Câu chuyện luân hồi: Đế vương hộ Pháp
Tác giả: Hoành Sóc (ghi chép và chỉnh lý theo lời kể lại)
[ChanhKien.org]
Hai vị Thần cùng kết bạn đi xuống
Trong đại khung của vũ trụ, có một thể hệ thiên thể xa xôi và rộng lớn, bên trong có vô lượng vô số các tầng vũ trụ và các thế giới thiên quốc nhiều không sao kể xiết. Trong thể hệ thiên thể này có một vị chúa tể tối cao, ông là chủ của thể hệ thiên thể. Vị vương chủ này có tướng mạo uy nghiêm như kim cương và pháp lực thần thông vô hạn, ông là vị Thần có năng lực lớn nhất trong thể hệ thiên thể đó. Dưới trướng của vị vương chủ có một vị nữ Thần minh trí, từ bi, chịu trách nhiệm giúp vương chủ cai quản toàn bộ chúng sinh trong thiên thể. Họ sống một cuộc sống tự do tự tại trong thế giới thiên quốc cao tầng nhất của thiên thể đó, họ đã cùng nhau cai quản thể hệ thiên thể đó qua những năm tháng dài đằng đẵng đến mức không sao nhớ nổi nữa, mãi cho đến khi thể hệ thiên thể của họ cũng theo quy luật “thành, trụ, hoại, diệt” của vũ trụ mà lệch khỏi quỹ đạo, trở nên không còn tốt như trước nữa.
Khi Phật Chủ –người sáng tạo nên đại khung vũ trụ– phát tâm đại từ bi, vì để cứu độ chúng sinh trong toàn bộ đại khung vũ trụ mà mang theo Đại Pháp căn bản viên dung bất phá của vũ trụ tầng tầng đi xuống, chúng Thần trong các thể hệ vũ trụ vì để kết duyên với Sư phụ và Đại Pháp cũng lần lượt phát nguyện trợ Sư chính Pháp, cứu độ chúng sinh, theo Sư phụ tầng tầng đi xuống. Vị vương chủ này cũng muốn kết duyên cùng với Sư phụ và Đại Pháp, cứu vãn chúng sinh trong thể hệ thiên thể của mình. Nữ Thần dưới trướng của vương chủ phụ trách an nguy của thể hệ thiên thể cũng rất muốn theo Sư phụ đi xuống để cứu độ chúng sinh. Nhưng khi phải buông bỏ hết thảy năng lực và trí huệ của Thần, dấn thân vào thế gian con người mê mờ, hiểm ác, nữ Thần lại rất lo sợ một thân một mình hạ thế sẽ mê lạc ở nơi trần thế. Tuy rất sợ hãi, nữ Thần vẫn quyết tâm hạ thế. Nữ Thần bèn thỉnh cầu vương chủ cùng cô kết bạn đi xuống nhân gian, sau khi đắc Pháp cứu độ thể hệ thiên thể bàng đại của họ, tương lai ở thế gian hiểm ác cũng có thể giúp đỡ lẫn nhau. Cảm động trước sự từ bi của nữ Thần, vương chủ quyết định cùng cô kết bạn đi xuống. Vị vương chủ phát nguyện lời thề hộ Pháp, nguyện dốc hết mọi khả năng của mình để duy hộ Phật Pháp, diệt sạch tà ma loạn thần, trợ Sư chính Pháp, vì Phật Pháp mà thanh trừ hết thảy chướng ngại. Hai vị Thần còn ước định với nhau rằng sau khi hạ thế, hai người sẽ giúp đỡ nhau, không rời xa nhau, cùng nhau hoàn thành sứ mệnh cứu độ chúng sinh. (Chúng ta tạm gọi vị vương chủ là “Thần hộ Pháp”)
Sau khi chuẩn bị xong, hai vị Thần kết bạn và bắt đầu theo Sư phụ tầng tầng đi xuống. Họ chuyển sinh đến thế gian con người, cùng nhau trải qua vô số lần luân hồi, vì sự khai truyền tối hậu của Đại Pháp mà cùng với Sư phụ đặt định ra các nền văn hóa trong lịch sử. Do đặc tính bản nguyên của sinh mệnh và thệ ước từ thuở đầu, tại thế gian con người, vị Thần hộ Pháp này đã chuyển sinh thành từ danh tướng chinh chiến sa trường đến bậc đế vương mở mang bờ cõi, hầu như các đời ông đều chiến đấu trên lưng ngựa. Bài viết này chỉ đề cập đến những lần chuyển sinh hộ Pháp và thống nhất thiên hạ, phục hưng Trung Hoa tại nhân gian của ông.
A Dục Vương – Kim cang hộ Pháp
Đến khoảng thời kỳ Tần Thủy Hoàng của Trung Quốc, vị Thần hộ Pháp chuyển sinh thành vị “hộ Pháp danh vương” nổi tiếng trong lịch sử Ấn Độ – A Dục Vương. A Dục Vương dũng mãnh, thiện chiến, kiên cường, quả cảm, cuộc đời ông chia thành hai giai đoạn rõ rệt: thời kỳ đầu là “Hắc A Dục Vương” và thời kỳ sau là “Bạch A Dục Vương”. “Hắc A Dục vương” sau khi thanh trừ các thế lực gây cản trở rồi lên ngôi vua, đã phát động cuộc chinh phạt bằng vũ lực quy mô lớn đối với các bộ lạc của Ấn Độ, sau cùng đã thống nhất Ấn Độ, trải phẳng con đường để Phật giáo sau này hồng dương khắp mọi miền Ấn Độ. Thời kỳ sau, “Bạch A Dục vương” sau khi thống nhất Ấn Độ, trong lần chinh chiến thảm khốc sau cùng, khi tận mắt chứng kiến cảnh tượng thảm thương xác chết đầy đống, trong tâm ông vô cùng chấn động, phần Phật tính trong bản chất sinh mệnh ông thức tỉnh. Sau này, được Phật Pháp cảm hóa, ông đã nhanh chóng tỉnh ngộ, chính thức quy y cửa Phật và tuyên bố Phật giáo là quốc giáo. Ông bắt đầu phổ biến Phật Pháp rộng rãi khắp cả nước, xây dựng chùa chiền các nơi, phái rất nhiều đệ tử Phật gia đến các nước láng giềng để hồng truyền Phật Pháp, giúp cho Phật giáo ở Ấn Độ phát triển hưng thịnh chưa từng có và bắt đầu được truyền bá ra thế giới. A Dục Vương được Phật giáo tôn là “hộ Pháp danh vương”. Đời này, Thần hộ Pháp đã làm tròn thệ ước hộ Pháp của ông trước khi hạ thế. Còn vị nữ Thần thì chuyển sinh thành hoàng hậu của A Dục Vương là Thiện Vô Tục, bản tính dịu dàng, thiện lương, tín phụng Phật Pháp, toàn tâm toàn ý phò trợ A Dục Vương.
Trong truyền thuyết lịch sử, để thờ phụng tám vạn bốn nghìn hạt xá lợi của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, A Dục Vương đã vận dụng đại thần thông, điều động quân đội thế gian, hiệu lệnh chúng Thần trên thiên thượng, trong vòng một ngày xây xong tám vạn bốn nghìn tháp Phật ở khắp nơi. Câu chuyện này thật ra không phải là truyền thuyết, mà là triển hiện chân thực của Phật Pháp thần thông nơi nhân gian. Những điều từng được xem như hết thảy của hết thảy huy hoàng kia, chẳng qua chỉ là vì sự hồng truyền ngày hôm nay của Pháp Luân Đại Pháp huy hoàng vô tỷ hơn mà đặt định ra nhận thức căn bản của con người thế gian về văn hóa Phật.
“Phật Pháp đang diệt vong, con sẽ là người phục hưng Phật Pháp!”
Thế sự xoay vần, chớp mắt đã đến giữa những năm Bắc Chu thuộc thời kỳ cuối của Nam Bắc triều, vị Thần hộ Pháp lại một lần nữa chuyển sinh thành Tuy Văn Đế Dương Kiên, chào đời trong chùa Bát Nhã, khi Thần hộ Pháp giáng sinh, khắp phòng tràn ngập ánh hào quang, thậm chí có hôm đứa bé thình lình hiện ra hình dáng một con rồng, có sừng và vẩy toàn thân. Lúc đó, trong chùa Bát Nhã có một vị ni cô tu luyện rất tinh tấn, đạo hạnh cao thâm, nhờ có công năng túc mệnh thông bà biết được rằng Dương Kiên không phải là người tầm thường, ngày sau nhất định sẽ lên ngôi long vị, phục hưng Phật giáo. Được cha mẹ Dương Kiên đồng ý, ni cô đích thân nuôi dưỡng Dương Kiên bé bỏng, đặt tên tục cho Dương Kiên là “Na La Diên”, trong tiếng Phạn là có nghĩa là “Kim cang bất hoại”. Suốt mười mấy năm từ khi chào đời đến năm 12, 13 tuổi, Dương Kiên cùng ni cô ăn chay niệm Phật, từ nhỏ đã kết duyên với Phật Pháp, Phật Pháp đã bén rễ sâu sắc trong tâm hồn ông. Khi Dương Kiên được bảy, tám tuổi, ni cô dặn dò ông rằng: “Con vốn là đại quý nhân từ đông quốc đến, Phật Pháp đang diệt vong, con sẽ là người phục hưng Phật Pháp.” Câu chuyện này không phải là truyền thuyết hay do sự thần thánh hóa của người xưa, mà là những ghi chép chân thật về Thần tích lúc bấy giờ.
Quả nhiên hơn 20 năm sau, đúng như những lời mà ni cô đã tiên đoán, Bắc Chu xảy ra sự kiện “Chu Võ diệt Phật”, Chu Võ Đế đột nhiên ra lệnh ngăn cấm Phật giáo, phá hủy kinh Phật, chùa chiền, bức ép tăng ni hoàn tục… Phật giáo một thời hưng thịnh trong những năm Nam Bắc triều giờ đây phải đối mặt với tai họa mang tính hủy diệt, bản thân Chu Võ Đế cũng vì phá hoại Phật Pháp mà tạo tội nghiệp vô biên, chết bất đắc kỳ tử ở tuổi 35.
Vào thời kỳ Nam Bắc triều, người Hồ đã thống trị vùng đất Trung Nguyên trong thời gian dài, pháp luật và văn hóa truyền thống của dân tộc Hán ngày càng mai một, Dương Kiên chịu nhục chịu khổ, thời niên thiếu ông đã nung nấu một chí hướng: chấm dứt sự thống trị của người Hồ, phục hưng văn hóa dân tộc người Hán ở vùng Hoa Hạ. Mấy năm sau, Dương Kiên lên ngôi hoàng đế, dựa vào sức mạnh quân sự mà thống nhất Trung Quốc, dựng nên nhà Tùy, hạ chiếu phục hưng văn hóa truyền thống của dân tộc Hán, khôi phục thể chế người Hán. Dương Kiên dốc lòng chăm lo việc nước, đạt được những thành tựu về văn hóa, giáo dục và quân sự, khai sáng một thời đại hoàng kim “Khai Hoàng thịnh thế”. Vị nữ Thần khi đó cũng chuyển sinh theo ông trở thành Độc Cô hoàng hậu, phò trợ Dương Kiên trị quốc, thời đó xưng là “Nhị Thánh”.
Mọi việc quả đúng như dự liệu của ni cô, sau khi Dương Kiên đăng cơ, quả nhiên bắt đầu sứ mệnh Thần thánh “phục hưng Phật Pháp”. Dương Kiên hạ chiếu phục hưng Phật giáo, truyền rộng Phật Pháp, cho xây dựng các Phật tháp, Phật tự ở khắp nơi, kính tăng trọng đạo. Vợ chồng Dương Kiên cũng quy y cửa Phật, tụng kinh lễ Phật trong hoàng cung. Lúc Dương Kiên còn chưa lên ngôi hoàng vị, ông đã từng được một vị tăng nhân trao tặng một túi hạt xá lợi tử, vị tăng nhân nói với ông rằng: “Đây là xá lợi trân quý của đấng Đại Giác, cậu ngày sau sẽ trở thành chủ của thiên hạ, nên ta để lại cho cậu thờ phụng.” Sau khi đăng cơ, Dương Kiên đã đem xá lợi Phật trân quý này tặng cho các châu huyện xây dựng Phật tháp để thờ phụng. Được hoàng đế đích thân hộ Pháp, Phật giáo vào thời nhà Tùy lại bắt đầu hưng thịnh trở lại, đã thiết lập nền tảng vững chắc cho sự hưng thịnh của Phật giáo thời Đại Đường sau này.
Vị ni cô đó đời này chuyển sinh thành bà nội của Dương Kiên. Bà nội xuất thân danh giá, có tri thức, hiểu lễ nghĩa, đời này lại một lần nữa thay mẹ nuôi dưỡng ông, từ nhỏ đã truyền thụ cho ông những tư tưởng truyền thống trung hiếu tiết nghĩa. Ông từng đọc cho bà nội nghe hai lần cuốnChuyển Pháp Luân, bà nội nghe xong liên tục nói “Hay!”, sau này bà cụ thường cung kính tự mình đọc sách Chuyển Pháp Luân. Vào ngày thứ ba sau khi bà nội qua đời, thiên mục của ông nhìn thấy một vị Thần trên thiên thượng đến nghênh đón bà nội đến thế giới thiên quốc của một tầng thứ nào đó để chờ đợi, đợi đến sau khi Sư phụ chính Pháp kết thúc sẽ lại trở về thế giới thiên quốc sau cùng của bản thân mình. Sau khi trở về trời, bà nội biến thành vô cùng trẻ trung xinh đẹp, xúc động không nói nên lời, không ngừng cảm tạ ông đã giúp bà đắc Pháp, nhờ vậy mà được trở về thiên quốc. Trải qua sự chờ đợi đằng đẵng trong lịch sử lâu dài, bà nội đời này cuối cùng đã đắc Pháp, trở về thế giới thiên quốc. Thật ra mỗi người thân, bạn bè bên cạnh chúng ta đều đã từng phó xuất rất nhiều cho chúng ta trong lịch sử, họ đã trải qua lịch sử hàng trăm nghìn năm chờ đợi Đại Pháp khai truyền, họ mong mỏi chúng ta đời này có thể thật sự cứu độ họ, họ đều đã từng là chúng sinh trong thế giới của chúng ta trên thiên thượng đó!
Chu Nguyên Chương – từ tăng nhân hành khất trở thành hoàng đế
Những năm cuối triều đại nhà Nguyên, vị Thần hộ Pháp lại chuyển sinh đến một nhà họ Chu bần cùng, chính là Chu Nguyên Chương sau này. Cuối triều Nguyên, xã hội rối ren, chính trị hà khắc, lao dịch nặng nề, dân chúng lầm than. Dưới sự an bài của thiên ý (thời đó có lưu truyền câu đồng dao: thạch nhân một con mắt, phát động dân chúng Hoàng Hà lật đổ thiên hạ), người dân chịu đủ mọi áp bức đã vùng lên khởi nghĩa vũ trang, các nơi ào ào thành lập nghĩa quân phản kháng sự thống trị bạo ngược của nhà Nguyên. Chu Nguyên Chương khi tham gia nghĩa quân đã thể hiện tài năng quân sự trác tuyệt, từng bước được thăng tiến thành thống soái của một nhóm nghĩa quân. Chu Nguyên Chương giương cao ngọn cờ chính nghĩa “trục xuất giặc Hồ, khôi phục Trung Hoa”, thu phục quân khởi nghĩa các nơi, thế lực dần dần lớn mạnh, cuối cùng lật đổ triều đại nhà Nguyên tàn bạo, đuổi người Mông Cổ ra khỏi Trung Nguyên, khôi phục Trung Hoa, thống nhất thiên hạ. Chu Nguyên Chương sau khi lên ngôi đã trừng trị nghiêm khắc bọn tham quan, bãi bỏ chế độ quan lại, hết lòng lo cho dân.
Khi Chu Nguyên Chương vẫn còn trong bụng mẹ, triều Nguyên có cao nhân suy đoán rằng vùng An Huy sẽ có chân long thiên tử xuất thế, lớn lên sẽ khởi nghĩa tiêu diệt nhà Nguyên. Hoàng đế nhà Nguyên vội vàng hạ lệnh giết chết tất cả thai phụ của vùng An Huy, khi đó, nhà ai có thai phụ đều phải chạy trốn khắp nơi, cha mẹ của Chu Nguyên Chương cũng bị bức phải bỏ nhà đi trốn, dọc đường đi phải ăn xin, không ngờ trên đường lại gặp phải một đội quân Nguyên. Cha mẹ Chu áo quần rách rưới, chẳng khác gì ăn mày. Đội quân Nguyên đó vây lấy Chu mẫu thân đang mang thai lớn tiếng cười ha hả, chế giễu rằng: “Cái thứ ăn mày nghèo kiết xác còn có thể sinh hạ chân long thiên tử sao? Thật là quá nực cười.” Sau khi cười giễu một hồi, chúng nghênh ngang bỏ đi. Ba người nhà họ Chu giữ được tính mạng. Về sau, thế lực tàn dư của triều Nguyên lại nhiều lần ám sát Chu Nguyên Chương, từ sai thích khách ám sát đến bỏ thuốc độc vào đồ ăn, nhưng “xưa nay bậc vương giả vốn không chết”, mỗi lần gặp nguy hiểm, Chu Nguyên Chương nhờ được trời cao phù hộ đều có thể hóa nguy thành an, không bị tổn thương gì. Để giữ an toàn cho vua, Mã hoàng hậu vốn là bậc quốc mẫu cao quý hàng ngày đều đích thân lo liệu việc ăn uống và sinh hoạt của Chu Nguyên Chương, quả thật là tình thâm ý trọng, cũng là để báo đáp ân đức cùng ông kết bạn đi xuống năm xưa.
Xưa nay chân mệnh thiên tử tự có Thiên Thần phù trợ, điều này được chứng minh qua Thần tích “nhất mộng thông ngũ kinh” của Chu Nguyên Chương. Đây là câu chuyện lịch sử có thật, Chu Nguyên Chương từ nhỏ gia cảnh bần hàn, không được đi học nên không đọc thông viết thạo. Sau khi làm hoàng đế không được bao lâu, một đêm trong giấc mộng, ông mơ thấy mình đang miệt mài đọc các cuốn thi thư kinh điển, ngày hôm sau tỉnh dậy, các cuốn sách đã đọc trong mơ vẫn hiện rõ mồn một trước mắt ông, ký ức hãy còn rất mới mẻ. Kỳ thực, chư Thần trên thiên thượng đã dẫn chủ nguyên thần của Chu Nguyên Chương đến một không gian khác để học tập thi thư kinh điển, thêm vào đó không có sự trói buộc của nhục thân, chủ nguyên thần đọc sách rất thần tốc. Do sự khác biệt về thời gian trong các thời không khác nhau, thời gian của nhân gian mới chỉ qua một đêm, giống như câu chuyện thần tiên trong “giấc mộng kê vàng”, nghe có vẻ huyền diệu ly kỳ nhưng thật ra đều là triển hiện chân thực của Thần tích trong lịch sử. Trải qua “một đêm miệt mài học tập”, Chu Nguyên Chương từ đó đã hoàn toàn thay da đổi thịt, trở thành người thông kim bác cổ, học thức uyên thâm, tài văn chương nổi bật, đây mới thật xứng danh là một bậc minh quân văn võ song toàn. Đất nước dưới sự trị vì của Chu Nguyên Chương đã đạt được những thành tựu về văn hóa, giáo dục, chính trị, đã khai sáng thời kỳ trị vì của Hồng Vũ (tức Minh Thái Tổ thời nhà Minh), thời kỳ phát triển cực thịnh của triều đại nhà Minh.
Triều đại nhà Minh còn có rất nhiều ẩn đố lịch sử không được chính sử ghi chép lại như sự thật về việc thái tử mất sớm, Chu Lệ đoạt ngôi vua, v.v… ở đây người viết tạm thời không đề cập đến, sau này có dịp sẽ nói chi tiết hơn.
Do gia cảnh bần cùng, Chu Nguyên Chương từ nhỏ đã theo cha mẹ lưu lạc khắp nơi. Sau khi cha mẹ chết vì bệnh tật và đói kém, để tiếp tục sống, Chu Nguyên Chương mười mấy tuổi đã xuất gia vào một ngôi chùa, làm tiểu hòa thượng hàng ngày chẻ củi gánh nước, sáng tụng kinh tối gõ mõ, nghe kinh lễ Phật, kết duyên với Phật Pháp. Sau này ngôi chùa vì nạn đói mà bị giải thể, Chu Nguyên Chương buộc phải đi vân du xin ăn mấy năm liền, chịu đói chịu khát, sống cảnh màn trời chiếu đất, nếm trải đủ mọi cái khổ trên đời, nhờ đó mà tôi luyện nên một ý chí kiên cường. Những năm cuối triều Nguyên, đất nước chinh chiến quanh năm, tăng nhân các nơi lần lượt bỏ đi lưu vong, rất nhiều ngôi chùa hoang tàn đổ nát, Phật giáo ở vùng đất người Hán bị phá hoại nghiêm trọng. Sau khi Chu Nguyên Chương làm hoàng đế, ông càng tôn sùng Phật Pháp, bắt đầu thực hiện sứ mệnh “hộ Pháp”, chấn hưng Phật giáo, hoằng dương Phật Pháp. Ông cho xây dựng chùa chiền, mở rộng Pháp hội khắp nơi trong nước, khiến cho Phật giáo ở vùng đất người Hán nhanh chóng khôi phục lại nguyên khí, bắt đầu hưng thịnh trở lại. Vị Thần hộ Pháp này lại một lần nữa trở thành đế vương hộ Pháp của Phật giáo Trung Thổ.
Dẫn dắt thiên binh thiên tướng chiến đấu với tà ác
Vị Thần hộ Pháp chuyển sinh đến ngày hôm nay đúng vào thời kỳ chính Pháp của Đại Pháp hồng truyền. Giờ đây ông mới thật sự làm tròn thệ ước hộ Pháp trước lúc hạ thế, thực thi sứ mệnh trợ Sư chính Pháp.
Lúc hạ thế, ông đã mang theo một món binh khí của mình trên thiên thượng: cây thương, ông từng thệ nguyện sẽ cầm cây thương này diệt tận tà ma loạn thần. Sư phụ đã khai mở ký ức lâu dài của sinh mệnh cho ông, cũng đã đả khai rất nhiều thần thông cho ông, để cho chủ nguyên thần của ông có thể tự do ly thể. Mười năm nay, chủ nguyên thần của ông liên tục tham gia đại chiến với tà ác ở trên thiên thượng. Thần thể trên thiên thượng của ông mình mặc áo giáp màu vàng kim, hai tay nắm cây thương, bên thân có bạch hổ và rồng hộ vệ, hầu như ngày nào cũng dẫn dắt chúng thiên binh thiên tướng ở các tầng thứ thiên thượng khác nhau mà chiến đấu với các sinh mệnh tà ác phá hoại Đại Pháp, thật khó mà tưởng tượng được những hiểm nguy, gian khổ trên đó, cảnh tượng giết chóc thật vô cùng thảm khốc, dùng ngôn ngữ của thế gian con người vốn không cách nào miêu tả được. Năng lực của tà ma loạn thần vốn dĩ cao hơn người thường, hơn nữa trên mỗi tầng trời đều có núi sông thành trì làm tấm chắn, nên chiến đấu với chúng càng cần phải có chiến lược chiến thuật, dùng trí huệ mới giành thắng lợi. Có những lúc tình thế rất gay go, tà ác rợp trời dậy đất kéo đến, thiên binh thiên tướng tử thương vô số, ông luôn nghe thấy những lời động viên, khích lệ từ bi của Sư phụ điểm hóa cho ông, gia trì cho ông nhanh chóng đánh thắng trận ác chiến này. Dưới sự gia trì của Sư phụ, lại nhờ vào tài thao lược được tích lũy qua các đời chinh chiến, ông hầu như càng đánh càng thắng. Nhờ lập được nhiều công trạng, từ một vị thiên binh ông dần được thăng lên làm thống soái tối cao của thiên giới.
Mười năm chiến đấu gian khổ, khốc liệt, mười năm nhẫn nhục chịu khổ gần như đã vắt kiệt thể xác và tinh thần của ông. Thần thể của ông ở một tầng thiên thượng nào đó chằng chịt vết thương, một vị Thần ở thiên thượng từng xoa vào các vết thương khắp mình ông mà cảm thán, xót xa.
Cùng với việc các đệ tử Đại Pháp ở nhân gian hàng ngày phát chính niệm thanh trừ các sinh mệnh tà ác, chính Thần các giới và rất nhiều đệ tử Đại Pháp mới bước vào tu luyện cũng tham gia thanh trừ tà ác trên thiên thượng. Cuộc đại chiến chính-tà kinh tâm động phách, bàng đại quy mô này ở thiên thượng đã kéo dài lâu hơn 10 năm, đến giờ những sinh mệnh tà ác chỉ còn lại rất ít.
Chúng sinh thiên quốc trông ngóng vương chủ trở về
Một hôm, vào buổi chiều ông đang nghỉ ngơi thì nhìn thấy một vị Thần trên thiên thượng xuống cung kính nghênh đón ông, đó là sứ giả mà chúng sinh trong thể hệ thiên thể của ông phái đến. Chủ nguyên thần của ông đi theo vị Thần đó, bay qua tầng tầng các thể hệ vũ trụ tráng lệ vô tỷ, xa xôi đằng đẵng, không sao đo đếm được, cuối cùng đã đến thế giới thiên quốc thuộc tầng thứ tối cao trong thể hệ thiên thể của ông trước khi hạ thế. Chúng sinh trên thiên quốc reo hò nhảy múa cung nghênh vương chủ trở về, toàn bộ thiên quốc náo nhiệt cả một vùng. Ông kinh ngạc và mừng vui phát hiện ra thể hệ vũ trụ của mình khác nhiều so với trước đây, trở nên ngày càng tốt đẹp hơn, thuần tịnh hơn, và cũng huy hoàng tráng lệ hơn. Chúng Thần dẫn ông đến tham quan một tòa thành to lớn trên thiên quốc, đó là công trình được xây dựng để nghênh đón sự trở về của vị vương chủ đã hạ thế chịu đủ khổ nạn để cứu độ họ, công trình chứa đựng lòng biết ơn và sùng kính vô hạn của chúng sinh đối với ông. Tòa thành đó vô cùng to lớn, hùng vĩ, tổng cộng có chín tầng, từ xa nhìn giống như một ngọn núi lớn thông thẳng lên đỉnh trời, nhìn gần thì thấy rực rõ chói mắt, huy hoàng lộng lẫy, mỹ diệu khôn cùng. Bên trong tòa thành có đủ hết thảy mọi thứ: đình đài lầu gác, núi xanh nước biếc, kì trân dị bảo rực rỡ muôn màu. Chúng sinh mở cho ông xem một danh sách, ông phát hiện trên đó đều ghi tên của những con người thế gian mà ông giảng chân tướng cứu độ ở nhân gian, trong đó có cả bạn bè thân thích bên cạnh ông, họ cũng từng là chúng sinh trong thể hệ thiên thể của ông ở trên thiên thượng, sau khi được Đại Pháp cứu độ, họ mới có thể được quay trở về thiên quốc, tương lai tiếp tục làm chúng sinh trong thể hệ thiên thể này.
Sau khi kết thúc chuyến viếng thăm thiên quốc, ông muốn mau chóng quay trở về nhân gian, chúng sinh thiên quốc lưu luyến không nỡ rời, nước mắt lưng tròng, hết lần này đến lần khác khẩn thiết giữ ông ở lại, họ đều không nỡ nhìn thấy vương chủ của họ quay lại thế gian con người dơ bẩn để tiếp tục chịu khổ. Ông an ủi chúng sinh rằng: “Ân cứu độ của Sư phụ và Đại Pháp hạo đãng vô biên, sứ mệnh trợ Sư chính Pháp ở nhân gian của ta vẫn chưa hoàn thành, đợi đến khi ta hoàn thành xong sứ mệnh của mình thì sẽ quay trở về.” Chúng sinh thiên quốc cung kính và đau xót tiễn đưa vương chủ của họ một lần nữa xuống hạ thế. Lại vượt qua tầng tầng thể hệ vũ trụ xa xôi đằng đẵng, chủ nguyên thần của ông trở về nhục thân. Thời gian của nhân gian đã qua hơn ba tiếng, nhưng trong không gian khác ông đã bay qua tầng tầng thể hệ vũ trụ dài đằng đẵng, kỳ thật cũng chỉ là một chốc lát. Thần thông của Phật Pháp quả là uy lực vô cùng.
Lịch sử của văn hóa Thần truyền để đặt định cho sự khai truyền của Đại Pháp nay đã thành quá khứ, Đại Pháp mà chúng sinh chờ đợi hàng ức vạn năm nay đã hồng truyền toàn thế giới, chúng ta chỉ có tinh tấn hơn nữa, gấp rút cứu độ chúng sinh mới có thể không phụ thệ ước của bản thân trước khi hạ thế, không phụ sự từ bi khổ độ của Sư phụ. Các đồng tu, hãy cùng nhau cố gắng!
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/2011/09/16/77320.正见十年征稿-轮回纪实:帝王护法.html
[ChanhKien.org]
Hai vị Thần cùng kết bạn đi xuống
Trong đại khung của vũ trụ, có một thể hệ thiên thể xa xôi và rộng lớn, bên trong có vô lượng vô số các tầng vũ trụ và các thế giới thiên quốc nhiều không sao kể xiết. Trong thể hệ thiên thể này có một vị chúa tể tối cao, ông là chủ của thể hệ thiên thể. Vị vương chủ này có tướng mạo uy nghiêm như kim cương và pháp lực thần thông vô hạn, ông là vị Thần có năng lực lớn nhất trong thể hệ thiên thể đó. Dưới trướng của vị vương chủ có một vị nữ Thần minh trí, từ bi, chịu trách nhiệm giúp vương chủ cai quản toàn bộ chúng sinh trong thiên thể. Họ sống một cuộc sống tự do tự tại trong thế giới thiên quốc cao tầng nhất của thiên thể đó, họ đã cùng nhau cai quản thể hệ thiên thể đó qua những năm tháng dài đằng đẵng đến mức không sao nhớ nổi nữa, mãi cho đến khi thể hệ thiên thể của họ cũng theo quy luật “thành, trụ, hoại, diệt” của vũ trụ mà lệch khỏi quỹ đạo, trở nên không còn tốt như trước nữa.
Khi Phật Chủ –người sáng tạo nên đại khung vũ trụ– phát tâm đại từ bi, vì để cứu độ chúng sinh trong toàn bộ đại khung vũ trụ mà mang theo Đại Pháp căn bản viên dung bất phá của vũ trụ tầng tầng đi xuống, chúng Thần trong các thể hệ vũ trụ vì để kết duyên với Sư phụ và Đại Pháp cũng lần lượt phát nguyện trợ Sư chính Pháp, cứu độ chúng sinh, theo Sư phụ tầng tầng đi xuống. Vị vương chủ này cũng muốn kết duyên cùng với Sư phụ và Đại Pháp, cứu vãn chúng sinh trong thể hệ thiên thể của mình. Nữ Thần dưới trướng của vương chủ phụ trách an nguy của thể hệ thiên thể cũng rất muốn theo Sư phụ đi xuống để cứu độ chúng sinh. Nhưng khi phải buông bỏ hết thảy năng lực và trí huệ của Thần, dấn thân vào thế gian con người mê mờ, hiểm ác, nữ Thần lại rất lo sợ một thân một mình hạ thế sẽ mê lạc ở nơi trần thế. Tuy rất sợ hãi, nữ Thần vẫn quyết tâm hạ thế. Nữ Thần bèn thỉnh cầu vương chủ cùng cô kết bạn đi xuống nhân gian, sau khi đắc Pháp cứu độ thể hệ thiên thể bàng đại của họ, tương lai ở thế gian hiểm ác cũng có thể giúp đỡ lẫn nhau. Cảm động trước sự từ bi của nữ Thần, vương chủ quyết định cùng cô kết bạn đi xuống. Vị vương chủ phát nguyện lời thề hộ Pháp, nguyện dốc hết mọi khả năng của mình để duy hộ Phật Pháp, diệt sạch tà ma loạn thần, trợ Sư chính Pháp, vì Phật Pháp mà thanh trừ hết thảy chướng ngại. Hai vị Thần còn ước định với nhau rằng sau khi hạ thế, hai người sẽ giúp đỡ nhau, không rời xa nhau, cùng nhau hoàn thành sứ mệnh cứu độ chúng sinh. (Chúng ta tạm gọi vị vương chủ là “Thần hộ Pháp”)
Sau khi chuẩn bị xong, hai vị Thần kết bạn và bắt đầu theo Sư phụ tầng tầng đi xuống. Họ chuyển sinh đến thế gian con người, cùng nhau trải qua vô số lần luân hồi, vì sự khai truyền tối hậu của Đại Pháp mà cùng với Sư phụ đặt định ra các nền văn hóa trong lịch sử. Do đặc tính bản nguyên của sinh mệnh và thệ ước từ thuở đầu, tại thế gian con người, vị Thần hộ Pháp này đã chuyển sinh thành từ danh tướng chinh chiến sa trường đến bậc đế vương mở mang bờ cõi, hầu như các đời ông đều chiến đấu trên lưng ngựa. Bài viết này chỉ đề cập đến những lần chuyển sinh hộ Pháp và thống nhất thiên hạ, phục hưng Trung Hoa tại nhân gian của ông.
A Dục Vương – Kim cang hộ Pháp
Đến khoảng thời kỳ Tần Thủy Hoàng của Trung Quốc, vị Thần hộ Pháp chuyển sinh thành vị “hộ Pháp danh vương” nổi tiếng trong lịch sử Ấn Độ – A Dục Vương. A Dục Vương dũng mãnh, thiện chiến, kiên cường, quả cảm, cuộc đời ông chia thành hai giai đoạn rõ rệt: thời kỳ đầu là “Hắc A Dục Vương” và thời kỳ sau là “Bạch A Dục Vương”. “Hắc A Dục vương” sau khi thanh trừ các thế lực gây cản trở rồi lên ngôi vua, đã phát động cuộc chinh phạt bằng vũ lực quy mô lớn đối với các bộ lạc của Ấn Độ, sau cùng đã thống nhất Ấn Độ, trải phẳng con đường để Phật giáo sau này hồng dương khắp mọi miền Ấn Độ. Thời kỳ sau, “Bạch A Dục vương” sau khi thống nhất Ấn Độ, trong lần chinh chiến thảm khốc sau cùng, khi tận mắt chứng kiến cảnh tượng thảm thương xác chết đầy đống, trong tâm ông vô cùng chấn động, phần Phật tính trong bản chất sinh mệnh ông thức tỉnh. Sau này, được Phật Pháp cảm hóa, ông đã nhanh chóng tỉnh ngộ, chính thức quy y cửa Phật và tuyên bố Phật giáo là quốc giáo. Ông bắt đầu phổ biến Phật Pháp rộng rãi khắp cả nước, xây dựng chùa chiền các nơi, phái rất nhiều đệ tử Phật gia đến các nước láng giềng để hồng truyền Phật Pháp, giúp cho Phật giáo ở Ấn Độ phát triển hưng thịnh chưa từng có và bắt đầu được truyền bá ra thế giới. A Dục Vương được Phật giáo tôn là “hộ Pháp danh vương”. Đời này, Thần hộ Pháp đã làm tròn thệ ước hộ Pháp của ông trước khi hạ thế. Còn vị nữ Thần thì chuyển sinh thành hoàng hậu của A Dục Vương là Thiện Vô Tục, bản tính dịu dàng, thiện lương, tín phụng Phật Pháp, toàn tâm toàn ý phò trợ A Dục Vương.
Trong truyền thuyết lịch sử, để thờ phụng tám vạn bốn nghìn hạt xá lợi của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, A Dục Vương đã vận dụng đại thần thông, điều động quân đội thế gian, hiệu lệnh chúng Thần trên thiên thượng, trong vòng một ngày xây xong tám vạn bốn nghìn tháp Phật ở khắp nơi. Câu chuyện này thật ra không phải là truyền thuyết, mà là triển hiện chân thực của Phật Pháp thần thông nơi nhân gian. Những điều từng được xem như hết thảy của hết thảy huy hoàng kia, chẳng qua chỉ là vì sự hồng truyền ngày hôm nay của Pháp Luân Đại Pháp huy hoàng vô tỷ hơn mà đặt định ra nhận thức căn bản của con người thế gian về văn hóa Phật.
“Phật Pháp đang diệt vong, con sẽ là người phục hưng Phật Pháp!”
Thế sự xoay vần, chớp mắt đã đến giữa những năm Bắc Chu thuộc thời kỳ cuối của Nam Bắc triều, vị Thần hộ Pháp lại một lần nữa chuyển sinh thành Tuy Văn Đế Dương Kiên, chào đời trong chùa Bát Nhã, khi Thần hộ Pháp giáng sinh, khắp phòng tràn ngập ánh hào quang, thậm chí có hôm đứa bé thình lình hiện ra hình dáng một con rồng, có sừng và vẩy toàn thân. Lúc đó, trong chùa Bát Nhã có một vị ni cô tu luyện rất tinh tấn, đạo hạnh cao thâm, nhờ có công năng túc mệnh thông bà biết được rằng Dương Kiên không phải là người tầm thường, ngày sau nhất định sẽ lên ngôi long vị, phục hưng Phật giáo. Được cha mẹ Dương Kiên đồng ý, ni cô đích thân nuôi dưỡng Dương Kiên bé bỏng, đặt tên tục cho Dương Kiên là “Na La Diên”, trong tiếng Phạn là có nghĩa là “Kim cang bất hoại”. Suốt mười mấy năm từ khi chào đời đến năm 12, 13 tuổi, Dương Kiên cùng ni cô ăn chay niệm Phật, từ nhỏ đã kết duyên với Phật Pháp, Phật Pháp đã bén rễ sâu sắc trong tâm hồn ông. Khi Dương Kiên được bảy, tám tuổi, ni cô dặn dò ông rằng: “Con vốn là đại quý nhân từ đông quốc đến, Phật Pháp đang diệt vong, con sẽ là người phục hưng Phật Pháp.” Câu chuyện này không phải là truyền thuyết hay do sự thần thánh hóa của người xưa, mà là những ghi chép chân thật về Thần tích lúc bấy giờ.
Quả nhiên hơn 20 năm sau, đúng như những lời mà ni cô đã tiên đoán, Bắc Chu xảy ra sự kiện “Chu Võ diệt Phật”, Chu Võ Đế đột nhiên ra lệnh ngăn cấm Phật giáo, phá hủy kinh Phật, chùa chiền, bức ép tăng ni hoàn tục… Phật giáo một thời hưng thịnh trong những năm Nam Bắc triều giờ đây phải đối mặt với tai họa mang tính hủy diệt, bản thân Chu Võ Đế cũng vì phá hoại Phật Pháp mà tạo tội nghiệp vô biên, chết bất đắc kỳ tử ở tuổi 35.
Vào thời kỳ Nam Bắc triều, người Hồ đã thống trị vùng đất Trung Nguyên trong thời gian dài, pháp luật và văn hóa truyền thống của dân tộc Hán ngày càng mai một, Dương Kiên chịu nhục chịu khổ, thời niên thiếu ông đã nung nấu một chí hướng: chấm dứt sự thống trị của người Hồ, phục hưng văn hóa dân tộc người Hán ở vùng Hoa Hạ. Mấy năm sau, Dương Kiên lên ngôi hoàng đế, dựa vào sức mạnh quân sự mà thống nhất Trung Quốc, dựng nên nhà Tùy, hạ chiếu phục hưng văn hóa truyền thống của dân tộc Hán, khôi phục thể chế người Hán. Dương Kiên dốc lòng chăm lo việc nước, đạt được những thành tựu về văn hóa, giáo dục và quân sự, khai sáng một thời đại hoàng kim “Khai Hoàng thịnh thế”. Vị nữ Thần khi đó cũng chuyển sinh theo ông trở thành Độc Cô hoàng hậu, phò trợ Dương Kiên trị quốc, thời đó xưng là “Nhị Thánh”.
Mọi việc quả đúng như dự liệu của ni cô, sau khi Dương Kiên đăng cơ, quả nhiên bắt đầu sứ mệnh Thần thánh “phục hưng Phật Pháp”. Dương Kiên hạ chiếu phục hưng Phật giáo, truyền rộng Phật Pháp, cho xây dựng các Phật tháp, Phật tự ở khắp nơi, kính tăng trọng đạo. Vợ chồng Dương Kiên cũng quy y cửa Phật, tụng kinh lễ Phật trong hoàng cung. Lúc Dương Kiên còn chưa lên ngôi hoàng vị, ông đã từng được một vị tăng nhân trao tặng một túi hạt xá lợi tử, vị tăng nhân nói với ông rằng: “Đây là xá lợi trân quý của đấng Đại Giác, cậu ngày sau sẽ trở thành chủ của thiên hạ, nên ta để lại cho cậu thờ phụng.” Sau khi đăng cơ, Dương Kiên đã đem xá lợi Phật trân quý này tặng cho các châu huyện xây dựng Phật tháp để thờ phụng. Được hoàng đế đích thân hộ Pháp, Phật giáo vào thời nhà Tùy lại bắt đầu hưng thịnh trở lại, đã thiết lập nền tảng vững chắc cho sự hưng thịnh của Phật giáo thời Đại Đường sau này.
Vị ni cô đó đời này chuyển sinh thành bà nội của Dương Kiên. Bà nội xuất thân danh giá, có tri thức, hiểu lễ nghĩa, đời này lại một lần nữa thay mẹ nuôi dưỡng ông, từ nhỏ đã truyền thụ cho ông những tư tưởng truyền thống trung hiếu tiết nghĩa. Ông từng đọc cho bà nội nghe hai lần cuốnChuyển Pháp Luân, bà nội nghe xong liên tục nói “Hay!”, sau này bà cụ thường cung kính tự mình đọc sách Chuyển Pháp Luân. Vào ngày thứ ba sau khi bà nội qua đời, thiên mục của ông nhìn thấy một vị Thần trên thiên thượng đến nghênh đón bà nội đến thế giới thiên quốc của một tầng thứ nào đó để chờ đợi, đợi đến sau khi Sư phụ chính Pháp kết thúc sẽ lại trở về thế giới thiên quốc sau cùng của bản thân mình. Sau khi trở về trời, bà nội biến thành vô cùng trẻ trung xinh đẹp, xúc động không nói nên lời, không ngừng cảm tạ ông đã giúp bà đắc Pháp, nhờ vậy mà được trở về thiên quốc. Trải qua sự chờ đợi đằng đẵng trong lịch sử lâu dài, bà nội đời này cuối cùng đã đắc Pháp, trở về thế giới thiên quốc. Thật ra mỗi người thân, bạn bè bên cạnh chúng ta đều đã từng phó xuất rất nhiều cho chúng ta trong lịch sử, họ đã trải qua lịch sử hàng trăm nghìn năm chờ đợi Đại Pháp khai truyền, họ mong mỏi chúng ta đời này có thể thật sự cứu độ họ, họ đều đã từng là chúng sinh trong thế giới của chúng ta trên thiên thượng đó!
Chu Nguyên Chương – từ tăng nhân hành khất trở thành hoàng đế
Những năm cuối triều đại nhà Nguyên, vị Thần hộ Pháp lại chuyển sinh đến một nhà họ Chu bần cùng, chính là Chu Nguyên Chương sau này. Cuối triều Nguyên, xã hội rối ren, chính trị hà khắc, lao dịch nặng nề, dân chúng lầm than. Dưới sự an bài của thiên ý (thời đó có lưu truyền câu đồng dao: thạch nhân một con mắt, phát động dân chúng Hoàng Hà lật đổ thiên hạ), người dân chịu đủ mọi áp bức đã vùng lên khởi nghĩa vũ trang, các nơi ào ào thành lập nghĩa quân phản kháng sự thống trị bạo ngược của nhà Nguyên. Chu Nguyên Chương khi tham gia nghĩa quân đã thể hiện tài năng quân sự trác tuyệt, từng bước được thăng tiến thành thống soái của một nhóm nghĩa quân. Chu Nguyên Chương giương cao ngọn cờ chính nghĩa “trục xuất giặc Hồ, khôi phục Trung Hoa”, thu phục quân khởi nghĩa các nơi, thế lực dần dần lớn mạnh, cuối cùng lật đổ triều đại nhà Nguyên tàn bạo, đuổi người Mông Cổ ra khỏi Trung Nguyên, khôi phục Trung Hoa, thống nhất thiên hạ. Chu Nguyên Chương sau khi lên ngôi đã trừng trị nghiêm khắc bọn tham quan, bãi bỏ chế độ quan lại, hết lòng lo cho dân.
Khi Chu Nguyên Chương vẫn còn trong bụng mẹ, triều Nguyên có cao nhân suy đoán rằng vùng An Huy sẽ có chân long thiên tử xuất thế, lớn lên sẽ khởi nghĩa tiêu diệt nhà Nguyên. Hoàng đế nhà Nguyên vội vàng hạ lệnh giết chết tất cả thai phụ của vùng An Huy, khi đó, nhà ai có thai phụ đều phải chạy trốn khắp nơi, cha mẹ của Chu Nguyên Chương cũng bị bức phải bỏ nhà đi trốn, dọc đường đi phải ăn xin, không ngờ trên đường lại gặp phải một đội quân Nguyên. Cha mẹ Chu áo quần rách rưới, chẳng khác gì ăn mày. Đội quân Nguyên đó vây lấy Chu mẫu thân đang mang thai lớn tiếng cười ha hả, chế giễu rằng: “Cái thứ ăn mày nghèo kiết xác còn có thể sinh hạ chân long thiên tử sao? Thật là quá nực cười.” Sau khi cười giễu một hồi, chúng nghênh ngang bỏ đi. Ba người nhà họ Chu giữ được tính mạng. Về sau, thế lực tàn dư của triều Nguyên lại nhiều lần ám sát Chu Nguyên Chương, từ sai thích khách ám sát đến bỏ thuốc độc vào đồ ăn, nhưng “xưa nay bậc vương giả vốn không chết”, mỗi lần gặp nguy hiểm, Chu Nguyên Chương nhờ được trời cao phù hộ đều có thể hóa nguy thành an, không bị tổn thương gì. Để giữ an toàn cho vua, Mã hoàng hậu vốn là bậc quốc mẫu cao quý hàng ngày đều đích thân lo liệu việc ăn uống và sinh hoạt của Chu Nguyên Chương, quả thật là tình thâm ý trọng, cũng là để báo đáp ân đức cùng ông kết bạn đi xuống năm xưa.
Xưa nay chân mệnh thiên tử tự có Thiên Thần phù trợ, điều này được chứng minh qua Thần tích “nhất mộng thông ngũ kinh” của Chu Nguyên Chương. Đây là câu chuyện lịch sử có thật, Chu Nguyên Chương từ nhỏ gia cảnh bần hàn, không được đi học nên không đọc thông viết thạo. Sau khi làm hoàng đế không được bao lâu, một đêm trong giấc mộng, ông mơ thấy mình đang miệt mài đọc các cuốn thi thư kinh điển, ngày hôm sau tỉnh dậy, các cuốn sách đã đọc trong mơ vẫn hiện rõ mồn một trước mắt ông, ký ức hãy còn rất mới mẻ. Kỳ thực, chư Thần trên thiên thượng đã dẫn chủ nguyên thần của Chu Nguyên Chương đến một không gian khác để học tập thi thư kinh điển, thêm vào đó không có sự trói buộc của nhục thân, chủ nguyên thần đọc sách rất thần tốc. Do sự khác biệt về thời gian trong các thời không khác nhau, thời gian của nhân gian mới chỉ qua một đêm, giống như câu chuyện thần tiên trong “giấc mộng kê vàng”, nghe có vẻ huyền diệu ly kỳ nhưng thật ra đều là triển hiện chân thực của Thần tích trong lịch sử. Trải qua “một đêm miệt mài học tập”, Chu Nguyên Chương từ đó đã hoàn toàn thay da đổi thịt, trở thành người thông kim bác cổ, học thức uyên thâm, tài văn chương nổi bật, đây mới thật xứng danh là một bậc minh quân văn võ song toàn. Đất nước dưới sự trị vì của Chu Nguyên Chương đã đạt được những thành tựu về văn hóa, giáo dục, chính trị, đã khai sáng thời kỳ trị vì của Hồng Vũ (tức Minh Thái Tổ thời nhà Minh), thời kỳ phát triển cực thịnh của triều đại nhà Minh.
Triều đại nhà Minh còn có rất nhiều ẩn đố lịch sử không được chính sử ghi chép lại như sự thật về việc thái tử mất sớm, Chu Lệ đoạt ngôi vua, v.v… ở đây người viết tạm thời không đề cập đến, sau này có dịp sẽ nói chi tiết hơn.
Do gia cảnh bần cùng, Chu Nguyên Chương từ nhỏ đã theo cha mẹ lưu lạc khắp nơi. Sau khi cha mẹ chết vì bệnh tật và đói kém, để tiếp tục sống, Chu Nguyên Chương mười mấy tuổi đã xuất gia vào một ngôi chùa, làm tiểu hòa thượng hàng ngày chẻ củi gánh nước, sáng tụng kinh tối gõ mõ, nghe kinh lễ Phật, kết duyên với Phật Pháp. Sau này ngôi chùa vì nạn đói mà bị giải thể, Chu Nguyên Chương buộc phải đi vân du xin ăn mấy năm liền, chịu đói chịu khát, sống cảnh màn trời chiếu đất, nếm trải đủ mọi cái khổ trên đời, nhờ đó mà tôi luyện nên một ý chí kiên cường. Những năm cuối triều Nguyên, đất nước chinh chiến quanh năm, tăng nhân các nơi lần lượt bỏ đi lưu vong, rất nhiều ngôi chùa hoang tàn đổ nát, Phật giáo ở vùng đất người Hán bị phá hoại nghiêm trọng. Sau khi Chu Nguyên Chương làm hoàng đế, ông càng tôn sùng Phật Pháp, bắt đầu thực hiện sứ mệnh “hộ Pháp”, chấn hưng Phật giáo, hoằng dương Phật Pháp. Ông cho xây dựng chùa chiền, mở rộng Pháp hội khắp nơi trong nước, khiến cho Phật giáo ở vùng đất người Hán nhanh chóng khôi phục lại nguyên khí, bắt đầu hưng thịnh trở lại. Vị Thần hộ Pháp này lại một lần nữa trở thành đế vương hộ Pháp của Phật giáo Trung Thổ.
Dẫn dắt thiên binh thiên tướng chiến đấu với tà ác
Vị Thần hộ Pháp chuyển sinh đến ngày hôm nay đúng vào thời kỳ chính Pháp của Đại Pháp hồng truyền. Giờ đây ông mới thật sự làm tròn thệ ước hộ Pháp trước lúc hạ thế, thực thi sứ mệnh trợ Sư chính Pháp.
Lúc hạ thế, ông đã mang theo một món binh khí của mình trên thiên thượng: cây thương, ông từng thệ nguyện sẽ cầm cây thương này diệt tận tà ma loạn thần. Sư phụ đã khai mở ký ức lâu dài của sinh mệnh cho ông, cũng đã đả khai rất nhiều thần thông cho ông, để cho chủ nguyên thần của ông có thể tự do ly thể. Mười năm nay, chủ nguyên thần của ông liên tục tham gia đại chiến với tà ác ở trên thiên thượng. Thần thể trên thiên thượng của ông mình mặc áo giáp màu vàng kim, hai tay nắm cây thương, bên thân có bạch hổ và rồng hộ vệ, hầu như ngày nào cũng dẫn dắt chúng thiên binh thiên tướng ở các tầng thứ thiên thượng khác nhau mà chiến đấu với các sinh mệnh tà ác phá hoại Đại Pháp, thật khó mà tưởng tượng được những hiểm nguy, gian khổ trên đó, cảnh tượng giết chóc thật vô cùng thảm khốc, dùng ngôn ngữ của thế gian con người vốn không cách nào miêu tả được. Năng lực của tà ma loạn thần vốn dĩ cao hơn người thường, hơn nữa trên mỗi tầng trời đều có núi sông thành trì làm tấm chắn, nên chiến đấu với chúng càng cần phải có chiến lược chiến thuật, dùng trí huệ mới giành thắng lợi. Có những lúc tình thế rất gay go, tà ác rợp trời dậy đất kéo đến, thiên binh thiên tướng tử thương vô số, ông luôn nghe thấy những lời động viên, khích lệ từ bi của Sư phụ điểm hóa cho ông, gia trì cho ông nhanh chóng đánh thắng trận ác chiến này. Dưới sự gia trì của Sư phụ, lại nhờ vào tài thao lược được tích lũy qua các đời chinh chiến, ông hầu như càng đánh càng thắng. Nhờ lập được nhiều công trạng, từ một vị thiên binh ông dần được thăng lên làm thống soái tối cao của thiên giới.
Mười năm chiến đấu gian khổ, khốc liệt, mười năm nhẫn nhục chịu khổ gần như đã vắt kiệt thể xác và tinh thần của ông. Thần thể của ông ở một tầng thiên thượng nào đó chằng chịt vết thương, một vị Thần ở thiên thượng từng xoa vào các vết thương khắp mình ông mà cảm thán, xót xa.
Cùng với việc các đệ tử Đại Pháp ở nhân gian hàng ngày phát chính niệm thanh trừ các sinh mệnh tà ác, chính Thần các giới và rất nhiều đệ tử Đại Pháp mới bước vào tu luyện cũng tham gia thanh trừ tà ác trên thiên thượng. Cuộc đại chiến chính-tà kinh tâm động phách, bàng đại quy mô này ở thiên thượng đã kéo dài lâu hơn 10 năm, đến giờ những sinh mệnh tà ác chỉ còn lại rất ít.
Chúng sinh thiên quốc trông ngóng vương chủ trở về
Một hôm, vào buổi chiều ông đang nghỉ ngơi thì nhìn thấy một vị Thần trên thiên thượng xuống cung kính nghênh đón ông, đó là sứ giả mà chúng sinh trong thể hệ thiên thể của ông phái đến. Chủ nguyên thần của ông đi theo vị Thần đó, bay qua tầng tầng các thể hệ vũ trụ tráng lệ vô tỷ, xa xôi đằng đẵng, không sao đo đếm được, cuối cùng đã đến thế giới thiên quốc thuộc tầng thứ tối cao trong thể hệ thiên thể của ông trước khi hạ thế. Chúng sinh trên thiên quốc reo hò nhảy múa cung nghênh vương chủ trở về, toàn bộ thiên quốc náo nhiệt cả một vùng. Ông kinh ngạc và mừng vui phát hiện ra thể hệ vũ trụ của mình khác nhiều so với trước đây, trở nên ngày càng tốt đẹp hơn, thuần tịnh hơn, và cũng huy hoàng tráng lệ hơn. Chúng Thần dẫn ông đến tham quan một tòa thành to lớn trên thiên quốc, đó là công trình được xây dựng để nghênh đón sự trở về của vị vương chủ đã hạ thế chịu đủ khổ nạn để cứu độ họ, công trình chứa đựng lòng biết ơn và sùng kính vô hạn của chúng sinh đối với ông. Tòa thành đó vô cùng to lớn, hùng vĩ, tổng cộng có chín tầng, từ xa nhìn giống như một ngọn núi lớn thông thẳng lên đỉnh trời, nhìn gần thì thấy rực rõ chói mắt, huy hoàng lộng lẫy, mỹ diệu khôn cùng. Bên trong tòa thành có đủ hết thảy mọi thứ: đình đài lầu gác, núi xanh nước biếc, kì trân dị bảo rực rỡ muôn màu. Chúng sinh mở cho ông xem một danh sách, ông phát hiện trên đó đều ghi tên của những con người thế gian mà ông giảng chân tướng cứu độ ở nhân gian, trong đó có cả bạn bè thân thích bên cạnh ông, họ cũng từng là chúng sinh trong thể hệ thiên thể của ông ở trên thiên thượng, sau khi được Đại Pháp cứu độ, họ mới có thể được quay trở về thiên quốc, tương lai tiếp tục làm chúng sinh trong thể hệ thiên thể này.
Sau khi kết thúc chuyến viếng thăm thiên quốc, ông muốn mau chóng quay trở về nhân gian, chúng sinh thiên quốc lưu luyến không nỡ rời, nước mắt lưng tròng, hết lần này đến lần khác khẩn thiết giữ ông ở lại, họ đều không nỡ nhìn thấy vương chủ của họ quay lại thế gian con người dơ bẩn để tiếp tục chịu khổ. Ông an ủi chúng sinh rằng: “Ân cứu độ của Sư phụ và Đại Pháp hạo đãng vô biên, sứ mệnh trợ Sư chính Pháp ở nhân gian của ta vẫn chưa hoàn thành, đợi đến khi ta hoàn thành xong sứ mệnh của mình thì sẽ quay trở về.” Chúng sinh thiên quốc cung kính và đau xót tiễn đưa vương chủ của họ một lần nữa xuống hạ thế. Lại vượt qua tầng tầng thể hệ vũ trụ xa xôi đằng đẵng, chủ nguyên thần của ông trở về nhục thân. Thời gian của nhân gian đã qua hơn ba tiếng, nhưng trong không gian khác ông đã bay qua tầng tầng thể hệ vũ trụ dài đằng đẵng, kỳ thật cũng chỉ là một chốc lát. Thần thông của Phật Pháp quả là uy lực vô cùng.
Lịch sử của văn hóa Thần truyền để đặt định cho sự khai truyền của Đại Pháp nay đã thành quá khứ, Đại Pháp mà chúng sinh chờ đợi hàng ức vạn năm nay đã hồng truyền toàn thế giới, chúng ta chỉ có tinh tấn hơn nữa, gấp rút cứu độ chúng sinh mới có thể không phụ thệ ước của bản thân trước khi hạ thế, không phụ sự từ bi khổ độ của Sư phụ. Các đồng tu, hãy cùng nhau cố gắng!
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/2011/09/16/77320.正见十年征稿-轮回纪实:帝王护法.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét