Trang

Thứ Năm, 10 tháng 12, 2015

Nhổ tận gốc cựu vũ trụ (Phần 1/3)


Bài viết của Hồi Quy, một học viên ở Trung Quốc
[MINH HUỆ 9-11-2015] Vào giai đoạn cuối cùng của tu luyện này, sau khi đọc kinh văn gần đây của Sư phụ, “Giảng Pháp tại Pháp hội Miền Tây Mỹ quốc 2015”, nhiều học viên cảm thấy tính cấp bách của việc cứu người. Một số học viên rất mong muốn đề cao, nhưng một số lại trở nên chán nản và thậm chí từ bỏ tu luyện, họ nghĩ rằng họ không thể bắt kịp dù có nỗ lực hết sức trong phần đường còn lại.
Ở đây tôi muốn chia sẻ những nhận thức của mình. Nếu một học viên sợ không thể bắt kịp được, do vậy mà đình trệ hoặc ngừng tu luyện, tôi nghĩ rằng động cơ tu luyện của học viên đó có thể là bất thuần. Khi học viên chỉ muốn đắc được từ Đại Pháp để thành tựu bản thân mình, họ có thể đối mặt với vấn đề này. Nhưng đối với học viên chân chính buông bỏ tự ngã, nghe lời Sư phụ, họ tự nhiên sẽ đề cao tâm tính và làm tốt ba việc. Họ có thể ít chú ý hơn đến việc họ có thể đạt viên mãn hay không.
Nhận thức về cái “tư” ở tầng thứ cao hơn và nhổ tận gốc cựu vũ trụ
Sư phụ giảng trong sách Chuyển Pháp Luân rằng: “Các tầng khác nhau có các Pháp tại các tầng khác nhau. Pháp tại các tầng khác nhau có tác dụng chỉ đạo khác nhau…” và “…mỗi một tầng đều có Pháp, nhưng đó không phải là chân lý tuyệt đối của vũ trụ. Vả lại Pháp của tầng cao so với Pháp của tầng thấp thì [tiếp cận] gần đặc tính của vũ trụ hơn…”
Nhận thức của tôi là nếu học viên nghĩ rằng nhận thức của họ là tuyệt đối đúng thì họ đã rơi vào bẫy. Những chủng quan niệm như vậy tạo ra rào cản ngăn chúng ta đề cao. Khi chúng ta quên Pháp lý “Pháp vô định Pháp” mà Sư phụ đã giảng trong Chuyển Pháp Luân, chúng ta có thể bị tiêu trầm và không thể nhận ra được các chấp trước ở mức độ sâu hơn.
Ví dụ, chúng ta biết rằng hết thảy chấp trước và dục vọng đều đến từ tư tâm. Quan trọng là chúng ta phải nhớ rằng tư tâm có biểu hiện khác nhau ở các tầng thứ khác nhau.
Ở các tầng thứ gần Tam Giới, cái “tư” có thể biểu hiện ra là truy cầu danh lợi hoặc tất cả các loại dục vọng. Nhiều học viên giảng chân tướng về Pháp Luân Công và cứu độ chúng sinh rất tốt. Họ làm việc chăm chỉ, hao tổn nhiều thời gian, tinh lực, tiền bạc và đôi lúc thậm chí còn mạo hiểm cả tính mạng. Sự hy sinh như vậy quả thật rất vĩ đại. Trong khi đó, vì truy cầu danh lợi, một số học viên có thể cảm thấy mình đã vô tư rồi và thỏa mãn với thành tích của họ.
Theo thời gian, những quan niệm như thế này có thể cản trở họ đề cao. Điều này là vì, khi nhìn từ tầng cao hơn, người ta có thể nhận thấy dù học viên này đã phó xuất rất nhiều để nói với mọi người về Pháp Luân Công, mà không cầu danh lợi, nhưng có thể họ làm như vậy là để đạt viên mãn. Cụ thể hơn, học viên này có thể đã làm điều này với mục đích dựng lập thêm nhiều uy đức hoặc để viên mãn ở một tầng thứ cao hơn.
Suy nghĩ như vậy không có gì sai ở tầng thứ thấp, nhưng có thể là dơ bẩn và biến dị khi nhìn từ những tầng thứ cao hơn. Nếu không vượt qua chấp trước lớn như vậy, nó có thể tạo thành một sơ hở nghiêm trọng khiến tu luyện của chúng ta đình trệ ở một tầng thứ nào đó.
Cũng có những kiểu tư tâm khác. Ví dụ, khi một học viên giảng chân tướng cho mọi người về Pháp Luân Công và cứu họ, học viên đó có thể không cầu lợi hoặc thậm chí tầng thứ viên mãn của họ. Dường như học viên này đã đạt đến vô tư. Nhưng nếu đào sâu hơn vào những gì đằng sau lời nói, hành vi hay tư tưởng của học viên đó, người ta có thể thấy rằng học viên đó làm mọi thứ để khiến thiên quốc của họ đẹp đẽ hơn, để chúng sinh ở đó có cuộc sống hạnh phúc hơn.
Quan niệm này không được xem là tư tâm tại tầng thứ thấp hơn. Nhưng ở tầng thứ cao hơn, nó vẫn bất thuần và dơ bẩn – rốt cuộc thì mọi thứ học viên làm với mục đích là để cải biến thiên quốc của mình. Mặc dù, loại tư tâm này bao trùm phạm vi rộng lớn hơn và có vẻ thuần tịnh hơn so với những trạng thái khác mà chúng ta đã thảo luận, dù sao nó vẫn có giới hạn và không bao quát mọi thứ. Là đệ tử Đại Pháp, chỉ khi buông bỏ hoàn toàn tư tâm, không ôm giữ bất kể điều gì, chúng ta mới có thể đạt đến tầng thứ cao hơn.
Nhận thức của chúng tôi là nếu chúng ta không buông bỏ những tư tưởng và quan niệm cũ, chúng ta vẫn bị bén rễ sâu trong cựu vũ trụ. Dù chúng ta có phó xuất bao nhiêu, bất kể bề mặt chúng ta làm được tốt như thế nào, chúng ta vẫn ở trong an bài của cựu thế lực. Vì vậy, cựu thế lực sẽ vẫn có thể thao túng chúng ta. Tu luyện của chúng ta sẽ bị giới hạn và cuối cùng đi vào ngõ cụt.
Tu luyện là việc nghiêm túc nhất; chính là sự cải biến ở mức độ bản nguyên nhất của chính sinh mệnh và sự tồn tại của chúng ta.

Bản tiếng Hán: http://www.minghui.org/mh/articles/2015/11/9/318873.html
Bản tiếng Anh: http://en.minghui.org/html/articles/2015/11/20/153742.html
Đăng ngày 10-12-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét