Trang

Thứ Tư, 10 tháng 7, 2019

Bí ẩn của lịch sử Trái Đất mà tôi được biết (8): Văn hóa thần truyền – truyền thuyết long tộc



Tác giả: Đạo Minh
Tiếp theo Phần 7
[ChanhKien.org]
Lời dẫn:
Thuận theo tiến trình Chính Pháp không ngừng tiến đến không gian bề mặt và sự liên tục đề cao tâm tính, đồng hóa với đặc tính Chân-Thiện-Nhẫn, trí huệ và năng lực mà Đại Pháp cấp cho tôi cũng càng ngày càng mạnh. Đại Pháp cũng đã triển hiện những chân tướng tại các tầng vũ trụ khác nhau tương ứng với cảnh giới tu luyện của tôi, bao gồm cả những bí ẩn trong lịch sử của Trái đất, nay xin viết ra để các đồng tu cùng tham khảo.
Văn hóa thần truyền – truyền thuyết long tộc (loài rồng)
Rồng là loài Thần thú trong các thần thoại và truyền thuyết cổ đại của Trung Quốc và vùng Đông Nam Á, rồng tượng trưng cho điềm lành. Văn hóa về rồng cũng là một trong những nét văn hóa truyền thống tiêu biểu nhất của các dân tộc vùng Đông Nam Á và Trung Hoa, là một bộ phận cấu thành của văn hóa thần truyền, nó đã được truyền thừa hàng trăm nghìn năm nay trên vùng đất Thần Châu. Vậy thì loài Thần thú này là do con người tưởng tượng ra hay có thật? Từ xưa đến nay, trong sử sách các thời đại khác nhau và trong dân gian đều có những ghi chép về sự xuất hiện của rồng, thực thực giả giả, vàng thau lẫn lộn, hôm nay đứng tại giác độ người tu luyện, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về tính chân thực của sự việc này.
Trong rất nhiều sự kiện liên quan đến rồng thì sự kiện “rồng rơi ở Doanh Khẩu” xảy ra vào thời cận đại chắc chắn là sự kiện đáng chú ý nhất. Mùa hè năm 1934, vùng Doanh Khẩu, Trung Quốc liên tục mưa lớn trong hơn 40 ngày, nước sông Liêu tăng vọt, khiến cho bờ phía bắc sông Liêu biến thành một biển nước. Cá tôm chết nổi trên mặt nước, không khí bốc lên một mùi hôi thối khó chịu. Sau khi mưa lớn hết, người ta đã phát hiện ra một bộ xương rồng lớn tại bãi cỏ lau cách cửa sông Liêu 10km, tin tức về sự kiện “rồng rơi chết” này nhanh chóng lan truyền khắp toàn quốc, những người hiếu kỳ tại ba tỉnh đông bắc Trung Quốc nô nức bắt tầu hỏa đến Doanh Khẩu để được tận mắt quan sát bộ xương của rồng. Lúc đó “Thời báo Thịnh Kinh” là tờ báo đầu tiên cử phóng viên đến tận nơi tìm hiểu. Ngày 12/8/1934, trong ấn bản đặc biệt của “Thời báo Thịnh Kinh” đã đăng bài viết kèm theo hình ảnh chụp bộ xương rồng, bài báo miêu tả như sau: “Con động vật này không những có hai sừng dài trên đầu, mà còn có bốn chân dài với móng vuốt ở bụng, tại vị trí nó mắc cạn còn có một cái hố dài khoảng 17-18m, trên miệng hố còn hằn rõ móng vuốt của nó”. Bộ xương rồng sau đó bị chế thành tiêu bản, đặt ở viện bảo tàng của Trường cao cấp thủy sản trung học Doanh Khẩu, lúc đó là thời kỳ Nhật Bản thống trị Trung Quốc, người Nhật sau khi biết tin đã chuyển bộ xương rồng đến Trường Xuân, sau đó chuyển về Nhật Bản. Đã hơn nửa thế kỷ trôi qua, các nhà khảo cổ học, nhà văn hóa và các nhà khoa học đã đưa ra rất nhiều phán đoán và giả thuyết khác nhau về tính chân thực của sự kiện “rồng rơi ở Doanh Khẩu”, đến nay vẫn chưa có kết luận chính xác.
Đứng tại góc độ người tu luyện để xem xét sự kiện này, tôi thấy được rất nhiều chân tướng ở phía sau mà con người không được biết. Trong cảnh giới tu luyện của tôi triển hiện: sự kiện “rồng rơi ở Doanh Khẩu” thực sự có thật, con rồng chết không rõ nguyên nhân này vốn là con trai thứ năm của Bột Hải Long Vương, phụng lệnh trấn thủ và hoàng lăng (lăng mộ của vua) nơi chôn giữ thân thể của hoàng đế Lý Trị triều Đường và lăng mộ nơi chôn quần áo và di vật của Võ Tắc Thiên. Con rồng này dài 20m, thân màu đen xám, mắt có màu nâu thẫm. Hoàng lăng vốn là nơi có âm khí rất mạnh nhưng lại xảy ra hiện tượng chỉ có khí dương mà không có khí âm, khiến cho nơi đây âm dương mất cân bằng, thời gian và không gian bên trong bị hỗn loạn lâu dài, khiến cho chân long trong khi trấn thủ hoàng lăng, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng này mà trở nên bứt rứt không yên, ma tính bộc phát. Nó nhiều lần vi phạm lệnh trời, tự ý rời khỏi vị trí, làm mưa làm gió tại vùng sông Vị Hà, gây hại cho dân chúng. Con ác long này đã dùng phép thuật làm vỡ đê dẫn đến lũ lụt, dân chúng hai bên bờ bị cuốn vào lòng sông trở thành thức ăn cho nó. Hơn 80 người dân đáng thương đã rơi vào miệng con ác long này. Hơn nữa, nó còn không ngừng sát hại những sinh vật có linh tính của thủy tộc, hấp thu năng lượng của chúng để gia tăng pháp lực, khống chế những người tu đạo có tâm địa bất chính thường sát sinh cúng tế cho nó.
Con ác long làm nhiều chuyện ác khiến trời cao nổi giận, Thiên Đế đã phái thiên binh thiên tướng xuống bắt nó nhốt vào thiên lao. Thế nhưng con ác long này quỷ kế đa đoan đã trốn khỏi thiên lao. Sau đó nó đến đảo Bồng Lai, dùng phép tàng hình đi vào một không gian khác tương ứng với đảo Bồng Lai, sau đó lại dùng pháp thuật tìm vị trí của lò luyện đan, lẻn vào phòng luyện đan của Thái Bạch Kim Tinh định trộm Bế Thủy kim đan. Loại đan này có thể giúp cho các sinh mệnh thủy tộc sống trên cạn thời gian dài mà không bị suy giảm pháp lực, vẫn có thể vận dụng thần thông bình thường. Con ác long đang định lấy cắp tiên đan thì bỗng nhiên Thái Bạch Kim Tinh xuất hiện trong phòng, con ác long kinh ngạc, lui lại vài bước, sợ hãi đứng nguyên tại chỗ. Thái Bạch Kim Tinh tay cầm phất trần, chỉ vào nó quát: “Đây là cấm địa luyện đan, không cho phép người khác ra vào, tội này thật đáng chém! Đã là rồng, phải biết phép tắc của trời đất, làm việc trái ý trời như vậy, đáng bị trời phạt, nể ngươi là rồng, ta tha người một con đường sống, đi mau đi”. Ác long hung dữ nói: “Ông chẳng qua chỉ là một người phàm tu luyện thành tiên, có tài đức gì mà tha mạng cho ta. Đợi đến khi ta lấy được tiên đan rồi sẽ đến lấy mạng ông”. Vừa dứt lời, Thái Bạch Kim Tinh liền làm phép đấu với ác long, đảo Bồng Lai lập tức mây đen cuồn cuộn, gió nổi ầm ầm. Sau một hồi chiến đấu, Thái Bạch Kim Tinh nghĩ rằng sinh mệnh của long tộc không thể tùy ý xử trí, phải giao lại cho thiên thượng quyết định. Thế nên dùng phép định thân trói ác long lại, trở về thiên giới xin ý chỉ định đoạt, Thiên Đế ở Dục Giới Thiên ban ông cho Đồ Long kiếm, hạ chỉ trảm ác long để giữ thiên cương (kỷ cương của trời).
Thái Bạch Kim Tinh có trong tay kiếm Đồ Long, lẽ ra có thể chém chết con ác long này, nhưng ông lại khởi tâm từ bi hy vọng nó có thể cải tà quy chính nên chưa lấy mạng nó, chỉ chém nó bị thương. Ác long bị thương chạy trốn, muốn quay về Bột Hải Long Cung, nhưng ác long tội lỗi tày trời đã làm trái với quy tắc của long tộc, trái với quy tắc của thần tiên, Bột Hải Long Vương từ lâu đã gạch tên nó ra khỏi gia phả của long tộc và cắt đứt mọi quan hệ. Ác long có nhà nhưng không thể về, không chốn dung thân, lại còn bị trọng thương, không bay được bao lâu thì sức cùng lực kiệt, rơi xuống vùng Doanh Khẩu. Tại bãi lau cách cửa sông Liêu 10 km, rất nhiều người dân địa phương đã tận mắt nhìn thấy con rồng này. Ác long nghỉ ngơi vài ngày, dần dần khỏe lại, pháp lực cũng phục hồi. Thế nhưng bản tính gian ác của nó vẫn vậy, chẳng những không hối cải mà còn muốn tìm Thái Bạch Kim Tinh báo thù. Con ác long đến đảo Bồng Lai lần nữa, Thái Bạch Kim Tinh biết nó sẽ đến nên đã đợi nó từ lâu, giao chiến với nó một lần nữa, Thái Bạch Kim Tinh vung kiếm Đồ Long chém vào cổ của nó, làm phép lấy long đan ra, ác long lập tức mất hết pháp lực, Thần Hộ pháp liền thu lấy hồn phách của nó, đưa xuống mười tám tầng địa ngục chịu hình phạt, đến nay vẫn còn bị giam giữ ở đó. Còn thân thể nó lại một lần nữa rơi xuống Doanh Khẩu. Đương nhiên việc người ta có thể tìm thấy bộ xương rồng có nguyên nhân là: Trời cao muốn nói với thế nhân rằng rồng và Thần thực sự tồn tại, con người cần phải kính trọng trời đất, tu tâm dưỡng tính, tuân theo nhân đạo, thiên lý. Sau này chính phủ Nhật bí mật chuyển bộ xương rồng về Nhật, bộ xương rồng được hoàng thất Nhật Bản cất giữ, bí mật thờ phụng trong chùa, không cho mọi người biết.
Trong cảnh giới tu luyện của tôi triển hiện, long tộc có cảnh giới sinh mệnh cao thấp khác nhau, có thể phân chia thành ba cảnh giới: phàm long, thiên long và Thần long. Phàm long là rồng ở thế giới con người, sinh sống trong các sông, hồ, biển tại vùng đất của người da vàng, đó là vương các loài sinh vật sống dưới nước. Thiên long là rồng trong các tầng trời ở các không gian khác nhau trong tam giới, có nhiệm vụ hộ pháp hoặc làm mưa. Thần long sinh sống trong thế giới thiên quốc ở bên ngoài tam giới của người da vàng, đây cũng là cảnh giới tối cao trong long tộc. Rồng có bảy loại màu sắc là đen, trắng, đỏ, vàng, xanh lục, xanh lam, tím. Màu mắt giống với màu cơ thể, chỉ khác là màu mắt đậm hơn màu cơ thể một chút. Trong long tộc, hải long đực và cái có sự khác nhau về ngoại hình và độ dài thân thể. Thân hình của rồng có thể tùy ý biến lớn thu nhỏ. Hải long đực trưởng thành dài khoảng 70-80m, trên đầu có ba chùm râu dài, mỗi bên mũi có một chùm râu, dưới cằm có một chùm râu nữa. Vây trên lưng rồng nhô ra, rất to và sắc nhọn, vây ở đuôi lại dài và mềm mại, vuốt rồng to và sắc nhọn. Ánh mắt rực sáng, thân trước và sau trông rất oai phong lẫm liệt, có năng lượng cực mạnh chấn nhiếp đối phương.
Hải long cái thân dài khoảng 40-50m, chỉ có hai chùm râu tương đối ngắn ở hai bên mũi. Vây trên lưng nhô ra tạo thành vòng tròn, vây ở đuôi tương đối ngắn hơn, móng vuốt nhỏ hơn, ánh mắt bớt khí phách hơn, ấm áp và dịu dàng hơn. Một phân chi khác của long tộc là giao long, giao long thống trị những vùng nước ngọt như sông, hồ, đầm. Đây là một loài rồng được Thần tạo ra sống trong vùng nước ngọt, có ngoại hình khá giống với hải long, điểm khác biệt là trên đầu giao long chỉ có một chiếc sừng dài và vẩy ngắn hơn. Thân thể giao long có màu nhạt hơn, chỉ có ba loại màu sắc chủ yếu là trắng, xám và xanh lục nhạt. Chiều dài thân thể cũng ngắn hơn so với hải long, giao long đực dài 40-50m, giao long cái dài khoảng 30-40 mét. Hải long và giao long tuy là những loài sống ở các vùng nước khác nhau, nhưng đều có đầy đủ pháp lực thần thông của long tộc, cho nên đều có thể tự do đi lại giữa sông hồ và biển.
Phương thức sinh sản của rồng tại các cảnh giới khác nhau cũng khác nhau, phàm long thì đẻ trứng, mỗi lần đẻ từ 3 đến 5 quả trứng rồng. Phàm long tạo trứng trong khoảng 13 tháng, sau khi đẻ trứng xong cần ấp trứng trong 3 tháng. Thiên long vừa có thể đẻ trứng vừa có thể sinh con, mỗi lần sinh cách nhau trung bình khoảng 300 năm, lúc rồng mẹ sinh con, sẽ sinh ra một con rồng con bên ngoài được bao bọc bởi một lớp màng mỏng tựa như hình trứng, thân thể dài khoảng 150cm rộng 80cm. Rồng trong tam giới do cảnh giới khác nhau nên tuổi thọ cũng khác nhau, thậm chí là rất lớn. Phàm long trong tầng không gian này của chúng ta có tuổi thọ khoảng 1000 năm, Thiên long trong các tầng trời khác nhau trong tam giới thường có tuổi thọ từ 1500 đến 3000 năm, tầng thứ càng cao thì tuổi thọ càng dài. Thần long là rồng trong thế giới thiên quốc, ngoài phương thức sinh đẻ ra còn có thể sử dụng pháp lực thần thông để trực tiếp tạo ra rồng con. Quá trình tạo ra rồng con rất đặc biệt, thần long bố và thần long mẹ từ miệng nhả ra một chùm năng lượng kết hợp lại với nhau, hình thành một quả cầu năng lượng có đường kính khoảng 150cm. Khi năng lượng được gia cường, ở chính giữa quả cầu năng lượng dần dần xuất hiện một hình tượng ấu long, năng lượng tiếp tục được bổ sung, đến thời điểm chín muồi, rồng con sẽ từ trong quả cầu phá lớp màng chui ra ngoài, trở thành một chú rồng sơ sinh hình dáng hoạt bát, đáng yêu giống như trong phim hoạt hình vậy, điều thú vị là trong quá trình thần long bố và thần long mẹ nhả năng lượng, ai nhả ra năng lượng mạnh hơn thì tiểu long sẽ giống người đó hơn. Việc sinh con của long tộc cũng phải căn cứ vào thiên thời và thiên tượng, phải thuận thiên ý thì mới có thể sinh sôi được. Nhiều Thần thú trong thế giới của Thần đều sinh sôi theo cách này. Thời cổ đại có rất nhiều người tu luyện tầng thứ thấp, vì tâm sắc dục chưa bỏ mà không đắc chính quả phải đầu thai chuyển thế, có người tu luyện sẽ chuyển sinh thành rồng trong tam giới. Những người tu luyện chưa bỏ được tâm tật đố phần lớn sẽ chuyển sinh qua súc sinh đạo đầu thai thành rắn hoặc mãng xà. Bởi vì sinh ra không có tay chân nên thường bị các loài côn trùng có độc cắn mà không làm gì được, đó là lý do vì sao rắn có tính cách rất hung dữ. Tu luyện là cực kỳ nghiêm túc, bất cứ tâm chấp trước nào chưa bỏ cũng có thể khiến việc tu luyện lãng phí đổ sông đổ biển.
Rồng có ba nhiệm vụ chủ yếu: một là cai quản, duy trì trật tự dưới biển, sông hồ trong vùng đất của người da vàng, thanh trừ các sinh mệnh gồm cả các loài thủy quái gây họa loạn ảnh hưởng tới trật tự của biển, sông, hồ cùng các âm linh và các sinh mệnh phụ diện trên mặt đất và dưới mặt đất. Hai là phụ trách việc tạo mây làm mưa. Ba là hộ pháp, trấn thủ các hoàng lăng và hộ pháp, bảo vệ cho những người tu đạo trong tam giới. Ngày xuân phân hàng năm là thời điểm rồng bay lên trời, Long Vương và Giao Vương ở tầng thứ khác nhau sẽ bay đến thiên giới ở các tầng trời khác nhau trong tam giới để báo cáo, tổng kết các sự kiện lớn phát sinh trong khu vực họ quản lý và kết quả xử lý trong năm qua, rồi nhận sứ mệnh và nhiệm vụ mới mà thiên thượng giao phó trong năm mới. Còn ngày đông chí hàng năm là ngày mà long tộc sẽ đến các vùng nước sâu để chuẩn bị sinh sản. Năm này qua năm khác lặp lại như vậy.
Văn hóa long tộc vẫn luôn được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác qua các triều đại trong lịch sử văn minh Trung Hoa. Do ảnh hưởng văn hóa của các thiên quốc trong các thiên thể khác nhau tạo nên sự khác biệt rất lớn về năng lực và ngoại hình của rồng. Hình tượng của rồng mặt khác cũng phản ánh sự hưng suy của một triều đại, một quốc gia. Rồng thời Hán bốn chân khá nhỏ, có khi bốn chân rồng còn thu sát vào hai bên thân thể trong trạng thái thu mình, giống như một con rắn lớn, đặc điểm của rồng thời này là “đại đạo vô vi”. Rồng thời Đường bốn chân dài, cứng cáp, mạnh mẽ, miệng rồng mảnh mai, ngoại hình khôi ngô, uy vũ, đặc điểm của rồng thời này là “hùng bá thiên hạ”, từ hình ảnh của rồng có thể thấy được sự huy hoàng, phồn thịnh của thời Đại Đường khiến các nước phải kính nể. Rồng thời Tống có khí thế và hình tượng không oai phong như các triều đại trước, triều Tống tuy kinh tế phát triển nhưng lại bị ngoại tộc đe đọa xâm chiếm, lại xảy ra sự kiện hai cha con hoàng đế Tống Huy Tông và Tống Khâm Tông bị nước Kim bắt cóc mà vong quốc, đây là sự thất bại hiếm có trong lịch sử. Rồng thời Tống có đặc điểm là “kháng long hối thiên”, các hoàng đế triều Tống đã làm rất nhiều việc trái với thiên ý, cuối cùng dẫn tới đại họa mất nước, dân chúng lầm than. Đặc điểm của rồng triều Minh là “nội liễm tứ phương”, sau khi hoàng đế triều Minh lên ngôi đã lấy của cải của các phú hào địa phương phân chia cho con cháu trong hoàng tộc, triều Minh thực thi các chính sách cưỡng đoạt nô dịch khiến cho bách tính thống khổ, người dân ngày đêm oán than, nạn binh đao nổi lên khắp nơi. Rồng triều Thanh có đặc điểm là “cự chỉ tứ phương”, trong thời kỳ thịnh thế của vua Khang Hy và Càn Long, quân Thanh chinh chiến khắp nơi, đánh đâu thắng đó, vào thời kỳ thịnh vượng nhất, lãnh thổ đất nước Trung Quốc rất rộng lớn, giặc ngoại bang không dám xâm phạm.
Thời cổ đại hoàng đế được gọi là thiên tử (con trời), tại sao lại gọi là Thiên tử? Hoàng quyền thiên thụ (quyền lực của vua là do trời ban), đứa con cưng biết thuận theo ý trời cai trị thiên hạ được gọi là thiên tử. Các bậc quân vương khai quốc của các triều đại, các vị vua chúa trong thời kỳ phục hưng đều là những vị đế vương được trời tuyển chọn, được trời phái tiên nhân và long tộc bảo hộ. Cho nên rất nhiều lăng mộ của các quân vương thời cổ đại đều có tiên nhân và long tộc hộ pháp bên trong để trông coi hoàng lăng. Lăng mộ nổi tiếng của Tần Thủy Hoàng nằm dưới chân núi Ly Sơn là một quần thể kiến trúc cung điện khổng lồ trong lòng đất, toàn bộ khu lăng mộ do hai bộ phận âm và dương tạo thành. Phần trên có năm tầng là dương, được xây dựng giống hình dạng kim tự tháp. Phần dưới có bốn tầng là âm, có kết cấu như hình dạng kim tự tháp ngược, giữa hai bộ phận của địa cung được ngăn cách bằng một lớp bùn đất dày, trong đó có lối đi bí mật thông giữa hai bộ phận. Địa cung nằm trong lòng đất này kéo dài sâu dưới lòng đất 295m, Tần Thủy Hoàng khi còn tại vị đã huy động 720.000 người dân lao dịch nặng nhọc suốt 30 năm mới hoàn thành xong công trình này.
Lăng mộ Tần Thủy Hoàng sở dĩ được đặt tại núi Ly Sơn là vì ở trung tâm của núi Ly Sơn có một cột sáng màu tím thông thẳng đến thiên đình, toàn bộ Ly Sơn được bao phủ bởi ánh sáng màu tím, đây là vùng đất long mạch địa linh nhân kiệt. Hoàng lăng lại tọa lạc ở vị trí long huyệt của núi Ly Sơn (Long huyệt theo khoa học hiện đại giải thích là vùng đất ở vị trí trung tâm của trường năng lượng từ trường). Trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng được đổ vào gần 100 tấn thủy ngân, tượng trưng cho biển, sông, hồ trong lãnh thổ đại Tần ở nhân gian được mô phỏng thu nhỏ với tỉ lệ như thật. Trong cung điện dưới mặt đất còn có 1800 bức tượng người bằng đất nung có kích thức như người thật, những tượng người đất nung này là binh lính triều Tần bị chôn sống cùng Tần Thủy Hoàng, lúc còn sống họ đã được cho uống đan dược đặc chế, trên thân họ có ghi lời chú pháp thuật đối ứng với cảnh giới thấp của Hồng Lam Đại Đạo. Đan dược và lời chú khiến cho vong linh hồn phách họ không tiêu tán và nhục thân của họ không bị hủy hoại. Họ ở trong thế giới cung điện dưới mặt đất với nhục thân bất hoại, làm âm binh trông coi hoàng lăng. Tần Thủy Hoàng khi còn sống đã thỉnh mời các đạo sĩ có pháp thuật sử dụng thuật âm dương ngũ hành, tương sinh tương khắc của Đạo gia để xây dựng hoàng lăng, trong mộ thất có rất nhiều cạm bẫy đan xen lẫn nhau, người thường không cách nào phá giải, nếu tiến vào mộ thất thì không thể sống sót quay ra. Để đề phòng trộm mộ, Tần Thủy Hoàng đã thỉnh mời các đạo sỹ dùng pháp thuật dự đoán các phương thức trộm mộ, từ đó thiết lập các loại cạm bẫy khác nhau để đề phòng. Trong lịch sử, hoàng lăng của Tần Thủy Hoàng đã bảy lần bị những kẻ trộm mộ phá hoại trên diện rộng nhưng kết quả đều thất bại. Hậu quả mà kẻ trộm mộ nhận phải rất thê thảm, có kẻ sau khi chết bị đánh xuống địa ngục; có kẻ bị âm binh trong hoàng lăng bắt hồn phách đi chịu cực hình, toàn thân bị đâm đầy đao kiếm, bị ném xuống sông thủy ngân, ngày đêm không ngừng chịu thống khổ giày vò cùng cực. Kẻ trộm mộ không chỉ tự bản thân chịu tội mà còn mang họa đến cho con cháu, âm phủ có quy định rất rõ ràng rằng những kẻ trộm mộ thì con cháu đời sau sẽ bị cắt giảm tương ứng các loại phúc phận như phúc, lộc, thọ, đời đời kiếp kiếp bị trừng phạt phải mắc bệnh hiểm nghèo hoặc đoản mệnh. Cái gọi là công tác khảo cổ khai quật lăng mộ, tuy được nhà nước cho phép thăm dò nhưng âm phủ vẫn định tội cho những nhà khảo cổ ngang với tội của những kẻ trộm mộ. Ở trên có đề cập đến lăng mộ chôn quần áo và di vật của Võ Tắc Thiên, vậy thân thể của Võ Tắc Thiên được an táng ở đâu? Thân thể của bà được an táng trong ngôi mộ rất rộng lớn nằm trong núi bắc Mang Sơn ở Lạc Dương. Khi còn sống bà đã chỉ định con cháu của gia tộc Võ Thị tu đạo đời đời bảo vệ hoàng lăng. Trong lịch sử, con cháu gia tộc Võ Thị đã nhiều lần thay tên đổi họ chỉ vì bảo vệ hoàng lăng được vẹn toàn, trải qua vô số kiếp nạn, lăng mộ đến nay vẫn còn nguyên không bị xâm phạm, thi thể của Võ Tắc Thiên vẫn được bảo tồn nguyên vẹn, nét mặt như khi còn sống, thân thể không bị thối rữa.
Một nhiệm vụ khác của long tộc là làm mưa. Khi trời mưa, tôi thường nhìn thấy trong đám mây có Thần mưa điều khiển phối hợp với rồng làm mưa. Hải long phụ trách làm mưa trên mặt đất, còn giao long phụ trách làm mưa ở những khu vực gần các sông, hồ, đầm. Hơn nữa, hình tượng Thần mưa ở phương tây và phương đông có sự khác biệt rất lớn, Thần mưa ở phương tây có hình tượng nhân mã có cánh sau lưng. Văn hóa ở các thiên thể khác nhau sẽ tạo nên hình tượng sinh mệnh khác nhau cũng như các phương thức sinh tồn khác nhau. Nói đến làm mưa, tôi nhớ đến sự kiện hồ Bà Dương ở Trung Quốc bị hạn hán nặng vào năm 2011, hồ Bà Dương bị khô cạn là thiên ý, nguyên nhân là tại phía đông khu vực hồ Bà Dương có một đường thông nối với một xoáy nước ngầm có đường kính đến 400m, bình thường bị che phủ bởi san hô và bùn. Có một con thủy quái hình rắn thân dài 30m, trên thân đầy vảy đen, trên cái đầu có đến mười mấy con mắt, trên đỉnh đầu có rất nhiều gai sắc nhọn, miệng đầy răng nhọn. Thừa lúc giao vương sơ suất, nó đã từ xoáy nước ngầm chạy vào hồ Bà Dương, nó dùng pháp lực khống chế những kẻ ác trong vùng gây nguy hại cho con người, nó đã bức hại đến chết rất nhiều người tu luyện chính pháp (đệ tử Đại Pháp), tội không thể tha, máu của các đệ tử Đại Pháp bị bức hại đến chết thấm xuống đất rồi ngấm vào hệ thống mạch nước ngầm ở hồ Bà Dương.
Nhìn tại không gian khác, toàn bộ khu vực hồ Bà Dương bị máu của đệ tử Đại pháp “nhuộm đỏ”, thủy quái cuối cùng bị chính niệm của đệ tử Đại Pháp tại vùng này bài trừ. Thiên giới đã phái một con thanh long đến trấn thủ tại xoáy nước, phòng trừ lại có tà linh gây họa loạn thế gian. Thiên đình nổi giận vì người tu luyện tại vùng hồ Bà Dương bị bức hại đến chết nên đã giảm mực nước của hồ xuống chỉ còn 1/80 so với mực nước những năm cao nhất. Trấn thủ hồ Bà Dương là một con giao vương đực màu xám, nó biết rằng đại hạn ở hồ Bà Dương là do trời cao cảnh cáo, trách phạt, cần phải thuận theo ý trời, nên không được làm mưa ở khu vực bị khô hạn. Thủy phủ hồ Bà Dương có 3000 binh lính, thủy phủ được giao vương dùng pháp lực che chắn, không cho người thường nhìn thấy, người nào ngẫu nhiên nhìn thấy sẽ bị binh tướng của thủy phủ bắt lấy hồn phách giam giữ tại nhà tù của thủy phủ hoặc phải lao dịch tại thủy phủ vài năm vì tội dò xét thiên cơ, sau đó sẽ bị đưa tới âm phủ xét tội.
Trong thời đại được coi là khoa học kỹ thuật phát triển này, con người cho rằng bản thân mình hiểu biết rất nhiều về lịch sử trái đất, kỳ thực những gì họ biết chỉ là bề mặt nông cạn, rất nhiều chân tướng phía sau các hiện tượng tự nhiên thì khoa học thực chứng không có cách nào lý giải và nhìn thấy được. Tuy nhiên những con người và sự vật huyền bí, kỳ diệu đó lại thực sự tồn tại. Trong bài viết về long tộc này, tôi chỉ đề cập một cách khái quát về những sự thực đó, còn có rất nhiều chi tiết và nguyên do đằng sau về lai lịch của rồng thì do tính đặc thù của giai đoạn lịch sử hiện nay nên tôi không tiện nói ra. Ngày nay tại các đại dương xung quanh Trung Quốc đại lục và vùng Đông Nam Á đều có hải long trấn thủ, tại các sông, hồ, đầm của vùng đất Trung Hoa cũng đều có giao vương thủ hộ.
Lịch sử trái đất vô cùng lâu dài, sinh mệnh vô cùng phức tạp và đa đạng, Thần trước sau vẫn luôn là chủ sáng tạo và cai quản vạn vật trong trời đất.
Xem tiếp Phần 9

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét