Trang

Chủ Nhật, 8 tháng 6, 2014

Câu chuyện luân hồi: Tâm nguyện của người cá

Câu chuyện luân hồi: Tâm nguyện của người cá



Tác giả: Khải Hàng

[Chanhkien.org] Đối với người cá, có thể rất nhiều người đã nghe nói đến, nhưng phần lớn là nghe nói trong các tác phẩm nghệ thuật, rất ít người có thể tin rằng người cá thật sự tồn tại. Thực ra, người cá thật sự tồn tại dưới đáy biển. Dưới đây tôi xin kể cho mọi người câu chuyện liên quan đến người cá, nói ra thì dường như có chút xa xôi, cũng làm cho người ta cảm thấy có chút kinh sợ lạ lùng, nhưng đó lại là chân thực. Đương nhiên, người không tin thì cứ xem đây là câu chuyện để đọc cho vui thôi!
Vào những năm cuối triều đại nhà Tùy, ở Sơn Đông có một thanh niên, gọi là Ca Kỳ. Ca Kỳ ở độc thân một mình, tự do tự tại không bị bó buộc, vân du khắp nơi, thường đi chân đất, ngồi dựa vào nơi nào đó, chính là một Đại Giác, đói thì kiếm chút gì đó ăn, khát thì kiếm chút gì đó uống, từ trước đến giờ không không nghĩ đến tương lai sẽ thế nào.
Một năm vào mùa hè, Ca Kỳ chuyển đến bờ biển Đông Hải, bên bờ biển gặp một người, người này nằm trên bãi biển, cơ thể vô cùng yếu ớt, thân thể thối rữa, Ca Kỳ cảm thấy anh này rất đáng thương, liền kiếm chút nước và thức ăn, không ngại anh ta bốc mùi hôi thối, Ca Kỳ chăm sóc anh ta được hơn hai mươi ngày. Rồi một ngày, người này bỗng nhiên trong chốc lát tinh thần khởi sắc, lấy từ trong quần áo rách nát ra một thứ hình lá chắn màu đen giống như cái khiên sắt; ở đây chúng ta gọi là “tấm hình khiên”. Trên tấm hình khiên này có thể nhìn được mờ mờ hình con cá; rồi người này nói với Ca Kỳ một câu giống như chú ngữ, bảo Ca Kỳ ghi nhớ. Anh dặn dò kỹ lưỡng, bảo Ca Kỳ phải giữ gìn cẩn thận. Được một ngày thì anh ta qua đời. Theo lời dặn dò của anh ta khi sắp chết, Ca Kỳ tắm rửa sạch sẽ cho anh anh ta, rồi thả anh ta xuống biển, cho đến khi bị nước biển cuốn đi mất; khi ấy Ca Kỳ bỗng nhiên vô tình phát hiện, chỗ mà người đó bị nước cuốn chìm nổi lên rất nhều bong bóng màu bạc, điều này làm cho Ca Kỳ rất khó hiểu.
Ca Kỳ ở bên bờ biển được một ngày thì quyết định lang bạt bên ngoài. Lang bạt bên ngoài được vài năm, đã làm qua vài công việc, nhưng bởi vì cá tính Ca Kỳ không chuyên tâm, việc nào cũng không làm được lâu dài, cuối cùng quyết định trở về nhà. Sau khi trở về nhà, một ngày anh đi ra bờ biển, nhớ lại chuyện mấy năm trước, bất giác lấy ra tấm hình khiên, nghĩ lại những lời người kia dặn dò, rồi đọc ra tiếng. Sự việc kỳ lạ xảy ra, tấm hình khiên kia như sinh ra một loại ma lực, làm cho Ca Kỳ nhảy xuống biển, đi đến đâu, nước biển nhường đường đến đấy. Ca Kỳ vô cùng kinh ngạc, không kịp nghĩ gì, thì bị một luồng lực đẩy đến trước một tảng đá lớn. Tấm hình khiên tự động dính lên trên tảng đá đó, tảng đá lớn đó phát ra ánh hào quang trắng, rồi trên đó xuất hiện một cánh cửa. Cánh cửa tự động mở. Cùng lúc đó tấm hình khiên hóa thành một cái lồng bằng nước trùm kín bảo vệ Ca Kỳ, nó có thể làm cho anh cử động tư do dưới nước. Ca Kỳ phát hiện, nơi đây xuất hiện một thế giới rộng lớn. Anh đang muốn bước vào thì nhìn thấy rất nhiều người đang xếp hàng chào đón mình. Ca Kỳ còn kinh ngạc khi phát hiện những người này nửa thân trên là người nửa thân dưới là cá. Tất cả những điều này làm cho Ca Kỳ kinh ngạc đến nỗi đờ người ra. Ca Kỳ nghĩ: “Nghe đồn dưới biển có người cá, thì ra là thật.”
Những người cá này đều vô cùng xinh đẹp mỹ lệ và thuần tịnh. Cả nam và nữ đều rất đẹp. Họ đều có tóc màu đen, da vàng, là hình tượng của người phương Đông. Người nam cạnh môi có râu, giống như râu ở gần miệng cá vậy. Có một người đội mũ vua tiến về phía trước, Ca Kỳ nhận ra anh ta, chính là người mà ở bên bờ biển anh đã từng chăm sóc. Thì ra người này là quốc vương của Nhân ngư quốc (vương quốc người cá). Quốc vương cảm tạ Ca Kỳ, và tiếp đãi Ca Kỳ một cách thịnh tình. Họ mời Ca Kỳ thưởng thức những điệu múa đẹp đẽ, người múa dẫn đầu là tiểu công chúa của quốc vương – Lộ Tây. Lộ Tây trong sáng thuần khiết và xinh đẹp, động tác múa rất đẹp, mềm mại và uyển chuyển, đuôi cá ve vẩy làm sóng nước tạo thành những hình vẽ trông rất mỹ lệ. Trong mắt Ca Kỳ thì Lộ Tây là một nhà vũ đạo rất xuất sắc. Điệu múa của các chàng trai ngắn gọn súc tích và trang nhã phóng khoáng; khi múa động vào những vỏ sò to, những vỏ sò to này phối hợp cùng điệu múa, cái mở cái khép lại. Ca Kỳ cảm thấy đây là thế giới thật kỳ diệu.
Ở dưới biển vài ngày, Ca Kỳ đã hiểu rõ được thế giới người cá ở dưới đáy biển. Đến lúc phải đi, quốc vương nói: “Ngài là một người tốt, người rất tốt, tôi có một thỉnh cầu, hy vọng ngài có thể đáp ứng.” Ca Kỳ không hỏi là chuyện gì, liền gật đầu đáp ứng. Quốc vương nói: “Con gái của tôi – Lộ Tây công chúa, gánh vác trên vai sứ mệnh của Nhân ngư quốc, cần đến nhân gian để rèn luyện, hy vọng ngài có thể chăm sóc nó, rồi tất cả sẽ có sự an bài.” Quốc vương gọi con gái Lộ Tây ra. Ca Kỳ kinh ngạc phát hiện, Lộ Tây đã biến thành hình người, phía dưới thân đã biến thành hai chân. Ca Kỳ cáo biệt quốc vương Nhân ngư quốc, rồi được Lộ Tây dẫn lên đất liền.
Nhân ngư quốc mà Ca Kỳ đến là vương quốc người cá Văn Kỳ Na ở Đông Hải, người Văn Kỳ Na của Nhân ngư quốc có lịch sử rất xa xưa; đến khi Lộ Tây cùng Ca Kỳ lên đến bờ thì đã có 1.600 năm lịch sử rồi. Người Văn Kỳ Na ở Nhân ngư quốc có một bảo vật, gọi là ‘Quang Hoa Bảo Châu’ (báu vật ngọc trai tỏa sáng rực rỡ). Bảo châu này có lai lịch vô cùng to lớn.
Trong một tầng thứ phía trên tam giới, có một thế giới thiên quốc, gọi là Quỳnh Hoa thế giới. Pháp vương Quỳnh Hoa Tiên Tử của Quỳnh Hoa thế giới, vì để tương lai có thể kết duyên với Đại Pháp, nên đã xuống phàm gian. Tiên Chử (chày tiên) mà đồng tử bên cạnh Pháp vương dùng để để giã cỏ tiên, thấy Tiên Tử hạ phàm, cùng trộm trốn xuống hạ giới, chuyển sinh đến chốn Bồng Lai tiên cảnh nơi Đông Hải, làm một quả đào tiên. Ở Bồng Lai tiên cảnh, tiên khí lượn lờ, cảnh sắc thù thắng. Chủ nhân của Bồng Lai tiên cảnh là Vũ Hoa Chân Quân thường hay cùng các tiên gia khắp nơi lui tới thăm hỏi nhau. Một lần, Tiên Trưởng Vân Du Tử ở Bắc Hải vân du tới đây, Vũ Hoa Chân Quân mời Tiên Trưởng ăn đào, sau khi đào tiên mà Tiên Chử chuyển sinh thành bị Tiên Trưởng ăn, ông nhả ra một hạt đào, để ở trong mâm, hạt đào này có đủ linh tính, nên vô cùng tinh nghịch, nhân lúc thị đồng (đứa trẻ làm việc hầu hạ) không chú ý, liền lén lút nhảy ra khỏi đĩa, đi khắp nơi. Một ngày, nó đi vào trong hồ hoa sen, nhìn thấy một con trai ngọc to trong nước đang tắm ở Quang Hoa thế giới, lộ ra thịt trắng như tuyết ở bên trong, trông có vẻ mềm mại khác thường, nó bèn nằm lên nghỉ ngơi, chẳng mấy chốc đã ngủ rồi. Khi vừa tỉnh dậy, phát hiện mình bị nhốt ở trong liền ngủ tiếp, khi trai ngọc hé mở vỏ ra, hạt đào cảm thấy được ánh sáng, vừa mới nghĩ muốn nhảy ra, thì phát hiện mình không động đậy được, giống như cơ thể bị một lớp keo dính lại vậy, trong tâm trách bản thân mình quá ham ngủ. Trai ngọc ngày ngày tắm trong Quang Hoa tiên giới, hạt đào cũng bị bọc lại càng ngày càng dầy và nặng, trải qua 200 năm, hạt đào này đã trở thành một hạt trân châu lớn.
Một ngày, tiếng nhạc ở Bồng Lai tiên cảnh vang lên từng hồi, Vũ Hoa Chân Quân mở yến tiệc chiêu đãi các vị tiên gia tại điện Hoa Anh; trong yến nhạc, các vị tiên gia triển hiện Pháp khí của mình để góp vui. Cũng là cơ duyên đã chín muồi, viên trân châu lớn kia có thể cảm ứng được bảo khí, tự động rời khỏi trai ngọc, đến bên ngoài cách điện Hoa Anh khoảng 5 mét, tung tăng múa theo tiên nhạc. Trong chúng tiên có một vị tiên nữ, trên đầu có một viên bảo châu có hào quang phát ra khắp nơi, trên y phục có đính các loại bảo châu với màu màu sắc khác nhau, vị này gọi là Bảo Châu Tiên Tử. Tiên Tử cảm ứng được viên trân châu này, liền gọi nó vào trong. Viên trân châu lăn thẳng trên ngón tay của Tiên Tử, Bảo Châu Tiên Tử cảm thấy viên trân châu này không phải bình thường, trên vai nhất định có gánh vác sứ mệnh, Tiên Tử liền sử dụng Pháp lực gia trì cho nó, và cùng chúng tiên bàn về viên trân châu này. Lúc này, trong chúng tiên có một vị bước ra, vị tiên này trên người lóe lên ánh sáng chói lóa, động tác nhẹ nhàng tỏa ra ánh sáng năm màu và và chín màu, chính là Quang Hoa Tiên Tử. Quang Hoa Tiên Tử nói: “Viên trân châu này quả nhiên khác thường, tôi dùng ánh sáng vô sắc trong ‘cửu sắc quang hoa’ để gia trì cho nó, giúp nó thành công.” Viên trân châu này trải qua sự gia trì của hai vị tiên, càng trở nên bóng loáng mượt mà lộng lẫy, Vũ Hoa Chân Quân nhìn chăm chú viên trân châu này rồi nói: “Tôi thấy viên châu này, tương lai quả vị của nó không dưới hai vị Tiên Tử đâu, gọi nó là “Quang Hoa Bảo Châu”, các vị thấy thế nào?” Chúng tiên đồng thanh nói: “Được!”
Quang Hoa Bảo Châu cả ngày tiêu dao tự tại nơi Bồng Lai tiên cảnh. Rồi một ngày, Bảo Châu, Quang Hoa, hai vị Tiên Tử cùng đến, họ nói với viên Bảo Châu: “Sứ mệnh của ngươi sắp bắt đầu rồi, mau mau hạ thế đi.” Quang Hoa Bảo Châu liền chuyển động vài lần, giống như muốn cúi chào, lập tức trong tầm mắt của hai vị Tiên Tử, viên Bảo Châu rơi thẳng xuống nơi hồng trần.
Lần này hạ thế đúng lúc Võ Vương phạt Trụ, sau khi tiêu diệt nhà Thương và phong thưởng công thần. Các người hầu bê trên tay hai mâm màu đỏ và vàng, trong mâm có các loại bảo vật. Võ Vương phong cho Khương Tử Nha vùng đất gần Đông Hải, là nước Tề, còn thưởng cho Khương Tử Nha một số trân châu lớn, người theo hầu bê mâm đang muốn bê trân châu lên, bỗng cảm thấy cái mâm trong tay trở nên nặng, trong tâm thấy kinh ngạc, cố dùng lực đỡ cho vững, nhưng không nhận ra trong mâm có thêm một viên trân châu lớn. Sau khi Khương Tử Nha trở về, ông để các viên trân châu lại với nhau, thấy trong đó có một viên trân châu lớn; như có linh cảm thúc giục, ông liền cất nó bên người, còn những viên còn lại thì thưởng cho người khác.
Sau khi Khương Tử Nha đến nước Tề, ông chuyên tâm quản lý đất nước, quốc thái dân an. Có một hôm, Khương Tử Nha ngồi dựa vào bàn làm việc trầm tư, bất giác đi vào trong mơ, trong mơ thấy có một người, người này phong thái siêu phàm thoát tục, nhìn kỹ, thì thấy người đó nửa thân trên là thân người, nửa thân dưới là thân cá. Người này tự xưng là Thần của Kỳ Na thiên quốc trên thượng giới, vì phạm Thiên quy nên bị đọa xuống phàm gian, đã được 120 năm rồi, tại nơi Đông Hải mà tu dưỡng tâm tính, biết được thế gian có sự biến đổi, nhìn thấy trong nước biển oán khí đã ít rồi, quân vương mới sẽ đăng cơ. Vùng đất gần bờ biển này sau thuộc về Khương Tử Nha cai quản, biết được Khương Tử Nha không phải phàm nhân. Từ đó đi lên thỉnh cầu Khương Tử Nha tặng cho một bảo vật, để làm vật trấn hải. Khương Tử Nha đồng ý. Nhìn xung quanh, ông thấy trên bàn có một viên bảo châu của Võ Vương ban thưởng, liền lấy tặng cho người cá. Người cá vui mừng, tiếp nhận bảo châu và khấu tạ, nói: “Ý tôi là muốn viên châu này, được ngài rộng lượng, tặng nó cho tôi, giúp tôi tu hành, ngày sau tất có hậu lễ đáp tạ.” Nói xong quẫy đuôi một cái, sóng nước trắng xóa tung lên che phủ bầu trời. Khương Tử Nha chợt tỉnh dậy, nhìn lại bảo châu trên bàn thì quả nhiên không thấy nữa.
Sau sự việc này, Khương Tử Nha nửa có ý nửa không đi tuần tra bờ biển, nhưng không nhìn thấy dấu hiệu gì, bỗng một hôm trong mộng gặp người cá đến cảm ơn, nói: “Được ngài hậu tặng, bảo châu xuống biển liền bén rễ, phát ra ánh sáng rực rỡ, tà linh không dám quấy nhiễu, cho nên bên tai tôi được thanh tịnh, nhất tâm tu hành; hằng ngày tôi được đắm mình trong ánh sáng bảo châu phát ra, từ trên chân sinh ra đời sau, cả tộc tôi được hưng vượng, tất cả là nhờ vào bảo châu. Để báo đáp ngài, tôi đã dùng cỏ thần ngàn năm dưới đáy biển kết thành roi thần để tặng ngài, roi này có thể gặp dữ hóa lành, gặp núi mở đường, gặp nước bắc cầu, ngài có thể sử dụng hai mươi năm. Sau một thời gian nữa tôi sẽ về Thiên đình, hy vọng sau này ngài có thể nhớ đến tộc người cá chúng tôi, tôi vô cùng cảm kích.” Nói xong, lưu luyến không muốn rời đi, rồi bỗng chốc không nhìn thấy đâu. Khương Tử Nha tỉnh dậy nhìn thấy trên bàn có cây roi màu đen, trong lòng cũng bớt chút nghi vấn, rồi cất cây roi vào trong người. Có một lần, Khương Tử Nha đi đến bờ sông, trong tâm nghĩ: “Ta muốn qua bên kia sông.” Trên mặt nước liền xuất hiện một cây cầu. Gặp núi dựng đứng, ngăn cản đi lại, Khương Tử Nha trong đầu nảy sinh ý nghĩ bèn dùng roi thần chỉ một cái, ngọn núi đó liền mở ra một con đường. Khi trời nóng bức, roi thần này lại mát mẻ, khi tiết trời lạnh, roi thần lại ấm áp, Khương Tử Nha coi đó là một bảo vật, dùng nó để tạo phúc một phương.
Lại nói về Quang Hoa Bảo Châu, vốn thuộc dòng dõi nhà Tiên, có linh tính thông minh lạ thường, sau khi xuống dưới đáy biển, lại trải qua các thế hệ người cá thành tâm khấn bái, dần dần hiện lên hình vẽ, chỉ điểm cho người cá, được họ người cá Văn Kỳ Na coi như bảo vật trấn quốc, được các trưởng giả quanh năm bảo vệ. Bảo châu này có thể nhìn trước được việc lành dữ và thịnh suy nơi nhân thế. Như việc thay đổi triều đại, trưởng giả có thể nhìn thấy trên bảo châu một khung cảnh hỗn độn, bụi đất cuốn lên, có người ngựa chém giết lẫn nhau; khi bảo châu trong vắt, có thể nhìn thấy vua mới xuất hiện, khấu bái trời đất; cách ăn mặc và văn hóa mỗi một triều đều không giống nhau.
Các thời đại trên thế gian luôn biến đổi, năm tháng trôi qua nơi đáy biển, Nhân ngư quốc Văn Kỳ Na cũng trải qua rất nhiều quốc vương. Rồi có một năm, bảo châu dần dần hiện ra hình ảnh một vị đế vương, khí phách hiên ngang, uy đức cảm hóa bốn phương. Trưởng giả bảo vệ bảo châu cảm thấy bảo châu muốn truyền đạt một loại Thần ý, lại biết tiểu công chúa Lộ Tây có lai lịch không phải tầm thường, bèn để Nhân ngư quốc phái tiểu công chúa đi kết duyên với vị đế vương này. Chỉ cần gặp mặt thôi cũng là vô cùng vinh hạnh rồi. Hơn nữa còn nhiều lần báo cho biết và bảo công chúa nhớ kỹ tên của vị đế vương này, tên của ông là: Lý Thế Dân. Trưởng giả dặn đi dặn lại tiểu công chúa chớ có kết nhầm duyên. Quốc vương Nhân ngư quốc theo chỉ điểm của bảo châu, tự mình đến bờ biển tìm chọn một người tận tâm tận lực trung thành và hiền hậu, rồi để người đó dẫn công chúa lên trên đất liền, cứ như vậy, rồi xuất hiện như đầu bài đã giới thiệu là cảnh Ca Kỳ cứu giúp một người bệnh trên bờ biển.
Lại nói về Ca Kỳ và Lộ Tây sau khi lên trên đất liền, hai người chăm sóc lẫn nhau, thân như anh em. Giọng nói của Lộ Tây ngọt ngào, cô có thể hát những bài hát nghe rất êm tai, thường hay hát cho Ca Kỳ nghe. Ca Kỳ vừa nghe vừa không ngừng nói: “Hay! Hay!” Bài hát đã hát xong rồi, Ca Kỳ vẫn còn chìm đắm trong đó, lúc lâu vẫn chưa trở lại bình thường. Đôi chân của Lộ Tây thường làm cho cô rất mệt mỏi. Ca Kỳ hỏi cô nguyên nhân, Lộ Tây nói: “Chân của tôi là do phù thủy dùng phép ma biến ra, khi đi đường giống như bước đi trên dao vậy.” Cách nói của cô làm Ca Kỳ rất thương cô.
Ca Kỳ rất ngây thơ, Lộ Tây rất thuần tịnh, Ca Kỳ chăm sóc Lộ Tây giống như người anh chăm sóc cho em gái vậy, họ ở trong căn phòng thoải mái dễ chịu. Trong thùng nước dưới mái hiên thường có bảo vật, Lộ Tây lấy lên đưa cho Ca Kỳ, để Ca Kỳ đem đi trao đổi lấy đồ dùng cần thiết cho cuộc sống hằng ngày; Ca Kỳ thấy điều này cũng chẳng lấy gì làm kinh ngạc, cũng chẳng nghĩ nhiều. Ca Kỳ ngây thơ, thậm chí qua thời gian lâu, mới biết thỉnh thoảng không nhìn thấy Lộ Tây đâu là vì cô ngâm mình trong thùng nước. Một hôm, Ca Kỳ ngây thơ hỏi Lộ Tây một câu: “Có cần phải bỏ muối vào trong thùng nước không?” Lộ Tây đáp: “Không cần, làm sao anh lại nghĩ đến vấn đề này chứ?” Ca Kỳ không trả lời, chỉ cười một cách ngây ngô.
Cứ như vậy, Lộ Tây và Ca Kỳ không lo không nghĩ ở cùng nhau được hai năm.
Trong năm đó, nghe nói Đường Thái Tông Lý Thế Dân đăng cơ, Lộ Tây nói với Ca Kỳ: “Tôi nghĩ được gặp mặt Hoàng đế, vậy cũng đã là mãn nguyện rồi.” Thế là Ca Kỳ dẫn Lộ Tây đi Trường An, đến Trường An rồi, nửa đêm Lộ Tây vào hoàng cung dò đường, xa xa nhìn thấy có Kim Long (rồng vàng) bảo vệ hoàng cung. Rồng và người cá mặc dù không cùng thể hệ, nhưng Lộ Tây cũng biết ở dưới nước rồng rất được kính trọng, hơn nữa bản thân lại không phải là người trên đất liền, cho nên không dám coi thường mạo phạm, cũng xóa bỏ ý nghĩ vào trong cung. Sau khi trở về, Lộ Tây nói với Ca Kỳ: “Tôi nghe nói con người trên mặt đất có một cách nói: ‘đời này có một nguyện vọng, nếu như nguyện vọng đó chưa thể thực hiện được, thì sau khi chuyển sinh đời kế tiếp nhất định sẽ thực hiện’, có đúng vậy không?” Ca Kỳ nói: “Có lẽ như vậy, để ta đi hỏi giúp cô.” Ca Kỳ lên chùa hỏi một vị tiểu hòa thượng. Tiểu hòa thượng nói: “Đúng vậy.” Ca Kỳ liền trở về nói với Lộ Tây. Lộ Tây nói: “Tôi hy vọng được gặp mặt Hoàng đế, đây là sứ mệnh của tôi, sau khi tôi chết rồi anh đừng quá đau lòng, chết đi cũng tức là sinh ra.” Ca Kỳ gật gật đầu. Một tháng sau, Lộ Tây sốt cao rồi qua đời. Sau khi chết, cô chuyển sinh vào một hộ gia đình nghèo khổ, làm một bé gái. Khi lớn đến bảy tuổi, cuộc sống nghèo khổ đến nỗi khó có thể tiếp tục duy trì, chính lúc đó lại gặp người anh em cùng dòng họ với Thái Tông là Lý Thế Đạo trong phủ cần mua thêm đầy tớ nữ; cô bị người nhà bán cho Lý phủ, lấy tên là Hạnh Nhi. Bởi vì thông minh lanh lợi và đáng yêu, tuổi lại xấp xỉ với tuổi của Huyền Nương (tên mụ của con gái Lý Thế Đạo), nên được chọn làm người hầu bên cạnh Huyền Nương. Huyền Nương sau này làm Văn Thành công chúa. Bảy năm sau, Văn Thành công chúa được gả đến Tây Tạng, Hạnh Nhi đi theo, Thái Tông dẫn các quan đi tiễn, Hạnh Nhi nhìn thấy được Hoàng đế, đã hoàn thành được tâm nguyện to lớn của Nhân ngư quốc.
Lại nói sau khi Lộ Tây qua đời, Ca Kỳ làm theo lời dặn của Lộ Tây, thuê xe đưa thi thể Lộ Tây về phía Đông Hải; đến lúc mặt trời lặn, Ca Kỳ đưa thi thể Lộ Tây xuống biển. Lần này không có bất kỳ phản ứng nào. Trong những năm tháng sau này Ca Kỳ thường hay nhớ đến Lộ Tây, cảm động nhớ nhung vẻ đẹp và sự thanh khiết thuần tịnh của của Lộ Tây, cũng có lúc lại nhớ đến người cá dưới đáy biển. Vì thế nên tạo thành duyên phận sau này với người cá. Vào triều Minh, Ca Kỳ chuyển sinh đến Nam Hải, trở thành quốc vương nước người cá Ca Kỳ Na ở Nam Hải. Do vậy từ đầu tôi mới gọi anh là Ca Kỳ.
Vương quốc người cá Ca Kỳ Na ở Nam Hải có lịch sử ngắn hơn so với lịch sử lâu dài của vương quốc người cá Văn Kỳ Na, nhưng đến khi Ca Kỳ làm quốc vương cũng đã có lịch sử hơn 1.600 năm rồi.
Vương quốc Ca Kỳ Na cũng có một bảo vật, gọi là ‘Chí Tôn Thần Kính’ (gương thần tôn nghiêm vô thượng), có thể nhìn được những sự việc 500 năm trước và 500 năm sau. Chí Tôn Thần Kính này cũng có lai lịch to lớn. Thời Hán Vũ Đế, Vũ Đế coi trọng thuật tu hành, tư chất thông minh khác thường, Vương Mẫu ban thưởng Thiên Thư (sách trời) cho Vũ Đế, và phái Tử Vi Tinh Quân trông coi Thiên Thư. Tinh Quân nhàn rỗi không có việc gì làm, nên sinh tâm thích du lãm các nơi, có lúc tùy tiện mà đi. Một hôm, Tinh Quân biến thành một người phàm đi về phía Nam, đến Lệ Giang thuộc Vân Nam. Nơi này phong cảnh thanh tú đẹp đẽ, trong con mắt người thế gian thì đây là ‘cảnh đẹp nhân gian’, nhưng theo Tinh Quân thì ông lại không tán thành, thế là ông buột miệng nói: “Có thể cho là đẹp!”, lúc nói không có ý gì, nhưng lại chọc tức Thần núi và Thần sông nơi đó, hai vị này cũng biết Tinh Quân không phải phàm nhân, nhưng lại không biết được lai lịch thật sự, thế là nảy sinh ý định trêu đùa. Thần núi vứt vào trong bát ăn cơm của Tinh Quân một viên đá đần độn (Ngoan Thạch) nghìn năm tuổi. Ngoan Thạch này cũng có chút lai lịch, do Muội Hỷ – phi tử của vua Kiệt cuối triều Hạ chuyển sinh. Sinh thời, trong xương cốt của Muội Hỷ có một lực phá hoại rất mạnh, sau khi chuyển sinh thành Ngoan Thạch, thuộc quyền cai quản của Thần núi nơi đây. Lần này bị Thần núi chọn trúng dùng để trêu đùa Tinh Quân, tiểu Ngoan Thạch cũng hoàn thành sứ mệnh, làm gẫy một cái răng cửa của Tinh Quân. Tiếp theo là Thần sông vứt cái răng đó xuống dưới biển Nam Hải, làm cho nó không cách nào quay trở lại với chủ nhân được nữa. Chiếc răng này dù sao cũng không phải là vật tầm thường, óng ánh long lanh, bản tính thông linh (thông với Thần linh), sau khi rời xa chủ nhân, một mình chơi đùa dưới biển, lại có thể biến lớn biến nhỏ. Một hôm, đang đứng dưới đáy biển, bị quốc vương người cá Ca Kỳ Na thời đó phát hiện, ông sai người cá đem chiếc răng cửa này vào trong cung. Răng cửa thấy người cá tôn kính mình, coi mình là bảo vật, liền không đi nữa, ở luôn tại đó, triển hiện những điều lành dữ nơi nhân thế cho người cá, trải qua hàng nghìn năm, càng hiện thêm những điều thần kỳ, nên được gọi là ‘Chí Tôn Thần Kính’.
Khi viết đến đây, tôi cảm thấy giữa Thần Tiên với nhau cũng có rất nhiều chuyện thú vị, không kìm được nên cười ra tiếng. Vô tình ngẩng đầu lên, nhìn thấy Tử Vi Tinh Quân và một số vị Thần Tiên đang nhìn xuống, họ cũng đang ở đó cười. Có lẽ họ cũng cảm thấy việc này rất thú vị.
Chí Tôn Thần Kính do một vị trưởng giả trông coi. Người cá thường hay tụ tập nhau lại, để nghe trưởng giả giảng giải về những việc thần kỳ trên mặt đất mà họ không biết; nghe xong trưởng giả giảng giải, người cá thường thổn thức, họ giao lưu chia sẻ những cảm tưởng, cảm thấy con người trên mặt đất có lúc thiện lương, có lúc lại hung ác, là một sinh mệnh phức tạp làm người ta không thể nào mò đoán được.
Trong năm này, trưởng giả nhìn thấy trong Thần Kính hiện lên cho thấy trên mặt đất xuất hiện rất nhiều hoa sen, nhìn thấy một ông Phật bằng vàng (Kim Phật), ông Phật vàng này đã cứu biết bao nhiêu người, mỗi người được cứu, còn có những sinh mệnh ở thiên thượng, trên mặt đất, dưới mặt đất, và dưới biển có liên hệ đến người đó đều có thể được cứu, hoặc miễn cho tai nạn, hoặc không phải vào nơi tối tăm (địa ngục) để chịu trừng phạt. Trưởng giả vội vã đi báo cho quốc vương Ca Kỳ. Ca Kỳ vốn có thiện tâm, sau khi nghe những lời giảng giải của trưởng giả, ông bắt đầu suy nghĩ sâu xa, trong tâm nghĩ: “Nếu như thế giới của ta có thể biến thành tốt hơn, thì đây là sự việc làm cho tộc người cá ta vui mừng biết bao!” Ca Kỳ quyết định đến thế giới con người một phen, kỳ vọng gặp được Kim Phật. Trưởng giả bảo Ca Kỳ, hãy phát ra tâm nguyện thành thật nhất, để được sự bảo hộ của Thần linh trên trời dưới đất mà đi vào thế giới con người, tất cả mọi thứ tự sẽ có an bài. Ca Kỳ làm theo lời căn dặn của Trưởng giả, và nói với những người cá, bảo họ sống cho tốt, rằng bản thân muốn đến thế giới con người một chuyến, để có thể gặp được Kim Phật. Những người cá nghe thấy vậy kinh ngạc mặt biến sắc, đồng loạt khóc lên thành tiếng. Họ đều nói con người thế gian đáng sợ như vậy, chẳng may bị hại chết thì biết làm thế nào? Ca Kỳ an ủi họ: “Yên tâm đi, có sự chỉ dẫn của Thần Kính, có sự an bài của chư Thần, ta lại phát ra nguyện vọng chân thành nhất, không hy vọng bản thân mình quá thông minh, nên không có chuyện gì xảy ra.” Chủ ý của Ca Kỳ đã định, trước Thần Kính mà phát ra thệ nguyện trang nghiêm, muốn đến nhân gian kết duyên với Kim Phật, để làm rạng rỡ vương quốc Ca Kỳ Na.
Ca Kỳ bị hút vào trong Thần Kính, vượt qua rất nhiều không gian của ánh sáng và sự biến ảo của màu sắc, trước mắt không ngừng lóe lên hai chữ “Kim Phật”, hai chữ này tầng tầng tầng tầng ép nhập vào trong đầu của Ca Kỳ. Đi qua vô số không gian, cuối cùng cũng đã tiến nhập vào nhân gian, xuất hiện phía sau căn phòng ở Lệ Giang thuộc Vân Nam. Ca Kỳ phát hiện nửa thân dưới đã biến thành đôi chân; anh không mảnh vải che thân, ngồi ở phía sau căn phòng. Lúc đó đang là mùa thu, tiết trời mát mẻ, Ca Kỳ cảm thấy lạnh, hai tay ôm vai, run cầm cập. Một số người đi qua anh, chỉ chỉ trỏ trỏ, có người tốt bụng thì đưa cho anh quần áo, anh rất vất vả mới mặc vào được. Ca Kỳ tỏ ý muốn cảm ơn, nhưng lại không nói ra tiếng được, bèn làm động tác khua tay múa chân. Thì ra sau khi Ca Kỳ đi ra từ trong Thần Kính, đã trở thành người câm. Chí Tôn Thần Kính vốn là một chiếc răng cửa của Tử Vi Tinh Quân, nó biết rõ nó và chủ nhân cách xa nhau là vì một câu nói bất cẩn của chủ nhân tạo thành, cho nên theo nó, không nói là an toàn nhất. Sở dĩ Ca Kỳ xuất hiện tại Lệ Giang, Vân Nam là bởi vì đó là nơi mà Thần Kính và chủ nhân đã từng cách biệt.
Ca Kỳ đói rồi, nhưng lại không có gì để ăn, có người bố thí cho anh đồ ăn, anh cũng không biết dùng đũa, liền dùng tay bốc thức ăn đưa vào mồm, đồ ăn lẫn tạp các mùi vị làm cho anh có chút chịu không nổi, nhưng cũng chẳng còn cách nào. Rồi dần dần anh cũng quen, những kẻ ăn xin trong thành thu nhận và giúp đỡ anh. Ở cùng những người ăn xin, Ca Kỳ cũng đã lĩnh hội được sự ấm áp nơi nhân gian. Nhưng suy nghĩ của anh biết rõ một điều là bản thân mình đến để tìm Kim Phật. Có một lần, Ca Kỳ nhìn thấy một người trên tay bê một bức tượng Phật lấp lánh ánh vàng kim, anh vô cùng kích động, chạy đến quỳ xuống trước mặt người người kia, người đó ngây người ra, hỏi anh một cách rất kinh ngạc. Một người ăn xin kéo anh đứng dậy, trong tâm Ca Kỳ vẫn hiện lên bức tượng Phật lấp lánh ánh sáng kia, ánh mắt ngẩn ngơ.
Một người ăn xin tốt bụng mang đến cho Ca Kỳ một bộ y phục lành lặn, bảo anh thay bộ quần áo đó, rồi dẫn anh đến một ngôi chùa. Vào đến chùa, Ca Kỳ nhìn thấy một bức tượng Phật trang trí bằng vàng rất lớn, lập tức quỳ xuống, nước mắt như mưa. Lúc này trụ trì của chùa nhanh chóng đi đến, đây là một vị cao tăng đắc đạo, gương mặt hiền lành, mày râu đều trắng, tên là Huệ Trì. Nhìn thấy Ca Kỳ rơi nước mắt, không tự chủ được ông ngẩn người ra, ông vận dụng huệ nhãn, biết được đời trước và đời này của Ca Kỳ, cho đến quá khứ đã từng có duyên với mình, biết được anh là người cá mang theo sứ mệnh mà đến thế gian, biết được tâm ý đó, cảm động trước ý chí kiên định đó, ông chỉ thị người trong chùa thu nhận và giúp đỡ Ca Kỳ. Họ cho anh làm quét dọn sân chùa, lại chuẩn bị cho anh một thùng nước lớn, mỗi ngày bảo anh ngâm trong nước một tiếng đồng hồ. Trong tâm Ca Kỳ cảm kích, mặc dù không thể nói nhưng trong lòng lại rất minh bạch, chùa chiền mới là nơi mình nán lại. Ca Kỳ nhìn thấy người khác lẩm bẩm những lời của bản thân họ trước tượng Phật, anh biết rằng họ đang biểu lộ rõ ràng tâm nguyện của mình với Phật, trong tâm cũng ngộ được điều gì đó, liền đứng trước tượng Phật mà hứa rằng, sẽ đời đời kiếp kiếp chuyển sinh trong chùa. Khi Huệ Trì được 136 tuổi, ông biết rằng bản thân mình không lâu sau sẽ tọa hóa. Một hôm, ông gọi Ca Kỳ đến, hai người mặc dù không nói gì, nhưng Ca Kỳ đã biết tôn sư sắp rời xa mình rồi, không cầm được nỗi đau thương, nước mắt tuôn rơi. Huệ Trì dùng ánh mắt từ bi nói với Ca Kỳ: “Ta biết con vì sao đến thế gian, sau này chúng ta lại tiếp duyên vậy!” Ca Kỳ liên tiếp gật đầu. Sau khi tôn sư Huệ Trì tọa hóa, Ca Kỳ vẫn ở trong chùa, chết rồi lại chuyển sinh, luân hồi chuyển sinh tám lần, đều làm hòa thượng, ở trong chùa đời này nối tiếp đời trước tu hành, đến năm 1997, thì chuyển sinh trong người thường.
Tại đây xin nói thêm một chút về duyên phận trong quá khứ và đời này giữa Huệ Trì và Ca Kỳ.
Huệ Trì chính là Lộ Tây công chúa đã nhắc đến ở trên, đến ngày nay khi Đại Pháp hồng truyền, ông trở thành đệ tử của Phật Chủ, tức là tôi. Ca Kỳ trong đời này lại là cháu trai họ của tôi, sinh năm 1997, từ bé nhìn thấy ai cũng cười, người trong thôn đều gọi cậu bé là Lạc Lạc. Lạc Lạc vô cùng ngây thơ, rất nghịch ngợm, không có ý định xấu nào cả, học tập cũng không được tốt, đầu óc rất đần độn, thầy giáo cũng không thích nó. Nhưng mỗi ngày nó đều rất vui vẻ. Năm ngoái nó đến nhà tôi chơi, ở nhà tôi hơn 20 ngày. Trong thời gian đó, tôi bảo nó đi cùng tôi đến điểm học Pháp để cùng học Pháp. Khi học Pháp, mặc dù Lạc Lạc đọc rất chậm, nhưng lại rất chăm chỉ.  Một lần học Pháp về, tôi nhìn thấy trên cánh tay trái của cháu có thụ ký của Phật là hình chữ ‘Vạn’, và biết được Lạc Lạc đã từng làm đệ tử của Phật Nhiên Đăng. Có một lần, sau khi Lạc Lạc trở về nói đau đầu, khi tôi phát chính niệm cho cháu, tôi nhìn thấy một thế giới rộng lớn dưới đáy biển, có rất nhiều người cá đang bị trói, ở mặt hòn đá, hoặc mặt dưới hòn đá, hoặc trong kẽ hở của hòn đá, trong khi phát chính niệm, chỗ mà công đến, người cá bị trói liên liếp được giải khai, họ được đón tiếp đến một thế giới vui vẻ hòa thuận nơi đáy biển.
Anh trai cả và chị dâu tôi không phải là người tu luyện, Lạc Lạc về đến nhà lại trở thành người thường. Đón Tết năm nay tôi trở về quê la cà nhà hàng xóm, nhìn thấy Lạc Lạc, tôi hỏi cháu: “Con đã niệm ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo’ hay chưa?” Lạc Lạc nói: “Con niệm rồi.” “Con thật sự niệm rồi chứ?” “Hàng ngày con đều niệm, trời tối cũng niệm”, Lạc Lạc ngây thơ nói. Lạc Lạc mặc dù có thể như thế này, nhưng sau khi trở về, tôi vẫn mãi không buông bỏ được việc bận tâm về cháu.
Tôi đã từng chuyển sinh đến vương quốc người cá, lại mang theo cam kết đối với Nhân ngư quốc Văn Kỳ Na ở Đông Hải là đến thế gian để kết duyên cùng Đại Pháp. Cháu trai mang theo cam kết đối với Nhân ngư quốc Ca Kỳ Na ở Nam Hải là đến thế gian tìm Kim Phật, trong nhân thế không ngừng chịu khổ ma luyện bản thân, bởi vì trong lịch sử đã từng có duyên phận với tôi nên đời này lại tiếp duyên cùng tôi lần nữa; dưới sự chỉ dẫn của tôi, Ca Kỳ cũng đã nghe được phúc âm của Đại Pháp, hiểu được sự thật về Đại Pháp; vì để tương lai đắc Pháp tu luyện, làm tròn điều mà mình đã chấp nhận làm mà đặt định một cơ sở tốt.
Khi tôi với đồng tu nói về người cá, tôi nhìn thấy trong không gian khác có rất nhiều người cá đang lắng nghe. Tôi biết rằng, tất cả những điều tôi làm là điều họ tha thiết mong mỏi.
Tất cả đệ tử Đại Pháp chúng ta, trong quá trình đi xuống thế giới con người này, tại các tầng thứ khác nhau, trong các thế giới khác nhau mà không ngừng chuyển sinh, không ngừng kết duyên cùng chúng sinh, đối với sinh mệnh một tầng thứ nào đó hoặc một thế giới nào đó tin tưởng chúng ta, việc nhận lời làm này cần phải làm tròn. Chúng ta không những cần làm tròn thệ ước đối với Thần, đối với tất cả những gì chúng ta đã trải qua đều có những việc chúng ta chấp nhận làm, nên cần phải thực hiện và làm tròn. Cho nên, sinh mệnh của chúng ta là vô tư vô ngã, là vị tha, là có trách nhiệm to lớn. Do đó bất kỳ sự tự ti, tiêu trầm, lười biếng đều là cực kỳ không có trách nhiệm. Tôi ngộ được rằng: chúng ta dưới sự gia trì của Sư tôn, trong quá trình làm ba việc mà Sư tôn yêu cầu, chính là đang thực hiện điều chúng ta chấp nhận làm.
Cuối cùng, mong rằng các đồng tu chúng ta đều có thể nhận thức rõ ràng trách nhiệm của bản thân, trân quý duyên phận ở bên chúng ta, thực hiện điều bản thân đã cam kết.
Lời cuối:
Thế giới người cá không phức tạp bằng xã hội con người, nhưng cũng không phải là luôn luôn thuận buồm xuôi gió. Thế kỷ trước, thế giới người cá vùng bờ biển Trung Quốc gặp hai lần vận hạn. Một lần là năm 1976, tro xương của một kẻ tà ác cầm đầu cộng sản rắc xuống dòng chảy của sông, chảy ra biển lớn, người cá phát hiện đáy biển có sự ô nhiễm. Bởi vì mỗi một lạp tử trong tro xương đó đều là những nhân tố tà linh. Còn một lần nữa, lần này có tính toàn thế giới, sau tháng 7 năm 1999, những nhân tố tà ác phô thiên cái địa tụ tập tại trái đất, thế giới người cá cũng gặp bất trắc, rất nhiều tà ma lạn quỷ đến thế giới người cá, ngông cuồng làm điều ác, ra oai không kiêng sợ gì cả; người cá bị bắt trói, không được tự do.
Giữa thế giới người cá họ cũng có thông tin với nhau, khi đưa tin họ đều phái đi người cá dũng cảm nhất để hoàn thành nhiệm vụ này. Người cá có thể tránh được một số con cá hung ác, và một số nguy hiểm khác, nhưng đáng sợ nhất chính là lưới. Trong lịch sử từng có người vớt lên người cá, có những ngư dân nhân từ, thả người cá trở về biển, có nhiều người lại không như vậy. Ở Trung Quốc thời nhà Tấn, có ngư dân vớt lên được một người cá, và bán cho một phú hộ với giá cao, phú hộ sửa một cái hồ nước, rồi thả người cá xuống đó để tự mình thưởng thức, còn mời cả quan to chức cao đến xem. Sau khi người cá múa cho họ xem, và thỉnh cầu họ thả mình về biển, người phú hộ kia không đồng ý. Người cá còn thường bị những người hiếu kỳ hoặc những người có ý bất hảo đến sờ một cái, cấu bóp một cái. Người cá nhớ con mình, nhưng không có hy vọng trở về nhà, cuối cùng tuyệt thực mà chết. Khi muốn chết mà chưa chết, gia đình nhà phú hộ này liền nhanh chóng mổ bụng, họ muốn thưởng thức hương vị của thịt người cá. Chút hồn phách của người cá kia liền mộng báo cho phù thủy của thế giới người cá, thế giới người cá đều biết việc này, nên vô cùng căm giận con người. Khi tôi làm người cá, cũng biết đến việc này, “Con người quá ác!”, nhớ lại khi đó tôi nói câu nói này, quả thật là tức giận đến nỗi nghiến răng nghiến lợi. Đây cũng là một trong những nguyên nhân mà người cá không hay hiển hiện.
Đến thời cận đại, giữa thế giới người cá với nhau đã liên hệ ít đi, bởi vì thế gian con người càng ngày càng trở nên hiểm ác, các loại bảo vật cũng mất đi linh tính và ánh quang vốn có ban đầu, cũng đã không thể ‘thần’ lên được nữa rồi.
Nói đến người cá, thuận tiện tôi đề cập đến một người, đó là một tác gia nổi tiếng người Đan Mạch – Andersen. Nàng tiên cá mà Andersen viết ra đã làm cảm động vô số độc giả, cho đến tận ngày nay vẫn luôn nhận được sự yêu thích của rất nhiều độc giả. Có lẽ sẽ có người nói, người cá mà tôi viết có nhiều chỗ tương tự như người cá mà Andersen miêu tả, ví dụ như người cá lên trên lục địa, khi đi đường giống như cảm giác dẫm lên dao vậy. Nói cho mọi người hay, mỹ nhân ngư dưới ngòi bút của Andersen, không phải là không có căn cứ mà nghĩ ra được đâu, đó chính là những cảm thụ và trải nghiệm chân thực mà ông đã từng trải qua. Bởi vì Andersen đã từng chuyển sinh thành người cá. Về vấn đề tình huống Andersen sinh thời chuyển sinh, cho đến mối quan hệ sâu xa với người cá, tại đây xin không nói chi tiết. Xin đọc bài “Câu chuyện có thật về luân hồi: Thuật phân thân” để biết thêm chi tiết.
Chú thích: Trong bài có đề cập đến tấm sắt hình khiên màu đen, là do phù thủy vương quốc người cá dùng ma pháp chế tạo thành từ xương sống lưng của quốc vương Nhân ngư quốc đã chết, là vật cảm ứng để mở cánh cửa lớn của vương quốc người cá.
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/node/72849

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét