Bài viết của đệ tử Đại Pháp thành phố Trùng Khánh
[MINH HUỆ 30-4-2015] Gần đây học các bài giảng Pháp của Sư phụ, tôi có một chút thể ngộ, viết ra để cùng đồng tu cùng cố gắng. Có chỗ nào không phù hợp, xin mọi người từ bi chỉ rõ.
Sư phụ đã giảng:
“Tinh tấn ấy là nói rằng vị ấy có thể [đạt được] thời khắc nào cũng chú ý đến được lời nói và hành vi của mình, chú ý đến được phản ứng tư tưởng của mình, có thể nghiêm khắc yêu cầu bản thân, thường xuyên có thể nghiêm khắc yêu cầu bản thân mình; đó là [người] khá tinh tấn trong tu luyện cá nhân.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Thủ đô Mỹ quốc [2006])
Quay đầu lại nhìn quá trình tu luyện của mình những năm qua, thường nghe đồng tu bình luận nói ai đó “Tu được tốt”, mà biểu hiện của “Tu được tốt” lại là: Đồng tu tu được thời gian dài bao lâu; là người phụ trách ở khu vực hoặc là người điều phối; lý giải với Pháp được tốt;thiên mục được khai mở hoặc là đã xuất công năng; đã có cống hiến lớn thế nào đối với Đại Pháp; đã phát được bao nhiêu tài liệu chân tướng hoặc đã làm hạng mục gì; đã khuyên được bao nhiêu người thoái; đã bằng chính niệm mà thoát ra khỏi hang ổ của tà ác như thế nào; thậm chí có thể nghe được những tin đồn nào đó v.v. Dùng những cái này làm tiêu chuẩn nhận định, để đo lường đồng tu tu được tốt, thậm chí lấy làm tấm gương cho bản thân. Mà không dĩ Pháp vi Sư, thấy người khác có chỗ làm được tốt, dùng Pháp để đo lường đối chiếu với tâm tính của bản thân, tỷ học tỷ tu đề cao tâm tính bản thân.
Một thời gian trước Minh Huệ đã đăng một bài chia sẻ: “Đệ tử Đại Pháp trong mắt một vị thần tiên”. Địa phương chúng tôi có đồng tu một mình in bài chia sẻ này thành tư liệu, lưu truyền trong các học viên Đại Pháp. Có học viên mới thậm chí còn coi đó là nội dung của Đại Pháp, học đi học lại, trong lời nói tràn đầy những từ ngữ ca tụng, hâm mộ. Xin hỏi những đồng tu làm như vậy, thì đường tu luyện của chư vị chẳng phải là đã đi lạc rồi sao?
Cuối cùng, chúng ta hãy cùng học kinh văn “Vứt bỏ tâm người thường và kiên trì thực tu” trong “Tinh Tấn Yếu Chỉ” của Sư phụ:
“Thuận theo Đại Pháp lưu truyền, người có thể nhận thức Đại Pháp càng ngày càng nhiều, thế nên chúng ta cần chú ý một vấn đề: Không được mang loại quan niệm về đẳng cấp nơi người thường vào trong Đại Pháp, học viên mới và cũ đều cần chú ý vấn đề này. Người đến học Pháp dẫu học vấn cao bao nhiêu, kinh doanh lớn ngần nào, quan chức hiển hách đến mấy, có kỹ năng đặc thù gì, tồn tại công năng nào, đều phải thực tu. Tu luyện là thù thắng và nghiêm túc, có thể vứt bỏ tâm người thường về đặc thù của chư vị hay không, đối với chư vị mà nói là một đại quan rất khó qua nhưng ắt phải vượt qua. Dẫu thế nào đi nữa, đã là một đệ tử thực tu thì nhất định phải buông bỏ chấp trước này, vì chư vị quyết không thể viên mãn khi không tống khứ tâm đó đi.Là học viên cũ, cũng cần chú ý vấn đề này. Người học Pháp hễ đông lên thì càng phải chú trọng dẫn dắt học viên mới thực tu, đồng thời không được phóng túng bản thân mình, nếu có điều kiện thì cần tăng thời gian học Pháp và luyện công. Bảo trì truyền thống của Đại Pháp, duy hộ nguyên tắc tu luyện của Đại Pháp, kiên trì thực tu là khảo nghiệm trường kỳ đối với từng vị đệ tử Đại Pháp.”
Bản tiếng Hán: http://www.minghui.org/mh/articles/2015/4/30/浅悟“修的好”-308232.html
Bản tiếng Anh: http://en.minghui.org/html/articles/2015/5/27/150774.html
Đăng ngày 02-11-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.
Bản tiếng Anh: http://en.minghui.org/html/articles/2015/5/27/150774.html
Đăng ngày 02-11-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét