Trang

Thứ Tư, 13 tháng 1, 2016

Hồi ức về lịch sử: Xoay chuyển càn khôn


Tác giả: Ngô Long Phi
[Chanhkien.org]
Văn minh Trung Hoa đã trải qua 5000 năm lịch sử.
Từ thuở Bàn Cổ khai thiên lập địa đến thời Tam Hoàng Ngũ Đế, lịch sử thời kỳ thượng cổ được lưu truyền qua những câu chuyện truyền thuyết. Lịch sử thời trung cổ bắt đầu từ triều đại nhà Hạ, qua mỗi một triều đại, lịch sử lại không ngừng được người đời sau thêm thắt, chỉnh lý, và được ghi chép lại trong các thể loại sách cổ như kinh điển, lịch sử, chư tử, văn tập, các tiểu thuyết thời Minh Thanh và các ghi chú của người xưa. Lịch sử hiện đại bắt đầu từ khi kết thúc triều đại nhà Thanh cho đến hiện nay.
Con người ngày nay do hạn chế về cảnh giới tư tưởng và nhận thức khoa học nên vẫn ôm giữ một thái độ nửa tin nửa ngờ đối với lịch sử cổ đại. Là người tu luyện, chúng ta biết rằng lịch sử quá khứ là do các đệ tử Đại Pháp khai sáng, nhưng trong quá trình phát triển của lịch sử chân thực, do sự can nhiễu của cựu thế lực mà lịch sử đã không còn hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của Chính Pháp tương lai nữa. Hơn nữa, trí huệ của cựu vũ trụ chỉ có thể cứu độ phó nguyên thần, cho nên lịch sử được cựu vũ trụ tạo ra này, người tu luyện chủ nguyên thần không nhất định có thể hiểu được, bởi vì nó không xảy ra tại thế giới mà chủ nguyên thần của chúng ta sinh sống, quá trình lịch sử đó trải qua tại không gian mà phó nguyên thần tồn tại.
Đại Pháp tạo ra vũ trụ và lịch sử sinh tồn của chúng sinh trong vũ trụ.
Tại tầng thứ tu luyện của mình, tôi nhìn thấy vũ trụ này có một bộ lịch sử chân thực, đó chính là quá trình Chính Pháp mà Sư phụ khai sáng.
Trong quá trình tu luyện, ký ức của người tu luyện sẽ có thể dần dần được khai mở, những ký ức được khai mở này là hình thức công năng túc mệnh thông, cho phép chúng ta nhìn lại những sự kiện từng xảy ra trong lịch sử, tuy nhiên do sự tham dự của cựu thế lực mà những sự kiện này nếu như trong lịch sử thật sự có tồn tại thì cũng không còn thuần chính nữa.
Sau triều đại nhà Hạ, triều đình lập ra chức sử quan để ghi chép lại sự thay đổi của thiên tượng, địa lý, nhưng do mọi việc nhân sự trong triều đình đều do quân vương quyết định, nên các văn bản ghi chép cũng vì mục đích che giấu lỗi lầm của quân vương mà bớt đi tính chân thực. Là người tu luyện Đại Pháp, chúng ta cần phải nhìn nhận lịch sử một cách chính xác, những dữ kiện lịch sử mà chúng ta từng biết, dù là sự gợi ý từ không gian khác hay là đọc từ những ghi chép trong sách sử thời xưa, cũng không phải là lịch sử hoàn toàn thuần chính nữa. Đó là lịch sử được cựu vũ trụ dựng lên để phó nguyên thần tu luyện trong quá khứ. Quá trình Chính Pháp đã tu chính lại lịch sử bất thuần và bị bóp méo, đó là yêu cầu và sự đảm bảo cho cho vũ trụ hướng tới tương lai.
Quá trình chính Pháp là sự triển hiện lịch sử chân thực của vũ trụ.
Lịch sử như chuyển luân, xuân hạ thu đông, tuần hoàn lặp đi lặp lại. Lịch sử lại giống như quỹ đạo của hành tinh khi băng qua bầu trời đầy sao, vật lý học gọi là chu kỳ xoay chuyển của hành tinh. Nhìn từ góc độ tu luyện thì lịch sử vận hành chiểu theo quy luật của vũ trụ, thuận theo đặc tính của vũ trụ. Cổ nhân gọi là quan sát thiên tượng, thuận theo trời mà hành sự. Nếu như lệch khỏi quỹ đạo thì cần phải điều chỉnh lại, vật lý học gọi là tự xoay, nhìn từ góc độ tu luyện thì chính là hướng nội tu, vứt bỏ các tâm chấp trước của bản thân. Như vậy, trên thiên thượng sẽ không xảy ra va chạm, nơi con người cũng sẽ không có xung đột.
Triều đại nhà Thanh là triều đại hoàng đế cuối cùng, việc Khang Hy truyền ngôi [cho Ung Chính] vẫn luôn là điều bí ẩn trong lịch sử.
Muốn hiểu rõ một sự việc thì phải nhìn từ góc độ Chính Pháp, bởi vì hết thảy mọi thứ trong lịch sử đều đến vì Chính Pháp. Nếu muốn hiểu rõ nguyên nhân thật sự của sự việc này thì cần phải nhìn lại toàn bộ lịch sử của triều Thanh.
Người sáng lập ra nhà Thanh là Nô Nhĩ Cáp Xích, người xây dựng triều Thanh là Hoàng Thái Cực, người đưa nhà Thanh lên làm chủ vùng đất Trung Nguyên là Đa Nhĩ Cổn.
Năm 1583, Nô Nhĩ Cáp Xích kế thừa chức vụ Tả vệ chỉ huy sứ Kiến Châu Nữ Chân, ông đã dùng 13 bộ giáp sắt của cha để lại để trang bị cho binh lính.
Năm 1616, Nô Nhĩ Cáp Xích xây dựng đất nước ở Hách Đồ A Lạp gọi là Hãn, lịch sử gọi là hậu Kim.
Ngũ hành thuận chuyển, kim sinh thủy.
Năm 1636, Hoàng Thái Cực định tên tộc là Mãn Châu, đổi quốc hiệu thành Thanh.
Năm 1642, Hồng Thừa Trù bị bắt làm tù binh ở thành Tùng Sơn, sau đó giúp quân lính nhà Thanh tiến vào Trung Nguyên, rồi ông an định ở Giang Nam, xoa dịu mâu thuẫn giữa Mãn Thanh và dân tộc Hán.
Năm 1643, Hoàng Thái cực qua đời vì bệnh, Thuận Trị kế vị, Đa Nhĩ Cổn nhiếp chính.
Lúc đó quân Thanh vẫn chưa tiến vào Trung Nguyên.
Năm 1644, Đa Nhĩ Cổn phá được quan Sơn Hải, chỉ huy quân Thanh tiến vào Trung Nguyên, từ đó triều đại nhà Thanh thống lĩnh Trung Nguyên.
Phó xuất bao nhiêu thì được bấy nhiêu, sự phát triển của lịch sử cũng không nằm ngoài quy luật này.
Đời trước của Khang Hy là Nô Nhĩ Cáp Xích.
Lần đầu tiên tôi chuyển sinh đến Trung Quốc là vào triều Thanh.
Thông qua công năng túc mệnh thông, lịch sử mà tôi nhìn thấy có hai tình huống, tình huống thứ nhất là tôi đứng ngoài cuộc, tôi nhìn thấy một chiếc đĩa lớn đang chuyển động, tình tiết trong phim chuyển động theo chiếc đĩa đó, tôi có thể biết được suy nghĩ của mỗi nhân vật trong phim, tôi cũng có thể biết tư tưởng của tôi trong phim đang nghĩ gì. Tình huống thứ hai là tôi đứng trong cuộc, tôi của hiện thực và tôi của quá khứ hợp thành một thể.
Sở dĩ tôi biết được Sư phụ chuyển sinh thành Nô Nhĩ Cáp Xích là do tôi đã nhìn thấy một cảnh tượng: Tôi là một đứa trẻ mới chào đời không lâu, nhưng ý thức lại vô cùng thanh tỉnh, khi đó tôi ngủ trong một cái lều lớn. Tôi có thể biết được nơi đây là miền bắc Trung Quốc, từng cơn gió lạnh thổi dưới chân lều, Nô Nhĩ Cáp Xích đang nghiên cứu địa đồ cùng với mấy tướng lĩnh để chuẩn bị tác chiến.
Nhìn từ góc độ tu luyện cá nhân, Hồng Thừa Trù là phân thân của Hoàng Thái Cực, phân thân không phải là chủ thể, phân thân cũng phân biệt chủ nguyên thần và phó nguyên thần. Điều này có thể giải thích vì sao Hồng Thừa Trù khi bị bắt ở thành Tùng Sơn đã nhiều lần không chịu hàng, nhưng sau khi gặp Hoàng Thái Cực liền nói: “Ngài là chủ sinh mệnh của tôi tại thế gian”, rồi khấu đầu xin hàng.
Hồng Thừa Trù thực ra là đầu hàng bản thân mình, không hổ thẹn với danh dự phẩm hạnh của mình, người đời sau không biết sự việc chân thực nên đã thêm thắt, đoán mò để tạo dựng câu chuyện về ông.
Trong một đời đồng thời chuyển sinh thành mấy người, khai sáng lịch sử, kết duyên cùng chúng sinh.
Nhờ có nhiều công lao xây dựng triều Đại Thanh trong đời trước, nên đời này Khang Hy được lên ngôi hoàng thượng khi mới tám tuổi, nhìn từ góc độ tu luyện thì chính là nhờ tích đức đời trước mà đời sau được thừa hưởng.
Người đời sau rất khó hiểu việc Khang Hy truyền ngôi vua [cho Ung Chính], giới sử học đã đưa ra nhiều giả thuyết suy đoán, nhưng đều không đủ sức thuyết phục và cũng còn nhiều sơ hở. Cũng có không ít bộ phim khai thác chủ đề này, nhưng đều không có cái nhìn thấu đáo và sâu sắc đứng trên giác độ lịch sử. Từ góc độ tu luyện mà xét thì chính là chúng sinh muốn biết sự thật lịch sử.
Trước tiên chúng hãy tìm hiểu về Ung Chính [con trai của Khang Hy], người đã chào đời và tu luyện trong tiệm ngộ.
Trong bài viết “Ung Chính quay lại thế gian để đắc Pháp”, một đệ tử trẻ tự xưng là Ung Chính chuyển sinh ở Đài Loan và kết duyên với một phi tần của ông. Theo tôi đoán, vị đệ tử trẻ này đời trước ở Trung Quốc đã tu luyện trong Phật giáo, sau khi khai ngộ liền biết được bản thân mình chính là Dận Chân (tên húy của Ung Chính), nhưng anh không biết mình chỉ là một phó nguyên thần, vì để kết duyên với quý phi này nên đã chuyển sinh đến Đài Loan. Do anh đã tu hành khai ngộ trong một đời gần nhất, nên đời này anh được tu luyện trong tiệm ngộ, anh chính là Ung Chính – vị hoàng đế siêng năng, cần kiệm nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc.
Trong bài “Hồi tưởng quá khứ, trân quý hôm nay” và “Nguồn gốc của quốc hiệu Đại Thanh”, có một đồng tu nói rằng anh là Ngạch Diệc Đồ, đã từng phò tá Nô Nhĩ Cáp Xích đi chinh chiến, sau khi chết, nguyên thần ly thể trở về núi Côn Luân, chúng Thần an bài xong kịch bản thì cho anh chuyển sinh thành hoàng đế Ung Chính [trong lịch sử của một không gian đặc định]. Vị Ung Chính chuyển thế này chỉ để hưởng phúc báo, không được phú cho tài trị quốc.
Tôi chưa từng gặp hai người cùng xưng là Ung Chính này, điều này nói lên rằng tôi và họ không có duyên và cũng không có ân oán gì. Nguyên thần của họ khi xưa và chủ nguyên thần đời này của tôi không ở trong cùng một không gian. Trong quá trình tu luyện chính Pháp, tôi đã biết có ba vị Ung Chính.
Hồi ức về mối duyên phận giữa tôi và Khang Hy
Lần này tôi nhìn thấy một cảnh tượng có chính mình trong đó: Khang Hy và Thập Tứ A Ca đều đội mũ vàng, mặc áo giáp vàng, trông vô cùng oai phong, lẫm liệt. Họ cưỡi ngựa tiến lên phía trước.
Cảnh tượng này gắn với sự kiện lịch sử Thập Tứ A Ca được phong làm Đại tướng quân vương, lúc đó ông đang cùng phụ hoàng tiến lên trước duyệt binh.
Thập Tứ A Ca nhìn thấy cảnh cờ quạt bay phấp phới, áo giáp binh đao khí thế rợp trời, lại có phụ hoàng đi cùng nên trong lòng cảm thấy rất tự hào: “Ta sẽ một tay nắm toàn bộ binh quyền, quét sạch thiên hạ, để trở thành bậc đế vương.” Khang Hy bỗng quay đầu lại nói với Thập Tứ A Ca: “Đời này con phải phò tá Tứ A Ca [Dận Chân].” Thập Tứ A Ca vô cùng kinh ngạc: “Sao phụ hoàng lại biết trong lòng ta nghĩ gì nhỉ?”
Lặng người một lúc, Thập Tứ A Ca quan sát kỹ phụ hoàng, một luồng thiện niệm trào dâng trong tâm, rồi hóa thành một chữ “hiếu”. Bách thiện hiếu vi tiên (Trăm điều thiện, hiếu là đầu tiên).
Trong lịch sử thời thượng cổ, Sư phụ từng là vua Nghiêu. Còn đời trước của Thập Tứ A Ca Dận Trinh là Đa Nhĩ Cổn, trong lịch sử xa xôi hơn nữa, ông là vua Thuấn nổi tiếng với lòng hiếu thuận. Thiện niệm về phương diện hiếu thuận của ông rất mạnh, nên chỉ cần chút điểm hóa là ông liền hiểu ra và tuân theo.
Khang Hy là một người đã khai ngộ, ông có công năng có túc mệnh thông và tha tâm thông, ông biết được đời trước của Thập Tứ A Ca là ai. Đại tướng quân vương là một danh hiệu rất đặc biệt.
Đoạn lịch sử này không có nhà sử học nào biết được, cũng không có ai ghi chép.
Khi đó Tứ A Ca Dận Chân cũng không biết Khang Hy đã an bài như vậy. Đời đó ông là một người tu luyện, hơn nữa là người tu luyện trong tiệm ngộ. Ông cho rằng sứ mệnh của đời này là chiểu theo an bài kế thừa ngôi vua.
Khi đó mọi người đều tu luyện phó nguyên thần, và vẫn chưa có khái niệm cựu thế lực. Chiểu theo an bài đó mà làm, ông cho rằng không sai.
Ngày 13 tháng 11 năm 1722, Khang Hy qua đời tại Sướng Xuân Viên.
Trong giới sử học có lưu truyền câu chuyện như thế này, kể rằng [Tứ A Ca] Dận Chân dẫn theo con trai Hoằng Lịch đến gặp Khang Hy tại Sướng Xuân Viên, Khang Hy rất thích Hoằng Lịch nên ông đồng ý để Dận Chân lên ngôi [hiệu là Ung Chính]. Thực ra sự việc này là có thật, còn lý do là hư cấu, Khang Hy biết được rằng Hoằng Lịch sẽ kế vị Ung Chính.
Ngày 13 tháng 11 năm 1722, Dận Chân ba lần tiếp kiến thỉnh an Khang Hy, Khang Hy không công khai tuyên bố Dận Chân là người kế vị hợp pháp.
Dận Chân mang vào một bát canh sâm. Sự việc này người đời sau vĩnh viễn không hiểu được.
Vua Khang Hy tinh thông y đạo, ông nghiên cứu rất sâu về y học và dược học, ông biết bốc thuốc và vẫn luôn phản đối dùng nhân sâm để bồi bổ, nhưng ông đã uống hết bát canh sâm này. Bởi vì Sư phụ muốn cứu độ đệ tử Đại Pháp trong tương lai.
Mãi đến cuối cùng, lịch sử vẫn đang khảo nghiệm tâm tính của Tứ A Ca, Tứ A Ca đời đó là người tu luyện và là tu luyện phó nguyên thần.
Khang Hy qua đời không lưu lại di chiếu chỉ định Tứ A Ca kế vị, cả trong các văn tự Mãn Thanh và Trung văn đều không lưu lại. Cái được gọi là di chiếu của Khang Hy được lưu lại là ngụy tạo. Ông cũng không có khẩu dụ về việc truyền ngôi.
Tất cả những chỗ mê của lịch sử đều cần giải quyết trong quá trình Chính Pháp.
Trong quá trình Chính Pháp, cựu thế lực muốn Sư phụ lưu lại ở nước Pháp, nhưng Ngài lại đến Mỹ quốc.
Bí ẩn lịch sử được tiết lộ
Khi còn ở Trung Quốc, tôi đã nhìn thấy một số cảnh tượng mà dựa vào đó có thể phán đoán rằng tôi là chủ nguyên thần của Thập Tứ A Ca Dận Trinh.
Lúc đó, tôi ở cùng với một vài đồng tu, họ đời trước đều từng là các hoàng tử của Khang Hy. Tôi có thể xác định được họ là Bát A Ca, Cửu A Ca, Tứ A Ca. Tứ A Ca trong đời này là nữ, tôi biết cô ấy là phó nguyên thần của Tứ A Ca năm xưa, một phó nguyên thần tinh thông Phật pháp. Về sau trong quá trình tu luyện, tôi nhìn thấy được lai lịch của cô ấy là một vị vương của một đại khung to lớn, hơn nữa lại là chân thân của một người nổi tiếng trong Phật giáo. Cũng vì sự xuất hiện của cô, tôi mới nhìn thấy cảnh tượng triều đại nhà Thanh, ký ức của tôi được khai mở là để giúp đỡ, bảo hộ cô ấy đến nước Mỹ.
Trong lịch sử, vị đồng tu này đã có duyên với tôi, cô ấy chính là Tứ A Ca [Dận Chân] mà Sư phụ muốn tôi phò tá. Tuy nhiên, còn có hai cảnh tượng mà tôi vẫn chưa ngộ được hết. Một cảnh tượng là ngôi hoàng thượng của triều Thanh tách ra làm hai nửa, rồi dần dần hợp thành một. Quả thực sau khi Tứ A Ca lên ngôi kế vị, ông đã tạo ra sự chia cắt trong triều đình nhà Thanh.
Tuy nhiên, quá trình Chính Pháp đang cải chính lại đoạn lịch sử này. Trên con đường tu luyện Chính Pháp mà Sư phụ an bài, chúng ta đã nối tiếp duyên phận và lý giải lại đoạn lịch sử này.
Lịch sử lặp lại như xuân hạ thu đông, nhưng không hoàn toàn lặp lại tất cả.
Sau khi gặp lại các vị A Ca đó, tôi đã có một giấc mơ rất kỳ lạ, trong mơ Sư phụ nói với tôi: “Biến hóa của thiên tượng đã diễn ra rồi, con có thể đến nước Mỹ.” Lúc đó, chín đại hành tinh trong phạm vi tam giới đã hình thành một biến hóa của thiên tượng, mắt thường có thể nhìn thấy. Thiên nhân hợp nhất. Khi đó tôi vẫn chưa ngộ ra điều này.
Mấy năm sau, tôi đến Mỹ, khi được trực tiếp nghe Sư phụ giảng Pháp tôi mới thật sự hiểu ra, những việc mà đệ tử Đại Pháp làm trong người thường đều đối ứng và thúc đẩy sự biến hóa của thiên tượng.
Một cảnh tượng khác là khi tôi ở Mỹ, tôi nhìn thấy rất nhiều đệ tử Đại Pháp ở trên sân khấu đang chuẩn bị cho một buổi biểu diễn, lúc này trên không trung có tiếng Pháp âm vang dội của Sư phụ truyền đến, phần lớn mọi người đều nghe được rằng: “Màn kịch lớn 5000 năm, Thần Vận đã mở màn.” Nhưng tôi lại nghe thấy một hàm ý khác, bỗng dưng tôi hiểu được hàm ý của việc vua Khang Hy truyền ngôi vị và việc tên của các hoàng tử khi xưa đều có chữ Dận.
Lúc này, một đồng tu ở bên cạnh hỏi tôi: “Anh vừa nghe thấy Sư phụ nói gì vậy? Có phải anh nghe thấy hàm ý khác trong lời Sư phụ nói không?” Người hỏi tôi câu này lại cũng là Tứ A Ca trong lịch sử, theo tôi phán đoán thì vị này là chủ nguyên thần của Tứ A Ca.
Tôi nói với anh ấy: “Ý nghĩa mà tôi nghe thấy giống với anh nghe thấy.” Anh ấy lại nói với tôi: “Hai người chúng ta kết làm huynh đệ nhé!” Tôi lập tức hiểu ra, anh ấy đã từng chuyển sinh thành Lưu Bang. Tôi liền nói với anh: “Đời này tôi không thể kết huynh đệ với anh được, hãy tu luyện cho tốt nhé.”
Dù tôi biết sinh mệnh của anh ấy chính là chủ nguyên thần của Tứ A Ca, nhưng trước đây tôi lại chưa từng gặp anh.
Sinh mệnh quả thực vô cùng phức tạp, một chủ nguyên thần có đến bốn hoặc năm phó nguyên thần. Chủ nguyên thần và phó nguyên thần tồn tại trong các không gian khác nhau, diễn những vai diễn khác nhau, và cũng kết những mối nhân duyên khác nhau.
Sau khi nhân duyên đời trước kết thúc, lúc chuyển sinh lại dựa vào các mối nhân duyên gặp gỡ khác nhau để thực hiện những nguyện ước đã lập trong lịch sử. Qua câu chuyện này có thể ngộ được rằng một nhân vật nổi tiếng trong lịch sử có thể chuyển sinh thành mấy người trong đời này, giống như có đến mấy vị Ung Chính đã đề cập ở trên.
Do đó, rất nhiều học viên nói rằng mình từng là người nổi tiếng nào đó trong lịch sử, kỳ thực có phải là người đó hay không, cần căn cứ vào quá trình tu luyện Chính Pháp và sứ mệnh lịch sử mà người đó gánh vác để phán đoán. Vậy thì lý do tại sao những câu chuyện về luân hồi hay những tình huống thực tế mà các đệ tử Đại Pháp gặp phải lại không giống với những ghi chép trong sử sách chính thống, người thường không hiểu Pháp lý thì khó mà lý giải được.
Thời kỳ đầu tu luyện, tôi còn gặp những chuyện kỳ lạ hơn, ví như tôi biết có năm vị Nhạc Vân, hai vị Đường Huyền Tông, hai vị Triệu Vân, hai vị Hạng Vũ, hai vị Dương Ngọc Hoàn, ba vị Hằng Nga, bốn vị Tôn Đại Thánh.
Nhạc Vân thứ nhất mà tôi biết là một phụ nữ ở Vũ Hán, Trung Quốc. Nhạc Vân thứ hai là Tiểu Liên. Nhạc Vân thứ ba là một vị đồng tu làm trong ngành truyền thông. Nhạc Vân thứ tư nghe nói ở Canada.
Bản thân tôi cũng từng chuyển sinh thành Nhạc Vân. Khi đó, tôi nghĩ mãi mà không ra, thậm chí chạy đến không gian khác hỏi Sư phụ: “Con không hiểu sao một người trong lịch sử lại đồng thời chuyển sinh thành mấy người trong hiện tại? Rốt cuộc làm thế nào để phân biệt chủ nguyên thần?”
Sư phụ trả lời bằng một nụ cười.
Nhờ học Pháp mà tôi đã hiểu ra và phân biệt được.
Tôi từng nhìn thấy ba cảnh tượng, cảnh thứ nhất là khi mới bắt đầu tu luyện, buổi tối tôi thường nằm mơ thấy Sư phụ, Ngài dẫn tôi về quê nhà ở Thương Dương. Nhìn thấy khung cảnh thân quen đó, chiếc giường gỗ mà tôi từng ngủ trên đó, không kìm được nỗi chua xót trong tâm mà nước mắt tuôn trào. Đó là ngôi nhà nghèo khổ, thanh đạm của Nhạc gia.
Cảnh tượng thứ hai là trong lúc tôi đạt trạng thái tiệm ngộ cao độ, khi đả tọa nguyên thần ly thể đột phá lên không gian cao tầng, thật ra chính là trở về nhà nơi thiên thượng. Ở tầng thứ rất cao tôi nhìn thấy Sư phụ, bên cạnh Ngài còn có tám vị Đại kim cương, một người trong đó hợp thập nói với Sư phụ: Á Vân Đế đã trở về.
Sư phụ nói với tôi: “Cuối cùng thì con đã trở về, hãy về thăm nhà trước đi.”
Tôi liền tiến nhập vào không gian ấy: đó là một thế giới huy hoàng, tráng lệ. Có năm vị đế vương chủ trì, đối ứng với ngũ đế trong Tam hoàng ngũ đế ở nhân gian. Từ trong cảnh giới đó nhìn xuống bên dưới, 5000 năm lịch sử nhìn thấy trong một cái liếc mắt.
Lúc này Sư phụ lại nói với tôi: “Con vẫn phải tu lên trên.”
Lần đó trong trạng thái tiệm ngộ cao độ, tôi biết được Pháp danh của tôi trong một cảnh giới trên thiên thượng là Á Vân Đế, đối ứng với một vị vương trong Tam hoàng ngũ đế tại cõi nhân gian. Trong lịch sử luân hồi tôi từng chuyển sinh thành Triệu Vân, Nhạc Vân và Cao Vân, trong không gian khác đối ứng với Vân Long.
Tôi được an bài hạ thế chiểu theo một câu đối: Vân Long xung thiên cao.
Lần thứ ba tôi nhìn thấy mình và Sư phụ vào thời Nam Tống, trong một đại sảnh với những cột trụ gỗ trạm trổ hoa văn, Nhạc Vân nói với Nhạc Phi: “Hiện giờ phụ thân tu hành ra sao rồi?” Nhạc Phi nói: “Tiền vô cổ nhân” (xưa nay chưa từng có ai đạt được như ta).
Nhạc Vân nói: “Phụ thân có đạo đức, tâm tính cao thượng, công phu cao thâm, thần thông quảng đại, phụ thân có thể trảm hết những tham quan nịnh thần trong triều đình. Cớ sao cứ phải nhẫn chịu chứ?”
Nhạc Phi trầm ngâm không nói, lát sau mới trả lời: “Con nên đọc những điều ghi chép trong kinh Phật.”
Nhạc Vân nghĩ trong lòng: “Kinh Phật thì có liên quan gì đến mình, triều đình đang hỗn loạn vậy mà không ai có thể trị được sao?”
Cảnh tượng thay đổi, tiểu binh dắt ngựa, Nhạc Vân cưỡi ngựa ra khỏi phủ.
Lúc này tôi thấy một cảnh tượng rất gần: một người trẻ tuổi ăn mặc giống thợ săn, trốn trong một rừng cây ven đường, đang giương cung muốn ám sát Nhạc Vân. Tôi thấy được cảnh tượng này thông qua công năng túc mệnh thông, tôi trong không gian hiện thực hiểu rất rõ rằng: người này là một con cóc tinh đầu thai thành, đời này hắn ta chuyển sinh thành người để tìm Nhạc Vân báo thù.
Lúc này trong rừng cây lại hiện ra ba vị lão Đạo, họ là sư phụ trong đời trước của Nhạc Vân, đời này họ đến để bảo hộ ông.
Mấy vị lão Đạo chỉ tay về phía binh sĩ dắt ngựa cho Nhạc Vân, người binh sĩ đó tự dưng cứ chạy tới chạy lui, vừa khéo che mất tầm ngắm của con cóc tinh.
Người ngoài cuộc nhìn thì thấy là an bài, người trong cuộc thì cho là ngẫu nhiên.
Cóc tinh không còn cách nào khác đành hạ cung tên, nhìn Nhạc Vân dần dần đi xa.
Câu chuyện mà tôi thông qua tu luyện nhìn thấy này không hề được ghi chép lại trong lịch sử.
Xem xong, tôi cảm thấy bùi ngùi, lịch sử không đơn giản như biểu hiện bề mặt, Nhạc Phi năm xưa tâm tính đã vô cùng cao, bây giờ nhìn lại, lúc đó ông đã đạt đến cảnh giới rất cao, ông biết được tất cả những việc mình làm đều là vì để lưu lại văn hóa cho vũ trụ. Hơn nữa, bên cạnh Nhạc Vân lại có nhiều cao nhân bảo hộ ông, mà bản thân ông cũng không biết.
Quá trình phát triển của lịch sử nếu không có sự bảo hộ của Thần thì cũng không thể bước đi đến bước cuối cùng được. Xem ra trong quá trình lịch sử tưởng chừng giản đơn, có biết bao nhiêu sinh mệnh đang tham dự vào mà chúng ta có thể nhìn thấy hoặc không.
Vậy thì người nào trong quá trình Chính Pháp đã chứng thực Pháp và triển hiện hết thảy những gì của lịch sử, thì người đó chính là sinh mệnh nguyên thủy thực sự. Chỉ có Sư phụ – người khai sáng con đường tu luyện Chính Pháp – mới có thể nhìn rõ hết thảy. Cũng chỉ có tu luyện Đại Pháp mới có thể biết rõ được mọi bí ẩn của những ân oán trong lịch sử.
Thiên địa phục minh, chân tướng đại hiển
Sự việc này đã được cựu thế lực an bài hoàn chỉnh, nhờ học Pháp mà tôi biết được.
Đồng tâm lai thế gian
Đắc Pháp dĩ tại tiên
(“Liễu nguyện”, Hồng Ngâm)
Dịch nghĩa:
Cùng một tâm ý đến thế gian
Trước đây đã đắc Pháp
(“Hoàn tất thệ nguyện”, Hồng Ngâm)
Trong quá trình Chính Pháp, Sư phụ dần dần khai mở ký ức của tôi, cho tôi biết được trước khi hạ thế tôi đã nghe Sư phụ giảng Pháp trên thiên thượng, định ra những việc cần làm trong thời kỳ Chính Pháp. Những việc nơi người thường là chiểu theo an bài tiên thiên mà làm. Nhận thức và lý giải đối với Pháp cũng có nhân tố tiên thiên bên trong đó.
Trong cảnh giới tu luyện của tôi, Chuyển Pháp Luân là Pháp, đồng thời cũng là quá trình lịch sử viên dung của vũ trụ thành trụ hoại diệt.
Triều Thanh trong lịch sử hiện nay là nước Pháp.
Năm 1972, một nhà máy ở Pháp nhập khẩu quặng uranium ấy. (“Bài giảng thứ nhất”, Chuyển Pháp Luân)
Câu này đã nói lên lai lịch của triều Thanh trong giai đoạn lịch sử đó.
Trong quá trình tu luyện Chính Pháp, ở Đại Lục tôi đã gặp Tứ A Ca, Ngũ A Ca, Bát A Ca và Cửu A Ca. Ở Indonexia tôi gặp Tam A Ca. Tam A Ca năm xưa bận rộn với công việc bên ngoài, đời này anh ấy vẫn chuyên chú vào việc chỉnh lý các câu chuyện văn hóa Thần truyền.
Từ Pháp chúng ta có thể biết được, sinh mệnh ngoài chủ nguyên thần ra còn có phó nguyên thần, một sinh mệnh đã làm sự việc cụ thể gì trong lịch sử, thì chính người đó phải gánh vác trách nhiệm tương ứng.
 Có rất nhiều điều đã thất truyền; có rất nhiều điều không thất truyền, đang lưu truyền trong dân gian. (“Bài giảng thứ bảy”, Chuyển Pháp Luân)
Lịch sử luôn lấy hình thức nào đó để bảo tồn chân tướng.
Ung Chính chết, xác thực là do Lã Tứ Nương giết.
Thức thần tử, nguyên thần sinh. (Chú giải của người biên tập: “Nguyên thần” là phó nguyên thần, “thức thần” chỉ chủ nguyên thần.)
Đây là lịch sử của Phong Thần diễn nghĩa do cựu vũ trụ khai sáng.
Đại Pháp phá bỏ hết thảy chỗ mê
Đa Nhĩ Cổn là người có công lao to lớn trong việc đưa Đại Thanh vào làm chủ Trung Nguyên, nhưng vào thời của Ung Chính ông lại bị cầm tù, buồn rầu, khổ não, sống cô quạnh đến hết đời. Sau đó ông chuyển sinh đến đảo Corse của Pháp làm chỉ huy pháo binh, rồi lên làm hoàng đế nước Pháp. Ông là phó nguyên thần của Napoleon Bonaparte. Điều này cũng đã được thừa nhận ở phương tây.
Trong lúc tôi ngồi đả tọa đã nhìn thấy thiên sứ hát về giai đoạn lịch sử này, tiếng hát như sau: “Lịch sử của Thánh kinh bảo tồn 2.000 năm, giờ đây được mở ra vì ngài.”
Sau đó tôi nhìn thấy cảnh tượng mình chuyển sinh ở phương tây: Napoleon Bonaparte đội chiếc mũ hình thuyền đang chỉ huy chiến đấu.
Năm 2014, tôi đến nước Pháp, đứng trước phần mộ của Napoleon Bonaparte tại điện Invalides, chấm dứt mối ân oán thời nhà Thanh.
Lịch sử thiên cổ như nước chảy, vật đổi sao dời ngay trước mắt, vứt bỏ ân oán vì chúng sinh, đời này ta là người tu luyện.
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/2015/08/09/147171.记忆中的历史——倒转乾坤.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét