Ký ức về tài năng thiên bẩm
Tác giả: Ngô Long Phi
[ChanhKien.org] Trong lúc ngồi thiền, tư tưởng tôi dần dần trở nên thanh tỉnh, hoàn toàn trống không, không có tạp niệm. Trong trạng thái tiệm ngộ, tôi tìm về những nơi sâu thẳm trong ký ức của mình, nếu là vẽ tranh, thì mình thích vẽ cái gì nhỉ? Cảnh tượng hiện ra trước trán, khiến tôi không khỏi mỉm cười.
Đời này tôi không học vẽ tranh, nhưng đối với hội họa lại rất có duyên. Một trong tứ đại tài tử vùng Giang Nam—Đường Bá Hổ—có biệt hiệu là “cây bút Thần”, bởi vì ông có thể hoàn thành một bức tranh chỉ trong thời gian một nén nhang. Người ta đều cảm thấy rất thần kì, cho rằng đây là tài năng trời phú. Sau khi tu luyện, nhìn rõ ngọn nguồn của tất cả những điều này, tôi lại cảm thấy rất đơn giản.
Trong quá trình hạ thế, có một cảnh giới mà tôi được ở cùng Sư phụ. Trên một ngọn núi, có mười mấy sinh mệnh hạ thế theo Sư phụ học nghệ, Sư phụ dạy chúng tôi vẽ tranh. Nói nghiêm túc, đây không phải là vẽ tranh mà là tu luyện và vận dụng công năng.
Bước đầu tiên chính là di chuyển vật thể hữu hình, người thường gọi là miêu tả tĩnh vật. Sư phụ chỉ về phía những tảng đá và những cái cây trên núi rồi bảo chúng tôi: hãy đặt những tảng đá và những cái cây vào trong cõi hư không. Chúng tôi đưa mắt nhìn nhau, điều này sao có thể làm được với những cái cây và những tảng đá lớn thế kia? Sư phụ bảo tôi làm trước, tôi cũng không tự tin lắm, tôi đi tới, dốc hết khả năng, Sư phụ bảo tôi làm như thế nào, thì tôi làm như thế ấy. Tôi liếc nhìn vật thật một cái, tập trung vào trước trán, hai mắt nhắm lại, hai tay đưa ra, làm một động tác tay di chuyển vật thật, nói: “Dời!” Mở mắt ra, lại nhìn mọi người, ai nấy đều tròn mắt, vật thật đã treo lơ lửng ở không trung. Bầu trời là giấy, ý niệm là bút vẽ, vậy là di chuyển thành công.
Bước thứ hai, tụ sương thành hình. Lúc này, trong tay mỗi người đều có một cây bút lông. Sáng sớm trên núi có rất nhiều sương mù bao phủ chỗ dày chỗ mỏng, chúng tôi dùng bút lông lướt nhanh một cái làm cho sương mù ngưng tụ lại, sau đó hô lên một tiếng, người liền bay lên không trung luyện tập vẽ các đường nét, vẽ đường cong, đường thẳng, vẽ hình tròn, hình vuông, hình ảnh hiện lên, sương mù ngưng tụ lại mới là thành công.
Bước thứ ba, biến không thành có. Sư phụ bảo mỗi người hãy tưởng tượng ra một thứ đồ vật đẹp nhất, sau đó vẽ nó ra. Tôi tưởng tượng ra một chiếc hộp thật đẹp, các đường hoa văn bên ngoài được trang trí bằng bạc. Khi tôi bắt đầu nghĩ, cái gì cũng không có, sau đó một hình ảnh cơ bản hiện ra, về sau càng lúc càng rõ, càng lúc càng đẹp, đồ vật tưởng tượng ở trong không gian khác đã biến thành vật thật, khi món đồ đó hiện ra trong cảnh giới của chúng tôi, tôi liền mang nó cho Sư phụ xem. Sư phụ lại bảo mỗi người chúng tôi hãy đem những thứ mà mình tưởng tượng ra vẽ lại trên khung. Tôi vẽ xong lần đầu, Sư phụ nói: Không được. Vẽ xong lần hai, Sư phụ lại nói: Không đẹp.
Tôi hiểu ý của Sư phụ, liền tĩnh tâm lại, hòa tan vào ý niệm thân tâm của mình, đem những thứ đơn giản nhất, đẹp đẽ nhất trong cảnh giới tư tưởng của mình mà vẽ ra.
Bước thứ tư là vẽ tĩnh vật, luyện tập những kĩ năng cơ bản. Sư phụ lấy ra một cái hộp gỗ rất bình thường, bảo chúng tôi vẽ nó, lần này mọi người không dám lười biếng, khi vẽ đều dồn hết tư tưởng vào các không gian sở tại của cái hộp, cái hộp vẽ xong, trong không gian này, bạn nhìn cái hộp này cứ như là vật sống vậy, nó đều tồn tại trong các không gian.
Lúc này, tôi nhìn thấy một đồng tu, vẽ rất chuyên chú, về sau anh ấy chính là người có kĩ năng cơ bản tốt nhất trong nhóm chúng tôi.
Kỹ năng hội họa đã tu thành, chúng tôi theo Sư phụ đi vào một gian phòng, lúc này có một đồng tu bắt đầu hiển thị công năng mà anh ta tu được, chỉ thấy anh ta nhắm hai mắt lại, bắt đầu nghĩ tưởng, căn phòng liền bắt đầu nổi gió lớn, sau đó toàn bộ căn phòng bắt đầu rung chuyển, lúc này Sư phụ bắt đầu tĩnh tọa.
Tôi nói với vị đồng tu đó rằng: Sao cậu cứ chơi mấy trò không tốt này vậy, cậu không thể nào tưởng tượng ra mỹ nhân, đình đài lầu gác, sơn thủy hữu tình, hay là những cảnh vật tốt đẹp hơn được sao? Lời vừa nói ra, tôi cũng ngây người, vì ở cao tầng, ý niệm của tôi đã thành hình, nhân duyên hội họa khi hạ thế cũng đã định ra.
Đường Bá Hổ trong kiếp sống đó, trong quá trình luyện tập hội họa, công năng dần dần mở ra càng lúc càng mạnh mẽ. Ông nhìn bất kể vật gì thì đều có sẵn công năng như máy ảnh, vừa nhìn một cái lập tức thành hình, hình ảnh cố định lại. Sau đó ông đem hình ảnh này dời đến bức vẽ, giống như đã được mô phỏng lại vậy, sau đó chỉ là vẽ nó ra, đây chính là nguồn gốc của “cây bút Thần”.
Đại Pháp khai truyền, không gì là không thể, vậy nên những học viên vẽ tranh có thể tu luyện được loại công năng này.
Nhưng Đường Bá Hổ bản tính phong lưu, thích vẽ người đẹp, tạo thành nghiệp quả, kiếp sau luân hồi công năng đã bị khóa lại, dần dần trở nên mờ nhạt trong giới hội họa.
Dưới thời Đường Huyền Tông đã tìm được vị đồng tu có kỹ năng cơ bản rất giỏi kia, đó chính là Ngô Đạo Tử, ông đã đem ký ức mà Sư phụ truyền thừa cho để phát huy tài năng của mình.
Trong xã hội nhân loại, cái nghề hội họa này đã được truyền thừa suốt mấy nghìn năm lịch sử, cả phương Đông lẫn phương Tây đều đạt được những thành tựu chói lọi huy hoàng, các nhân tài kiệt xuất không ngừng xuất hiện qua các thời đại, rốt cuộc điều này có quan hệ gì với Chính Pháp?
Theo những gì cá nhân tôi đã thấy được, vào 100 triệu năm trước, sau khi Chính Pháp kết thúc, Sư phụ ở một cảnh giới nào đó đã triệu tập mười mấy vị đồng tu có kỹ năng về hội họa, Ngài nói với họ rằng: “Thời gian tu luyện quá cấp bách, có vài học viên chưa đi hết toàn bộ quá trình của mình, có một số thứ vẫn chưa có tu thành được. Nhưng vũ trụ là viên mãn, những cơ chế chưa tu thành được, các con hãy vẽ chúng ra.”
Những sinh mệnh này bắt đầu vẽ tranh trên bầu trời, họ vẽ cái gì, thì hình thành cái đó, toàn bộ đều biến thành Pháp mà chưa được chứng thực, viên dung cơ chế của toàn bộ vũ trụ này.
Bởi nhân duyên đó, tôi đã viết ra bài văn này, để cổ vũ cho các đồng tu tham dự hạng mục hội họa, hãy dùng Đại Pháp để mở ra ký ức tiên thiên của mình, dùng trái tim thuần thiện nhất, vẽ ra những bức tranh đẹp nhất để lại cho con người thế gian.
Dịch từ: http://www.zhengjian.org/2015/04/01/144467.记忆中的天赋.html
[ChanhKien.org] Trong lúc ngồi thiền, tư tưởng tôi dần dần trở nên thanh tỉnh, hoàn toàn trống không, không có tạp niệm. Trong trạng thái tiệm ngộ, tôi tìm về những nơi sâu thẳm trong ký ức của mình, nếu là vẽ tranh, thì mình thích vẽ cái gì nhỉ? Cảnh tượng hiện ra trước trán, khiến tôi không khỏi mỉm cười.
Đời này tôi không học vẽ tranh, nhưng đối với hội họa lại rất có duyên. Một trong tứ đại tài tử vùng Giang Nam—Đường Bá Hổ—có biệt hiệu là “cây bút Thần”, bởi vì ông có thể hoàn thành một bức tranh chỉ trong thời gian một nén nhang. Người ta đều cảm thấy rất thần kì, cho rằng đây là tài năng trời phú. Sau khi tu luyện, nhìn rõ ngọn nguồn của tất cả những điều này, tôi lại cảm thấy rất đơn giản.
Một số tác phẩm tranh sơn thủy của Đường Bá Hổ (Nguồn: Internet)
(Nguồn: Internet)
(Nguồn: Internet)
(Nguồn: Internet)
(Nguồn: Internet)
Bước đầu tiên chính là di chuyển vật thể hữu hình, người thường gọi là miêu tả tĩnh vật. Sư phụ chỉ về phía những tảng đá và những cái cây trên núi rồi bảo chúng tôi: hãy đặt những tảng đá và những cái cây vào trong cõi hư không. Chúng tôi đưa mắt nhìn nhau, điều này sao có thể làm được với những cái cây và những tảng đá lớn thế kia? Sư phụ bảo tôi làm trước, tôi cũng không tự tin lắm, tôi đi tới, dốc hết khả năng, Sư phụ bảo tôi làm như thế nào, thì tôi làm như thế ấy. Tôi liếc nhìn vật thật một cái, tập trung vào trước trán, hai mắt nhắm lại, hai tay đưa ra, làm một động tác tay di chuyển vật thật, nói: “Dời!” Mở mắt ra, lại nhìn mọi người, ai nấy đều tròn mắt, vật thật đã treo lơ lửng ở không trung. Bầu trời là giấy, ý niệm là bút vẽ, vậy là di chuyển thành công.
Bước thứ hai, tụ sương thành hình. Lúc này, trong tay mỗi người đều có một cây bút lông. Sáng sớm trên núi có rất nhiều sương mù bao phủ chỗ dày chỗ mỏng, chúng tôi dùng bút lông lướt nhanh một cái làm cho sương mù ngưng tụ lại, sau đó hô lên một tiếng, người liền bay lên không trung luyện tập vẽ các đường nét, vẽ đường cong, đường thẳng, vẽ hình tròn, hình vuông, hình ảnh hiện lên, sương mù ngưng tụ lại mới là thành công.
Bước thứ ba, biến không thành có. Sư phụ bảo mỗi người hãy tưởng tượng ra một thứ đồ vật đẹp nhất, sau đó vẽ nó ra. Tôi tưởng tượng ra một chiếc hộp thật đẹp, các đường hoa văn bên ngoài được trang trí bằng bạc. Khi tôi bắt đầu nghĩ, cái gì cũng không có, sau đó một hình ảnh cơ bản hiện ra, về sau càng lúc càng rõ, càng lúc càng đẹp, đồ vật tưởng tượng ở trong không gian khác đã biến thành vật thật, khi món đồ đó hiện ra trong cảnh giới của chúng tôi, tôi liền mang nó cho Sư phụ xem. Sư phụ lại bảo mỗi người chúng tôi hãy đem những thứ mà mình tưởng tượng ra vẽ lại trên khung. Tôi vẽ xong lần đầu, Sư phụ nói: Không được. Vẽ xong lần hai, Sư phụ lại nói: Không đẹp.
Tôi hiểu ý của Sư phụ, liền tĩnh tâm lại, hòa tan vào ý niệm thân tâm của mình, đem những thứ đơn giản nhất, đẹp đẽ nhất trong cảnh giới tư tưởng của mình mà vẽ ra.
Bước thứ tư là vẽ tĩnh vật, luyện tập những kĩ năng cơ bản. Sư phụ lấy ra một cái hộp gỗ rất bình thường, bảo chúng tôi vẽ nó, lần này mọi người không dám lười biếng, khi vẽ đều dồn hết tư tưởng vào các không gian sở tại của cái hộp, cái hộp vẽ xong, trong không gian này, bạn nhìn cái hộp này cứ như là vật sống vậy, nó đều tồn tại trong các không gian.
Lúc này, tôi nhìn thấy một đồng tu, vẽ rất chuyên chú, về sau anh ấy chính là người có kĩ năng cơ bản tốt nhất trong nhóm chúng tôi.
Kỹ năng hội họa đã tu thành, chúng tôi theo Sư phụ đi vào một gian phòng, lúc này có một đồng tu bắt đầu hiển thị công năng mà anh ta tu được, chỉ thấy anh ta nhắm hai mắt lại, bắt đầu nghĩ tưởng, căn phòng liền bắt đầu nổi gió lớn, sau đó toàn bộ căn phòng bắt đầu rung chuyển, lúc này Sư phụ bắt đầu tĩnh tọa.
Tôi nói với vị đồng tu đó rằng: Sao cậu cứ chơi mấy trò không tốt này vậy, cậu không thể nào tưởng tượng ra mỹ nhân, đình đài lầu gác, sơn thủy hữu tình, hay là những cảnh vật tốt đẹp hơn được sao? Lời vừa nói ra, tôi cũng ngây người, vì ở cao tầng, ý niệm của tôi đã thành hình, nhân duyên hội họa khi hạ thế cũng đã định ra.
Đường Bá Hổ trong kiếp sống đó, trong quá trình luyện tập hội họa, công năng dần dần mở ra càng lúc càng mạnh mẽ. Ông nhìn bất kể vật gì thì đều có sẵn công năng như máy ảnh, vừa nhìn một cái lập tức thành hình, hình ảnh cố định lại. Sau đó ông đem hình ảnh này dời đến bức vẽ, giống như đã được mô phỏng lại vậy, sau đó chỉ là vẽ nó ra, đây chính là nguồn gốc của “cây bút Thần”.
Đại Pháp khai truyền, không gì là không thể, vậy nên những học viên vẽ tranh có thể tu luyện được loại công năng này.
Nhưng Đường Bá Hổ bản tính phong lưu, thích vẽ người đẹp, tạo thành nghiệp quả, kiếp sau luân hồi công năng đã bị khóa lại, dần dần trở nên mờ nhạt trong giới hội họa.
Dưới thời Đường Huyền Tông đã tìm được vị đồng tu có kỹ năng cơ bản rất giỏi kia, đó chính là Ngô Đạo Tử, ông đã đem ký ức mà Sư phụ truyền thừa cho để phát huy tài năng của mình.
Trong xã hội nhân loại, cái nghề hội họa này đã được truyền thừa suốt mấy nghìn năm lịch sử, cả phương Đông lẫn phương Tây đều đạt được những thành tựu chói lọi huy hoàng, các nhân tài kiệt xuất không ngừng xuất hiện qua các thời đại, rốt cuộc điều này có quan hệ gì với Chính Pháp?
Theo những gì cá nhân tôi đã thấy được, vào 100 triệu năm trước, sau khi Chính Pháp kết thúc, Sư phụ ở một cảnh giới nào đó đã triệu tập mười mấy vị đồng tu có kỹ năng về hội họa, Ngài nói với họ rằng: “Thời gian tu luyện quá cấp bách, có vài học viên chưa đi hết toàn bộ quá trình của mình, có một số thứ vẫn chưa có tu thành được. Nhưng vũ trụ là viên mãn, những cơ chế chưa tu thành được, các con hãy vẽ chúng ra.”
Những sinh mệnh này bắt đầu vẽ tranh trên bầu trời, họ vẽ cái gì, thì hình thành cái đó, toàn bộ đều biến thành Pháp mà chưa được chứng thực, viên dung cơ chế của toàn bộ vũ trụ này.
Bởi nhân duyên đó, tôi đã viết ra bài văn này, để cổ vũ cho các đồng tu tham dự hạng mục hội họa, hãy dùng Đại Pháp để mở ra ký ức tiên thiên của mình, dùng trái tim thuần thiện nhất, vẽ ra những bức tranh đẹp nhất để lại cho con người thế gian.
Dịch từ: http://www.zhengjian.org/2015/04/01/144467.记忆中的天赋.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét