Thời khắc dĩ Pháp vi Sư mà không phải học theo người khác
Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc.
[MINH HUỆ 06-02-2014] Tu luyện là vấn đề cực kỳ nghiêm túc. Trong năm 2010, ở địa phương tôi có hai học viên địa phương được nhiều người “công nhận” là tu luyện phi thường tốt, đã xuất hiện vấn đề, gây ra những tổn thất không nhỏ cho khu vực chúng tôi.
Học viên A đã chủ động tham gia tu luyện Chính Pháp từ năm 1999 và trạng thái tu luyện của anh ấy cũng càng ngày càng tốt. Năm 2010, tôi bắt đầu nghe các học viên khác tán dương anh ấy rất nhiều, gần như là sùng bái anh. Một số học viên nói: “Anh ấy tu được thật sự tốt và đã giúp đỡ chúng ta rất lớn. Anh ấy thật sự nổi bật. Chúng ta có quá nhiều câu hỏi, và tất cả đều muốn nghe xem anh ấy nghĩ gì.”
Tôi nhắc nhở họ không được nghĩ theo kiểu đó: “Những gì anh ấy làm đã được Sư phụ an bài là những điều cần cho Chính Pháp và các bạn không nên đi khắp nơi nói với mọi người anh ấy tốt như thế nào. Chúng ta không nên lấy anh ấy làm khuôn mẫu vì điều đó có thể làm hại anh ấy.”
Tuy nhiên, mọi việc vẫn xảy ra theo cách đó. Năm 2011, học viên A bất ngờ gọi một số học viên, nói với họ rằng anh ấy đã giác ngộ rằng sự tu luyện của chúng tôi sẽ sớm đi đến kết thúc và mọi người cần lập tức đến Bắc Kinh, do chúng tôi sắp đạt viên mãn.
Tôi vô cùng sửng sốt khi nghe điện thoại của anh ấy và không biết nói gì. Sau đó, anh ấy bị bắt và bức hại phi pháp. Nhiều học viên cũng bị liên lụy, một số thì bị bắt và bức hại. Tôi vô cùng đau đớn khi nghe tin này.
Còn có trường hợp khác trong khu vực chúng tôi vốn cũng rất tinh tấn tu luyện và giúp đỡ nhiều học viên. Mọi người dường như quên mất bài học đau xót với học viên A, bởi vì hết lần này đến lần khác tôi nghe thấy rằng: “Học viên B thật sự siêu thường! Tà ác thật sự sợ anh, chúng không dám động đến anh ấy.”
Những người mà học viên B đã giúp đỡ rất biết ơn và luôn ca ngợi anh. Học viên B bị đưa đến trung tâm tẩy não và ngay lập tức bị “chuyển hóa”. Anh đi lầm đường với những ý tưởng biến dị và gây ảnh hưởng tiêu cực to lớn khi anh quay lại “chuyển hóa” các học viên khác.
Có nhiều trường hợp như vậy cả trong lẫn ngoài Trung Quốc. Nhiều học viên thích thú những danh tiếng tốt – một số thậm chí còn được gán cho là “ngôi sao tu luyện” – đều đã nảy sinh hầu hết các chủng sự tình. Một số bất ngờ mất đi sinh mệnh; một số bị tà ngộ; một số đi đường vòng không cần thiết. Chúng ta thật sự cần tự xét chính mình sao cho những vấn đề như vậy sẽ không phát sinh nữa.
Sư phụ đã trả lời một câu hỏi của học viên:
“Đệ tử: Cách đây không lâu một người tu rất tốt làm điều phối một địa phương nọ tại Đại Lục đột nhiên qua đời với hình thức nghiệp bệnh, khiến lòng người rất buồn. Các bạn đồng tu quanh đó cũng tự quay suy xét về trách nhiệm của chính mình, nhưng còn có nguyên nhân khác không?
Sư phụ: Trải qua biết bao bức hại, bước qua biết bao chặng đường, mọi người đều biết những việc thế này vì sao xuất hiện. Hãy hỏi thử một chút các đồng tu khác của chúng ta, thì sẽ minh bạch ngay.
Rất nhiều việc do cựu thế lực an bài kiểu như thế. Tất nhiên khi an bài việc ấy thì bản thân học viên lại không nhất định biết chúng là cựu thế lực, bấy giờ Sư phụ còn chưa đề ra chúng là cựu thế lực. Họ bèn nghe theo những an bài như thế, đính ước thành như thế. Bấy giờ có một số nhìn nhận rằng nên làm như thế, bèn ký vào những cái đó, khi đến lúc thì chúng tóm lấy để bức hại. Cũng có một số tình huống khác, chẳng hạn rất nhiều người đều nhìn người khác tu như thế nào, mọi người cũng học theo, chứ không bước trên con đường của chính mình. Như thế cựu thế lực bèn để vị kia rời đi trước, từ đó xét xem cái tâm của chư vị sẽ động ra sao, tu hay là không tu nữa. Bởi vì tu luyện nhất định phải là phát tự nội tâm chủ động mà tu, chư vị phải làm sao thật sự là khi lợi ích trước mặt, trong ‘danh’ ‘tình’ bị dằn vặt thấu cả tâm can mà vẫn có thể lấy ra mà buông bỏ đi thì mới được. Còn như nhìn xem vị kia làm tốt thì chư vị cũng làm tốt, vị kia không làm tốt thì chư vị cũng không tốt nữa, mọi người đều như thế, thì cũng bằng như đặt vị ấy vào nguy hiểm, nhân tâm thúc đẩy vị ấy rời đi. Như thế cựu thế lực nắm cứng vào cái Lý đó và không để vị ấy sống, vì chúng cho rằng vị ấy ảnh hưởng đến một lô những người hiện đang nhìn vào vị ấy chứ không có thực tu. Vậy người như thế rốt cuộc có đạt hay không, có thể tu hay không, là chân tu hay giả tu? Phải là bản thân tu mới được. Nếu chúng thật sự nắm cứng vào cái đó, thì Sư phụ cũng rất khó giải quyết, vì chúng nắm được Lý đúng, chúng sẽ nói: ‘Ông xem xem cả một nhóm nhiều người, họ nào phải thực tu? Vậy phải cho anh ta đi trước thôi.’ Do đó trong tu luyện nhất định phải bước đi con đường của mình, nhất định phải tu chính bản thân mình.
Tất nhiên không chỉ có hai tình huống trên, một số người qua thời gian lâu vẫn chấp trước vào bệnh thì cũng nguy hiểm. Vì có người nói tu luyện Đại Pháp sẽ lành bệnh, có lọng che bảo hộ rồi, ‘mình chỉ cần gia nhập vào đệ tử Đại Pháp, mình sẽ khỏi bệnh, mình không phải sợ gì nữa’. Như thế nhân tâm quá mạnh phải không? Có phải vì chân chính thực tu mà tới không? Hay là vì coi Đại Pháp như lọng che bảo hộ? Đành rằng ban đầu không nghĩ thế, thì cũng là chấp trước.
Đến lúc viên mãn thì chúng ta chẳng cần phải tu hết chấp trước đạt đến vô lậu sao? Ở nhân tâm không còn lậu nào hết. Còn bất kể nhân tâm nào đều không được, đều cần phải tống khứ, những cái đó đều có thể trở thành một số bất trắc cho học viên. Trải qua nhiều ma nạn đến vậy, tôi nghĩ rằng rất nhiều học viên đều biết được đây là việc gì rồi, không cần giải thích nhiều nữa. Vấn đề này đều là phần đường mà chư vị đi qua.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York năm 2010)
Sư phụ đã giảng vấn đề này hết sức rõ ràng. Chúng ta cần phải thanh tỉnh.
Tôi cũng muốn chia sẻ các nhận xét của tôi đối với hai tình huống cụ thể.
1. Dĩ Pháp vi Sư là việc nghiêm túc và chúng ta không được lệch dù chỉ một chút khỏi Pháp lý này.
Vào khoảng năm 2000, một số học viên xem những người ra khỏi tù như những vị “anh hùng”. Kết quả tạo thành can nhiễu và tổn thất to lớn. Hiện nay, mặc dù nhiều học viên nói rằng chúng ta cần dĩ Pháp vi Sư và không được nghe theo những người khác, song họ vẫn không có chính niệm đầy đủ khi gặp các tình huống cụ thể.
Một số học viên rất để tâm truyền bá những thứ như “Ai đó đang tu luyện rất tinh tấn” vốn khiến người khác cảm thấy một sự thúc giục khi nghe những gì người này nói. Chúng ta hãy hướng nội và xét xem đó có phải là việc chân chính cần làm hay không. Các bạn có nhận ra rằng đây cũng là một dạng can nhiễu hay không? Bạn có xu hướng dựa vào học viên này hay không? Bạn có đang xem anh ấy là hình mẫu không? Bất cứ khi nào bạn gặp phải một vấn đề, bạn có tìm nguyên nhân dựa trên Pháp và tự tu bản thân hay bạn đi hỏi anh ấy cần làm gì? Chúng ta cần chứng thực Pháp chứ không phải chứng thực bất kỳ đồng tu cụ thể nào.
2. Mọi nỗ lực xuất sắc của một học viên là đã được Sư phụ an bài theo yêu cầu của Chính Pháp, và nó không đại biểu cho tầng thứ tu luyện của một cá nhân.
Những học viên mà được gọi là “anh hùng” hay “ngôi sao tu luyện” phải nhận thức thanh tỉnh rằng chỉ có Sư phụ đang Chính Pháp. Lĩnh ngộ và hành động của chúng ta là Sư phụ an bài cho và chúng là yêu cầu của Chính Pháp. Không có sự an bài của Sư phụ và không phải yêu cầu của Chính Pháp, thì bất kể điều gì mà chúng ta làm chỉ là vô nghĩa.
Khi bạn được tán dương hay thậm chí được sùng bái bởi các học viên không có lĩnh ngộ chân chính hoặc vẫn mãi giữ một số chấp trước người thường, bạn nên thanh tỉnh và không được động theo sự sùng bái này hay có tâm lý hiển thị; nếu không thì bạn có thể đụng phải rắc rối.
Chúng ta cũng có trách nhiệm nhắc nhở các học viên khác rằng mọi thứ là do Sư phụ an bài và chúng ta phải dĩ Pháp vi Sư. Những gì chúng ta đạt được chỉ là một chút xíu, do vậy chúng ta phải luôn tinh tấn trên con đường tu luyện của chính mình.
Đối với những vị “anh hùng” hay “ngôi sao tu luyện”, họ chỉ là những người dũng cảm hoặc không chịu khuất phục – những người vốn không sợ chết khi đối diện cuộc bức hại hay rất giỏi trong khi diễn thuyết về sự tu luyện và là những người khẩu tài văn tài. Theo cá nhân, tôi không nghĩ điều này có nghĩa là một người đã tu luyện tốt. Diễn thuyết giỏi không có nghĩa là một người làm các việc đều tốt.
Vượt qua cuộc bức hại không nhất thiết là một người đã tu tốt. Tà ác sẽ không thể tìm thấy cớ gì để bức hại những người thực sự tu tốt. Ngoài ra, sự thực không phải là một người bị bức hại càng nhiều lần thì người đó càng nổi bật hơn. Nhiều học viên tu luyện thực sự tốt và họ lặng lẽ làm các việc. Nhìn từ bề ngoài, họ không có gì thu hút, tuy nhiên họ đã cứu độ được nhiều chúng sinh.
Tôi muốn nhắc một các học viên được người khác tâng bốc lên tận chín tầng mây: Chúng ta nên tự hỏi chính mình rằng chúng ta sẽ làm tốt về phương diện học Pháp và tu luyện vững chắc như thế nào. Khi chúng ta học Pháp, có đúng là chúng ta đang dụng tâm để học hay không? Khi chúng ta phát chính niệm, chính niệm đó có thật sự mạnh mẽ hay không? Chúng ta thật sự đã cứu được bao nhiêu chúng sinh, không chỉ về mặt con số mà về cả thực chất?
Chúng ta nên luôn ghi nhớ những gì Sư phụ giảng:
“Chư vị đều là một lạp tử, trong mắt của tôi, không ai giỏi hơn ai, vì chư vị đều là được tôi đồng thời vớt lên.” (Giảng giải Pháp tại Pháp hội miền Tây ở Mỹ quốc vào tiết Nguyên Tiêu 2003)
Tất cả chúng ta đều là đệ tử Đại Pháp. Chúng ta phải không được nghĩ về chính mình là một người đặc biệt chỉ vì chúng ta đã làm một chút việc; nếu không chúng ta sẽ đụng phải rắc rối.
Với tiến trình Chính Pháp, tà ác sẽ bị tiêu hủy số lượng lớn. Chính Pháp đang tiến đến gần bề mặt con người hơn. Tuy nhiên, những yêu cầu đối với chúng ta trong Chính Pháp xưa nay chưa hề thay đổi. Chúng ta phải dĩ Pháp vi Sư và ghi nhớ rằng chúng ta chứng thực Pháp, không phải chứng thực bản thân. Đây là những yêu cầu và Pháp lý mà chúng ta phải tuân theo mà không có bất kỳ sự nhầm lẫn hay sai lệch nào. Đã có quá nhiều bài học và tổn thất trong quá khứ.
Tôi hy vọng các bạn đồng tu sẽ lưu tâm vấn đề này và không đi bất kỳ đường vòng nào thêm nữa ở phương diện này.
Trên đây là những lĩnh ngộ cá nhân. Mong các đồng tu chỉ ra bất cứ điều gì chưa đầy đủ trong bài chia sẻ.
Bản tiếng Anh: http://en.minghui.org/html/articles/2014/2/20/145524.html
Đăng ngày 28-02-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét