Bầu trời của lịch sử: Thành Cát Tư Hãn
Tác giả: Thiện Dũng
[ChanhKien.org] Thời gian giống như một dòng sông dài chất chứa những vinh nhục, ai lạc trong suốt 5000 năm của dân tộc Trung Hoa, nó cũng như một bức tranh ghi lại sự hưng thịnh và suy vong của mỗi triều đại. Hôm nay tôi xin kể lại một câu chuyện chân thực nhằm hé mở một trang sử thi hào hùng trong tiến trình lịch sử lâu dài ấy.
Đối với tôi, Thành Cát Tư Hãn là một vị phụ vương nhân từ, trí huệ và kiên cường, dưới sự dẫn dắt của ông, con cháu của ông chỉ trong mấy chục năm ngắn ngủi đã thống nhất phần lớn lãnh thổ lục địa châu Âu và châu Á. Vào thời kỳ thịnh vượng nhất, dân số của đất nước Mông Cổ chiếm 80% dân số toàn thế giới.
Đất nước Mông Cổ khi mới thành lập, vùng biên giới vẫn có rất nhiều bộ lạc phản loạn lưu vong, còn bị các quốc gia đối địch như Kim Quốc, Tây Hạ, Thổ Phiên nhòm ngó, tìm cớ phát động chiến tranh bất cứ lúc nào. Trước tình cảnh thù trong giặc ngoài này, phụ vương trước tiên bình định các bộ tộc phản loạn, sau đó chuẩn bị sách lược chiến tranh theo lối tấn công. Ông thường dẫn các anh trai tôi liên tục chiến đấu ở những nơi mà các bộ tộc phản loạn qua lại.
Mỗi khi thấy các anh trai cùng phụ vương xuất chinh, tôi rất lo lắng. Một lần sau khi phụ vương bình định phản loạn xong, từ xa trông thấy phụ vương dẫn quân trở về doanh trại, tôi cầm một cây cung nhỏ đứng đợi trước đại trướng. Nhìn thấy phụ vương, tôi hỏi: “Thưa phụ vương, con có thể cùng người xuất chinh được không?” Phụ vương quay đầu nhìn các tướng lĩnh, mỉm cười hỏi: “Con trai của ta, con có tài cán gì nào?” Tôi trả lời: “Con có thể bắn trúng một con dao trong vòng 15 bước chân, con còn có thể bắn được một con sóc hoang đang chạy rất nhanh trên thảo nguyên”. Tôi vừa nói xong, các tướng lĩnh phía sau phụ vương đồng thanh cười lớn, cả phụ vương cũng cười. Tôi đỏ mặt nhìn phụ vương, phụ vương ôm chặt tôi một lúc rồi nhìn lên bầu trời, chỉ vào con đại bàng đang bay lượn trên trời rồi nói: “Con trai của ta, nếu con có thể bắn hạ nó thì con có thể theo ta xuất chinh”. Từ đó tôi thường hay nhìn lên bầu trời nghĩ ngợi, mong ước đến một ngày có thể cùng phụ vương xuất chinh. Cũng từ thời khắc đó, tôi bắt đầu tăng cường khổ luyện kỹ thuật bắn cung, tôi đã học hỏi và luyện tập bắn cung từ rất nhiều cung thủ tài giỏi ở Mông Cổ.
Khi tôi lớn hơn, phụ vương lệnh cho người chế tạo riêng cho tôi cung và tên đặc biệt. Thông thường cây cung của một chiến binh Mông Cổ cần 150 cân khí lực mới có thể kéo được, với quân địch mang áo giáp nặng, chiến binh Mông Cổ có thể bắn hạ ở độ xa hơn 100 bước, còn với quân địch mang áo giáp nhẹ có thể bắn hạ ở độ xa hơn 200 bước. Nhưng cung tên của tôi phải cần hơn 200 cân khí lực mới có thể kéo được, trong chiến trận tôi có thể bắn trúng 70 mũi tên. Trong cuốn “Marco Polo du ký” có ghi chép việc Marco Polo không thể kéo nổi cây cung của quân đội Mông Cổ.
Trước khi tấn công nước Tây Hạ, tôi cùng phụ vương thị sát tuyến đường hành quân, khi đi đến một sơn cốc, tôi nhìn thấy một con chim đại bàng lớn màu vàng đang lượn vòng phía trên đàn dê của người du mục Mông Cổ, khiến những con dê non đang ăn cỏ sợ hãi chạy tứ tung, phụ vương thấy vậy cau mày. Tôi phi ngựa lên trước nói: “Xin phụ vương cho phép con bắn hạ con đại bàng xuống để nó không bắt đàn dê nữa”. Phụ vương nhìn tôi nghi ngờ một lúc rồi gật đầu nói: “Bắn đi”. Tôi vừa thúc ngựa chạy vừa giương cung nhắm bắn vào ngực con chim, con chim bị trúng tên, chao đảo trên không trung một lúc rồi rơi xuống. Các binh sĩ nhanh chóng mang con đại bàng dâng lên phụ vương, phụ vương nhìn con đại bàng bị trúng tên, cười hài lòng, năm đó tôi 17 tuổi.
Bốn anh em chúng tôi thường đi theo phụ vương nên ảnh hưởng sâu sắc bởi những lời dạy bảo của phụ vương. Anh hai thường nói nhiều, có lúc xảy ra mâu thuẫn với anh cả. Biết chuyện, phụ vương đã gọi bốn anh em chúng tôi vào trướng của ông, nói với chúng tôi những lời sâu sắc và thấm thía: “Các con có biết sau này các con sẽ trở thành những người như thế nào không? Các con giống như bốn trụ cột của quốc gia, trụ cột mà bất ổn thì quốc gia ắt sẽ diệt vong. Tương lai ta sẽ giao nước Hãn cho các con cai quản, nếu anh em các con bất hòa thì sẽ gây họa binh đao, người dân sẽ gặp tai họa rất lớn, sẽ mất đi cuộc sống yên bình mà tự tàn sát lẫn nhau, thương vong vô số. Chẳng phải chỉ vì các con nhất thời trong lòng không vui sao? Tất cả mọi người đặt hết hy vọng và hạnh phúc lên vai chúng ta, hạnh phúc của một cá nhân so với hạnh phúc của ngàn vạn người thì có đáng là gì không? Cho nên làm bất kể việc gì cũng nhất định phải nghĩ đến hậu quả, không được phụ sự tín nhiệm của người dân đối với chúng ta!” Phụ vương còn giảng cho chúng tôi rất nhiều chuyện, bốn anh em chúng tôi rất cảm động. Anh hai đã chân thành xin lỗi anh cả. Tình cảm của bốn anh em chúng tôi càng thêm khăng khít. Những lời giáo huấn của phụ vương khiến cho mỗi binh lính Mông Cổ chúng tôi đều hiểu rõ rằng: Chúng tôi là con dân của vị Thần vĩ đại nhất, Thần đã tuyển chọn chúng tôi, hành động của chúng tôi thể hiện ý chí của Thần tại nhân gian. Dù có hi sinh cũng chẳng qua chỉ là bắt đầu cuộc sống mới trở về với vòng tay ấm áp và yêu thương của Thần mà thôi. Cho nên mỗi binh sĩ Mông Cổ đều là một dũng sĩ không sợ hãi đang sống tại trần gian.
Được rèn luyện qua chiến tranh tàn khốc, bốn anh em chúng tôi đều trở nên thành thục và kiên cường. Trong lần thứ ba tiến đánh nước Tây Hạ, phụ vương không may mắc bệnh qua đời, trước khi lâm chung, phụ vương đã để lại cho chúng tôi sách lược tiêu diệt nước Kim và Tây Hạ, một con người vĩ đại như vậy đã kết thúc cuộc đời truyền kỳ của mình ở tỉnh Cam Túc. Sau khi phụ vương qua đời, thi thể của ông được bí mật mai táng trên đỉnh núi nơi mà ông có thể quan sát được toàn bộ cao nguyên Mông Cổ. Tôi hạ lệnh cấm người ngoài đi vào phạm vi 30 km xung quanh mộ của phụ vương, đồng thời chọn ra bộ tộc dũng mãnh, thiện chiến nhất trong quân đội Mông Cổ để canh gác, bảo vệ vĩnh viễn lăng mộ của phụ vương.
Anh ba kế thừa ngai vị, tiếp tục thực hiện quốc sách mà phụ vương để lại, tiêu diệt nước Kim và Tây Hạ. Trong quá trình tấn công nước Kim, tôi thống lĩnh 7 vạn quân Mông Cổ tiêu diệt toàn bộ 20 vạn quân tinh nhuệ nước Kim tại Hà Nam, khiến cho nước Kim tổn thương nguyên khí trầm trọng, không còn khả năng kháng cự, 3 năm sau mất nước. Đến giữa thế kỷ thứ 13, con trai của tôi là Mông Ca kế thừa ngai vị, đã phái em trai là Hốt Tất Liệt đánh chiếm Nam Tống; phái Húc Liệt Ngột chinh chiến về phía tây, chinh phục thủ đô Baghdad của Ả Rập; tiêu diệt vương quốc Abbas; chiếm lĩnh thủ đô Damascus của Syria ngày nay, thành lập nước Y Nhi Hãn. Con trai thứ của anh cả là Bạt Đô tiêu diệt nước Nga, tấn công Ba Lan và Hungary sáng lập nên nước Kim Trướng Hãn. Trong chiến dịch đánh Ba Lan, con trai thứ tư của anh cả là Long Khắc Lực thống lĩnh hai đạo quân bao vây đội kỵ sỹ Ba Lan, trong lúc chiến đấu cực kỳ ác liệt, tướng Bố Lỗ Suất dẫn đội kỵ binh áo giáp dày gồm ngàn quân chia thành bảy nhánh triển khai đột kích vào trung tâm quân địch từ nhiều hướng, trong trận chiến khốc liệt này, quân Mông Cổ đã đâm xuyên áo giáp của quốc vương Ba Lan, chặt đứt đầu quốc vương Ba Lan mang về doanh trại. Trong chiến dịch Ba Lan, đội kỵ sỹ hoàng gia Pháp, đội thập tự của đoàn kỵ sĩ Teuton (Kị sĩ dòng German), đoàn kỵ sỹ Ba Lan cùng tham gia chiến đấu đều bị tiêu diệt hoàn toàn, gần như không ai sống sót.
Từ xưa tới nay, những người dân du mục Mông Cổ vẫn lưu truyền một câu dự ngôn như sau: Tương lai Thành Cát Tư Hãn sẽ dẫn dắt con cháu của ông quay trở lại nhân gian, vượt qua trùng trùng khó khăn mà người thường không thể tưởng tượng được để lập nên sự nghiệp vĩ đại hơn.
Thật may mắn là tôi cũng sống tại thời đại vĩ đại đó!
Là một đệ tử Đại Pháp trong thời kỳ chính Pháp, gánh vác sứ mệnh lịch sử còn vĩ đại hơn, vũ trụ đều đang đặt kỳ vọng vào chúng ta, chúng ta cần phó xuất hết thảy. Cuối cùng xin kết thúc bằng một câu thơ trong bài thơ “Chanh vanh tuế nguyệt”:
Nhất đại thiên kiêu thần vũ tư, đao cung bách chiến triều tứ di
Hạo khí quân uy nhiếp địch đảm, kim tài thiết mã bình thiên hạ
Dịch nghĩa:
Một thời đại con của Trời thế võ của Thần, đao cung trăm trận chiến khắp bốn phương
Chính khí quân binh khiến kẻ địch khiếp sợ, khí thế hào hùng bình thiên hạ
Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/55567
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét