Trang

Thứ Bảy, 26 tháng 12, 2015

Thể ngộ của tôi về tu bỏ tâm hoan hỷ


Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc
[MINH HUỆ 10-12-2015] Khi chúng ta hỏi người thường rằng họ truy cầu điều gì, và điều gì là quan trọng trong cuộc sống của họ? Họ thường trả lời rằng họ mong muốn có một cuộc sống hạnh phúc.
Hạnh phúc là gì?
Vương An Thạch là một viên quan, một nhà tư tưởng, một nhà văn, một nhà cải cách nổi tiếng sống dưới triều Bắc Tống. Đúng vào ngày kết hôn, ông nhận được tin vui rằng ông đã đỗ đầu trong một kỳ thi rất quan trọng. Ông liền viết thêm một chữ “hỷ” nữa bên cạnh chữ “hỷ”, trở thành “song hỷ lâm môn”, chữ “song hỷ” màu đỏ chính là có nguồn gốc như thế. Đó là điều mà người Trung Quốc xưa coi là hạnh phúc.
Người hiện đại thời nay chỉ một mực truy cầu hạnh phúc. Kỳ thực hạnh phúc cũng có hệ lụy của nó, Trung y cổ đại có câu nói “Hỷ thương tâm, nộ thương can”, có nghĩa là vui mừng thái quá sẽ làm thương tổn tim, nóng giận thái quá sẽ làm thương tổn gan. Người ta còn nói “Nhạc cực sinh bi”, nghĩa là vui quá hóa buồn.
Trong quá khứ có một học giả tên là Phạm Tiến Trung, ông ta đã cố gắng rất nhiều để vượt qua một kỳ thi quan trọng, để ông ta có thể trở thành một quan viên và có một cuộc sống quý hiển. Sau rất nhiều nỗ lực, cuối cùng ông ta đã đỗ trong kỳ thi đó. Tuy nhiên, do vui mừng thái quá mà ông ta đã bị hóa điên.
Trong sách “Thuyết nhạc toàn truyền” có đoạn viết: “Tiếu tử Ngưu Cao, khí tử Ngột Thuật”. Sau khi Nhạc Phi bị vua Tống giết, Kim Ngột Thuật mang quân đi đánh Tống, đụng độ với bộ tướng của Nhạc Phi là Ngưu Cao. Ngột Thuật ngã ngựa, bị Ngưu Cao bắt sống cưỡi lên lưng. Ngột Thuật bị nhục nhã uất quá hộc máu mà chết, còn Ngưu Cao quá phấn khích cười sằng sặc và cũng chết sau đó không lâu.
Suy nghĩ sâu sắc hơn về tâm hoan hỷ dưới góc độ của một người tu luyện
Sau khi tu luyện Đại Pháp, tôi bắt đầu nhìn nhận mọi thứ dưới góc độ của một người tu luyện. Hạnh phúc mà người thường truy cầu bất quá chỉ là một trạng thái vui mừng vì đã thỏa mãn được chấp trước và dục vọng của họ.
Con người có thất tình lục dục. Thất tình gồm có: hỷ, nộ, ưu, tư, bi, khủng, kinh (vui mừng, nóng giận, lo lắng, đau buồn, sợ hãi, yêu thương, căm ghét). Bảy loại cảm xúc này đối ứng với bảy loại nghiệp lực, trong đó trừ “hỷ” ra, sáu loại cảm xúc còn lại đều khiến con người phải thống khổ. Chỉ có “hỷ” có thể mang đến cảm giác vui vẻ ngắn ngủi nhất thời cho con người. Bản năng của con người là né tránh thống khổ; đau khổ khiến cho con người truy cầu sung sướng và hạnh phúc. Tuy nhiên, khi cao hứng đến, con người lại thường bị mất lý trí, có cảm giác lâng lâng, thậm chí còn phóng túng ma tính. Cao hứng dễ dàng sinh ra tâm hoan hỷ, và tâm hoan hỷ ngược lại, lại càng khiến cho con người truy cầu những điều này khác ở bên ngoài.
Khi tôi tĩnh hạ tâm xuống và nhìn vào những chấp trước của bản thân, tôi nhận ra rằng rất nhiều chấp trước đã bị dẫn động bởi truy cầu vào hạnh phúc của tôi, nhằm thỏa mãn dục vọng về danh, lợi, tình và vui vẻ của bản thân. Những lúc tôi không cảnh giác, tôi liền bị nó lôi kéo dẫn động, từ chỗ không nhận thức được rõ ràng cho đến chỗ thoát ly khỏi Đại Pháp.
Ví dụ, đối với tâm cầu danh, tôi muốn được khen ngợi là người tốt. Tôi tận lực làm mọi việc thật tốt nhằm chứng tỏ mình thiện lương và từ bi. Tôi cố gắng hùa theo người khác nhằm thu hút được thiện cảm của họ. Tôi cố gắng trang điểm và ăn mặc đẹp; mua sắm đồ dùng, nhà cửa và xe cộ đẹp; truy cầu thu nhập cao và địa vị xã hội cao; mục đích là muốn được người khác thừa nhận rằng tôi giàu có. Tôi cũng cố gắng chứng tỏ rằng mình khoan dung và rộng lượng với mọi người.
Tâm hoan hỷ đã kéo theo tâm tự cao tự đại, tôi tự cho rằng mình cao minh hơn người khác. Tâm hoan hỷ cũng khiến tôi tự mê hoặc chính mình, tự mình cảm thấy mình thật tốt đẹp. Thậm chí tôi thường hay so sánh mình với người có địa vị cao hơn, có gì tốt như họ thì thấy cao hứng, có gì không được như họ thì thấy tật đố và oán hận.
Sư phụ giảng:
“Từ nay trở đi chư vị làm các việc thì trước hết phải nghĩ đến người khác, tu thành bậc Chính Giác vô tư vô ngã, tiên tha hậu ngã” (Phật tính vô lậu, Tinh Tấn Yếu Chỉ)
Là một đệ tử Đại Pháp, chúng ta cần phải tu bỏ tâm vị kỷ vị tư. Tâm hoan hỷ vốn bị dẫn động bởi chấp trước vào vui vẻ và hạnh phúc là hoàn toàn tương phản với điều đó: nó đặt bản thân lên trước người khác, làm bất cứ điều gì cũng chỉ vì lợi ích của chính mình. Chẳng phải nó hoàn toàn tương phản với yêu cầu của Pháp?
Các chấp trước không chỉ cản trở người tu luyện, mà còn vô cùng nguy hiểm
Trong tu luyện, tâm hoan hỷ có thể gây nên những tổn hại vô cùng to lớn. Tôi đã từng trải nghiệm điều này. Một lần nọ, tôi đi phát tài liệu giảng thanh chân tướng ở một khu dân cư cùng với một số bạn đồng tu. Chúng tôi đã phát được tài liệu ở phần lớn trong khu vực đó, chỉ còn lại một phần nhỏ là chúng tôi chưa phát. Nhằm gây ấn tượng với các bạn đồng tu và chứng tỏ với họ rằng tôi có thể làm tốt như thế nào, tôi đã không chú ý đến sự an toàn. Ngày hôm sau tôi quay lại chỗ đó để phát tài liệu mặc dù có một số xe cảnh sát đang đỗ ở xung quanh. Bây giờ nhớ lại, chính là Sư phụ đã điểm hóa cho tôi thấy có nguy hiểm ở khu vực đó, nhưng lúc bấy giờ tôi đã không ngộ ra. Tôi vẫn cứ làm theo ý mình, kết quả là tôi bị bắt và bị bức hại trong nhiều năm.
Sư phụ giảng trong Chuyển Pháp Luân:
“Tại các phương diện khác và quá trình tu luyện cũng phải chú ý không được sinh tâm hoan hỷ; loại tâm này rất dễ bị ma lợi dụng.”
Chứng thực Pháp một cách có lý trí và bị tâm hoan hỷ dẫn động khi làm các việc, biểu hiện trên bề mặt thì thấy giống nhau, nhưng xuất phát điểm và kết quả là hoàn toàn khác nhau.
Khi chúng ta chứng thực Pháp, chúng ta mang theo lực lượng của Đại Pháp, chúng ta có thể thanh trừ tà ác và cứu độ thế nhân. Khi chúng ta chứng thực bản thân, chúng ta không có uy lực của từ bi, không những chúng ta không cứu được người khác mà chính chúng ta còn bị bức hại.
Minh bạch Pháp lý vẫn chưa đủ. Chúng ta cần phải thực sự hành được và làm được trong tu luyện. Chúng ta đều biết rằng cuộc sống của chúng ta không phải để truy cầu hạnh phúc, mà là để trợ Sư Chính Pháp cứu độ thế nhân.

Bản tiếng Hán: http://www.minghui.org/mh/articles/2015/11/30/319845.html
Bản tiếng Anh: http://en.minghui.org/html/articles/2015/12/10/154022.html
Đăng ngày 23-12-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét