Trang

Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2015

Luân hồi màu xanh của cây cỏ vô danh


Tác giả: Lam Ngọc
[ChanhKien.org] Một hôm tôi đang đi trên đường, vô tình nhìn thấy một cây cỏ nhỏ không biết tên đang chào hỏi tôi, nó dường như đang nói: “Lam Ngọc, cậu có còn nhận ra tôi không?” Tôi dừng lại quan sát kỹ thì phát hiện ra nguyên lai cây cỏ nhỏ này trước đây có quan hệ nhân duyên rất lớn với tôi.
Vào năm 1135 SCN, tôi là một người tu luyện ở vùng đất mà ngày nay là tỉnh Cam Túc, nó lúc bấy giờ là vua cai quản khu vực ấy. Lúc đó vì đặt định văn hóa để hôm nay con người có thể trở thành đệ tử Đại Pháp nên đã phát sinh nhiều khảo nghiệm để ma luyện người ta.
Thời bấy giờ có rất nhiều người tu luyện ở vùng đó đều bị ông ta chụp mũ “tà thuyết mê hoặc đại chúng” mà bắt họ lại, nhốt vào trong ngục. Có người thậm chí bị tra tấn đánh đập cho đến chết. Ông ta cũng bắt tôi lại, nhưng tôi đã chạy mất, sau này lại bắt được tôi, tôi lại bỏ trốn nữa. Đồng thời vào lúc này một người bạn tốt của ông ta đã khuyên ông không nên bức hại người tu luyện một cách quá đáng, nhưng ông ta không nghe. Ngoài ra ông ta đối với người dân vùng đó, cũng có thể nói là vô cùng tàn bạo. Khiến cho người dân oán hận thấu trời.
Về sau ông ta vì để thỏa mãn tư thù, nên đã dán cáo thị treo giải thưởng ở nhiều nơi để truy nã tôi, ai biết tung tích của tôi sẽ được thưởng trăm lượng vàng. Lúc đó có một người tham tiền đã tố cáo tôi, tôi bị ông ta bắt đi, lúc vừa nhìn thấy đúng là tôi, không cho phép nói năng gì cả, lập tức chém đầu tôi.
Ba ngày sau, ông ta đột ngột mắc bệnh mà chết.
Ở địa ngục, trước mặt Diêm Vương, bản tính thù ghét người tu luyện của ông ta dường như không thay đổi. Diêm Vương nói: “Xem biểu hiện trong đời này của ngươi, sau này không thể làm vua nữa.” Ông ta nói: “Vậy tôi làm một thảo dân bình thường là được rồi.” Diêm Vương mỉm cười: “Vậy thì hãy làm ‘thảo chi dân’ (dân cỏ) vậy! Nhưng có điều, tất cả ác quả mà ngươi đã làm trong kiếp này cần phải bồi thường, cho tới một đời sau cùng nhà ngươi mới có thể làm dân cỏ, hơn nữa các ngươi sẽ còn gặp lại nhau.”
Kết quả là, ông ta chịu khổ hình hết lần này đến lần khác kéo dài hơn 800 năm trong địa ngục, loại cảm giác đó không cần nói cũng rõ cả rồi. Kiếp này ông ta muốn làm người dân nghèo bình thường, nhưng Diêm Vương an bài cho ông làm dân cỏ, cũng chính là một cây cỏ nhỏ mà người bình thường không biết tên.
Tôi cười nói với nó: “Bây giờ cậu không thể tiếp tục thù ghét người tu luyện nữa nha!” Nó nói sẽ không như vậy nữa. Tôi thật lòng khuyên nó nhất định phải ghi nhớ “Pháp Luân Đại Pháp hảo.” Nó nói không vấn đề, đã nhớ kỹ rồi…….
Đây chính là:
Bức hại chính tín tội khó thoát
Khổ nạn địa ngục lòng khắc sâu
Ngày nay luân hồi thành cọng cỏ
Có duyên nghe được “Đại Pháp hảo”
Dịch từ: http://www.zhengjian.org/2011/05/15/74495.无名小草的绿色轮回(新加入录音).html

Cảnh tượng trong không gian khác: Các chấp trước của bản thân đang kéo chúng ta xuống


[MINH HUỆ 28-7-2015] Gần đây trong khi phát chính niệm ở một trong những khung giờ được định trước, tôi đã nhìn thấy một cảnh tượng khiến tâm mình cảm thấy rất nặng nề.
Tôi nhìn thấy Sư phụ, Ngài rất cao lớn, đang quan sát điều gì đó phía xa thì những vật chất màu đen vây quanh và đáp xuống Ngài. Ngài không quan tâm đến nó và chỉ gạt nó đi như phủi bụi.
Nhưng thật đau lòng khi chứng kiến việc này, vì nó dày đặc, giống như tro rơi xuống sau một vụ phun trào núi lửa. Khi cảnh tượng bắt đầu mở ra hơn, tôi nhận thấy nó đến từ các đệ tử, và chính các chấp trước người thường của chúng ta đã tạo ra nó.
Tôi thấy rất buồn với những gì mình đã thấy, và sau đó tôi nhận ra Sư phụ tập trung chú ý vào điều gì. Ngài dường như có một cái nhìn rất lo lắng, không phải vì những vật chất đen rơi xuống Ngài mà là cho các đệ tử đang thiếu chính niệm và những ai đang rơi vào lối tư duy của người thường.
Tôi bỗng nhiên nhớ tới bài thơ “Ma phiền”
Ma phiền
Bế mục nhập han đoạn tâm phiền
Tỉnh lai vạn sự thao bất hoàn
Thiên địa nan trở Chính Pháp lộ
Chỉ thị đệ tử nhân tâm lan
(Hồng Ngâm 3)
Tạm dịch:
Ma phiền
Nhắm mắt ngủ khò phiền não xong
Tỉnh ra vạn sự mãi nhọc lòng
Trời đất khó ngăn đường Chính Pháp
Vấn vương đệ tử nặng nhân tâm
Tôi thấy rằng trong một số hạng mục của chúng ta, các học viên đã tranh cãi với nhau và một vài người vẫn có rất nhiều các chấp trước cắm rễ sâu vốn ngăn chúng ta tiến về phía trước như một chỉnh thể. Tất cả điều này dường như là đang can nhiễu tới Chính Pháp vì nó làm chậm lại những nỗ lực để cứu độ chúng sinh của chúng ta, đồng thời đẩy những vật chất xấu của chúng ta lên Sư phụ.
Tôi lùi lại một bước và bắt đầu nhìn mọi thứ một cách rõ ràng hơn. Tôi thấy rằng nếu mỗi người trong chúng ta đều lùi một bước và thực sự nhìn nhận lẫn nhau như chân ngã của mình, chúng ta sẽ ngay lập tức ngừng tranh cãi, cảm thấy xấu hổ và muốn làm việc cùng nhau. Chúng ta sẽ thấy thời gian quý giá thế nào, và hàng nghìn năm, hàng ức kiếp chúng ta đợi chờ là để được ở đây với Sư phụ.
Sư phụ đã giảng rằng:
“Tức là, một bộ phận lớn trong các đệ tử Đại Pháp là đã đến theo các thiên thể đó, người người kết duyên, rồi sau ngày viên mãn quay trở về, chư vị dẫu muốn gặp lại thì cũng hầu như không thể được; do đó chư vị nên biết quý cái duyên phận này. Ngoài ra duyên phận đó của chư vị cũng là cái duyên khác nhau tương hỗ giao hoà qua nhiều đời mà kết thành; thật chẳng dễ dàng gì. Vậy nên làm điều gì cũng phải phối hợp cho tốt; sự việc của mỗi đệ tử Đại Pháp đều là sự việc của mọi người. Mỗi cá nhân cũng không nên chỉ vì vài việc nhỏ bé rồi sinh ra xa cách; thế không được, phải biết quý tiếc. Ngoài ra khi làm các việc Đại Pháp cũng cần phối hợp, cần phối hợp cho thật tốt.” (Giảng Pháp và giải Pháp tại Pháp hội ở trung tâm thành thị New York 2003)
Điều tiếp theo mà tôi thấy là một Pháp Luân lớn. Bên trong nó, mỗi đệ tử tạo thành một phần tử của Pháp Luân khi nó đang quay trong vũ trụ, càng ngày càng tiến gần tới Trái Đất. Tuy nhiên, vì chấp trước của chúng ta mà nó đã không thể di chuyển với tốc độ cần phải có, và nó có vẻ bất đồng đều ở các bộ phận. Nhận thức của tôi là chúng ta đều là một phần tử của Pháp và việc chúng ta tinh tấn thế nào đang thiết lập tốc độ tiến trình Chính Pháp của Sư phụ.
Sau đó tôi nhìn thêm một cảnh tượng khác. Tôi thấy tất cả các học viên đang phát chính niệm; những người ở phía trước rất to lớn, họ tập trung [niệm lực] rất mạnh mẽ và tạo ra một chấn động lớn. Các học viên ở giữa tập trung một lúc và sau đó bắt đầu nhìn ngó xung quanh hoặc cố gắng tập trung, nhưng không hoàn toàn đạt được hiệu quả. Những người phía sau không theo với nhóm và thậm chí còn không cố gắng phát chính niệm. Hầu hết họ đang nói chuyện, cười đùa, và hoàn toàn li khai với chỉnh thể, không chú ý đến những gì đang xảy ra.
Tôi bắt đầu cảm thấy rất chán nản, bởi vì có vẻ như sau rất nhiều năm như vậy, chúng ta vẫn chưa thể thực sự hoàn toàn loại bỏ các chấp trước của mình. Tôi tự hỏi bản thân: “Phải chăng nhiều lúc chúng ta đang cản trở Chính Pháp thay vì trợ Sư Chính Pháp?”
Hôm đó, tôi bắt đầu cảm thấy rằng chúng ta đã để Sư phụ thất vọng và tôi không biết làm thế nào mà chúng ta, là một chỉnh thể, lại không thể tiến về phía trước để tạo ra một bước đột phá lớn. Tôi bắt đầu khóc vì nhận ra rằng mình cũng có những chấp trước ẩn sâu mà thật khó để buông bỏ một cách hoàn toàn.
Tối đó, khi về nhà, tôi đã xin Sư phụ giúp tôi loại bỏ chấp trước tiêu trầm này. Sau đó, tôi vào trang web Minh Huệ [Anh ngữ] và thấy phần hỏi đáp trong bài giảng gần đây của Sư phụ tại New York vừa được công bố.
Tôi bắt đầu đọc và khi tới đoạn:
Đệ tử: Theo tình huống truyền thông hiện nay, cá nhân [con] cảm thấy chất lượng bài rất khó đạt yêu cầu kỹ thuật. Về việc viết bài tin mới thì [ý kiến] nội bộ khác nhau khá lớn, [con] cảm thấy sức cứu người của bài tin là không lớn. [Con] không biết làm thế nào mới có thể đạt yêu cầu của Sư phụ.
Sư phụ: Kỳ thực chư vị không cần lo lắng nhiều thế. Chư vị làm những việc này, Sư phụ đã rất hài lòng rồi. Các kênh truyền thông có tác dụng rất lớn, trong giảng chân tướng, trong phản bức hại, trong cứu người quả thực có tác dụng rất to lớn rồi. Đương nhiên các bài được viết tốt hơn thì đương nhiên tốt hơn, chư vị người này bảo cần viết thế này, người kia bảo cần viết thế kia, tranh luận [mãi] cái đó cũng không được. Giống như [vấn đề] phối hợp hạng mục thời trước đây, người này chủ ý này tốt, người kia chủ ý kia tốt, chư vị thế này cũng không được, thế kia cũng không được, như thế ảnh hưởng đến việc cần làm. Ai thật sự đứng ra làm cũng rất khó khiến mọi người đều hài lòng. Thực hiện tốt hơn, thì đương nhiên là tốt, thực hiện chưa tốt đến thế, thì cũng đừng khiến việc bị trì hoãn. Có những việc thực hiện chưa tốt lắm, nhưng cũng có tác dụng; thực hiện mà tốt hơn, thì đương nhiên tác dụng tốt hơn; nhưng đừng trì hoãn các việc, đừng để nó không có tác dụng.”(Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2015)
Sau khi đọc đoạn này, tôi cảm thấy như Sư phụ đã ngay lập tức tiêu trừ hoàn toàn chấp trước tiêu trầm của bản thân. Tôi đã bật khóc vì cảm thấy quá nhẹ nhõm cũng như được đắm mình trong sự từ bi vô lượng của Sư phụ. Giây phút đó, tôi nhận ra rằng tất cả các chấp trước thật nhỏ bé khi chúng ta không ở bên trong chúng để nhìn nhận. Ngay khi chúng ta lùi một bước, chúng trở nên nhỏ bé, yếu ớt và rất không đáng kể.
Bây giờ, khi nhìn thấy các học viên khác đang trong thời gian vượt quan hoặc là thấy một chấp trước thể hiện một cách mạnh mẽ ở những người khác, tôi chỉ lặng lẽ phát chính niệm cho họ thay vì chỉ trích họ. Tôi luôn luôn ngại chia sẻ điều này vì tôi sợ rằng mình đang hiển thị chứ không phải từ bi, nhưng bây giờ tôi nhận ra rằng không thể để chấp trước lo sợ của mình ngăn cản việc tôi chia sẻ.
Tôi thấy rằng để có thể làm việc cùng nhau, chúng ta cần đặt sang một bên những cảm xúc, quan niệm cũng như các chấp trước của bản thân về những gì mình muốn hay cách chúng ta nghĩ sự việc nên thế nào, và chúng ta nên dành nhiều thời gian hơn để làm thế nào phối hợp với nhau ngày càng hiệu quả.
Tôi nghĩ rằng nếu tất cả chúng ta đều làm tốt điều này, chúng ta sẽ có một bước đột phá lớn trong khi cứu độ nhiều chúng sinh hơn và thực sự trợ Sư Chính Pháp.
Con xin cảm tạ Sư phụ từ bi vì tất cả những gì Ngài đã làm cho chúng con trong thời gian qua.
Trên đây chỉ là nhận thức hữu hạn của tôi ở tầng thứ tu luyện hiện tại.

Đăng ngày 30-08-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Thứ Năm, 20 tháng 8, 2015

Sự uyên thâm của lòng bao dung

Ảnh: Fotolia
Ảnh: Fotolia
Các hiền triết trong lịch sử các triều đại Trung Hoa rất coi trọng lòng bao dung. Có những ví dụ rất hay về lòng bao dung trong các tích cổ Phật gia, Đạo gia và Nho gia. Lão Tử nói rằng một người đức hạnh có thể hoàn thiện và dung hợp với “Đại Đạo” bởi vì khuôn mẫu của đức hạnh chính là “Đạo”. Lão Tử còn nói rằng nguyên do sông và biển mênh mông sâu thẳm là bởi chúng ở vị trí thấp nhất để tiếp nhận lấy nước từ từng nhánh sông khe suối nhỏ bé. Khổng Tử nói rằng, “Nếu bạn khoan dung từ thiện, bạn sẽ có được cảm tình của mọi người”. Một câu trong “Thượng Thư” – một cuốn sách lịch sử cổ xưa – nói rằng “Biết dung nạp sẽ thành vĩ đại”.
Đại địa, đại sơn, đại giang, đại hải – những chữ “Đại” trong các từ ngữ trên diễn tả chiều sâu vô cùng và sự hòa hợp. Phật gia giảng: “Một niệm làm hoàn cảnh đổi thay”, “Thường có lòng biết ơn”, “Thiện giải và bao dung”, “Từ tâm luôn giữ trong lòng”. Để bao dung được vạn vật, người ta cần có tâm từ bi. Tâm càng rộng lớn thì càng bao dung được nhiều.
Bao dung là một đức tính. Khiêm tốn là một mặt của bao dung. Bởi tính cách khác nhau, người ta có những thế giới quan khác nhau và phán xét mọi việc theo những cách khác nhau. Thời xưa, các hiền triết luôn tôn trọng ý kiến của nhau. Họ nghĩ về người khác trước những khi họ gặp bất cứ việc gì, để lại những tấm gương đáng kính phục cho đời sau noi theo.
Lấy ví dụ thời Tây Chu, Chu Công khi phò tá Thành Vương đã cố gắng hết mình để làm cho đất nước được phồn vinh thịnh vượng. Khi ông ra sức kêu gọi hiền tài, rất nhiều người đã đáp lại tiếng gọi của ông. Ông bận rộn đến mức thậm chí không có thời gian để làm khô tóc sau khi gội đầu. Ông phải dừng bữa cơm tối mấy lần để khách không phải chờ lâu. Ông thường khuyên Bá Cầm con trai ông rằng: “Thành Vương muốn con trông coi Lỗ quốc, con phải khiêm tốn và biết trân trọng! Con phải biết luật Trời rằng bất cứ ai kiêu ngạo tự mãn sẽ mất hết và người khiêm nhường sẽ được lợi. Người ta ai cũng trân trọng đức tính khiêm nhường; không ai coi trọng tính kiêu căng ngạo mạn cả!”.
Quảng cáo
Lấy một ví dụ khác, như vua Đường Thái Tông đã từng tiếp thu lời khuyên bằng một thái độ khiêm tốn. Ông khuyến khích các bề tôi khuyên can và tiếp thu những lời khuyên ấy bằng sự khiêm nhường. Ông không hài lòng cho tới khi ông được nghe về những thiếu sót của mình. Ông tập hợp trí tuệ từ khắp nơi trong thiên hạ, giúp ông xây dựng thành công một “Thịnh thế Thiên triều” để cai quản một quốc gia giàu mạnh.
Lòng bao dung có thể giáo hóa và thuyết phục người ta, là một kiểu “quan tâm và chăm lo trìu mến”. Lấy ví dụ Dương Chứ thời nhà Minh. Một đêm ông nằm mơ thấy mình đang đi dạo quanh một khu vườn và ông bâng quơ hái hai quả mận trên cây. Sau khi tỉnh dậy, ông tự trách mình,“Là ta đã không thấu hiểu đạo nghĩa và tư lợi nên đã trộm lấy hai trái mận trong giấc mơ!”. Từ đó, ông chú tâm hơn tới việc rèn luyện tâm tính. Mỗi khi trời mưa, một người hàng xóm của ông lại thông nước bẩn trong sân sang sân nhà Dương Chứ. Khi người nhà Dương Chứ kể với ông về việc đó, ông chỉ nói với người nhà rằng: “Có nhiều ngày nắng hơn ngày mưa”. Khi người hàng xóm nghe được điều đó, anh ta rất cảm động bởi sự nhẫn nhịn của Dương Chứ.
Khi Dương Chứ làm Thượng thư bộ Lễ, ba thước đất của ông bị người hàng xóm lấy mất. Gia đình ông cãi nhau với người hàng xóm về việc này và mong Dương Chứ can thiệp, nhưng Dương Chứ chỉ cười và viết một bài thơ:
“Dư địa vô đa mạc giảo lượng,
Nhất điều phân thành lưỡng gia tường,
Phổ thiên chi hạ giai vương thổ,
Tái nhượng tam xích hựu hà phương”.
Tạm dịch:
Đất trống không nhiều chớ so đo ;
Đường kẻ chia đôi hai tường nhà;
Đất trong thiên hạ Vua làm chủ;
Nhường người ba thước có làm sao.
Thái độ khiêm nhường và nhã nhặn của Dương Chứ đã làm thay đổi suy nghĩ của người hàng xóm. Điều này khiến anh ta thôi không tranh chấp nữa và còn nhường ba thước đất của bản thân mình, để rồi tạo thành một con hẻm rộng sáu thước. Câu chuyện này được truyền tụng nhiều đời ở Trung Quốc đến tận ngày nay.
Lòng bao dung là một phương diện của cái thiện, mang người ta lại gần nhau hơn và cải thiện mối quan hệ giữa người với người. Tục ngữ Trung Quốc có câu: “Người có đạo đức có thể gánh vác trọng trách”, đó là bởi những người đó không ích kỷ và đáng tin cậy. Nói cách khác, chuẩn mực đạo đức càng cao thì lòng bao dung càng lớn, và càng từ bi hơn. Con người với tiêu chuẩn đạo đức cao sẽ không bị ảnh hưởng bởi danh lợi và sẵn sàng giúp đỡ quan tâm tới người khác hơn, bởi họ từ bi và bao dung độ lượng hơn.
Nếu bạn thấy bài viết hay, hãy chia sẻ nó với bạn bè

Thứ Tư, 19 tháng 8, 2015

Loại bỏ tâm an dật và sắc dục


Bài viết của một học viên Đại Pháp ở Trung Quốc
[MINH HUỆ 28-5-2015] Năm ngoái tôi được chồng tặng một chiếc điện thoại di động để dễ dàng truy cập mạng Internet. Tuy nhiên, theo thời gian tôi bắt đầu thích thú với những thứ của người thường và liên tục kiểm tra điện thoại khi có bất kỳ tin nhắn đến.
Tôi sẽ nhấp vào các liên kết để xem chi tiết khi có những chủ đề mình quan tâm. Tôi thậm chí còn bao biện cho hành vi này của bản thân rằng mình chỉ thu thập thông tin để giảng chân tướng tốt hơn.
Thực ra, từ khi tu luyện Đại Pháp tôi biết văn hóa đảng xấu xa như thế nào. Tôi từ chối xem bất kỳ tin tức chính trị, phim ảnh hay các chương trình truyền hình từ Trung Quốc.
Sau đó tôi lại yêu thích một bộ phim Hàn Quốc
Ban đầu, tôi chỉ xem nó một chút thôi, nhưng ngay sau đó tôi đã xem nó mỗi ngày. Để che đậy hành vi của mình, tôi khuyến khích những thành viên trong gia đình vốn không phải học viên cùng xem truyền hình Hàn Quốc. Tôi cho rằng những bộ phim truyền hình Trung Quốc được sản xuất có chứa nhiều các nội dung khiêu dâm, bạo lực và độc hại. Mặc dù các chương trình Trung Quốc tỏ vẻ chỉ trích những kẻ xấu nhưng thật sự thì chúng đang dạy người ta trở thành bất hảo, trong khi phim truyền hình Hàn Quốc thì không.
Lập luận của tôi dường như để thuyết phục gia đình mình tránh xem các chương trình truyền hình của ĐCSTQ, nhưng nó cũng dùng để che đậy tâm an dật và sắc dục của bản thân. Tôi biết rằng như vậy là không đúng, nhưng lại không muốn thay đổi. Kết quả là tu luyện của tôi trở nên rất nặng nề.
Thật chẳng ngẫu nhiên, một ngày điện thoại của tôi đã ngừng hoạt động. Tôi không thể sử dụng hệ thống phần mềm để truy cập trực tuyến, nhưng mọi người trong nhà tôi thì có thể. Tôi đã kiểm tra các dịch vụ của điện thoại, tất cả các chức năng đều hoạt động tốt ngoại trừ kết nối Internet.
Sau gần hai tuần không thể truy cập trực tuyến, tôi đã nhận ra sự nghiêm túc và tầm quan trọng của việc tu luyện Đại Pháp.
Sư phụ đã giảng:
“Nhất là giờ đây trong xã hội này, như mọi người đều thấy, những thứ tiêu cực quá nhiều rồi, dẫn động chấp trước [của] con người, động chạm đến tâm hồn của người ta, khiến con người thế gian không ngừng [bị] kéo xuống; điều ấy rất đáng sợ. Đệ tử Đại Pháp là người tu luyện, chứ không phải Thần tu luyện; là người trong tu luyện, do đó sẽ bị can nhiễu hoặc nhiều hoặc ít. Nếu không giữ mình được vững, vậy thì giống như người thường, biểu hiện trong can nhiễu không có khác biệt gì so với người thường.” (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế 2009)
“Tôi làm được tất cả điều này. Bởi vì để cho các sinh vật khác, thực vật, và động vật hiểu Pháp thì không cần thiết, tôi có thể cải biến chúng trực tiếp – trực tiếp tái tạo hoặc đồng hóa chúng.” (Giảng Pháp tại Pháp hội lần đầu ở Bắc Mỹ)
Sau khi học hai bài giảng Pháp trên, tôi thấy xấu hổ với chấp trước của mình. Tôi nên trân quý thời gian còn lại mà chúng ta có, đồng thời dành thời gian ấy để làm tốt ba việc. Việc chúng ta lãng phí thời gian và cuộc sống của mình sẽ chỉ khiến tà ác vui vẻ mà thôi.
Ngoài ra, chiếc điện thoại cũng là một sinh mệnh. Tại giai đoạn đặc biệt này, tôi nên dùng nó một cách lý trí và thiện đãi. Điện thoại có thể sẽ được đắc cứu, nhưng tôi lại sử dụng nó để làm những điều bất hảo vì chấp trước mạnh mẽ của bản thân; vì vậy mà vô lượng sinh mệnh có liên hệ với cuộc sống này đã bị hủy hoại chỉ vì những hành động sai trái của tôi.
Chân tu nghĩa là sửa chữa những vấn đề của mình khi nhận ra chúng. Tôi cầu xin Sư phụ cho mình một cơ hội, tôi quyết tâm vứt bỏ chấp trước này, làm tốt ba việc để cứu độ chúng sinh và không tái phạm sai lầm này nữa.
Ngày hôm sau, tôi mở điện thoại và các tín hiệu kết nối mạng đã hoạt động trở lại. Tôi đã truy cập được vào Internet kể từ lúc ấy.
Tôi thấy nhiều học viên có vấn đề tương tự như mình. Khi các học viên sống trong một môi trường lơi lỏng, họ có thể bắt đầu truy cầu một cuộc sống thoải mái. Một số học viên dành nhiều thời gian cho các trò chơi, mạng xã hội, hoặc mua sắm trực tuyến. Họ bị lôi cuốn bởi những thứ mà người thường say mê, nhưng họ không nhận thấy cái bẫy này.
Tôi mong rằng kinh nghiệm của mình có thể giúp họ cảnh giác với khả năng những điều này trở thành chấp trước trong tu luyện của họ.
Vui lòng chỉ ra những điều không phù hợp hoặc không đúng trong bài viết của tôi.

Đăng ngày 18-08-2015; Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Từ một đứa trẻ liệt thành một thiếu niên khỏe mạnh


Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở tỉnh Cam Túc, Trung Quốc
[MINH HUỆ 26-5-2015] Mẹ tôi bị chuẩn đoán mắc bệnh lao xương vào năm 1995 và sức khỏe của bà tiếp tục yếu dần đi. May mắn thay, mẹ tôi đã thu được lợi ích từ việc tu luyện Pháp Luân Đại Pháp và ở tuổi 48, mẹ tôi vô cùng khỏe mạnh.
Bà nói với tôi rằng nếu không nhờ tu luyện Đại Pháp và người sáng lập Pháp Luân Đại Pháp (các học viên gọi là Sư phụ), tôi đã bị liệt hoặc có thể đã chết từ lúc còn rất nhỏ rồi.
Tôi bị lạnh và đau họng lúc 10 tháng tuổi, tình trạng đó kéo dài hơn một tháng. Bác sĩ chuẩn đoán tôi bị viêm amidan và kê rất nhiều thuốc uống, tiêm thuốc và truyền dịch.
Một buổi sáng khi mẹ tôi đang mặc quần áo cho tôi, tôi đã ngã ngửa ra giường, mắt hơi hé và cơ thể mềm rũ ra. Tôi tức tốc được đưa tới bệnh viện cấp cứu. Một tuần sau đó họ nói với mẹ tôi rằng tôi bị liệt.
Tình trạng của tôi xấu đi và tôi không thể di chuyển được nữa. Mặc dù tôi được chuyển đến một bệnh viện có danh tiếng, tình trạng của tôi vẫn không cải thiện. Bác sĩ nói rằng cuộc sống của tôi đang gặp nguy hiểm và thậm chí dù có chút cải thiện thì tôi cũng sẽ bị liệt suốt đời.
Cha tôi đã đệ đơn ly dị để trốn tránh trách nhiệm chăm sóc tôi. Nhưng vì mẹ tôi mất việc, tòa án đã trao quyền giám hộ cho cha tôi. Ông đồng ý để mẹ tôi chăm sóc tôi nhưng từ chối trợ cấp tài chính cho bà.
Tìm thấy ánh sáng trong bóng tối
Trong cơn tuyệt vọng, mẹ tôi nhớ rằng bà đã từng ốm yếu trước khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Bà cho rằng tôi cũng sẽ thu được lợi ích từ việc lắng nghe các bài giảng của Sư Phụ.
Bà bật băng thâu âm, và tôi nghe các bài giảng của Sư Phụ. Khi mới bắt đầu nghe, tôi không thể ngồi dậy. Nhưng theo thời gian, tôi có thể ngồi và nắm các thứ trong tay. Tôi học cách đi bộ khi lên ba tuổi, mặc dù tôi thường xuyên bị ngã. Cuối cùng khi lên sáu tuổi, tôi đã đi được và có thể đến trường học.
Sau này mẹ nói với tôi, nếu bà không có niềm tin vững chắc vào Sư phụ và Đại Pháp, thì bà có thể đã suy sụp tinh thần.
Lan truyền sự tốt đẹp của Đại Pháp
Bây giờ tôi đã là một thiếu nữ 16 tuổi và học tập rất tốt ở trường. Điều này chỉ có thể đạt được là nhờ Pháp Luân Đại Pháp.
Tôi tận dụng mọi cơ hội để giảng chân tướng về Đại Pháp với mọi người và nói với mọi người Đại Pháp trân quý như thế nào. Tôi đã tặng bùa hộ mệnh Đại Pháp cho một vài người bạn cùng lớp. Tất cả họ đều trân trọng nó.
Do những tuyên truyền lừa dối của Đảng Cộng sản Trung Quốc về môn tu luyện, một người bạn trong lớp tôi đã từng không tin tôi khi tôi nói với bạn ấy về sự tốt đẹp của Đại Pháp. Sau đó, hai năm trước bạn ấy đến Hồng Kông du lịch cùng gia đình và thấy có rất nhiều học viên Đại Pháp. Khi quay trở về, bạn ấy nói bạn ấy tin Đại Pháp là tốt.
Tôi nói chuyện với bạn ấy về cuộc bức hại, vụ dàn dựng tự thiêu, mổ cướp nội tạng sống từ các học viên còn sống và giải thích các Pháp ý cho bạn ấy. Tôi nói với bạn ấy rằng Đại Pháp đang truyền rộng khắp thế giới và bạn ấy tin điều đó. Bạn ấy đã thoái Đảng và các tổ chức liên đới.
Sách giáo khoa chúng tôi sử dụng trong môn tư tưởng và đạo đức chứa đựng những thông tin phỉ báng Đại Pháp. Một bạn cùng lớp nói: “Bạn nói Đại Pháp là tốt. Tại sao cuốn sách này không nói thế?” Tôi nói với cậu ấy rằng các thông tin trong sách giáo khoa là bịa đặt và vu khống.
Tôi cũng nói với cậu ấy rằng nguyên lý cốt lõi của Đại Pháp là Chân – Thiện – Nhẫn và nhắc lại những lời giảng của Sư phụ: “chống lại Thiện chính là tà ác.” (Lý tính, Tinh Tấn Yếu Chỉ II). Cậu ấy bảo là qua những gì tôi nói, cậu đã hiểu Pháp Luân Đại Pháp là tốt.

Đăng ngày 18-08-2015; Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Tôi đã trở nên khỏe mạnh sau khi tinh tấn tu luyện Pháp Luân Đại Pháp


Bài viết của học viên Thanh Tâm từ Trung Quốc
[MINH HUỆ 11-06-2015] Em họ tôi đã đưa cho tôi Chuyển Pháp Luân, cuốn sách chính của môn tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, và nói với tôi [rằng] cuốn sách còn giá trị hơn cả tất cả vàng bạc trên thế giới này. Tôi không quá coi trọng điều này và nghĩ rằng thực hành tâm linh là dành cho người giàu có để giữ gìn sức khỏe chứ không phải dành cho tầng lớp lao động.
Sự việc đã thay đổi thái độ của tôi
Một sự việc xảy ra đã thay đổi quan điểm của tôi về Pháp Luân Đại Pháp. Mẹ tôi giúp gia đình tôi xây nhà và bà đã lâm bệnh vì công việc vất vả. Tôi đưa bà ấy đến bệnh viện thành phố và tôi tình cờ đã gặp em họ của tôi tại bến xe buýt. Cô ấy đã mời mẹ tôi về nhà mình và hứa chăm sóc cho mẹ tôi. Tôi đã đưa cho cô ấy 1.000 Nhân dân tệ và sau đó trở về nhà.
Mẹ tôi trở về nhà sau một tháng và trông rất khỏe mạnh. Bà đã trả lại 1.000 Nhân dân tệ và nói với tôi rằng nhà của em họ là điểm tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Trong lúc ở với em họ tôi, bà đã nghe các bài giảng Đại Pháp và tập các bài công pháp Đại Pháp. Trong một thời gian ngắn bà đã quên hết mọi bệnh tật của mình.
Tôi rất sốc, nhưng đã ủng hộ ước muốn tu luyện Pháp Luân Đại Pháp của bà.
Mẹ tôi không còn giữ được sức khỏe tốt sau khi cuộc bức hại bắt đầu
Mẹ tôi đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp chập chờn. Bà rất khỏe mạnh cho đến tháng 07 năm 1999, khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP) bắt đầu đàn áp Pháp Luân Đại Pháp trên toàn quốc. Mẹ tôi đã dừng tu luyện Đại Pháp bởi vì bà sợ rằng con cái của bà sẽ bị liên lụy vì chính sách liên đới của chế độ Cộng sản. Bà bị chẩn đoán ung thư phổi giai đoạn cuối một năm sau đó và đã chết trong vòng hai tháng. Tôi biết rằng mẹ tôi hẳn sẽ vẫn còn sống nếu không vì cuộc bức hại Đại Pháp này.
Không có sự giúp đỡ của mẹ tôi, cuộc đời tôi trở nên khốn khó. Tôi không giỏi công việc đồng áng và thậm chí chồng tôi không vui vẻ với tôi.
Tận dụng thời gian tu luyện chân chính
Bài viết “Kim Phật” với lời bình chú của nhà sáng lập Đại Pháp, người mà các học viên [thường] gọi Sư phụ Lý, đã thay đổi cuộc sống của tôi. Tôi nghĩ rằng tôi nên tu luyện theo Đại Pháp và đọc Chuyển Pháp Luân.
Không có học viên nào trong khu vực của tôi và thật khó để lấy được các tài liệu Pháp Luân Đại Pháp mới. Tôi đã suýt từ bỏ Pháp Luân Đại Pháp do các cuộc xung đột với chồng tôi.
Gia đình tôi đã chuyển sang nhà mới vào năm 2007 và tôi đã không nghĩ đến tu luyện, mà truy cầu danh và lợi. Tôi đọc sách Pháp Luân Đại Pháp, nhưng không thực sự tu luyện. Tình trạng này đã kéo dài khoảng vài năm.
Sức khỏe của tôi bắt đầu xấu đi. Bất cứ khi nào ra khỏi nhà, tôi lại mất hết cảm giác ở bàn tay và các ngón tay và máu không lưu thông. Ngay cả khi trong mùa hè nóng nhất, tôi phải mặc quần áo nặng trĩu.
Tôi được chẩn đoán bị hội chứng Raynaud, đó là kết quả của việc lưu lượng máu bị giảm để phản ứng với cái lạnh hoặc căng thẳng về tình cảm. Bác sỹ đã khuyên rằng tôi nên ở lại bệnh viện để họ có thể kiểm soát được bệnh tình của tôi, nhưng không có cách nào chữa khỏi bệnh. Điều đó thậm chí có nghĩa rằng tôi cần được cắt bỏ hai chân hoặc tôi sẽ chết. Bác sỹ phỏng đoán tôi chỉ sống thêm nhiều nhất được 5 năm nếu tôi rời bệnh viện.
Tôi rất chán nản, trở về nhà và uống 92 thang thuốc Đông Y. Tuy nhiên, tình trạng của tôi càng xấu đi và ai nhìn cũng thấy là tôi đang bị bệnh. Thậm chí tóc của tôi đã ngả bạc.
Tôi mất hy vọng và đi thăm một đồng tu. Cô ấy chia sẻ với tôi cách cô ấy vượt qua quan bệnh tật. Tôi nhận ra rằng mặc dù tôi nghĩ tôi tu luyện Đại Pháp,[nhưng] thực tế tôi đã không làm vậy, bởi vì tôi không tuân theo các nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn.
Tôi quyết định loại bỏ các chấp trước người thường và bắt đầu tu luyện chăm chỉ. Hàng ngày tôi dậy lúc 3 giờ 40 phút sáng để luyện công. Tôi học các sách Đại Pháp bất cứ khi nào tôi không làm việc. Khi tôi luyện công, tôi đổ mồ hôi đầm đìa khoảng một tháng. Kể từ đó tôi không còn triệu chứng bệnh tật nào nữa, kể cả cảm giác tê bàn tay. Tôi đã khỏe mạnh trở lại.
Xin cảm tạ Pháp Luân Đại Pháp và đặc biệt là Sư phụ của Pháp Luân Đại Pháp.

Đăng ngày 19-08-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Những trải nghiệm khó tin nhưng có thật


Một đồng tu viết lại theo lời thuật của một học viên ở tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc
[MINH HUỆ 4-6-2015] Tôi là một học viên Pháp Luân Đại Pháp đã trải qua nhiều chuyện mà nghe có vẻ khó tin. Là một học viên, tôi sống chiểu theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn của pháp môn tu luyện và mọi thứ tôi viết là những gì đã thực sự xảy ra.
Cuộc sống của tôi trước khi tu luyện
thiên mục của tôi khai mở từ khi còn trẻ, và tôi có thể nhìn thấy các vị Phật, Đạo, các tiên nữ trải hoa, và những cảnh tượng đẹp đẽ khác.
Tôi chịu nhiều bất hạnh trước khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp và thậm chí từng cố gắng tự tử bằng thuốc độc. Chủ nguyên thần của tôi đi xuống địa ngục, một vị thần hỏi một tiểu quỷ rằng tại sao lại mang tôi đến đó. Vị thần lệnh cho tiểu quỷ đưa tôi quay trở lại [dương gian], mặc dù tôi không muốn quay về. Nhưng, dường như tôi không có lựa chọn nào khác và đã bị đưa trở lại.
Lúc khoảng 25 tuổi, tôi có một giấc mơ, tôi thấy một màn hình lớn trên bầu trời chiếu cảnh các tiên nữ đang khiêu vũ và trải hoa, cũng như các ngôi sao và các hành tinh đang xoay chuyển. Sau đó, tôi nghe thấy Sư phụ đang giảng Đại Pháp cho thế gian con người. Khi tôi đến gần Sư phụ hơn, Sư phụ đã nói điều gì đó với tôi, nhưng tôi không thể nghe rõ những gì mà Ngài nói.
Khi tỉnh giấc, tôi bảo với gia đình mình rằng tôi đã tìm thấy sư phụ của mình và Ngài đang ở trong thế gian con người.
Trong một giấc mơ khác, tôi đã thấy các Pháp Luân trên bầu trời. Ngày hôm sau, em trai tôi mang cho tôi một chồng sách mà anh trai nhờ chuyển cho tôi. Một cuốn sách có bìa màu xanh nước biển với một Pháp Luân ở giữa trang, giống những gì tôi đã nhìn thấy trong giấc mơ của mình.
Tôi mở một cuốn sách nhưng không thể đọc được hết các từ. Tôi đã khóc và nước mắt của tôi rơi lên cuốn sách. Tôi gập cuốn sách lại và ngủ thiếp đi. Sau khi tỉnh lại, tôi có thể đọc phần lớn các từ và hiểu chúng. Sau đó, tôi biết rằng tôi đã tìm thấy Sư phụ của mình.
Sư phụ ở đó vì tôi, bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu
Sau khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, Sư phụ đã tịnh hóa thân thể tôi và giúp tôi vượt qua các khổ nạn. Đổi lại, tôi làm những gì mà Sư phụ yêu cầu các học viên. Tôi ra ngoài và nói cho mọi người chân tướng về Pháp Luân Đại Pháp và giúp họ thoái Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cùng các tổ chức liên đới của nó. Tôi nói với họ rằng vì họ đã tuyên thệ duy hộ ĐCSTQ bằng mạng sống của mình, họ nên rút khỏi nó, nếu không họ sẽ bị hủy diệt cùng nó khi nó không còn cai trị Trung Quốc.
Sau khi đắc Pháp, tôi trân quý cơ hội quý giá mà Sư phụ đã ban cho. Tôi làm công việc thường ngày của mình, học một bài giảng trong Chuyển Pháp Luân, và luyện các bài công pháp hàng ngày. Tôi hầu như không bao giờ bỏ lỡ phát chính niệm vào bốn khung giờ đã định, nếu bị lỡ tôi sẽ phát bù.
Sau cùng, tôi đã hiểu được nguyên nhân những oán hận giữa mẹ chồng và tôi, điều đó đã giúp tôi thuyết phục bà và cả gia đình bà thoái ĐCSTQ.
Salon tóc của tôi là một nơi thuận lợi cho việc giảng cho mọi người chân tướng về Pháp Luân Đại Pháp, và khuyên họ thoái ĐCSTQ. Tôi nói cho mọi người về Đại Pháp, bao gồm cả cảnh sát và những người từ Phòng 610. Tôi khuyên họ đừng bức hại Đại Pháp.
Một ngày, khi tôi chuẩn bị ra ngoài và phân phát tài liệu Đại Pháp, tôi đột nhiên không nhìn được, và gặp vấn đề với đôi chân. Tôi đã xin Sư phụ phục hồi thị lực cho mình, vì vậy tôi có thể ra ngoài và phân phát các tài liệu. Sư phụ đã bảo hộ cho tôi, tôi ra ngoài và phân phát 100 bản tài liệu. Tôi đã đi bộ một đoạn khá dài.
Sau khi phân phát hết tài liệu, chân tôi ổn trở lại, nhưng tôi không thể tìm được đường về nhà. Tôi đã xin Sư phụ giúp đỡ, và các đóa hoa sen trắng xuất hiện trên bầu trời xếp thành hình của một chiếc thuyền Pháp lớn. Tôi theo chỉ dẫn của thuyền Pháp và đã tìm được đường về nhà.
Sức mạnh của chính niệm
Năm 2002, cảnh sát đột nhập vào nhà tôi. Tôi xin Sư phụ khiến họ không lấy được các sách Đại Pháp của mình. Họ đã lục soát cả phòng nhưng không hề nhìn thấy chiếc túi đựng sách lớn trước mặt họ.
Công an đã bắt giữ tôi vì phân phát các tài liệu mang thông tin Đại Pháp, và đưa tôi tới đồn công an. Tôi giảng chân tướng về Đại Pháp cho họ, và từ chối ký hoặc điểm chỉ bất cứ thứ gì. Tôi bất tỉnh, nên họ đã đưa tôi đến bệnh viện. Người ta bảo với họ rằng tôi sắp chết, và họ nên thả tôi. Nhưng thay vào đó, họ lại đưa tôi tới trại tạm giam. Tôi xuất một niệm rằng trại tạm giam sẽ không nhận tôi, và họ đã không nhận.

Đăng ngày 19-08-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Chủ Nhật, 16 tháng 8, 2015

Câu chuyện luân hồi: Cuộc gặp gỡ với ban nhạc


Tác giả: Đệ tử Đại Pháp Đài Loan
[ChanhKien.org] Vào thời xa xưa, có một quốc gia dùng thủy tinh và đá quý làm năng lượng. Tại đất nước này, người tu hành có địa vị cao quý, hơn nữa đều có một viên đá quý khảm trên thân trong suốt quá trình tu luyện của mình, viên đá này chính là đại biểu cho tầng thứ cao thấp của tâm tính và công lực của người tu luyện. Vương tử của nước này, cũng chính là người kế thừa vương vị, tên là Nguyên. Chín năm sau khi Nguyên chào đời, cô công chúa nhỏ Tuyết Luân đã đến thế gian này.
Ba trăm năm trước, có ba vị Đạo sư của quốc gia đã từng dự ngôn rằng: vào một lúc nào đó trong tương lai, nguồn nước của quốc gia sẽ cạn kiệt. Vậy nên, các Đạo sư đã luyện chế một viên khoáng thạch màu hồng phấn có năng lượng cường đại, dự định khảm vào thân của người kế thừa hoàng thất trong tương lai. Một khi năng lượng dùng hết, nguồn nước cạn kiệt, người thừa kế sẽ đi tìm nguồn nước, nhưng cái giá phải trả lại là sinh mệnh của chính người đó.
Sự ra đời của công chúa đã giải trừ nỗi ưu phiền của quốc vương và hoàng hậu, họ không còn lựa chọn nào khác phải đem bảo thạch khảm lên thân của Tuyết Luân.
Sau khi Tuyết Luân ra đời được hai năm, quốc vương và hoàng hậu lần lượt qua đời. Tuyết Luân được thu xếp ở Đạo quán ngay bên cạnh cung điện, sống chung với một nhóm tiểu tu sĩ, trong đó có ba cậu bé có cảm tình giao hảo tốt nhất với Tuyết Luân:
Thái Dương―tu luyện tinh tấn, được xem là người kế nhiệm Đạo sư Kim Vân, phụ trách việc nấu ăn trong đạo quán.
Ngân―tư chất có phần kém cỏi, nhưng tấm lòng thiện lương, làm việc chuyên nhất, có tài năng thiên phú đối với võ thuật.
Tiểu Long―lớn hơn Tuyết Luân sáu tuổi, từ nhỏ đã được đưa vào Đạo quán, chưa từng được gặp cha mẹ thân sinh, đối với Tuyết Luân vừa gặp đã thương, nhưng vì bị câm nên trước sau không cách nào thổ lộ tình cảm của mình.
Cuộc sống trong Đạo quán đã dạy dỗ Tuyết Luân trở thành một đứa trẻ thiện lương, biết quan tâm đến người khác. Mỗi khi gặp mâu thuẫn xung đột, Tuyết Luân luôn luôn tự xét chính mình, cũng không nổi giận, không oán trách. Hơn nữa, nếu như trong tâm Tuyết Luân có sự bất bình, viên đá quý trước ngực sẽ ngay lập tức chuyển sang màu đỏ, khiến toàn thân cô nóng buốt, đau đớn không chịu nổi.
Tất cả đều có liên quan với sứ mệnh của Tuyết Luân. Cô cần phải bảo trì sự thiện lương, không oán không hận, khiến cho tâm tính đạt đến tiêu chuẩn, để gánh vác vận mệnh của tương lai―hy sinh tính mạng cho đất nước này. Trong khi đó, Tiểu Long vì yêu Tuyết Luân tha thiết, nên trong lòng vô cùng bất bình. Cậu tin chắc rằng mọi người dạy dỗ, đối đãi tốt với Tuyết Luân chỉ vì trong tương lai cô sẽ vì họ mà chết.
Nguyên đã kế thừa vương vị lúc 11 tuổi, trở thành quốc vương; bởi trong lòng ôm nỗi day dứt đối với em gái, anh đã cố kiềm chế bản thân, không hỏi nhiều về việc của em gái. Có một lần, Tuyết Luân bị bệnh phát sốt, Tiểu Long đến hoàng cung cầu xin quốc vương hãy đi thăm Tuyết Luân, lại bị cự tuyệt thẳng thừng. Từ đó, trong lòng hai người đã có nút thắt. Quốc vương thấy Tiểu Long nặng tình như vậy, trong lòng nghĩ có lẽ một ngày nào đó Tiểu Long sẽ thuyết phục Tuyết Luân phản bội đất nước này.
Tiểu Long tư chất thông minh, đáng tiếc mê trong cõi tình, đã trở ngại việc tu luyện. Đạo sư Kim Vân thương yêu Tuyết Luân hết mực, thường lui tới hỏi thăm, dạy cô đọc kinh, và giảng giải nội hàm trong kinh văn. Tuyết Luân biết rõ sứ mệnh của mình, chưa từng có tâm oán hận. Dù cô yêu Tiểu Long sâu sắc, cô biết rõ là mình không thể có loại tình cảm này, vì sẽ gây hỗn loạn tình cảm của cô, khiến cô trở nên tự tư, vì vậy cô cứ mãi kìm nén tình cảm của mình đối với Tiểu Long. Nhờ viên đá quý trước ngực nên thân thể Tuyết Luân hoàn toàn khác với người thường, cô có thể bay thấp trên không trung, Tiểu Long thường lấy dây thừng buột chân của Tuyết Luân, để cô bay lượn bên cạnh mình. Khi Tuyết Luân không giữ vững tâm tính, Tiểu Long luôn có thể nghĩ cách ổn định tâm tình của cô.
Tuyết Luân, Tiểu Long, Thái Dương, Ngân, cứ như vậy gắn bó với nhau, dần dần trưởng thành.
Quốc vương thành hôn năm 20 tuổi, ngài lấy con gái của một vị đại thần, tân nương tên là Trân Châu, bản tính dịu dàng thiện lương, sự giáo dục từ nhỏ chính là vì để chuẩn bị cho cô được gả vào hoàng cung. Sau khi gả cho quốc vương, Trân Châu nghĩ rằng từ nay sẽ được sống những tháng ngày hạnh phúc vui vẻ, nhưng trên thực tế cô lại phát hiện quốc vương luôn mặt mày ủ dột, tâm sự trùng trùng.
Bên cạnh quốc vương có mấy vị đại thần, đều là những tu sĩ có đạo đức, trí huệ, từ trong Đạo quán tuyển ra:
Quang Huy―võ tướng, chính trực, dũng cảm, trung thành, có khuôn mặt tuấn tú như con gái, hoàng hậu Trân Châu vô cùng ngưỡng mộ ông.
Hy―cá tính đơn thuần, hài hước, là trợ tá đắc lực của quốc vương.
Quảng―võ tướng, võ công cao cường lại đôn hậu, từ bi, nguyên là sống cùng với Tiểu Long, Thái Dương, Ngân, năm 15 tuổi được chọn vào hoàng cung phò tá quốc vương.
Quang Minh―văn võ song toàn, tâm tư cẩn trọng, quan sát nhạy bén, hành xử quyết đoán, là đại thần phò tá không thể thiếu.
Sau khi Trân Châu vào cung, chỉ vì muốn để quốc vương vui lòng nên đã cố gắng rất nhiều. Mãi đến sau này, cô phát hiện quốc vương thường hay đi đến Đạo quán một mình, đứng ở nơi hẻo lánh, nhìn Tuyết Luân bằng ánh mắt đau thương―người em gái mà anh chưa từng ôm ấp qua dù chỉ một lần. Sau khi hoàng hậu hỏi dò Quang Huy, cuối cùng đã biết được tất cả nguyên do: cảnh ngộ của công chúa khiến trong lòng quốc vương cảm thấy vô cùng day dứt, tuy vậy lại không biết phải làm thế nào, thế là chỉ có thể lựa chọn phương pháp lạnh lùng để mà đối đãi.
Hoàng hậu Trân Châu quyết định bù đắp sự nuối tiếc cho quốc vương. Cô đối xử tốt với Tuyết Luân bằng tất cả khả năng của mình, ví như cô biết Tuyết Luân thích chim Phượng Hoàng, liền sai Hy gửi đi một con. Tuyết Luân vì điều này mà vui mừng khôn tả, nhưng Tiểu Long lại cư xử lạnh nhạt, anh tin rằng mục đích của những người này suy cho cùng đều là tự tư, dù họ có làm gì đi nữa, anh đều không sao chấp nhận được.
Thời gian thấm thoắt trôi qua, trong nháy mắt Tuyết Luân đã 16 tuổi. Lúc này toàn quốc xảy ra đại hạn hán, đã suốt hai năm tròn không có lấy một hạt mưa, hệ thống năng lượng nhờ sự chuyển động của dòng nước hầu như đã ngừng lại toàn bộ, đất nước trước mắt rơi vào cảnh nguy nan. Đạo sư Kim Vân biết rằng thời gian đã đến, liền trình tấu lên quốc vương, Tuyết Luân cần phải lập tức khởi hành để đem hòn đá năng lượng trở về.
Quốc vương biết rằng đã không còn cách cứu vãn, vào buổi tối trước khi công bố mệnh lệnh, ngài đau đớn đến nỗi cả đêm không ngủ được. Mãi đến lúc này, ngài mới thật sự cảm nhận được tình thương của mình dành cho Tuyết Luân, và cho đến hết thảy sự thiếu sót vô tận. Cả đời này, ngài chưa từng làm bất cứ chuyện gì cho Tuyết Luân, ngài nhắm nghiền mắt lại, những gì hiện lên đều là hình ảnh Tuyết Luân công chúa gánh nước, nấu cơm, quét lá, dọn dẹp Đạo quán, giặt áo cho tất cả tu sĩ. Mà giờ đây Tuyết Luân lại còn phải hiến dâng mạng sống cho đất nước này. Quốc vương hiểu rõ, anh không còn có cơ hội để bù đắp vì phó xuất lần này, chỉ có thể đi tiếp mà thôi.
Ngày hôm sau, đạo quán nhận được mệnh lệnh, sai Tiểu Long, Ngân, Quảng, đi cùng Tuyết Luân đến núi Thiên Sơn xa xôi, để tìm nguồn nước và đá năng lượng, Thái Dương chính là người dẫn đường. Buổi tối trước khi xuất phát, Đạo sư Kim Vân gọi Tiểu Long đến phòng của mình và nói với anh: “Tiểu Long, tuy con không thể nói năng được, nhưng con bản tính thiện lương, lại có huệ căn, mấy năm nay sư phụ hiểu rõ con bị hãm sâu vào tình cảm với Tuyết Luân mà trễ nại việc tu hành của mình, chuyến đi này sẽ là sự tu luyện lớn nhất trong đời này của con, đi hết con đường này con sẽ hiểu được sứ mệnh và thiên phú mà con mang theo, nhất định hãy nhớ lấy! Giữ vững tâm tính, vì quốc gia, vì sinh mệnh của tất cả mọi người, hãy đi đi! Hãy cùng Tuyết Luân đi hết con đường này!”
Một đoàn người đã xuất phát. Trên người họ khoác áo cà sa màu trắng, đi bộ giữa núi rừng. Tiểu Long cõng Tuyết Luân, Thái Dương tay cầm quả cầu thủy tinh để giữ liên lạc với hoàng cung, và dẫn đường cho mọi người. Trên đường đi, họ đã gặp rất nhiều khó khăn, thử thách tâm tính và sự phối hợp lẫn nhau của mọi người. Chỉ có tâm tính đạt tiêu chuẩn mới có thể vượt qua cửa ải khó khăn, có thể nói là muôn vàn nguy hiểm. Cũng từng gặp dã thú, cường đạo, nhưng đều bị Ngân và Quảng võ nghệ cao cường đánh lui. Lúc nghỉ ngơi giữa đường, việc ăn uống của mọi người đều là do đầu bếp Thái Dương phụ trách.
Tuyết Luân nhớ nhà, thường quay đầu ngoảnh nhìn về hoàng cung, lúc này Tiểu Long sẽ đứng sau lưng Tuyết Luân, hai tay bịt lấy tai cô, bảo cô tựa vào ngực mình, tĩnh tĩnh lắng nghe nhịp tim, mãi đến khi Tuyết Luân bình tĩnh hẳn lại, không còn sợ hãi gì nữa.
Đoàn người đã đi gần 30 ngày. Tiểu Long hiểu rõ, mỗi một bước về phía trước, Tuyết Luân cách cái chết càng gần một bước. Anh tuân thủ nghiêm ngặt lời khuyên răn của Đạo sư; cố gắng để cho nội tâm không có vết thương; giờ đây, anh chỉ muốn giữ vững tâm tính, không để Tuyết Luân lo lắng, yên bình mà theo cô đi hết đoạn đường này.
Cuối cùng, họ đến một thung lũng, trong thung lũng có một cái hồ lớn sâu không thấy đáy. Chất lỏng chảy trong hồ không giống như nước, năng lượng cực mạnh, mật độ cực lớn, hơn nữa ở nơi sâu thẳm trong hồ có một loại vật chất có thể giải thể cái tình của người ta chỉ trong nháy mắt. Thái Dương đã tốn rất nhiều công phu, lấy thạch anh màu tím mà Đạo sư trao cho bỏ vào trong đồ đựng giống như cái ly bên bờ hồ, lúc này, một bóng ảnh mang hình người rất lớn xuất hiện trước mắt mọi người. Đó là hình ảnh Đấng Tạo Hóa của thế giới này, xuyên qua thời gian, không gian, nói chuyện với Thái Dương.
Thái Dương vừa khóc vừa hỏi hình ảnh ấy: “Không còn cách nào khác nữa hay sao?”
Hình ảnh mỉm cười, đáp rằng: “Tất cả hãy theo ý Trời mà hành sự vậy.”
Tuyết Luân đi đến bên hồ, Thái Dương, Ngân, Quảng quỳ ở phía sau Tiểu Long, khóc lóc thảm thiết. Tiểu Long quỳ trước mặt Tuyết Luân, không chảy một giọt nước mắt.
Tuyết Luân ôm chặt Tiểu Long, nói với anh: “Em có thể thực hiện được một tâm nguyện, em nhất định muốn anh có thể nói chuyện được, anh phải dùng công phu tu hành của mình đi khắp thế gian để nói cho mọi người biết ý nghĩa thật sự của sinh mệnh.”
Tiểu Long chăm chú nhìn Tuyết Luân, dường như đang hỏi: “Kiếp sau, em sẽ còn nhớ anh chứ?”
Tuyết Luân dường như nhìn thấu tất cả, bình tĩnh mà nói rằng: “Không sao, đây chính là giọng nói mà em dùng sinh mệnh để đánh đổi, kiếp sau, chỉ cần anh mở miệng, thì em có thể nhận ra anh ngay.”
Nói xong, Tuyết Luân đến bên hồ nước, trút bỏ xiêm y, viên đá quý trước ngực lấp lánh áng quang. Cô biết rằng quốc vương đang nhìn rõ tất cả thông qua quả cầu thủy tinh, cô không ngoảnh đầu lại, chỉ khe khẽ nói:
“Anh trai à, sau khi em nhảy xuống rồi, anh sẽ khóc chứ?”
Tuyết Luân không chờ câu trả lời, cô nhảy xuống, biến mất ngay tại mặt hồ.
Ngay sau đó một viên bảo thạch hình nón màu đỏ nổi lên trên mặt hồ, năng lượng lớn mạnh, thân thể xác thịt khó mà chạm vào được. Thái Dương nước mắt lưng tròng, lấy ra tấm vải chạm trổ hoa văn bằng bạc đã được chuẩn bị sẵn trước đó, nhanh chóng phủ lại, ôm lấy bảo thạch. Tiểu Long một tay giành lấy, ôm ngay trước ngực, khóc lóc nghẹn ngào. Đồng thời, anh hét lên câu nói đầu tiên trong đời của mình: “Tuyết Luân!”
Ở một nơi khác, trong hoàng cung, quốc vương quỳ trước quả cầu thủy tinh, nước mắt tuôn trào như mưa không sao ngăn lại được.
Sau này, quốc vương dưới sự trợ giúp sáng suốt của Đạo sư Kim Vân đã dẫn dắt quốc gia trở về quỹ đạo một cách mau chóng, giải trừ nguy cơ cạn kiệt năng lượng. Và từ sau sự kiện này, mọi người càng trân quý năng lượng hơn, quốc vương cũng yêu cầu thêm vào trong sách giáo khoa dạy bảo người dân trong nước rằng “nếu lòng người không tốt, Thần sẽ thu hồi lại tất cả những gì đã cấp cho con người”.
Nháy mắt đã 10 năm trôi qua. Trong khoảng thời gian đó, Tiểu Long nỗ lực tu luyện, học Pháp; vì sức lý giải cao thâm, thêm vào đó anh có thể bàn luận, giao lưu cùng những người khác, tầng thứ tu luyện của anh tiến triển cực nhanh. Vì để nói cho mọi người biết ý nghĩa thật sự của sinh mệnh, anh đã đề xuất với quốc vương sẽ xuất cung để vân du khắp thiên hạ, đến các nơi trong nước truyền Pháp, giáo hóa nhân tâm, quốc vương đã đồng ý. Thế là Tiểu Long dẫn theo những người tự nguyện đi cùng là Ngân, Quảng, Quang Minh, bắt đầu một hành trình tu luyện khác. Lúc này Thái Dương đã trở thành Đạo sư nên không thể đi cùng.
Trước lúc khởi hành, quốc vương, hoàng hậu đều đến tiễn biệt, hỏi Tiểu Long còn cần gì không? Tiểu Long xin được đem theo Phượng Hoàng mà Tuyết Luân yêu thích nhất đi cùng.
Mọi người đến trước cửa thành, Tiểu Long bảo Phượng Hoàng đậu trên tay, nói khẽ rằng: “Lần này Thái Dương không có ở đây, xin ngươi hãy dẫn đường cho bọn ta nhé.” Anh tung lên, Phượng Hoàng xinh đẹp bay thẳng lên trời, bên dưới Phượng Hoàng, người cưỡi tuấn mã, người khoác áo cà sao màu trắng một mạch theo sau.
Không biết đã trải qua bao nhiêu kiếp, các nhân vật trong câu chuyện đã gặp lại nhau tại đời này. Tôi chính là Tuyết Luân thời bấy giờ, các nhân vật khác, đời nay là các chàng trai trong một ban nhạc. Năm 2001, tôi may mắn đắc Pháp, trong hạng mục truyền thông Đại Pháp, tôi phụ trách việc phỏng vấn đưa tin về các hoạt động giải trí. Lĩnh vực này vốn ít đồng tu tham gia, thêm vào đó Trung Cộng không ngừng phá rối, khiến cho việc kinh doanh của chúng tôi tương đối khó khăn.
Năm 2009, trong buổi phỏng vấn tin tức, tôi và họ đã gặp lại nhau. Họ mặc những bộ đồ tây màu trắng, trên sân khấu tung tăng múa hát. Một chàng trai trong đó, trước khi lên sân khấu đã không ngừng vẫy tay chào hỏi tôi, tôi không chú ý gì thêm, lòng nghĩ chàng trai giống như búp bê này có thể làm được gì nhỉ? Đợi đến khi anh lên sân khấu, mở miệng cất cao tiếng hát, câu “giọng nói mà em dùng sinh mệnh để đánh đổi” kia trong nháy mắt dường như khiến cho thời gian ngưng đọng lại, khiến tôi nhớ lại đủ loại sự việc của kiếp trước.
Sau này, trải qua rất nhiều nỗ lực, chúng tôi đã đột phá phong tỏa, hoàn thành công tác phỏng vấn như mong muốn. Sư tôn khiến tôi minh bạch, ngay từ kiếp đó đã muốn tôi giữ vững tâm tính thực tu, vật chất lớn mạnh ở nơi sâu thẳm trong hồ nước kia chính là “Chân-Thiện-Nhẫn”, Đấng Sáng Tạo đó chính là Sư tôn!
Lời kết:
Trong câu chuyện, nữ nhân vật chính tung mình nhảy xuống, vì chúng sinh mà hy sinh bản thân mình, thật ra là sự thăng hoa của sinh mệnh. Sau đó tuy không còn nhục thân của con người, nhưng vẫn có thân thể vi quan, ngoài ra năng lực lại càng cao  hơn, ngay lập tức bèn có thể liễu giải được tâm tư và sứ mệnh của các nhân vật trong câu chuyện.
Dịch từ: http://www.zhengjian.org/2011/09/18/77401.轮回故事:和偶像团体的相遇.html
Câu chuyện luân hồi: Duyên phận cơm canh


Tác giả: Tiểu Liên
[ChanhKien.org] Tôi gặp được chị Trương tại đơn vị công tác, chị ấy là đầu bếp của bộ phận này, phụ trách nấu ăn cho các nhân viên quản lý hậu cần chúng tôi. Chị Trương là người lương thiện, nhiệt tình, khéo ăn nói. Mỗi bữa ăn chị ấy đều luân phiên đổi món ăn cho chúng tôi (buổi sáng hai loại cháo khác nhau, màn thầu hoặc mì sợi, rau mặn; buổi trưa, buổi tối là tiêu chuẩn bốn món rau và một món canh, bữa nào cũng đều có thịt). Mọi người đều ăn rất no nê, rất ngon miệng.
Nhớ có một lần, một người ngay tại bàn ăn đã nói về sự việc của Pháp Luân Công, tôi lập tức nhân cơ hội ấy cùng với mọi người bàn luận về đề tài này. Chị Trương đứng bên cạnh lên tiếng ủng hộ: “Ba mẹ tôi đều là những người tu luyện Pháp Luân Công, sức khỏe của họ vốn dĩ không được tốt, thông qua luyện công đều đã khỏi cả. Tôi tuy không học, nhưng tôi biết Pháp Luân Công là tốt.”
Bây giờ tuy tôi đã được điều chuyển đến bộ phận khác nhậm chức, nhưng khi có dịp tôi vẫn quay lại bộ phận trước kia, nhìn thấy chị Trương nhiệt tình, trong lòng luôn cảm thấy thật sự rất có duyên với chị ấy. Vì căn nguyên của duyên phận này là ở việc ăn cơm, vì vậy tôi liền viết một bài với đề mục này.
Câu chuyện có bối cảnh vào thời Liêu quốc. Vùng Nhạn Môn quan, tỉnh Sơn Tây.
Lúc bấy giờ tôi là một trong những thành viên của Dương gia tướng. Võ công vô cùng lợi hại, thường xuyên giao chiến với quân đội nước Liêu. Trong một lần chiến đấu đã bắt được một đại tướng nước Liêu, lúc đó tôi nghe nói y rất có tiếng tăm, liền muốn thu phục y. Nhưng người này rất quật cường, thà chết chứ không chịu đầu hàng. Càng là như vậy, tôi càng cảm thấy y có khí phách. Một ngày nọ, không hiểu sao tôi lại hứng khởi dâng trào, đích thân xuống bếp làm mấy món ăn. Y sợ rằng trong thức ăn có độc nên không ăn. Tôi liền tự mình ăn trước. Y nhìn thấy không có độc, cũng mở miệng cho tôi đút cho y (bởi toàn thân y đều bị trói). Sau khi ăn xong một miếng, y nói rằng: “Món ăn mà ông làm không phải là ngon cho lắm, đời này chúng ta ai vì chủ nấy, ông cũng đừng làm khó tôi nữa. Sau này tôi sẽ nấu những món ngon để cảm tạ cái ân tri ngộ của ông đối với tôi trong đời này.” Nói xong, y cắn lưỡi tự vẫn.
Đời này, y đã chuyển sinh thành một nữ nhân xinh đẹp, khi tôi gặp được người mà y chuyển sinh, con cái của chị ấy đều hơn 20 tuổi rồi, nhưng từ tướng mặt mà nhìn thì chị chỉ ngoài 40, rất trẻ trung.
Món ăn do chị Trương nấu quả thật là rất ngon, chị lo lắng rằng những nhân viên quản lý hậu cần chúng tôi ăn uống không được đảm bảo, nên mỗi bữa ăn đều làm rất đầy đủ. Hơn nữa khi chúng tôi có bạn bè đến thăm, chị ấy đều nhiệt tình chiêu đãi như đối đãi với người thân của mình vậy. Thật là hiếm có!
Bởi vì thời gian và tinh lực có hạn, tôi chỉ có thể kể một ít câu chuyện liên quan đến chị Trương vậy thôi, coi như là bày tỏ chút tấm lòng vậy.
Đây chính là:
Ngày xưa đối thủ loạn gươm đao,
Quen nhau quý nhau trao giao ước.
Hôm nay cõi trần gặp lại nhau,
Cơm canh bình thường giải tiền duyên!
Dịch từ: http://www.zhengjian.org/2012/02/25/80798.轮回纪实:饭食之缘.html
Tu luyện từ những điều nhỏ nhặt


Tác giả: Một đệ tử Đại Pháp
[ChanhKien.org] Tại Pháp hội New York 2015, Sư phụ đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chúng ta tu luyện tốt bản thân từ những điều nhỏ nhặt nhất. Nếu không, chúng ta không thể nhận ra vấn đề ở đâu ngay cả khi bị cựu thế lực bức hại đến chết. Nhìn lại sự tu luyện của bản thân tôi, vì các thành viên trong gia đình tôi đều là người thường, tôi đã không thể chiểu theo Đại Pháp và nghiêm khắc tự giác yêu cầu bản thân. Sư phụ thực sự đã thức tỉnh tôi khi Ngài đặc biệt nhấn mạnh việc tu luyện những điều dường như nhỏ nhặt nhưng kỳ thực lại là vấn đề lớn trong tu luyện. Có lẽ chúng ta đang ở giai đoạn cuối cùng của sự tu luyện, chúng ta cần phải đáp ứng hoàn toàn tất cả các tiêu chuẩn để đạt viên mãn.
Trong Giảng Pháp tại Pháp Hội New York 2015, Sư phụ giảng:
Nhưng có những học viên họ không chiểu theo Đại Pháp mà làm, họ chiểu theo phương thức người thường mà làm, thậm chí khi ý thức được một số thiếu sót của mình, bèn cảm thấy việc đó là việc không quan trọng, nên làm chiếu lệ cho qua. Nhưng cựu thế lực không buông cho qua, chúng dùng tiêu chuẩn người tu luyện để đo lường chư vị, chúng dùng tiêu chuẩn sinh mệnh tương lai để đo lường chư vị. Chư vị dùng tiêu chuẩn người thường để đo lường bản thân mình, để yêu cầu bản thân mình như thế, thì chúng có chịu không? Chúng không chịu, do đó có người sẽ đụng phải ma nạn nhiều đến vậy, phiền toái nhiều đến thế, thậm chí có những người vì thế mà rời khỏi thế gian rồi mà vẫn không biết là [vì] sao rời đi.”
Trong phần trả lời câu hỏi của học viên về việc có đồng tu xuất hiện nghiệp bệnh teo nhược tiểu não, Sư phụ đã giảng:
Nếu là ở quốc ngoại, các đệ tử Đại Pháp có kinh nghiệm đều biết, không có bất kỳ việc gì là ngẫu nhiên phát sinh ở trên thân đệ tử Đại Pháp. Tôi nói quả thực nên phải tự xét chính mình một cách hết sức thiết thực về [phương diện] tu luyện. Không được coi thường coi nhẹ những việc mà chư vị cảm thấy không phải việc gì lớn. [Hãy] từ tiêu chuẩn tu luyện mà xét vấn đề, chư vị xem là vấn đề nhỏ, [nhưng] cựu thế lực theo thái độ của đệ tử Đại Pháp mà xét, chúng lại không hề nhỏ. Những việc mà chư vị cảm thấy không trọng yếu, thông thường đều là [vì] dùng tiêu chuẩn người thường mà đo lường bản thân, chứ không dùng Pháp!
Vậy thì “vấn đề nhỏ” ở đây là gì?
Ba bữa ăn mỗi ngày nghe qua tưởng chừng như là chuyện lặt vặt. Tuy nhiên nếu chúng ta có nhu cầu tương đối cao về chất lượng thực phẩm và hương vị; để tâm nhiều vào các món ăn hàng ngày, vậy thì chúng ta đã cách xa tiêu chuẩn của người tu luyện trong bài “Đạo Trung”:
Thực nhi bất vị – Khẩu đoạn chấp trước.” (Hồng Ngâm)
Tại bước cuối cùng này, chúng ta cần phải tu luyện đến không còn bất kỳ thiếu sót nào (vô lậu) để có thể đạt tiêu chuẩn viên mãn. Cựu thế lực có thể ngăn chặn một số lượng lớn các học viên: ngươi không thể đạt viên mãn vì ít nhất là người đã không loại bỏ chấp trước vào ăn uống.
Với các khía cạnh khác trong cuộc sống cũng tương tự, truy cầu một cuộc sống chất lượng cao có thể dẫn đến chấp trước an nhàn và các học viên có thể trở nên ít tinh tấn hơn khi thời gian trôi đi. Tuy nhiên, chỉ có những đệ tử dũng mãnh tinh tấn mới có thể thành công.
Hàng ngày đi ra ngoài, liệu chúng ta có sẵn sàng tuân thủ luật giao thông, chỉ qua đường khi đèn xanh bật? Hay chúng ta vẫn băng qua đường dù đèn đỏ với lời bào chữa là bận quá không thể chờ được. Chỉ cần không có xe cộ, chúng ta sẽ băng qua đường dù đang là đèn đỏ. Rất nhiều người thường cũng làm như vậy. Sau khi học kinh văn gần đây nhất của Sư phụ, tôi nhận ra rằng mình đã sai. Ở xã hội phương tây, hành vi thô lỗ coi thường luật giao thông như vậy là hoàn toàn sai. Như Sư phụ đã giảng trước đây, ở xã hội tây phương, bạn cần phải giữ cửa mở cho người đi sau bạn ở những nơi công cộng. Đây là thể hiện sự tôn trọng của bạn đối với xã hội.
Một ngày nọ, tôi đến siêu thị để gửi một lá thư. Một người đàn ông da đen mặc một chiếc áo thun bẩn thỉu, trông rất xấu xí và dữ tợn, đang sắp xếp các xe mua hàng. Ông ấy nói với tôi rằng không có thùng thư ở đó. Tôi đã rất thất vọng và rời đi mà không nói lời cảm ơn. Sau đó tôi đã nhận ra rằng làm sao tôi có thể đạt tiêu chuẩn của một người tu luyện? Tôi còn chưa lịch sự bằng một người bình thường. Nhìn sâu hơn, phán xét bề ngoài là truyền thống độc hại từ văn hóa đảng. Có nghĩa là tôi đã vô thức phân loại mọi người theo địa vị xã hội khác nhau chứ không phải là bình đẳng tôn trọng mọi sự sống. Hơn nữa tôi đã quá đặt mình làm trung tâm. Nếu câu trả lời là có một hòm thư ở đó, tôi có thể sẽ nói cảm ơn một cách vô thức. Tuy nhiên tôi đã hoàn toàn quên mất và chỉ để tâm vào sự mất mát của bản thân mình, tôi cảm thấy xấu hổ vô cùng.
Người tu luyện cần phải loại bỏ tâm sắc dục. Tuy nhiên rất nhiều học viên đã sinh nhiều con trong khi thời gian, điều kiện kinh tế và sức lực đều rất thiếu thốn. Liệu các bạn đã loại bỏ được tâm sắc dục chưa? Có thể một vài đứa trẻ là tái sinh của các học viên bị tra tấn đến chết ở Đại Lục. Nếu cha mẹ không thể tu luyện tinh tấn, họ không chỉ trì hoãn sự tu luyện của bản thân họ mà còn ảnh hưởng tới những đứa trẻ.
Nhớ lại lời giảng của Sư phụ trước đó, một số đệ tử Đại Pháp ở Đại Lục đã bị cựu thế lực bắt giam vì họ không thể loại bỏ tâm sắc dục. Một số học viên bị bắt giam để loại bỏ tâm hiển thị. Chúng ta hoàn toàn phủ nhận an bài của cựu thế lực. Mặt khác, dù là chấp trước sắc dục hay hiển thị, chẳng phải chúng ta nên loại bỏ chúng sao? Chúng ta có thể mang tư tưởng người thường lên thiên thượng được không?
Xã hội người thường là nơi thấm đẫm bởi tình. Một số đệ tử không thể thoát khỏi chấp trước vào gia đình. Một số thì không thể thoát khỏi chấp trước vào học viên khác, ví như gần gũi với những học viên này nhưng lại ghét bỏ những người khác. Sự phân biệt này thể hiện những chấp trước người thường nghiêm trọng. Hình thành các nhóm nhỏ và bè phái, không thể tập hợp các học viên lại với nhau vì các chấp trước con người. Đây cũng là thiếu sót của chúng ta khi không thể hình thành nên một chỉnh thể. Chúng ta không thể đạt viên mãn nếu vẫn còn dù chỉ là một thiếu sót.
Cuối cùng, hãy cùng nhau đọc lại yêu cầu của Sư phụ đối với các đệ tử từ 19 năm trước:
Đạo Trung
Tâm bất tại yên – Dữ thế vô tranh.
Thị nhi bất kiến – Bất mê bất hoặc.
Thính nhi bất văn – Nan loạn kỳ tâm.
Thực nhi bất vị – Khẩu đoạn chấp trước.
Tố nhi bất cầu – Thường cư đạo trung.
Tĩnh nhi bất tư – Huyền diệu khả kiến.
1996 niên 1 nguyệt 4 nhật

Diễn nghĩa:
Ở trong đạo
Tâm chẳng để nơi này — chẳng tranh đấu với đời.
Thị (nhìn) mà chẳng kiến (thấy) — chẳng mê chẳng hoặc (nghi).
Thính (nghe) mà chẳng văn (nghe thấy) — tâm này khó mà rối loạn được.
Thực (ăn) mà chẳng [theo] vị — miệng dứt hết chấp trước.
Làm [công chuyện] mà chẳng mong cầu — mãi luôn ở trong Đạo.
Tĩnh mà chẳng tư (nghĩ ngợi) — có thể thấy/chứng được những điều huyền diệu.
Ngày 04 tháng 01 năm 1996
Dịch từ: http://www.pureinsight.org/node/7008