Trang

Thứ Năm, 10 tháng 12, 2015

Trân quý khoảng thời gian còn lại trong tiến trình Chính Pháp


Bài viết của một học viên ở Trung Quốc Đại lục
[MINH HUỆ 28-10-2015] Sau khi đọc bài giảng mới của Sư phụ “Giảng Pháp tại Pháp hội Miền Tây Mỹ quốc 2015”, tôi cảm thấy thời gian thật sự cấp bách hơn bao giờ hết. So với các bài giảng trước của Sư phụ, lần này ngữ điệu của Sư phụ nghiêm hơn. Sư phụ giảng:
“Sau [Pháp] hội hãy thuận tiện nhắn với những [ai] chưa tinh tấn rằng, các vị hết thời gian, thì các vị muốn làm sao đây? …thời gian này cấp bách như vậy, những người tu chưa tốt thì sẽ làm sao? Có người còn có cơ hội, có người đã thậm chí ngay cả cơ hội cũng chẳng có; có người vẫn tới kịp, đối với một số người mà giảng thì chư vị chỉ có thể chạy [mới kịp].” (Giảng Pháp tại Pháp hội Miền Tây Mỹ quốc 2015)
Trang web Minh Huệ gần đây đăng tải các bài viết nhắm vào chấp trước đối với Chính Pháp kết thúc. Nếu chúng ta tĩnh tâm suy nghĩ, chúng ta sẽ nhận ra rằng các đệ tử Pháp Luân Đại Pháp không có quyền chấp trước vào kết thúc Chính Pháp.
Mỗi ngày chúng ta có trong thế gian là được an bài bởi Sư phụ, Ngài đã kéo dài khoảng thời gian quý giá này bằng việc gánh chịu rất nhiều. cựu thế lực đã lên kế hoạch để con người không thể tồn tại sau những thảm họa năm 1999. Tuy nhiên, chúng ta vẫn sống sót. Nhiều chúng sinh dự định bị tiêu hủy vẫn sống, nhưng đã tích nghiệp do sự mê muội của họ. Để cứu chúng sinh và vũ trụ, Sư phụ đã gánh chịu nghiệp lực to lớn cho chúng ta.
Mỗi thời khắc là vô giá
Mỗi đệ tử nên suy nghĩ cẩn thận về điều chúng ta đang làm trong suốt khoảng thời gian mà Sư phụ đã kéo dài ra này. Chúng ta đã tu luyện trong thời gian dài, nhưng chúng ta đã tu bỏ tất cả những chỗ hữu lậu chưa? Chúng ta đã hoàn thành thệ nguyện của mình chưa? Chúng ta bây giờ sẽ ở đâu, nếu như Sư phụ không kéo dài giai đoạn này và kết thúc tiến trình Chính Pháp từ 10 năm trước?
Ngày nay, ngay cả những người không tu luyện còn cảm thấy thời gian đang trôi rất nhanh. Mọi người phàn nàn rằng không làm được gì nhiều khi hết một ngày. Là một học viên, chúng ta nên suy nghĩ về những việc chúng ta làm mỗi ngày và cách chúng ta sắp xếp một ngày như thế nào. Thời gian bị bỏ lỡ không thể mua được bằng tiền hay bất kì phương tiện nào khác, mỗi khoảnh khắc là vô giá.
Ví dụ, công việc thường nhật của tôi chiếm 12 giờ đồng hồ mỗi ngày, bao gồm cả thời gian dành cho việc đi lại. Nhưng nếu tôi ngủ sáu giờ đồng hồ, tôi vẫn có sáu giờ đồng hồ rảnh rỗi. Tôi cố gắng dành cả sáu giờ đồng hồ này cho tu luyện. Tôi từng dành 30 phút mỗi ngày để lên Internet, nhưng bây giờ tôi cảm thấy đó là một sự lãng phí thời gian rất lớn. Nếu tôi dành 30 phút này để đọc Pháp thì không tốt hơn sao? Nếu hôm nào quá bận rộn không có thời gian học Pháp, tôi luôn đọc bù vào ngày hôm sau.
Điều chỉnh hành vi của chúng ta dựa trên Pháp
Việc tu luyện, đề cao tâm tính và cứu người của chúng ta thực sự không có liên quan đến việc chúng ta có bận hay không. Sư phụ đã giảng nếu chúng ta đặt tâm vào tu luyện từng khoảnh khắc và điều chỉnh hành vi của chúng ta dựa trên Pháp, thì chúng ta có thể tu tốt dù có bận rộn hay không. Điều này sẽ giúp chúng ta đạt được hiệu quả. Do đó, dù chúng ta có bận rộn thế nào, chúng ta nên dành khoảng thời gian hữu hạn để tu luyện và cứu người.
Vào thời mạt Pháp, giai đoạn khoảng 500 năm sau khi Phật Thích Ca Mâu Ni qua đời, giai đoạn mà Pháp của Phật Thích Ca Mâu Ni không thể độ nhân được nữa, nhiều thứ trong xã hội có thể can nhiễu việc chúng ta tu luyện. Sư phụ đã giảng:
“Không phải thế đâu, chư vị nhìn rồi thì nó tiến nhập vào, vì những thứ đó ở không gian khác chúng đều có thể phân [tách thân] thể, thời gian nhìn càng lâu thì tiến nhập vào càng nhiều. Xem TV, xem máy tính, dẫu bất kể là thứ gì hễ chư vị nhìn thì chúng đều tiến nhập vào. Trong đầu não và thân thể người ta nhiều những thứ đó rồi, thì hành vi của chư vị sẽ bị chúng khống chế. Lời chư vị nói ra, hình thức tư duy của chư vị, thái độ nhận thức sự vật của chư vị, đều sẽ chịu ảnh hưởng của chúng.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York năm 2010)
Chúng ta nên [đối đãi] nghiêm túc hơn với tu luyện trong giai đoạn cuối của Chính Pháp. Chỉ buông lơi một chút, dù là nhỏ nhất, nó cũng sẽ lôi chúng ta trở lại xã hội người thường. Chúng ta nên suy xét cẩn thận về những việc chúng ta làm hàng ngày và tự hỏi bản thân mình liệu rằng chúng ta đã dành tất cả thời gian rảnh rỗi để chứng thực Pháp chưa. Chúng ta cũng nên nhắc nhở bản thân mọi lúc rằng giai đoạn cuối của tiến trình Chính Pháp này là vô cùng trân quý. Chúng ta phải đảm bảo rằng tương lai sẽ không phải hối hận về những việc mình đang làm hiện tại. Bắt đầu từ bây giờ, hãy vững bước tinh tấn trong tu luyện và bước đi thật tốt con đường chứng thực Pháp.
Tôi muốn chia sẻ một đoạn Pháp của Sư phụ trước khi kết thúc bài chia sẻ của mình:
ba việc mà Sư phụ bảo đều rất trọng yếu, mong mọi người vào đoạn đường cuối cùng này mà chư vị tiến bước tốt hơn nữa. Đã làm được tốt, thì cũng chớ buông lơi, không được lơi lỏng.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Miền Tây Mỹ quốc 2015)

Bản tiếng Hán: http://www.minghui.org/mh/articles/2015/10/28/-318239.html
Bản tiếng Anh: http://en.minghui.org/html/articles/2015/11/9/153597.html
Đăng ngày 09-12-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét