Trang

Thứ Ba, 20 tháng 6, 2017

[Kỷ niệm ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới] Con đường tu luyện tươi sáng cùng chính niệm


Bài viết của Bình Phàm, một học viên Đại Pháp tại tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc
[MINH HUỆ 10-5-2017]
Trong 22 năm qua kể từ khi tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi đã được chứng kiến lòng từ bi quảng đại của người sáng lập, Sư phụ Lý Hồng Chí, và tôi có rất nhiều lĩnh hội mà không thể dễ dàng diễn tả hết được. Nhân dịp kỷ niệm 25 năm ngày Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền ra công chúng, tôi xin được chia sẻ một số điều tôi đã học được để thể hiện lòng biết ơn vô hạn của tôi. Bài chia sẻ này cũng là để nói với mọi người rằng chúng ta đến thế giới này là vì Pháp và chúng ta không được bỏ lỡ cơ hội hiếm hoi này.
Bắt đầu tu luyện
Năm 1995, tôi bắt đầu học môn khí công khác mặc dù chồng tôi đang tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, hay còn gọi là Pháp Luân Công. Một ngày, một thầy giáo khí công đã chuẩn đoán bệnh cho tôi nhưng lại bỏ qua không trị bệnh cho tôi. Sau này tôi hiểu rằng có thể bà bị phụ thể. Tôi hỏi bà ấy sao không chữa bệnh cho tôi. Bà nhìn tôi rồi nói: “Pháp Luân thường chuyển”
Tôi biết thuật ngữ đó là từ sách Đại Pháp là vì tôi đã đọc một phần của cuốn sách đó. Tôi thấy hoang mang bởi vì tôi không phải là một học viên Pháp Luân Đại Pháp.
Có lần, tôi mua một chiếc huy hiệu có con kỳ lân mạ vàng với một biểu tượng khí công và gắn nó lên áo choàng của mình. Khi tôi cố khoe chiếc huy hiệu đó với chồng thì nó đã biến mất. Tôi nhận ra rằng chiếc huy hiệu này không dám ở trong nhà của một học viên. Đồng thời, nhớ lại lời mà thầy khí công nói với tôi, tôi nhận ra Sư phụ của Đại Pháp đã quản tôi. Ngài đã điểm hóa cho tôi về mối tiền duyên thông qua người thầy này, vì vậy tôi đã trở thành một học viên.
Nhận ra sự quý giá tu luyện Đại Pháp
Chồng tôi tu luyện Pháp Luân Công vì các lý do sức khỏe. Ngay sau khi bước vào luyện tập, các bệnh tật của chồng tôi đều biến mất. Chồng tôi làm việc chăm chỉ tại văn phòng và làm các việc vặt trong nhà một cách không mệt mỏi.
Từ khi bước vào tu luyện, tôi được đắm mình trong hồng ân của Phật Pháp. Tôi có một gia đình ấm êm và hòa ái. Đó là thời kỳ hạnh phúc nhất của cuộc đời tôi.
Vài năm sau, từ năm 1999 khi Giang Trạch Dân phát động cuộc bức hại, chúng tôi mất đi môi trường tu luyện của mình. Chồng tôi trở nên bận rộn tại sở làm và thường phải làm thêm giờ. Anh có ít thời gian hơn cho việc học Pháp và luyện công. Tâm tính của chồng tôi bắt đầu đi xuống và sức khỏe của anh ngày càng suy yếu.
Cơ quan của anh bị chuyển đổi thành một doanh nghiệp tư nhân. Sự thay đổi đó khiến chồng tôi bị mất hơn 10.000 Nhân dân tệ trong quỹ lương hưu mà anh đã đóng góp. Đối với chúng tôi đó không phải là một khoản tiền nhỏ. Chồng tôi trở nên chán nản và sức khỏe của anh ngày một yếu đi. Năm 2008, chồng tôi qua đời.
Mất chồng quả là một tai họa lớn đối với tôi. Tôi trở nên vô cùng cô đơn vì con trai tôi không sống cùng tôi. Có những khoảng thời gian khi ở một mình sau khi đi làm về tôi đã khóc rất nhiều.
May mắn thay, các nguyên lý của Đại Pháp đã dần dần xoa dịu nỗi đau và giúp tôi bình tâm. Tôi có thể cảm nhận được lòng từ bi của Sư phụ trong quãng thời gian đó.
Một đêm tôi có một giấc mơ. Tôi mơ thấy một cô bé trong trang phục màu đỏ đang đứng trên những đám mây cùng vị thần tiên già. Cô bé hướng mặt về phía thế gian và nói với vị thần tiên: “Quả là quá cay đắng khi ở vị trí này!”
Tôi nhận ra rằng những người tu luyện đã lạc lối trong thế giới con người qua bao lần chuyển sinh và tạo ra nhiều nghiệp lực. Chúng ta đã rất may mắn đắc được Đại Pháp, nhưng buồn thay, chúng ta không biết trân quý Ông. Chúng ta coi Đại Pháp như một công cụ để có được sức khỏe và cuộc sống hạnh phúc. Khi chúng ta gặp phải khổ nạn, chúng ta tiêu trầm trong tu luyện, như chồng tôi đã trải qua.
Sau khi hiểu rõ các nguyên nhân, nỗi đau mất chồng của tôi biến mất. Tôi biết mình nên làm gì, là tiếp tục tiến về phía trước.
Tu tịnh bản thân
Tôi ở độ tuổi bốn mươi khi chồng tôi qua đời. Chẳng bao lâu sau khi anh ấy ra đi, các bạn bè và người thân trong gia đình giục tôi tái hôn. Chị dâu tôi gợi ý rằng tôi có thể kết hôn với ai đó có thể giúp tôi chăm nuôi con trai. Dì của tôi thì khuyên tôi sống chung với một người đàn ông giàu có mà không cần kết hôn.
Sư phụ đã giảng trong Chuyển Pháp Luân: “…khi thực thi đều nghĩ đến người khác…”. Tôi nhận ra tôi không thể hành động vì lợi ích cá nhân và tôi quyết định sống một mình. Tôi muốn dạy bảo con trai tôi theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn.
Nhiều năm trôi qua, mặc dù tôi có một cuộc sống bình yên nhưng rõ ràng, tôi vẫn luôn mong muốn một cuộc sống tốt đẹp như một người thường và thi thoảng vẫn bị ảnh hưởng bởi chấp trước vào sắc dục. Nhận ra thiếu sót này, tôi dần dần đã tu chính bản thân khiến tôi thuần tịnh và bình an hơn.
Có lần, tôi không thể đóng được cửa nhà mình. Khi tôi mượn dụng cụ sửa chữa từ nhà hàng xóm, người hàng xóm đã đề nghị sửa nó giúp tôi. Sau khi cửa được sửa xong, tôi rót một cốc nước cho anh và mở đĩa Nghệ thuật Thần Vận cho anh xem. Vài phút sau anh ta nói: “Tốt nhất là tôi nên đi về, nếu không, có thể tôi muốn ở đây lâu hơn”. Khi tôi tiễn anh ra cửa, anh nhẹ nhàng vỗ vai tôi và nói: “Bất cứ khi nào cần đến sự giúp đỡ, chị cứ nói với tôi”.
Sau khi anh ta về, tôi hướng nội xem mình có làm sai điều gì hay nói điều gì không thích hợp không. Người hàng xóm sẽ tích được một chút đức từ việc giúp đỡ đệ tử Đại Pháp, nhưng đức đó có thể mất đi bởi hành vi không đúng đắn của anh.
Với một người tu luyện, không có gì xảy ra một cách ngẫu nhiên. Tôi nhận ra tầm quan trọng của việc giữ khoảng cách giữa một người nam và một người phụ nữ. Tôi nhận ra mình cần giữ tâm thuần tịnh và dùng thiện tâm, chứ không phải theo cách đùa cợt của người thường khi trò chuyện với mọi người. Tôi thấy mình cũng nên cẩn trọng hơn khi làm việc với các học viên nam trong các hạng mục Đại Pháp.
Trong bài “Thánh Giả” – Tinh tấn yếu chỉ, Sư phụ giảng:
“Người ấy mang nhiều đức mà có Thiện tâm.”
Được bảo hộ và hưởng phúc báo
Một đêm, tôi bị đánh thức bởi một tiếng “thụych”. Tôi nghe thấy một người đàn ông đang nói chuyện với giọng điệu hoảng sợ. Rồi người đó lên xe máy nhanh chóng dời đi. Đó chính xác là vào nửa đêm và tôi bắt đầu đả tọa.
Sau khi đả tọa xong, tôi nhận ra điều đã xảy ra lúc trước. Hai tên trộm đã vào ăn cắp đồ đạc nhà tôi. Một tên leo lên ban công kế bên còn một tên đợi ở ngoài. Rõ ràng là tên trộm đã nhìn thấy điều gì đó khiến hắn sợ hãi và vội vàng nhảy từ ban công xuống với tiếng động “thụych”. Tôi nhận ra rằng Sư phụ đã bảo hộ tôi.
Sự việc đó nhắc tôi nhớ đến một câu chuyện đăng trên trang web Minh Huệ mô tả một đệ tử Đại Pháp đã được Sư phụ bảo hộ như thế nào.
Người học viên đó đã bị một tên cướp trên đường chặn lại vào buổi đêm. Học viên đó hét lớn: “Sư phụ, xin hãy cứu con!”. Tên cướp nhanh chóng bỏ chạy.
Ngày hôm sau tên cướp đó quay trở lại hỏi người học viên rằng Sư phụ là ai. Hắn ta nói hắn đã nhìn thấy một vị Phật tiến về phía mình ngay sau khi học viên đó kêu cứu. Người học viên tự hào nói với tên cướp: “Sư phụ của tôi là ông Lý Hồng Chí”. Tên cướp sau vụ việc này đã trở thành một đệ tử Đại Pháp.
Tôi đã sống một mình như vậy trong nhiều năm qua. Tôi có một công việc thoải mái và được trả lương đủ để chi tiêu. Mặc dù tôi không giàu có, nhưng tôi bận rộn và hạnh phúc. Tôi học Pháp một cách bình tâm và kiên định.
Con trai tôi là một người làm việc chăm chỉ. Cháu không hút thuốc, không uống rượu hay lãng phí tiền của mình. Cháu là người tận tâm, một tháng cháu đến thăm tôi hai lần. Khi cháu đến, chúng tôi cùng nhau học Pháp .
Gần đây, tòa nhà tôi sống bị đập đi để xây những tòa nhà mới. Tôi được bồi thường một căn hộ với ba phòng ngủ thay cho căn hộ cũ. Một số người nói với tôi một cách ganh tị: “Chị thật may mắn khi có được căn hộ đó mà không cần phải nỗ lực gì cả”.
Tôi mỉm cười và nói với họ rằng vì tôi đã được hưởng phúc báo.

Bản tiếng Anh: http://en.minghui.org/html/articles/2017/5/22/163955.html
Bản tiếng Hán: http://www.minghui.org/mh/articles/2017/5/10/346785.html
Đăng ngày: 5-6-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét