Trang

Thứ Tư, 5 tháng 8, 2015

Kinh Kha ám sát Tần Thủy Hoàng, ngàn năm luân hồi lại gặp nhau


Tác giả: Hiểu Minh
[ChanhKien.org] Trong một lần tình cờ, tôi đã biết được một mối quan hệ nhân duyên vào thời quá khứ của mình. Trên trang blog, tôi đã từng viết một câu thơ “Tráng sĩ một đi không trở về”, câu nói này bắt nguồn từ điển cố lịch sử Kinh Kha ám sát Tần Thủy Hoàng. Câu thơ đầy đủ là “Gió thổi vi vu, Dịch Thủy lạnh. Tráng sĩ một đi không trở về”. Thật sự tôi không thể ngờ rằng, một câu thơ mà tôi vô tình sử dụng lại có lai lịch lớn đến vậy. Đằng sau đó ẩn chứa một câu chuyện lịch sử bi tráng cách đây hơn 2.000 năm trước. Hơn nữa câu chuyện này lại có liên quan đến tôi.
Cách đây không lâu, vì vấn đề công việc tôi phải chuyển đến nơi khác, ở đó tôi đã quen A. Chuyện tôi quen biết A là thế này, tôi giảng chân tướng ở nơi làm việc của mình, người đồng nghiệp sau khi biết chân tướng đã đi đến chỗ của A, A cũng giảng chân tướng cho anh ấy. Vậy là hai chúng tôi đã biết được thân phận của nhau. Về sau chúng tôi đã gặp mặt nhau.
Ở chỗ của A, mỗi buổi sáng tôi thức dậy lúc 3:40, thời gian mỗi ngày đều rất bận rộn. Vợ của A cũng là một đồng tu (để thuận tiện, tôi gọi cô ấy là B), còn có một đồng tu trẻ phải bỏ nhà đi lưu lạc để tránh cuộc bức hại (tôi gọi cậu là C), hàng ngày cậu phải làm việc khuân vác tại công trường để kiếm sống, nên cậu cũng không thường xuyên đến đây.
Vào buổi tối trước hôm tôi rời đi, tôi cùng A, B và C ngồi lại trò chuyện với nhau, tôi cảm thấy gương mặt C rất quen thuộc, bỗng dưng tâm huyết dâng trào, tôi hỏi C: “Cậu có bao giờ mơ những giấc mơ rất đặc biệt, rất rõ ràng hay không?”
Cậu ấy nói: “Có, chỉ là thời gian lâu quá, nên hầu như đã quên hết. Nhưng có một giấc mơ vô cùng rõ ràng, mà tôi không thể quên được.” Cậu liền kể tiếp: “Tôi cùng với một võ sĩ khác đi ám sát Tần Thủy Hoàng, võ sĩ đó phóng dao găm không chuẩn xác lắm. Tôi nói, hãy để tôi. Tôi phóng một phát, Tần Vương sợ đến xanh cả mặt…”
2212484160
Tần Vũ Dương mang theo tấm bản đồ có giấu sẵn dao găm bên trong (Nguồn: Internet)
Tôi nói: “Tôi biết rồi! Thì ra cậu chính là Kinh Kha, thích khách nổi tiếng trong lịch sử.”
Cậu ấy kể rằng cậu cùng một võ sĩ khác đi ám sát Tần Vương, còn người võ sĩ kia là ai? A ngồi bên cạnh nói, người đó là Tần Vũ Dương.
Thế là tôi vội vàng lên Internet tìm hiểu về sự kiện lịch sử Kinh Kha ám sát Tần Thủy Hoàng, nước Tần tiêu diệt nước Triệu, đội quân chỉ còn cách nước Yên rất gần. Thái tử Đan của nước Yên, vô cùng lo sợ.
“…..(Thái tử Đan) nói với Kinh Kha: “Quân Tần sớm muộn cũng qua sông Dịch, ta muốn giữ túc hạ ở lại lâu e cũng không được nữa.”
Kinh Kha đáp: “Theo lời Thái tử, thần nguyện đi yết kiến vua Tần. Chuyến đi lần này nếu không có vật làm tin, thì e rằng không thể đến gần vua Tần được. Nay vua Tần muốn mua thủ cấp của Phàn tướng quân với giá nghìn vàng, vạn hộ dân. Nếu có được thủ cấp của Phàn tướng quân và bản đồ Đốc Cương dâng lên vua Tần, vua Tần ắt sẽ phải gặp thần, vậy thần mới có thể giúp Thái tử được.”
Nước Yên có một võ sĩ tên Tần Vũ Dương, năm 12 tuổi đã từng sát nhân, không ai dám xem thường anh ta. Thái tử Đan liền phong Tần Vũ Dương làm phó tướng.
…………
Đến sông Dịch Thủy, mọi người bày tiệc tiễn khách. Cao Tiệm Ly gảy đàn trúc, Kinh Kha hát theo, tiếng hát chưa dứt, quân sĩ đều chảy nước mắt. Lại hát tiếp rằng: “Gió thổi vi vu, Dịch Thủy lạnh. Tráng sĩ một đi không trở về!”
Trong Kinh Kha ám sát Tần Thủy Hoàng có ghi chép rằng, Kinh Kha mang theo đầu của Phàn Ô Kỳ và tấm bản đồ nước Yên, cùng với dũng sĩ Tần Vũ Dương đến gặp vua Tần. Tần Vũ Dương mang theo tấm bản đồ có giấu sẵn dao găm bên trong, Kinh Kha bưng đầu của Phàn Ô Kỳ được đựng trong chiếc hộp. Tần Vũ Dương là dũng sĩ, nhưng trong hoàn cảnh này cũng không khỏi khiếp sợ đến biến sắc mặt.
Rốt cuộc vụ ám sát không thành, Kinh Kha và Tần Vũ Dương đều bị giết chết. Để lại một câu chuyện lịch sử bi tráng, đặt định cơ sở văn hóa lịch sử của nhân loại, câu thành ngữ “Đồ cùng chủy hiện” (Ý đồ cuối cùng đã lộ ra) cũng ra đời từ câu chuyện này.
1604380566
Rốt cuộc vụ ám sát không thành, để lại một câu chuyện lịch sử bi tráng, đặt định cơ sở văn hóa lịch sử của nhân loại. (Nguồn: Internet)
Đối chiếu với đặc điểm tính cách của Tần Vũ Dương, cùng với thiên cơ ẩn chứa trong cái tên của anh ta, tôi đã hiểu ra. Tôi hỏi lại C: “Cậu thấy tôi có giống Tần Vũ Dương không?”
C nhìn tôi thật kĩ, sau đó nói: “Cậu rất giống với người đã cùng tôi đi ám sát Tần Vương trong giấc mơ.”
Ngay tại thời khắc đó, tôi vẫn còn có thể cảm nhận được tình cảnh vào 2.000 năm trước. Tôi mơ hồ như trở về hơn 2.000 năm trước.
C là Kinh Kha, tôi là Tần Vũ Dương, vậy thì A là ai? Khi tôi tự đặt ra câu hỏi này, tôi bỗng buột miệng nói: “Thái tử Đan của nước Yên!”
C nói: “Thái tử Đan của nước Yên trông rất giống võ sĩ Nhật Bản.”
Tôi ngoảnh đầu lại nhìn A, không khỏi thấy buồn cười, A thật sự rất giống võ sĩ Nhật Bản. A cũng không kìm được mà cười ầm lên.
Tôi lại tự hỏi: “Vậy B là ai nhỉ?” C nói: “Để tôi nghĩ thử xem.”
Tôi vỗ tay: “Phi tần của Yên thái tử!”
Tôi nhìn kỹ một chút, thấy rằng B trông rất giống Phi tần của Yên thái tử, nhất là mái tóc hai bên của cô. B cũng nói: “Trước đây cũng từng có người nói với tôi rằng tôi trông rất có khí chất, dáng vẻ rất tôn quý.”
Lúc đó, mọi người chúng tôi đều minh bạch ra mọi chuyện, lòng càng kiên định hơn. Trong lòng rất bình lặng, “Thì ra là như vậy.”
Buổi tối hôm đó, vẫn còn một người là D chưa đến, mấy ngày trước chúng tôi còn cùng ăn cơm với nhau. D rất có thể chính là Phàn Ô Kỳ năm xưa.
Chuyến đi ngàn dặm xa xôi này đã giúp tôi liễu giải được nhân duyên từ 2.000 năm trước. Đoạn lịch sử bi tráng đó đã qua đi, đặt định ra văn hóa lịch sử nhân loại. Hôm nay sau 2.000 năm, mọi người đều đã tu luyện Đại Pháp.
Tối hôm đó, mọi người nói chuyện đến rất khuya. Sáng hôm sau, mọi người đều ra bến xe tiễn chân tôi.
Ngoài cửa xe, mọi người vẫy tay tạm biệt tôi, khiến tôi lại nhớ đến câu thơ: “Gió thổi vi vu, Dịch Thủy lạnh. Tráng sĩ một đi không trở về.” Năm đó, khi đến quảng trường Thiên An Môn, tôi cũng có cảm giác này.
Được gặp lại nhau, tôi càng trân quý duyên phận này, hiểu rõ sứ mệnh của mình, khiến tôi càng vững bước hơn trên đoạn đường cuối cùng.
Dịch từ: http://www.zhengjian.org/2013/09/08/120761.荆轲刺秦悲壮去-千年轮回再相逢.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét