Bài viết của Đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc Đại lục
[MINH HUỆ 22-1-2016] Phật gia cho rằng, mỗi người tới nhân gian là đều mang theo sứ mệnh mà tới. Thác sinh thành con người tới nhân gian có thể là để lưu lại một đoạn văn hay, cũng có thể là khai mở một vùng biên cương lãnh thổ, hoặc là phò tá một vị quân vương, hoặc kế thừa một kỹ năng nào đó. Nhưng đáng tiếc là đa số con người đều mê trong cõi trần thế, coi danh, lợi lộc là lý tưởng mà quên mất bản nguyện của mình. Đương nhiên, cũng có người minh bạch, khắc ghi nguyện xưa, từ nhỏ đã lập chí quyết tâm phấn đấu, cả một đời tế thế độ nhân.
Có truyền thuyết rằng Phạm Trọng Yêm thuở nhỏ gặp một vị tiên sinh xem mệnh, ông bèn hỏi: “Ông thử xem xem sau này cháu có thể làm tể tướng không?” Vị tiên sinh xem mệnh nói: “Tuổi thì nhỏ, mà khẩu khí của cháu quả là lớn đó!” Phạm Trọng Yêm có đôi chút ngại ngùng, lại hỏi: “Vậy ông xem giúp cháu, xem cháu có thể làm đại phu được không?” Vị tiên sinh rất hiếu kỳ về chí hướng của cậu bé này, một bên là tể tướng đại phú đại quý, một bên là đại phu nhỏ bé vất vả. Phạm Trọng Yêm đáp rằng: “Chỉ có tể tướng hiền lương với lương y là có thể cứu người. Nếu làm tể tướng sẽ có thể cứu người trong thiên hạ, nếu không được làm tể tướng mà làm đại phu, thì có thể cứu được bao nhiêu người thì cứu bấy nhiêu người.” Vị tiên sinh xem mệnh cảm động mà rằng: “Cháu có một trái tim muốn cứu người, là trái tim của một tể tướng chân chính, tương lai cháu nhất định sẽ trở thành tể tướng.” Sau này Phạm Trọng Yêm quả nhiên làm tể tướng, ông luôn lo nghĩ về chúng sinh mà viết ra câu danh ngôn: “Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu” (Lo trước nỗi lo của thiên hạ).
Phạm Trọng Yêm là một người thường, sứ mệnh tiên thiên của ông có thể là phò tá quân vương, tạo phúc một phương. Suốt cả cuộc đời mình ông luôn khắc ghi sứ mệnh, dũng cảm gánh vác, thực thi trách nhiệm, cứu người là mục đích làm tể tướng của ông, làm tể tướng không phải là điều ông truy cầu. Chúng ta là người tu luyện, sứ mệnh của đệ tử Đại Pháp chúng ta chính là trợ Sư Chính Pháp, cứu độ thế nhân.
Sư phụ giảng:
“Giảng chân tướng, cứu chúng sinh, đó chính là điều chư vị cần làm, trừ đó ra thì không có điều chư vị cần làm, trên thế gian này không có điều chư vị cần làm.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2015)
Sư phụ cũng giảng:
“Suốt ngày chỉ muốn thành Phật, đó chính là chấp trước mạnh mẽ. Tâm này không bỏ đi thì vĩnh viễn không được, vì thế tu luyện chính là bỏ đi tâm con người.”(Giảng Pháp tại Pháp hội Sydney [1996])
Không khó để chúng ta có thể hiểu được rằng mục đích tu luyện của chúng ta là cứu người trong Chính Pháp, hơn nữa viên mãn hoàn toàn không phải điều chúng ta truy cầu.
Vậy thì mối quan hệ giữa sứ mệnh cứu người và tu luyện viên mãn là gì? Chúng tôi cho rằng chúng ta phải dùng tiêu chuẩn của bậc Giác giả viên mãn mà yêu cầu bản thân, cũng chính là dùng tâm thái, cảnh giới, hành vi của Thần để yêu cầu bản thân, thì mới có thể đạt được hiệu quả cứu người. Sứ mệnh trợ Sư là điều mà người tu luyện hàng ngày đều cần ghi nhớ và thực hiện.
Kỳ thực, lịch sử của nhân loại sớm đã đang diễn văn hóa chính thống xả bỏ bản thân làm lợi cho người khác, xả bỏ bản thân vì người khác. Con đường giải thoát mà Thích Ca Mâu Ni tìm ra cho chúng sinh là xả bỏ vương vị mà xuất gia; Huyền Trang đi Tây Thiên lấy kinh là vì chúng sinh tại miền Đông thổ có thể đắc được ý nghĩa chân chính của Phật Pháp. Họ xả thân cầu Pháp, phát nguyện phổ độ chúng sinh hoàn toàn không phải vì viên mãn của bản thân, mà là vì người khác. Chỉ mong giải thoát bản thân thì hẹp hòi quá, tự ngã quá, không phải là chí hướng và mục tiêu của người tu luyện Đại Pháp.
Sư phụ giảng:
“Tôi nói rằng các nhân vật anh hùng mẫu mực ấy, họ dù sao vẫn là nhân vật anh hùng mẫu mực trong người thường thôi. Chúng tôi yêu cầu chư vị hoàn toàn là một người siêu thường, hoàn toàn buông bỏ những lợi ích cá nhân, hoàn toàn vì người khác. Những vị Đại Giác Giả kia họ là vì điều gì? Họ hoàn toàn là vì người khác. Cho nên nói, chúng ta yêu cầu người tu luyện cũng rất cao, và học viên đề cao lên cũng rất nhanh.” (Giảng Pháp cho các phụ đạo viên Pháp Luân Đại Pháp Trường Xuân [1994])
Khi còn trẻ Phạm Trọng Yêm đi học là mang theo trách nhiệm tu thân, tề gia, trị quốc mà cầu học. Ý chí của ông cao xa, cho nên mới có thể lĩnh ngộ được ý nghĩa chân chính của Nhân, Nghĩa trong Nho gia, mới có thể được nhiều người giúp đỡ, từng bước thăng cao. Thử nghĩ xem, nếu một người mà đầu óc chỉ mong cầu lợi, trục lợi cá nhân, thì dù không ăn không ngủ, thông đọc kinh thư, thì người như vậy cũng rất khó thấy được yếu nghĩa của kinh thư, không thể được Thần linh gia trì. Chúng ta cũng vậy, chỉ khi tâm luôn hoài niệm chúng sinh, chí nằm ở chỗ cứu người và hoàn thành sứ mệnh, thì Sư phụ mới để chúng ta nhìn thấy được nội hàm trong Pháp, chúng ta mới có thể được Sư phụ bảo hộ.
Có đồng tu học Pháp vì muốn viên mãn, có đồng tu giảng một chút chân tướng là vì sợ nếu không giảng chân tướng thì không thể viên mãn, có đồng tu nói: Không khởi tố Giang Trạch Dân thì không thể viên mãn. Những quan niệm và hành vi này đã phản ánh rằng, chúng ta thử đào sâu gốc rễ mà xem, đều là xoay quanh tư tâm, nhưng bậc Giác giả lại là vô tư. Những đồng tu làm như vậy lại trái ngược hoàn toàn, càng bước càng rời xa viên mãn. Cho nên hãy thuần tịnh lại tâm của chúng ta, ghi nhớ sứ mệnh, cứu thêm nhiều người, đây mới là điều quan trọng nhất.

Đăng ngày 17-02-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.