãng thời gian đó, nghiệp lực của ông đã được trả hết hoàn toàn và thân thể của ông cũng được tịnh hóa liên tục.
Còn có rất nhiều chúng sinh giáng hạ từ các tầng thứ rất cao. Họ đến cùng với chúng ta, nhưng bị cựu thế lực ngăn không cho họ trở thành đệ tử Đại Pháp, viện lý do rằng họ không đưa ra được đủ số quyết định đúng đắn và đã không chịu đựng đủ khổ nạn trong quá khứ. Tất nhiên, Sư phụ không thừa nhận những an bài này của cựu thế lực, và chúng ta cũng không nên thừa nhận chúng. Nhưng từ việc này, chúng ta biết được rằng cơ hội tu luyện của chúng ta không hề đến một cách dễ dàng và chúng ta phải thật sự trân quý nó.
Tín tâm bất động đã đi theo chúng ta trong suốt quá khứ, cho đến khi chúng ta trở thành đệ tử Đại Pháp. Sự kiện này là chưa từng có tiền lệ, và chúng ta thật may mắn mới có được cơ hội trợ Sư Chính Pháp. Chúng ta không những đang cứu độ chúng sinh, mà còn có trách nhiệm với tương lai của vũ trụ tại các tầng thứ khác nhau.
Hôm nay, chúng ta vẫn phải đối mặt với nhiều sự lựa chọn. Đó là chúng ta quyết định cống hiến chính xác là bao nhiêu cho sự kiện Chính Pháp này, và cho việc cứu độ chúng sinh.
Bằng việc trân quý quá khứ, và trân quý cơ hội ngày hôm nay, chúng ta có thể đưa ra sự lựa chọn đúng đắn cho ngày mai – điều mà chỉ có đệ tử Đại Pháp mới xứng đáng làm.
Ghi chú:
Có một đồng tu 60 tuổi bắt đầu tu luyện từ năm 2003. Bà rất tinh tấn học Pháp và luyện công. Tuy nhiên, bà không chú ý nhiều đến vấn đề an toàn và tu khẩu. Bà muốn biết về mọi thứ và thường phàn nàn về những việc mà chúng tôi không nói cho bà biết. Khi viết bài này, tôi nhận ra rằng bà chính là A Y Cách, người thị vệ bị thích khách giết chết. Những thị vệ khác được đề cập đến trong câu chuyện này cũng đang là những đệ tử Đại Pháp xung quanh tôi.
Thực ra, khi một người đã trở thành đệ tử Đại Pháp, thì chúng ta nên tôn trọng họ. Rốt cuộc thì chúng ta cũng đã cùng nhau trải qua một chặng đường dài như vậy, đến được đây và tái ngộ vào ngày hôm nay để trợ Sư Chính Pháp. Mối nhân duyên này bắt nguồn từ trên Thiên thượng, và kéo dài cho đến ngày nay. Nếu như vậy, thì còn sự ngăn cách nào giữa các đồng tu mà chúng ta không thể đột phá?
Giờ đây, tôi thấy rằng hai chữ “đồng tu” là một từ rất đáng quý mà chúng ta nên trân trọng.
Dịch từ:
http://pureinsight.org/node/6108
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2011/1/29/71465.html
[Chanhkien.org] Khoảng 300 năm trước, có 28 người ở một tầng thứ nhất định trong Tam Giới đang chờ được đầu thai và tôi là một trong số họ. Một Giác Giả đã đến và cho chúng tôi xem bức ảnh của một vị Hoàng đế. Vị Giác Giả ấy nói: “Đây là một người vĩ đại và tên của Ngài là Ái Tân Giác La Huyền Diệp (Hoàng đế Khang Hy của nhà Thanh, Trung Quốc). Những ai làm cận thần của Ngài sẽ tạo lập được đại công đại đức. Các con có ai tình nguyện bảo hộ cho Ngài không?” Mọi người đều trả lời có. Vị Giác Giả nói tiếp: “Bảo hộ một Hoàng đế có thể sẽ rất khó khăn và mạo hiểm. Các con hãy cân nhắc cho thật kỹ trước khi quyết định”. Một số người lưỡng lự và 13 người đã lùi bước. Vị Giác Giả nói với chúng tôi (15 người còn lại) rằng “Hãy đi theo ta”. Ngài dẫn chúng tôi qua một căn phòng khác, trong đó có năm bức tranh. Nhưng mỗi bức tranh đều được phủ một màu trắng lờ mờ và không thể nhìn rõ thứ gì trong đó. Sau đó, vị Giác Giả nói: “Các cận vệ của Hoàng đế cần phải trải qua một khảo nghiệm. Mục đích là để kiểm tra xem các con có nhẫn nại và chịu đựng khó nạn được hay không. Cuộc khảo nghiệm bao gồm năm phần (trận băng, trận chớp, trận đao, trận mưa đá, và trận đứng) và mỗi người đều phải vượt qua tất cả năm phần”. Khi đó, bảy người nữa lùi bước. Vị Giác Giả hỏi tám người chúng tôi: “Các con sẵn sàng chưa?” Chúng tôi cùng gật đầu. Vị Giác Giả vẫy tay và tất cả chúng tôi đi vào trong các bức tranh.
Đầu tiên tôi bước vào trận băng. Mọi thứ đều đóng băng, và toàn thân tôi cứ run cầm cập. Cảm giác duy nhất là lạnh cóng từ đầu tới chân. Dần dần tôi thấy mình bị đóng băng, trở nên tê tái, và bị đông cứng. Thậm chí tôi còn không thể chớp mắt. Cảm giác lạnh cóng thấm sâu vào trong cơ thể tôi, như thể là từng nội tạng của tôi đều bị đóng băng. Quá trình đóng băng diễn ra rất rõ ràng và tôi thậm chí còn có thể nghe được tiếng răng rắc khi nội tạng của tôi va vào nhau. Cuối cùng, toàn bộ thân thể tôi bị đóng băng. Tôi không biết việc đó trải qua bao lâu, nhưng tôi vẫn còn một chút tỉnh táo. Khi đó, tôi tiến nhập vào một không gian khác, sáng rực và tràn đầy ánh nắng. Ban đầu tôi cảm thấy ấm áp, sau đó cơ thể tôi bắt đầu tan băng và nước chảy ra. Lúc các nội tạng của tôi lần lượt tan băng, chỗ nào cũng đau đớn và khó chịu khôn tả. Khi quá trình này diễn ra chậm lại, tôi có thể nghỉ một chút, sau đó ánh mặt trời bắt đầu thiêu đốt. Không có gì để tôi che chắn và ánh nắng dữ dội tới mức tôi không thể mở mắt. Tôi cảm thấy nước trong người tôi đang bốc hơi, da dẻ tôi nhăn nheo, và cơ thể tôi trở nên khô khốc. Tiếp đó, nước trong nội tạng của tôi bắt đầu bốc hơi và toàn thân tôi quắt quéo lại. Khi tôi trở thành giống như một miếng củi khô và đang ở bên bờ vực của cái chết, thì toàn thân tôi bay lơ lửng và tiến nhập sang một không gian khác. Một vị đao thần xuất hiện, chỉ tay về trận địa đao kiếm trên mặt đất và ra lệnh “Tiến lên!” Tôi uốn cong người và cuộn tròn như trái banh về phía trận đao trải dài đến vô tận. Những lưỡi gươm ngày càng trở nên sắc bén hơn, và cứa vào tôi hết lần này đến lần khác, khiến tôi càng lúc càng đau đớn. Ban đầu, tôi cảm thấy mình như bị cắt ra từng miếng. Sau khi lớp thịt trên người tôi bị róc hết, xương lộ ra và cứa vào những lưỡi kiếm. Sau đó đến lượt tất cả nội tạng của tôi bị cắt từng miếng từng miếng. Tôi cắn chặt răng và lăn xuống dốc đến một trận đao khác. Ở đó còn đau đớn hơn nữa, và những lưỡi kiếm biến đổi nhanh hơn và thành nhiều hình dạng khác nhau. Cứ như thể là mọi tế bào trong cõ thể tôi đều bị cắt toạc ra và thời gian dường như dài lê thê. Tôi chỉ còn một suy nghĩ duy nhất: “Mình phải vượt qua”. Rốt cuộc thì tôi cũng lên được đỉnh của ngọn đồi. Thật bất ngờ, đó lại là một bờ vực và tôi bắt đầu rớt xuống. Cuối cùng, tôi chạm đất và trong khi đang nằm trong cơn đau đớn tột đỉnh, tôi hy vọng rằng mình được giải lao một chút. Ngay khi ý nghĩ đó khởi lên, đá bắt đầu đập vào tôi – tôi đã rơi vào trận mưa đá. Lúc khởi đầu, những hòn đá bắn vào tôi chỉ to bằng hạt đậu. Chúng khiến tôi đau đớn và tê dại. Sau đó, có nhiều đá hơn, to bằng quả trứng, bắt đầu đập vào tôi thật mạnh từ mọi phía. Chúng khiến tôi gần như bất tỉnh. Rồi tôi lại thấy thân thể mình phình to hơn, để có nhiều chỗ cho đá đập vào hơn, và để tôi phải chịu đựng nhiều hơn. Khi đó, toàn thân tôi đầy những lỗ thủng do đá đập vào. Mỗi lỗ thủng đều rất đau và lạnh. Trận đồ này tưởng chừng như vô tận và tôi sắp ngã gục. Tôi không biết nó kéo dài bao lâu, nhưng rốt cuộcc thì trận mưa đá cũng kết thúc. Rồi một vị nữ Thần băng xuất hiện để giúp tôi đứng dậy và đẩy tôi sang một không gian khác. Trong khi tôi đang cố gắng trấn tĩnh xem chuyện gì đang xảy ra, thì có một giọng nói với tôi: “Bây giờ là khảo nghiệm về đứng vững, và con không được ngã xuống”. Hai người đến và đẩy tôi suýt ngã. Khi tôi chuẩn bị né sang một bên và đứng thẳng lại, nhiều người hơn nữa tiến đến. Họ cùng nhau đẩy tôi, làm tôi thở không ra hơi. Họ liên tục đẩy tôi thật mạnh và không cho tôi kịp thở. Tôi rất mệt và muốn ngã vật xuống, nhưng không thể. Do bị xô đẩy, tôi cảm giác thấy nội tạng của mình bị biến dạng, và bị xoắn đến mức chúng gần như muốn trào ra khỏi miệng. Tôi vẫn giữ được ý thức rằng đây là một khảo nghiệm về đứng vững. Cuối cùng, sau khi bị xô đẩy quá mức, tôi thấy mình trở thành như một tờ giấy. Thế rồi cuộc khảo nghiệm cũng kết thúc và tôi vượt qua một không gian khác. Ở đó, vị Giác Giả lúc trước hiện ra và gật đầu với chúng tôi: “Chúc mừng cả tám người các con đều vượt qua khảo nghiệm!” Sau đó, tám chúng tôi được hồi phục thân thể với thần khí mạnh mẽ và khí chất phi phàm.
Một Giác Giả khác, phụ trách việc đầu thai, đã đến và lấy ra tám quyển sách nhỏ đưa cho chúng tôi rồi nói: “Hãy cầm lấy mỗi người một quyển và chuẩn bị đầu thai”. Bìa sách trông giống như một bộ phim. Tôi có thể thấy mình được sinh ra, tập luyện võ thuật, bảo vệ Hoàng đế…, cho đến lúc chết. Sau khi xem xong, tám chúng tôi được gọi lại. Vị Giác Giả lấy ra một chiếc hộp có dán nhãn “cao thủ đại nội” và nói với chúng tôi: “Đây là trách nhiệm và cũng là uy đức của các con”. Chúng tôi tiến nhập vào chiếc hộp, sau đó giáng trần và đầu thai.
Tôi được sinh ra trong một gia đình người Mãn, dưới triều Mãn Thanh năm 1657, và tên là Khang Thải Nhĩ. Tôi là con trai cả và ham thích võ thuật từ nhỏ. Khi tôi được 12 tuổi, gia đình tôi trả lương rất hậu hỹ cho một võ sư về dạy võ cho tôi. Sau sáu tháng, họ thấy vị võ sư này không đủ giỏi nên đã thỉnh mời một vị khác tự xưng là Nam Môn (kỳ thực ông ấy chính là một thiên tướng đến từ Nam Thiên Môn). Vị võ sư này rất yêu quí tôi và nói rằng thân thể của tôi rất thích hợp để luyện võ. Ông ấy đã ra sức dạy dỗ tôi và tôi tiếp thu cũng rất nhanh. Tôi có thể chịu đựng gian khổ, và sớm đạt được võ nghệ cao cường. Tôi chẳng những có thể leo lên nóc nhà và phi thân thoăn thoắt từ nhà này sang nhà khác, mà còn học được một tuyệt kỹ – thiết đạn tử (phóng đạn sắt). Có hai loại thiết đạn tử: một loại chỉ to bằng trái nho còn loại kia thì to bằng quả trứng. Loại to bằng trái nho thì có bề mặt trơn nhẵn, được bắn ra trực tiếp, còn loại kia – thiết đạn tử liên hoàn – thì có bề mặt thô nhám và chứa một cái lò xo, bên trong được nối với ba hạt đạn nhỏ hơn. Loại đạn này rất có uy lực và khi chạm vào mục tiêu, phần vỏ ngoài của nó sẽ bật mở ra, và bắn ba hạt đạn nhỏ vào các huyệt đạo của đối phương. Do tính sát thương của nó rất mạnh nên sư phụ dặn tôi không được tùy tiện sử dụng, và tôi cũng thường không mang nó theo bên mình.
Sư phụ Nam Môn đã dạy tôi trong vòng ba năm rồi rời đi. Sau đó tôi thường giao lưu với những người yêu thích võ thuật và ở lại với họ. Thời gian trôi qua, đến khi tôi 17 tuổi, tư tưởng của tôi vẫn hết sức trong sáng và toàn tâm toàn ý luyện tập võ thuật. Một ngày nọ, có một nhà sư đi ngang qua, và khi thấy tôi, ông ấy nói: “Nhĩ tại nhĩ tại, nhĩ vô nhĩ vô” (nghĩa là “Con tồn tại khi cái tai tồn tại, con ra đi khi cái tai ra đi”). Không ai trong gia đình tôi hiểu được hàm ý câu nói của vị sư này. Mẫu thân của tôi đã thỉnh cầu ngài giải thích, nhưng ngài chỉ nói: “Đừng lo lắng về điều đó”, rồi rời đi.
Trong năm đó, có một đợt tuyển thị vệ và tôi đã được chọn. Nhờ sự cần cù, thông minh và võ nghệ cao cường, tôi đã sớm được đề cử làm cận vệ cho Hoàng thượng (Hoàng đế Khang Hy). Tôi nhận thức được trách nhiệm của mình và luôn đề cao cảnh giác. Sau một thời gian, tôi có thể phân biệt được chính xác các tiếng động, cho dù là tiếng mèo cào vào tường hay những tiếng động khác từ xa. Tôi còn có thị lực phi thường và có thể nhìn rõ ở khoảng cách xa, ngay cả trong đêm tối. Trong 5 năm đó, tôi đã trải qua nhiều trận chiến nguy hiểm đến tính mạng và đó chính là giai đoạn rất cam go trong cuộc đời tôi.
Là một thị vệ, chúng tôi phải tháp tùng Hoàng thượng ở bất cứ đâu mà Ngài đến. Chúng tôi thay phiên nhau bảo vệ Hoàng thượng, dù ngày hay đêm, và bất kể thời tiết thế nào. Hoàng thượng cũng đối xử rất tốt với chúng tôi và thỉnh thoảng ban cho chúng tôi sữa nóng vào mùa Đông hay trà mát vào mùa Hè. Chúng tôi rất mực cảm kích. Tôi chung ca gác với một thị vệ tên là A Y Cách; chúng tôi thường tuần tra vào ban đêm, và không gây ra bất kỳ tiếng động nào. Thỉnh thoảng khi thấy mệt, chúng tôi đứng dựa vào một chiếc cột để nghỉ ngơi. Vào buổi tối, Hoàng thượng thường phê duyệt tấu chương hoặc đọc sách. Đôi khi lúc nửa đêm, Ngài cũng cho gọi một trong số chúng tôi vào để dặn dò. Ngoài việc đó ra, chúng tôi hiếm khi làm kinh động Hoàng thượng và thường thì Ngài không biết chuyện gì đã xảy ra trong đêm cho đến sáng hôm sau.
Một đêm nọ, tôi nhìn thấy bóng một ai đó, và khi hắn tiến tới gần, tôi phóng một viên thiết đạn tử vào hắn. Sau một tiếng kêu yếu ớt, hắn ngã gục xuống. Tôi cầm kiếm chạy đến kiểm tra và thấy hắn đã chết. Một lần khác, một thích khách bị trúng thiết đạn tử của tôi. Hắn bị thương và bỏ chạy mất. Các thị vệ đã lục soát khắp mọi nơi và thật ngạc nhiên là không thể tìm thấy hắn. Vào ngày hôm sau, chúng tôi tìm thấy hắn bị trọng thương đang nằm thoi thóp trong vườn thượng uyển. Hắn mang theo một bức thư lăng mạ Hoàng thượng.
Có một lần khác, chúng tôi chạm trán với một thích khách sử dụng thuốc mê. Một trong số các cận vệ của Hoàng thượng là cao thủ trong môn này. Anh ấy ngửi thấy mùi lạ và đã nằm lăn ra để giả vờ bị ngộ độc. Một thị vệ khác cũng cảnh giác và nấp ở gần đó. Khi tên thích khách đi đến giữa hai người họ, cả hai cùng nhảy ra khống chế hắn. Trước khi chúng tôi kịp tra hỏi, tên thích khách này đã nuốt thuốc độc giấu sẵn trong miệng để tự vẫn. Những kẻ này vận dụng nhiều loại thủ đoạn nhằm ám sát Hoàng thượng.
Là một thị vệ thì cần có lòng quả cảm cũng như sự cảnh giác cao độ. Vào lần nọ, một thị vệ đánh trọng thương một thích khách chuyên sử dụng ám khí. Do mất cảnh giác, viên thị vệ này liền tiến thẳng đến xác tên thích khách để kiểm tra. Tên thích khách đột nhiên mở mắt và tung ra một lô kim tẩm độc vào mặt và người của viên thị vệ này. Một thị vệ khác đã lao đến kết liễu tên thích khách. Người thị vệ bị trúng độc liền có phản ứng rất nghiêm trọng – toàn thân anh ấy bị mưng mủ. Trong cơn đau đớn khôn xiết, anh ấy đã nhờ những thị vệ khác hãy giết mình đi, nhưng không ai trong chúng tôi nỡ làm thế. Cuối cùng, anh ấy đã chết một cách thống khổ. Chúng tôi đều rất thương xót.
Trong vòng bốn năm rưỡi làm thị vệ, tôi đã chạm trán với rất nhiều cao thủ thích khách. Một lần nọ, có hai tên thích khách xuất hiện, A Y Cách và tôi mỗi người chiến đấu với một tên. Ngay lúc đó, tôi thấy ba tên khác đang áp sát cửa phòng của Hoàng thượng và định đột nhập vào bên trong. A Y Cách cũng nhìn thấy và quay lại để ngăn cản chúng, nhưng tên thích khách mà anh đang đánh nhau đã thừa cơ giết chết anh ấy. Tôi thất kinh. Tung ra ba thiết đạn tử liên hoàn, tôi đã giết được ba tên thích khách đang truy sát Hoàng thượng. Tuy nhiên, một trong hai tên thích khách kia đã chém đứt tai trái của tôi khi tôi đang tung thiết đạn tử. Tôi quyết chí phải ngăn được bọn chúng. Nghĩ rằng các thị vệ khác sẽ sớm tiếp ứng, tôi vung cánh tay trái giả vờ như phóng thiết đạn tử, và đồng thời cầm chặt thanh kiếm trong tay phải, rồi lao đến tên thích khách già hơn. Hắn ta đã thủ thế và tung một chưởng thật mạnh về phía tôi. Tôi bèn thừa cơ quay qua tên thích khách trẻ và giết hắn. Tên thích khách già điên tiết lao về phía tôi. Tôi nhảy qua một bên, và hắn chạy đến ôm thi thể của tên thích khách trẻ và than khóc: “Con ơi, con ơi!” Thì ra họ là hai cha con. Ngay lúc đó những thị vệ khác đã tới. Tên thích khách còn lại đặt thi thể của đứa con xuống và rút ra một loại vũ khí kỳ lạ. Chúng tôi không cho hắn có thời gian hành động và đã khống chế được hắn. Biết rằng mình sẽ không thể thành công, tên thích khách đã tự vẫn. Lúc đó, Hoàng thượng bước ra và chúng tôi thi lễ với Ngài. Hoàng thượng hỏi có bao nhiêu thị vệ bị thương. Đến lúc này tôi mới cảm thấy hơi đau nơi tai trái. Ngày hôm sau, Hoàng thượng cho người đến chữa trị cho chúng tôi. Hoàng thái hậu Hiếu Trang cũng đến thăm chúng tôi. Với sự từ ái và đoan trang, Thái hậu toát ra một vẻ cao quý thần thánh và bất khả xâm phạm. Bà căn dặn chúng tôi nghỉ ngơi thật tốt và ra lệnh cho thái y khám vết thương của tôi, đồng thời chuẩn bị gắn cho tôi một cái tai giả.
Thời hạn hoán đổi thị vệ là 5 năm. Khi những thị vệ mới đến nhậm chức, sẽ có một giai đoạn chuyển tiếp, trong đó các thị vệ tiền bối chia sẻ nhiều kinh nghiệm và đưa ra một số bí quyết để hoàn thаnh tốt nhiệm vụ. Trước đó, tôi đã thay thế cho Ba Đồ và bây giờ người thay thế tôi là Cáp Y Mỗ.
Đến thời hạn giải ngũ, Hoàng thượng đã cho gọi sáu chúng tôi đến dùng bữa với Ngài (ban đầu có tám người, nhưng hai người đã chết). Ban đầu, chúng tôi đều cảm thấy buồn, nghĩ rằng mình sẽ phải sớm rời xa Hoàng thượng. Hoàng thượng nói rằng Ngài cũng sẽ rất nhớ chúng tôi và đã chuyện trò với chúng tôi rất lâu. Khi chúng tôi dâng chén rượu từ biệt Ngài, thị vệ Áo Mỗ đã đại diện cho tất cả chúng tôi nói với Hoàng thượng: “Thưa bệ hạ, sau ngày hôm nay, chúng thần không biết đến khi nào mới có thể gặp lại Ngài. Nếu khi nào có việc cần, chúng thần luôn sẵn sàng nhận lệnh bất cứ lúc nào”. Hoàng thượng nói: “Chúng ta thường nói về duyên phận. Khi có cơ hội gặp lại nhau trong tương lai, thì đừng trốn tránh đấy nhé”. Sau khi nghe những lời này, chúng tôi đều cảm thấy phấn chấn hơn. Cuối cùng, Hoàng thượng ban cho mỗi người một chiếc hộp mà bên ngoài trang trí rất đẹp, và bên trong có một viên trân châu lớn cùng một cây trượng nạm ngọc bích.
Sau khi trở về nhà được 3 tháng, tôi bắt đầu cảm thấy đau nơi tai trái. Đại phu không thể chẩn đoán được nguyên nhân. Tôi đã yêu cầu tháo cái tai giả ra, nhưng vẫn thấy rất đau, kèm theo là những cơn đau đầu và chóng mặt. Hai tuần sau tôi qua đời ở tuổi 22. Trong cơn hấp hối, tôi chợt nhớ lại lời nói của nhà sư khi tôi 17 tuổi: “Nhĩ tại nhĩ tại, nhĩ vô nhĩ vô”. Lúc đó tôi nhận ra rằng cuộc đời của mình đã được định trước.
Cuộc đời của Khang Thải Nhĩ thật cam go và ngắn ngủi. Thế nhưng tôi không hề oán trách hay hối hận với sự lựa chọn của mình.
Một niệm muốn hạ phàm từ Thiên giới chính là một sự lựa chọn. Trong những lần giáng trần sau này, và trong suốt nhiều lần chuyển sinh, tôi cũng có nhiều cơ hội đưa ra quyết định. Tại tầng thứ của tôi, tôi thấy rằng mỗi chúng ta đều có một sợi chỉ duyên phận nối kết với Đại Pháp. Mỗi quyết định đúng đắn của chúng ta sẽ tạo nên một nút thắt tỏa sáng trên sợi chỉ đó, và khi phóng đại nút thắt ấy lên thì có thể triển hiện ra toàn bộ cảnh tượng đã xảy ra trong kiếp sống đó hay tại tầng thứ đó. Cựu thế lực đã đặt ra giới hạn tối thiếu là 500 nút thắt như vậy để trở thành một đệ tử Đại Pháp. Tôi có 618 nút, và một số người thường có 498 nút hay thậm chí 499 nút.
Có thể nói là chúng ta đã trải qua một chặng đường dài đầy gian nan và quý báu để trở thành một đệ tử Đại Pháp như ngày nay. Đó không chỉ là ý niệm muốn hạ phàm trong quá khứ, mà còn bao gồm cả những sự lựa chọn của chúng ta sau đó – để sẵn sàng chịu đựng khó nạn, đóng vai phản diện, hay để chịu nhận trách nhiệm. Sau tất cả những điều này, chúng ta đã đi đến được ngày hôm nay, và trở thành một đệ tử Đại Pháp. Thật dễ hiểu khi chúng ta lựa chọn chịu đựng khó nạn, thế còn lựa chọn đóng vai phản diện nghĩa là sao? Đây là một ví dụ. Kiếp trước của Khang Thải Nhĩ là Ngụy Trung Hiền, một hoạn quan tai tiếng dưới triều Minh, kẻ đã sát sinh và tạo nghiệp vô số. Lúc đó, khi quyết định đóng vai này, tôi không còn sự lựa chọn nào khác. Đối với những Giác Giả chấp nhận giáng hạ xuống đây, họ không ngại khó khăn gian khổ, nhưng lại rất lưỡng lự khi phải đóng một vai tạo nghiệp. Bởi vì tạo nghiệp thì phải hoàn trả, và khi nghiệp lực quá nhiều, nó sẽ tích tụ đến mức mà người ấy sẽ không trở thành đệ tử Pháp Luân Đại Pháp được nữa. Tuy nhiên, nếu không ai nhận một vai nào đó, thì sẽ có một chỗ trống, gây trì hoãn đến việc đầu thai của những người khác. Đó là lý do tại sao tôi lại chọn trở thành Ngụy Trung Hiền. Tôi làm thế để tránh cản trở người khác, và cũng không còn cách nào khác nữa. Một trong những tiền kiếp của Ngụy Trung Hiền là một vị sư đức độ, và điều ấy đã bù cho nghiệp mà Ngụy Trung Hiền gây ra. Sau khi chết, mặc dù Ngụy Trung Hiền không bị đọa địa ngục, nhưng ông ta lại bị đóng băng trong vòng 100 năm (tương ứng với 25 năm trên cõi người) tại một cung điện băng ở một tầng trời. Trong quãng thời gian đó, nghiệp lực của ông đã được trả hết hoàn toàn và thân thể của ông cũng được tịnh hóa liên tục.
Còn có rất nhiều chúng sinh giáng hạ từ các tầng thứ rất cao. Họ đến cùng với chúng ta, nhưng bị cựu thế lực ngăn không cho họ trở thành đệ tử Đại Pháp, viện lý do rằng họ không đưa ra được đủ số quyết định đúng đắn và đã không chịu đựng đủ khổ nạn trong quá khứ. Tất nhiên, Sư phụ không thừa nhận những an bài này của cựu thế lực, và chúng ta cũng không nên thừa nhận chúng. Nhưng từ việc này, chúng ta biết được rằng cơ hội tu luyện của chúng ta không hề đến một cách dễ dàng và chúng ta phải thật sự trân quý nó.
Tín tâm bất động đã đi theo chúng ta trong suốt quá khứ, cho đến khi chúng ta trở thành đệ tử Đại Pháp. Sự kiện này là chưa từng có tiền lệ, và chúng ta thật may mắn mới có được cơ hội trợ Sư Chính Pháp. Chúng ta không những đang cứu độ chúng sinh, mà còn có trách nhiệm với tương lai của vũ trụ tại các tầng thứ khác nhau.
Hôm nay, chúng ta vẫn phải đối mặt với nhiều sự lựa chọn. Đó là chúng ta quyết định cống hiến chính xác là bao nhiêu cho sự kiện Chính Pháp này, và cho việc cứu độ chúng sinh.
Bằng việc trân quý quá khứ, và trân quý cơ hội ngày hôm nay, chúng ta có thể đưa ra sự lựa chọn đúng đắn cho ngày mai – điều mà chỉ có đệ tử Đại Pháp mới xứng đáng làm.
Ghi chú:
Có một đồng tu 60 tuổi bắt đầu tu luyện từ năm 2003. Bà rất tinh tấn học Pháp và luyện công. Tuy nhiên, bà không chú ý nhiều đến vấn đề an toàn và tu khẩu. Bà muốn biết về mọi thứ và thường phàn nàn về những việc mà chúng tôi không nói cho bà biết. Khi viết bài này, tôi nhận ra rằng bà chính là A Y Cách, người thị vệ bị thích khách giết chết. Những thị vệ khác được đề cập đến trong câu chuyện này cũng đang là những đệ tử Đại Pháp xung quanh tôi.
Thực ra, khi một người đã trở thành đệ tử Đại Pháp, thì chúng ta nên tôn trọng họ. Rốt cuộc thì chúng ta cũng đã cùng nhau trải qua một chặng đường dài như vậy, đến được đây và tái ngộ vào ngày hôm nay để trợ Sư Chính Pháp. Mối nhân duyên này bắt nguồn từ trên Thiên thượng, và kéo dài cho đến ngày nay. Nếu như vậy, thì còn sự ngăn cách nào giữa các đồng tu mà chúng ta không thể đột phá?
Giờ đây, tôi thấy rằng hai chữ “đồng tu” là một từ rất đáng quý mà chúng ta nên trân trọng.
Dịch từ:
http://pureinsight.org/node/6108
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2011/1/29/71465.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét