Bài viết của một học viên tại Trung Quốc
[MINH HUỆ 13-01-2014] Người ta thường nghe câu: “Câu thông mà mang theo tình tự, thì đó không phải là câu thông, đó là tranh luận bất hòa.” Ngẫm nghĩ thì thấy câu này là xác thực.
Nhiều khi, người ta ở trong trạng thái tức giận, lo lắng hay tinh thần ổn định và muốn giải quyết vấn đề thông qua giao tiếp. Tuy nhiên, trong trạng thái bị lấp đầy bởi những cảm xúc tiêu cực, khi đó người ta giống như một quả bóng đã được thổi căng và có thể phát nổ bất cứ lúc nào.
Thời xưa, người ta chỉ giao lưu khi tâm thái hòa khí, bởi khi đó người ta cởi mở hơn và sẵn sàng để mọi việc tiến triển một cách tự nhiên. Ngày nay, người ta sẵn sàng đánh đấm nhau để giành lấy cái mình muốn. Thay vì cố gắng hiểu biết lẫn nhau, người ta sẵn sàng chỉ tay vào mặt nhau, xỉa sói lẫn nhau. Là vì hiện nay nội tâm con người tràn đầy phẫn khí bất bình, cái tôi quá cao, dục vọng quá lớn.
Trước tiên, buông bỏ tình, cũng là buông bỏ một phần tự ngã, chính là tiền đề của việc giao tiếp hiệu quả.
Ai cũng biết rằng, con người chính là ở trong tình. Cao hứng, phẫn nộ, muộn phiền… đều là tình, đều là cảm thụ tự ngã. Nếu tự ngã mạnh mẽ, thì liền trước hết cực lực phủ định người khác, cực lực đấu tranh, chấp trước lớn vào thiên kiến bản thân, đó quả thực không phải là câu thông, mà là đều từ trong tình mà phát xuất ra.
Nhiều người rất mẫn cảm với những nhận xét tiêu cực, điều này có thể dẫn đến việc họ phản kháng lại [đối phương]. Khi ở trong trạng thái cảm xúc không ổn định, người ta thường có khuynh hướng hay phàn nàn, chỉ trích người khác. Những hành động như thế chỉ càng làm cho mọi việc trở nên xấu hơn đi mà thôi. Đó là lý do tại sao mà bất cứ khi nào một người đang ở trong tâm trạng không tốt, thì tốt nhất là không nên nói chuyện với họ.
Thứ nữa, buông bỏ tình, có thể thanh tỉnh lý trí, thì cũng có thể giao tiếp hiệu quả hơn. Để tham gia vào cuộc thảo luận, người ta phải biết lắng nghe. Một người bị kích động sẽ không thể lắng nghe được. Chỉ bằng cách buông bỏ cái tình con người của mình thì một người mới có thể thoát khỏi các định kiến thiên vị, có thể phân tích vấn đề một cách lý trí, nói tiếng nói công bằng và có thể lắng nghe quan điểm của người khác.
Người tu luyện thì phải buông bỏ cái tình này. Sau đó, họ mới có thể có ảnh hưởng tới môi trường xung quanh một cách tích cực.
Sau cùng, buông bỏ tình thì mới có thể có chính niệm từ bi. Người tu luyện phải điềm tĩnh và cởi mở thì mới có thể thiện ý liễu giải được người khác hoặc biết hướng nội để tìm nguyên nhân của vấn đề.
Khi người ta hiểu biết lẫn nhau, bao gồm cả vấn đề mà họ đang phải đối mặt, từ bi sẽ xuất ra một cách tự nhiên. Đó là kết quả của chính niệm mà người tu cần phải có được.
Việc giao lưu giữa hai người tu luyện, những người điềm tĩnh và cởi mở phải được dựa trên chính niệm. Chính niệm này sẽ cộng hưởng với nhau và tạo ra một trường chính niệm mạnh mẽ. Việc chia sẻ, giao lưu trong một môi trường như vậy có thể giải quyết được vấn đề một cách tự nhiên, bởi vì ai cũng biết suy nghĩ cho người khác trước.

Đăng ngày 20-02-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.