Trang

Thứ Bảy, 26 tháng 12, 2015

Tình hãm nơi Long cung


Tác giả: Đệ tử Đại Pháp tại Đại lục
[ChanhKien.org] Tôi muốn chia sẻ với mọi người một câu chuyện luân hồi trong những kiếp sống của mình, như một bài học giáo huấn phản diện để chúng ta cùng suy ngẫm.
Trong một kiếp sống nào đó vào mấy trăm năm trước, tôi một mình cất nhà tu luyện trên núi Bút Giá Sơn, thuộc vùng Cẩm Châu, tỉnh Liêu Ninh. Theo sự thăng hoa của cảnh giới tu luyện, năng lực của tôi cũng dần đề cao lên, dần dần tiếp xúc được rất nhiều sinh mệnh và sự vật mà người thường không tiếp xúc được, đặc biệt là vô cùng tâm đầu ý hợp với Long vương Bột Hải. Thời gian trôi qua, hai người chúng tôi đã trở thành bạn bè vô cùng thân thiết, Long vương thường hay đưa tôi xuống Long cung du ngoạn. Cảnh đẹp ở Long cung thật mỹ diệu khôn xiết, hết thảy mọi thứ ở Long cung đều dẫn khởi những suy nghĩ viển vông vô hạn của tôi. Tích tụ lâu ngày, tôi đã hình thành chấp trước vô cùng to lớn đối với hết thảy mọi thứ nơi Long cung, trong khi đả tọa luyện công, tràn ngập trong đầu tôi là những cảnh tượng ở Long cung, mà tâm chấp trước cường đại này lại trở thành chướng ngại cho sự viên mãn của tôi. Tôi tuy đã khổ tu 32 năm ở Bút Giá Sơn, nhưng cuối cùng lại vì tâm chấp trước này mà không tu thành. Một ngày kia, trên đường xuống núi, tôi bỗng nhiên tê liệt, ngã quỵ xuống. Long vương nhìn thấy tất cả những điều này, đến bên cạnh tôi thở dài nói: “Tôi đưa huynh xuống Long cung một lần cuối cùng nữa vậy.” Vậy là cuối cùng tôi đã chết ở Long cung, Long vương đã tìm một nơi chôn cất tôi ở đáy biển.
Đời này, tôi trở về thăm nơi chốn cũ với thân phận của một đệ tử Đại Pháp, nghĩ lại những gì đã trải qua trong đời trước mà vô cùng cảm khái, suy tư.
Sư phụ giảng:
Chư vị nhìn vào đan điền, thấy cái đan ấy sáng tinh anh rất đẹp, một lúc cái đan ấy biến hoá, biến thành căn hộ. “Phòng này để con trai lấy vợ rồi sẽ dùng, phòng này để cho con gái, hai vợ chồng mình là ở phòng này, ở giữa là phòng khách, tuyệt quá! Căn hộ này có thể cấp cho mình không? Mình phải nghĩ ra cách nào để có thôi, làm thế nào đây?” Con người cứ chấp trước vào những thứ ấy, chư vị nói xem thế có tĩnh lại được không? Người ta nói: ‘Ta đến xã hội người thường, giống như đến khách sạn, tá túc vài ngày, rồi vội rời đi’. Một số người cứ lưu luyến nơi này mãi, quên cả nhà của bản thân mình. (“Bài giảng thứ chín”, Chuyển Pháp Luân)
Thông qua học Pháp, chúng ta biết rằng tiêu chuẩn viên mãn trong tu luyện là vô cùng nghiêm khắc, bất kể chấp trước nào đều là chướng ngại của viên mãn. Giờ đây, chúng ta đã đắc được Đại Pháp, chúng ta đã biết được nguồn gốc sinh mệnh của bản thân mình, đã biết được pháp lý tu luyện chân chính, đã biết được mục đích chúng ta đến thế gian chính là để đắc Đại Pháp, trợ Sư chính Pháp, phản bổn quy chân. Như vậy đối với chúng ta mà nói, toàn bộ quá trình đến thế gian con người chẳng phải là một cuộc hành trình hay sao? Mà trong cuộc hành trình này, hết thảy mọi thứ của thế gian con người chẳng phải là từng cảnh một đang bày ra trước mặt chúng ta hay sao? Vậy thì khi đối diện với hết thảy mọi thứ của cuộc hành trình này, chúng ta chỉ có hai con đường: hoặc là mê mờ, hoặc là siêu thoát. Mê mờ sẽ khiến chúng ta tiến về địa ngục, còn siêu thoát sẽ đưa chúng ta vượt thoát khỏi sinh tử. Đối với chúng ta, những đệ tử Đại Pháp đang bị các chủng vật chất chôn vùi trong thế gian con người mà nói, đây chính là sự lựa chọn sinh tử.
Hết thảy mọi thứ trong thế gian con người đều là tồn tại vật chất, hết thảy những gì chúng ta mắt thấy, tai nghe hoặc tiếp xúc được chính là những cảnh quan đối với mỗi đệ tử Đại Pháp chúng ta, mà thực chất lại là những quan ải trên con đường tu luyện của chúng ta. Trong hơn 20 năm tu luyện, chúng ta cũng đã trải qua những màn kịch lớn ở nhân gian, đã hình thành nên những mối dây ràng buộc với thế gian con người, mà những cảnh quan tiếp theo sẽ ầm ầm sóng dậy. Nhưng dẫu cho cuộc hành trình của chúng ta dậy sóng hay bình yên, chỉ cần trong tâm chúng ta có Pháp, có thể nghe theo lời Sư phụ, có thể dựa theo tiêu chuẩn của Đại Pháp mà đo lường tất cả và nghiêm khắc yêu cầu bản thân mình, thì chúng ta chắc chắn sẽ vượt qua. Sư phụ giảng:
Tâm bất tại yên dữ thế vô tranh
Thị nhi bất kiến bất mê bất hoặc
Thính nhi bất văn nan loạn kỳ tâm
Thực nhi bất vị khẩu đoạn chấp trứ
Tố nhi bất cầu thường cư đạo trung
Tĩnh nhi bất tư huyền diệu khả kiến
(“Đạo trung”, Hồng ngâm)

Diễn nghĩa:
Tâm chẳng để nơi này – chẳng tranh đấu với đời.
Thị (nhìn) mà chẳng kiến (thấy) – chẳng mê chẳng hoặc (nghi).
Thính (nghe) mà chẳng văn (nghe thấy) – tâm này khó mà rối loạn được.
Thực (ăn) mà chẳng [theo] vị – miệng dứt hết chấp trước.
Làm [công chuyện] mà chẳng mong cầu – mãi luôn ở trong Đạo.
Tĩnh mà chẳng tư (nghĩ ngợi) – có thể thấy/chứng được những điều huyền diệu.
Một đời kia của tôi vì vướng víu trong cái tình với cảnh quan tuyệt đẹp chốn Long cung mà phải đau khổ rời đi. Đời này tôi phải đối mặt với các loại khảo nghiệm to lớn trên con đường tu luyện Đại Pháp, khi khích lệ bản thân dũng mãnh tinh tấn, vứt bỏ hết thảy chấp trước, tôi cũng chân thành hy vọng tất cả các đồng tu chúng ta sẽ càng thêm thanh tỉnh mà bước đi tốt hơn nữa trên con đường tu luyện. Con xin cảm tạ Sư phụ!
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/2015/09/16/147995.情陷龙宫——前生修练的痛彻教训.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét