[MINH HUỆ 19-2-2016] Tôi là giảng viên tại một trường đại học ở Trung Quốc và đã nhận được rất nhiều lợi ích nhờ tu luyện Pháp Luân Đại Pháp trong hơn chục năm qua. Nhiều người Trung Quốc đã hiểu sai về môn tu luyện do bị ảnh hưởng bởi những lời dối trá và tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm của mình khi được chứng kiến sự siêu thường của Đại Pháp trong công việc của mình.
Hiệu quả và cảm hứng [trong công việc] đến nhờ tu luyện với tâm thuần tịnh
Khi trả lời câu hỏi của một học viên là tiến sĩ, Sư phụ giảng:
“Học Pháp cho tốt, trong tu luyện tuyệt sẽ không ảnh hưởng chư vị gì cả, trái lại làm công tác hay học tập sẽ chỉ mất một nửa công sức mà được gấp đôi.” (Giảng Pháp tại Pháp hội miền Tây ở Mỹ quốc vào tiết Nguyên Tiêu năm 2003)
Học Pháp và luyện các bài công pháp là công việc phải làm hàng ngày của tôi. Tôi cố gắng hết sức làm những việc đó với tâm thuần tịnh. Lúc đầu thật khó, nhưng khi tôi kiên định, cuối cùng tôi đã có thể làm được.
Tôi tập trung vào nghiên cứu cả ngày và nhận thấy hiệu quả công việc của mình cao và có nhiều cảm hứng. Đôi lúc, tôi có thể làm xong công việc của mình trong vòng vài giờ đồng hồ, trong khi những người khác có thể mất vài ngày hoặc thậm chí một tháng. Chủ đề nghiên cứu của tôi là về lĩnh vực năng lượng tái tạo. Việc này yêu cầu phải có kiến thức sâu rộng trong cơ học và mô phỏng máy tính. Cảm hứng đến với tôi trong mọi lĩnh vực tôi làm việc và tôi nhận được gấp đôi kết quả với chỉ một nửa nỗ lực.
Nửa cuối năm 2009, tôi chịu áp lực công việc rất lớn, vì tôi tham gia một dự án quốc gia và cũng phải đảm nhận các công việc khác của mình.
Một ngày, sau khi luyện các bài công pháp của Đại Pháp bằng tâm thuần tịnh, tôi bắt đầu đọc một bài viết của một học giả nước ngoài. Tôi đột nhiên có cảm hứng về việc giải quyết vấn đề mà mình đã gặp như thế nào. “Những cấu trúc ma trận phức tạp” đột nhiên hiện lên trong tâm trí tôi. Tôi vội tìm thông tin về nó và viết một chương trình máy tính để đáp ứng. Vấn đề đã được giải quyết trong ba ngày.
Chương trình liên quan đến một thuật toán phức tạp. Thật kỳ diệu khi lúc đó tôi có thể nghĩ ra được. Tôi vẫn không thể hiểu được hoàn toàn lý thuyết đằng sau nó, nhưng chương trình mô phỏng của tôi làm việc tốt và có thể được áp dụng chung cho các vấn đề khác. Đến nay, tôi vẫn đang dùng nó.
Điều thú vị nhất là tôi không thể hiểu được một phần của chương trình khi tôi xem lại nó sau đó một năm. Tất cả những gì tôi tìm được là ghi chú này bên cạnh dòng code: “Sao mình làm được điều này? Có lẽ Thần đang chỉ dẫn cho mình?!”
Điều tương tự đã xảy ra nhiều lần.
Chiểu theo “Chân” mang đến sự đột phá
Chân-Thiện-Nhẫn là các nguyên lý của Pháp Luân Đại Pháp. Nguyên lý đầu tiên là “Chân”. Tôi đã đạt được thành tựu to lớn nhờ chiểu theo các nguyên lý và trung thực trong công việc của mình.
Viết một bài nghiên cứu chất lượng là rất quan trọng trong nghiên cứu học thuật. Ngày nay, đạo văn và gian lận dữ liệu nghiên cứu diễn ra tràn lan ở Trung Quốc. Một số người làm mọi thứ để có thể “đạt được thành tựu” trong lĩnh vực của họ.
Tôi giữ vững những nguyên tắc của mình như một học viên Pháp Luân Đại Pháp. Nếu tôi thấy thí nghiệm, dữ liệu hay mô phỏng của mình có gì sai, tôi sẽ lập tức dừng lại và sửa nó, dù hạn nộp có sát như thế nào. Tôi hướng nội xem mình có tâm truy cầu danh hay lợi ích trước mắt không.
Tôi đã nói chuyện với các nghiên cứu sinh học kỳ cuối ở trường đại học của tôi về cách để viết được những bài nghiên cứu chất lượng. Tôi luôn lo rằng một nghiên cứu không chính xác, một khi được xuất bản, sẽ dẫn hướng sai những nghiên cứu khác. Một số sinh viên là tiến sĩ có thể mất một năm nghiên cứu vì sai lầm của người nghiên cứu trước đó. Điều đó thật kinh khủng.
Cuối buổi nói chuyện, tôi kể với họ về hai bài nghiên cứu của mình để minh họa cho lý “thiên đạo thù cần” (ông trời đền bù cho người cần cù) như thế nào.
Tôi đã phát hiện ra một vấn đề trong khi viết bài nghiên cứu đầu tiên của mình. Tôi có thể bỏ qua nó, nhưng vì chiểu theo nguyên lý “Chân”, nên tôi đã tiếp tục làm việc cho đến khi giải quyết xong vấn đề. Sau đó, việc giải quyết được vấn đề đã giúp tôi có thêm cảm hứng, điều đó đã dẫn đến bài nghiên cứu thứ hai của tôi.
Tôi bảo với sinh viên rằng các sinh mệnh trên thiên thượng đều đang nhìn, và thiên pháp chế ước tất cả chúng ta. Nếu một người sử dụng dữ liệu hoặc công nghệ gian lận, có lẽ người đó sẽ không thể tiến xa hơn trong lĩnh vực nghiên cứu của mình. Tôi tóm tắt điều này bằng ngôn ngữ đơn giản cho các sinh viên rằng: Thần đang quan sát nhất niệm nhất hành của từng người.
Các sinh viên và người trợ giảng lặng lẽ lắng nghe. Tôi có thể cảm nhận được sự chấn động trong tâm họ.
Sư phụ giảng:
“Từ đầu tôi đã giảng, tôi nói rằng con người ấy, tại thế giới này dù ai làm ra điều gì, thì đều phải tự mình gánh vác [trách nhiệm]; bất kể là làm gì, đều phải hoàn trả trong nghiệp báo.” (Giảng Pháp ở Pháp hội quốc tế Miền Tây Mỹ quốc năm 2013)
Việc làm việc chăm chỉ và trung thực đã mang lại thành quả. Nghiên cứu thứ hai của tôi được công bố trong vòng ba tháng [kể từ lúc] nộp. Những người khác nghĩ rằng điều đó thật khó tin, nhưng sự kỳ diệu đó là đến từ Đại Pháp thâm sâu và siêu thường.
Dạy bảo sinh viên bằng sự từ bi
Hầu hết sinh viên đại học ở Trung Quốc không biết đến văn hóa Trung Quốc truyền thống hay bất cứ điều gì về tổ tiên Viêm Hoàng (Viêm Đế và Hoàng Đế) của mình. Họ bị văn hóa Đảng ảnh hưởng nặng nề, mặc dù họ không tin vào chủ nghĩa Mác và thậm chí còn mắng chửi Đảng Cộng sản. Lời lẽ và hành vi của họ phản ánh tư tưởng vô thần.
Bất cứ khi nào nhắc đến một chủ đề về tâm linh, họ coi nó là không có thật, hư ảo và là mê tín dị đoan. Tâm trí của họ lấp đầy tư tưởng của Đảng Cộng sản, thứ có thể dẫn họ đi đến những quyết định nguy hiểm trong tương lai, như tham nhũng hay tàn phá thiên nhiên.
Tôi thường nói với các sinh viên của mình về văn hóa truyền thống, những câu chuyện có thật trong khoa học và triết học, tín ngưỡng của các nhà khoa học, và thế giới bên ngoài Trung Quốc. Tôi nói với các sinh viên của mình rằng khoa học không phải là chủ nghĩa vô thần.
Mặc dù đó là việc làm tốt xuất phát từ sự từ bi của người tu luyện, nhưng thật không dễ để làm điều này ở một trường đại học của Trung Quốc, vốn bức hại tràn lan các học viên Pháp Luân Đại Pháp.
Trong sáu tháng cuối năm 2009, bí thư Đảng ở trường đại học của chúng tôi tiếp tục gây áp lực và bức hại tôi vì đức tin của tôi.
Ngoài công tác nghiên cứu, tôi được yêu cầu dạy 10 lớp đại học. Đó là thời điểm rất khó khăn đối với tôi, nhưng tôi tin rằng tà không thể thắng chính, cuối cùng tôi đã có thể vượt qua thời điểm khó khăn đó.
Hơn 10 năm tôi luyện trong lĩnh vực khoa học đã giúp tôi có địa vị của một học giả chân chính. Tôi dẫn dắt nhiều dự án nghiên cứu được tài trợ và xuất bản một vài bài báo nghiên cứu chất lượng trong các tạp chí hàng đầu ở Trung Quốc và nước ngoài. Tôi cũng được đề cử Giải thưởng Eni Quốc tế, một giải thưởng danh tiếng trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.
Trong một xã hội mà các học viên Đại Pháp bị tra tấn tàn bạo; người dân bị ĐCSTQ lừa dối và phân biệt đối xử với các học viên Đại Pháp; khi chịu áp lực và can nhiễu trong công việc, ở nhà và trong xã hội, tôi luôn ghi nhớ lời của Sư phụ:
“Nan Nhẫn năng Nhẫn, nan hành năng hành.” (Chuyển Pháp Luân)
Bản tiếng Hán: http://www.minghui.org/mh/articles/2016/2/19/324337.html
Bản tiếng Anh: http://en.minghui.org/html/articles/2016/3/11/155873.html
Đăng ngày 21-4-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét