Tôi đã tu luyện Đại Pháp hơn 20 năm. Hôm nay, tôi muốn chia sẻ với các đồng tu những lời muốn nói nhất trong tâm mình. Chủ yếu muốn chia sẻ nhận thức của bản thân về việc bước ra khỏi tiêu chuẩn của người thường, từ đó khích lệ lẫn nhau, ít đi đường vòng. Nhanh chóng từ Pháp mà thăng hoa lên trên, đột phá tới bề mặt con người, thể hiện ra được toàn bộ.
[Tôi] từ khi mới đắc Pháp, ngay từ đầu tu luyện lên trên, kinh qua nỗ lực gian khổ, thực tu, tống khứ các loại dục vọng, tâm chấp trước cho đến tiến nhập vào tu luyện tại cao tầng, không ngừng đề cao. Trong từng giai đoạn, thăng hoa như thế nào, tu luyện lên trên ra sao, sau đó lại trượt ngã, lại tu lên, hết lần này lần khác tu lên như thế; những quá trình này đều hiện rõ trước mắt tôi.
Trong quá trình tu luyện tại thế gian Pháp: rất nhiều lần xuất công, rất nhiều lần rớt hạ là bởi vì bản thân có một vài tâm chấp trước người thường quá nặng, tu không lên được.
Trong quá trình tu luyện xuất thế gian Pháp, nhiều lần tu hướng lên trên, lại té ngã rớt xuống, là bởi vì bản thân tuy đã tống khứ rất nhiều chấp trước người thường nhưng lại không để mắt tới sự can nhiễu của tự tâm sinh ma.
Chân chính học Pháp, thực tu tâm tính
Sư phụ giảng:
Điều tôi muốn nói chính là: Tu luyện nhiều năm như vậy, bản thân chúng ta thực sự không biết được “nội hàm của Chân-Thiện-Nhẫn ở các tầng thứ khác nhau”; trong quá trình thực tu, các đồng tu xung quanh tôi dường như trước kia cũng chưa có ai minh bạch, chưa có ai đề cập đến vấn đề này. Rất nhiều người tu luyện chúng ta kỳ thực là chưa học Pháp đủ, thực sự là như thế, nếu không thì đã không bị vấp ngã liên tục như vậy. Nếu không thì trong nhiều năm như vậy, cựu thế lực đã không nhằm vào nhân tâm xuất hiện trong tu luyện của chúng ta mà gây ra nhiều sự tình, tạo ra nhiều ma nạn đến thế cho chúng ta. Chính là bởi vì luôn có nhân tâm, luôn không thành thục. Nguyên nhân trong đó chỉ có một: Học không thấu Pháp ở cao tầng.“… cần học Pháp nhiều, nếu không chư vị sẽ không biết nội hàm của Chân-Thiện-Nhẫn ở các tầng thứ khác nhau, thế thì không cách nào làm được Chân-Thiện-Nhẫn.” (Giảng Pháp tại Pháp hội các phụ đạo viên ở Trường Xuân [1998])
Tiêu chuẩn viên mãn đối với tu luyện cá nhân là [việc] chúng ta trợ Sư Chính Pháp, dũng mãnh tinh tấn, tiến đến cơ sở viên mãn. Tiêu chuẩn tâm tính không thể hạ thấp dù chỉ một chút, nhất định phải nghĩ biện pháp để tu tốt bản thân, nếu không thì sẽ gặp ma nạn trùng trùng.
Ví dụ, cá nhân tôi trong quá trình thực tu, suốt mấy năm mới nhìn thấy một chút sự việc ở một tầng thứ nào đó. Trong đó, vài phương diện quan trọng nhất chính là:
1. Tu tâm đoạn dục: Tâm sắc dục nhất định phải hoàn toàn tu bỏ, lúc bình thường thì một chút ý niệm về phương diện này cũng không có nữa, buông bỏ xong rồi, không bị tình dẫn động dù chỉ một chút, bảo trì sự thuần khiết. Có vài đồng tu vấp ngã, cũng là vì cái tâm về phương diện này lại nổi lên. Mà tiêu chuẩn của các đồng tu [tham dự] Thần Vận, các đệ tử gần bên Sư tôn là gì, tôi nghĩ rất nhiều đồng tu đều biết. Đó chính là tiêu chuẩn [chúng ta] nhất định phải đạt tới trong khi cứu độ chúng sinh, trợ Sư Chính Pháp, bản thân phải thuần tịnh.
2. Trong tu luyện khi gặp nạn hay lúc vượt quan, tôi hao tổn rất nhiều thời gian mà tu không qua được, từ đó sinh ra tâm oán hận. Bản thân cũng đã tu bỏ tâm đó đi rồi. Đây là một tiêu chuẩn rất trọng yếu trong việc đi hướng về phía Thần. Có rất nhiều đồng tu cũng bị rớt xuống trong phương diện này, đương nhiên nguyên nhân đối với mỗi người tu luyện là khác nhau.
3. Trong quá trình tu luyện phải chịu khổ tu tâm trừ nghiệp, lòng dạ cần thẳng thắn vô tư. Trong thực tu, khá nhiều lần gặp tình huống bị người thường chiếm mất tiện nghi. Trong hoàn cảnh công tác, dường như ngày nào cũng có tình huống [phát sinh], công việc vốn của người khác nhưng họ lại không muốn làm, thường giao cho tôi làm, tôi cũng không oán thán gì. Cứ duy trì như vậy vài năm, kết quả là đã tu qua rồi.
4. Việc thường ngày của tôi chính là học Pháp, luyện công, tu tâm tính, làm công tác. Rất nhiều sở thích và tâm chấp trước trong người thường, toàn bộ đều buông bỏ. Không can thiệp vào quan hệ nhân duyên giữa người với người, không tạo nghiệp. Như vậy tư tưởng cũng thuần tịnh rồi, căn bản là không có niệm đầu gì.
Chính là cần thực tu tâm tính, cần có công tại các tầng thứ khác nhau, mới có thể thăng hoa lên được, bản thể mới phát sinh biến hóa cường đại. Bằng không thì dùng bất cứ điều gì để chứng thực Pháp, cũng sẽ biểu hiện ra tiêu chuẩn của người thường. [Trong] pháp lý tu luyện tại cao tầng, không thực tu, những tâm kia không bỏ đi, thì khi cứu độ chúng sinh sẽ gặp phải can nhiễu, ma nạn.
5. Tu luyện lên cao tầng còn phải chú ý vấn đề “tự tâm sinh ma”. Pháp lý về phương diện này mà không minh bạch thì tuyệt đối sẽ không minh bạch được thế nào là trạng thái “vô vi”.
Sau khi tu luyện tới một trình độ nhất định, can nhiễu về phương diện này là rất lớn. Rất nhiều đồng tu, trong đó có cả tôi chấp trước vào công năng, chấp trước vào những gì nghe được, hoặc nhìn thấy được bằng thiên mục, đã bị vấp ngã, rớt xuống rất nhiều lần.
Có đồng tu thích đem những điều nhìn thấy thông qua thiên mục của bản thân hoặc người khác xem như là chỉ đạo trong khi xử lý một số sự việc. Trong nhiều lần giảng Pháp, Sư tôn đã giảng tới vấn đề này. Kỳ thật, chúng ta tỉnh táo mà nghĩ một chút sẽ thấy: Cái mà bề ngoài của con người vận dụng có phải là Phật Pháp thần thông hay không? Nếu như không phải thì công năng do nhục thân sinh ra kia có thể khởi được tác dụng gì chứ, vậy còn chấp trước vào điều gì đây, thật sự cần buông bỏ những thứ này, đầu não cần thanh tỉnh.
Khảo nghiệm về phương diện tự tâm sinh ma này đối với bản thân người tu luyện cũng có rất nhiều. Có đệ tử Đại Pháp mà thiên mục đột nhiên nhìn thấy thân nhân (vốn là người thường) của mình gặp nguy hiểm, toàn thân bị lửa đốt,v.v.. liền khẩn trương phát chính niệm thanh lý. Sau đó tự mình cảm thấy hài lòng, còn chủ động liên hệ với người thường đó. Sau này, đồng tu khác nhắc nhở rằng như thế là đã lạc vào cái tình của người thường rồi. Người tu luyện chúng ta chính là không quản chuyện người thường. Việc này là can nhiễu đến từ tự tâm sinh ma, không cần quản nó.
Cũng có đồng tu mà thiên mục đột nhiên nhìn thấy một chút cảnh tượng diễn hóa: Bản thân sống trong một vương triều cổ đại, làm một vị quan lớn, sau đó đã sát hại một người. Cuối cùng cô ấy được cho biết rằng hiện tại cô phải thừa nhận việc tiêu nghiệp. Sau đó, vị đồng tu này liền thừa nhận chuyện đó, cuối cùng đã ra đi dưới hình thức bị nghiệp bệnh.
Ví dụ về phương diện này có rất nhiều, nếu không tu luyện chiểu theo Pháp thì những thứ này sẽ can nhiễu chúng ta, chúng ta chính là không phủ định được nó. Cho nên hễ thấy điều gì thì thật sự không được động tâm. Chỉ cần một chút động tâm, thì những thứ đó lập tức sẽ gây ảnh hưởng trường kỳ đến người tu luyện chúng ta.
Trong vấn đề này có sự việc là an bài của cựu thế lực trước đây, cũng có sự việc là khảo nghiệm đến từ tầng thứ cao, khảo nghiệm về nhận thức đối với Pháp của người tu luyện chúng ta, khả năng lý giải [Pháp], xem chúng ta có khả năng đột phá những can nhiễu này không. Đương nhiên cũng có những thứ là can nhiễu ở tầng thấp.
Chính là nói rằng có rất nhiều đồng tu, sau khi tu tốt thì lại tách khai rất nhiều phần tu tốt trước đó, nhưng đều đang tu luyện tại các tầng thứ khác nhau. Đều không đột phá tới được bề mặt thân thể, phía bề mặt người còn chưa xuất hiện Phật Pháp thần thông. Khi phát chính niệm, khi tu tốt, phía mặt đã cách khai kia khởi tác dụng. Cho nên nghìn vạn lần không được buông lỏng tu luyện bản thân, nền tảng tu luyện tâm tính không thể hạ thấp, cần thuần tịnh. Bằng không thì sẽ gặp ma nạn trùng trùng, [thậm chí] còn không biết vì sao mà gặp phải ma nạn.
6. Vấn đề tu khẩu
Rất nhiều đồng tu không chú trọng tu khẩu, thường xuyên chỉ trích người khác là tu tốt hay dở, kết quả đã tạo nghiệp, xuất hiện ma nạn. Kỳ thực cũng là một chút nhân tâm không tu bỏ, không minh bạch được tiêu chuẩn và nội hàm của “vô vi” là gì.
Chúng ta suy nghĩ một chút: người khác đối xử với chúng ta tốt hay không, chúng ta đều không để bụng, đều không động tâm, vậy chúng ta chỉ trích việc xấu của người khác, tính toán đúng sai làm gì đây. Vẫn còn nhân tâm, vẫn là hữu vi, [tâm] bị kéo theo rồi. Đương nhiên xuất phát từ trách nhiệm với đồng tu hoặc đối với Chính Pháp, vậy chúng ta nhắc nhở thiện ý, [đạt tới] thăng hoa trong Pháp là được rồi. Đây chính là chính niệm, là từ bi. Đồng tu có thể minh bạch thì liền minh bạch, nếu như thực sự không minh bạch, vậy [ta] cũng chỉ có thể buông bỏ, không thể vì việc kia mà động tâm, căn bản không cần phải chỉ trích, vì người kia vẫn chưa minh bạch, vẫn có nhân tâm, chưa có thăng hoa lên trên. Vậy bản thân hãy cứ tiếp tục bảo trì trạng thái “vô vi” mà tu luyện lên trên.
Cũng có vài đồng tu chấp trước vào quan điểm của đồng tu khác đối với mình, chấp trước vào việc người khác tu luyện tốt hay không. Thực ra đều là người đang trong tu luyện, không phải Thần, căn bản là không cần để tâm tới việc người khác đối với bạn tốt hay xấu, [điều đó] không có ý nghĩa gì. Người khác cho dù đã khai công, cũng chỉ bất quá là bản thân đã kết thúc quá trình tu luyện, cũng không nhất định là có tầng thứ cao. Căn bản là cũng đừng nên chấp trước vào những việc này.
7. Sau ngày 20 tháng 7 năm 1999, tôi tới Bắc Kinh để duy hộ Đại Pháp. Lúc đó tôi đã suy xét, cho rằng nên bước ra, trong tâm rất thản nhiên, không hề có tâm lo lắng của người thường (danh, lợi, tình đều buông bỏ). Đã có lúc tôi cảm thấy không đúng và cố giải thích với người thân: Tại sao bản thân lại muốn tới Bắc Kinh phản ánh tình hình, trong tivi truyền bá nội dung phỉ báng “Đại Pháp”, cái nào là giả (chính là muốn để thế nhân liễu giải, dùng thiện tâm, ngữ khí và đạo lý để họ minh bạch chân tướng).
Trong quá trình bước ra, có lúc nếm trải đau khổ, mất đi tự do, trong lòng cũng có sự ủy khuất và oán hận, nhưng lập tức liền điều chỉnh tâm thái trở về như lúc bình thường: bảo trì trạng thái vô vi, không vì sự không liễu giải được của người thường mà động tâm. Cứ tu như vậy, dần dần đề cao trong khi không biết, không cảm thấy. [Bản thân] đã cứu độ được rất nhiều chúng sinh, thấy được triển hiện của Pháp trong các tầng thứ khác nhau, cũng biết rằng Sư tôn vì đệ tử Đại Pháp mà đã làm rất nhiều sự việc cũng như an bài.
Tu luyện trên cao tầng đều là vô vi. Tâm thái và trạng thái từ bi ở cao tầng, tuyệt đối sẽ không phải vì gặp một chuyện không tốt nào đó mà bị dẫn động, ai đó nói tôi tốt xấu ra sao, căn bản là tôi không động tâm. Một chút cũng sẽ không vì sự không liễu giải được của người thường hoặc sự biến hóa của hình thế trong xã hội nhân loại mà động tâm, luôn bảo trì tâm thái tường hòa, từ thiện; vĩnh viễn sẽ như thế. Đương nhiên khi bị dẫn động, liền phải lập tức coi lại bản thân, vì nguyên nhân gì mà bị dẫn động, dẫn đến trong tâm bất bình, phiền não, tức giận.
Từ tầng thứ cao hơn mà nhận thức: kỳ thực phiền não, tức giận chính là ma tính. Nếu nói thật sự có thể từ góc độ này mà liễu giải việc tu luyện, như vậy khi tâm thái người tu luyện bị dẫn động, tâm tình bị ảnh hưởng, ngay lập tức sẽ biết rằng bản thân đã không giữ vững, ma tính biểu hiện ra rồi, cũng rất nhanh có thể điều chỉnh trở về tâm thái tốt.
Hiểu rõ tâm thái từ bi ở tầng cao, như vậy sẽ cứu độ chúng sinh tốt hơn. Kỳ thực có rất nhiều đồng tu đã sớm ở trong tâm thái này rồi, chỉ là tư tưởng phần bề mặt con người chưa tổng kết được chứng ngộ của bản thân.
Khi đột phá tới bước này, giảng chân tướng liền sẽ xuất hiện một chút biến hóa. Trong cuộc sống, có người thường mà quan niệm rất mạnh, rất khó cải biến. Khi chúng ta đột phá được trạng thái tu luyện, họ sẽ lập tức cải biến.
Xin lấy hai ví dụ: Cậu của tôi là một đảng viên lão thành, có trình độ văn hóa nhất định. Những năm trước khi tôi giảng chân tướng cho ông ấy, ông ấy căn bản là không nghe. Lần này giảng chân tướng lại một lần nữa, ông ấy vẫn là không muốn làm tam thoái. Lúc đấy tôi không hề động tâm, tâm thái không biến đổi dù chỉ một chút, chính là bảo trì tâm thái tường hòa, tiếp tục giảng chân tướng cho ông về các đời lãnh đạo của Đảng cộng sản, mỗi một đời lại giảng ra làm sao. Và nội hàm Văn hóa truyền thống mấy nghìn năm nay của dân tộc Trung Hoa chúng ta, quan niệm đạo đức hoàn toàn tương phản. Cứ như thế như thế, không ngờ rằng ông ấy chủ động dùng hóa danh làm tam thoái; càng không nghĩ tới là: Khi ông ấy đi đến đơn vị làm việc vào ngày hôm sau, chính ông đã đi làm thủ tục thoái đảng. Điều này đã nói rõ, từ bi có thể thực sự khiến chúng sinh giác ngộ, thanh tỉnh, phân rõ thiện ác, và được cứu độ.
Còn có một lần tại nhà của một người thường mà tôi quen biết, tôi gặp một người vô cùng tự phụ, anh ta coi thường tà Đảng cộng sản, đối với đệ tử Đại Pháp anh ta cũng nói: “Quá ngốc nghếch, nhẫn gì mà nhẫn.” Lúc đó tôi cũng không bị dẫn động, vừa nhìn là thấy anh ta không tiếp thu, anh ta coi những lời nói của mình giống như đạo lý vậy. Tôi mỉm cười, cũng không nói thêm gì nữa. Trong tâm không động, vẫn là trạng thái tường hòa. Sau khi dùng bữa xong, đã đến lúc cần ra về, khi tôi đến trạm xe để chờ xe và chia tay anh ấy, anh ấy đột nhiên nắm tay tôi, muốn nhờ tôi giúp anh thoái đảng. Chính là nói, sự lương thiện và từ bi của chúng ta đã cải biến thế nhân, các nhân tố phía sau anh ấy cũng đã lựa chọn theo phía đệ tử Đại Pháp.
Chính là nói: Tiêu chuẩn và Pháp lý trong tu luyện tâm tính tầng thứ cao, nhất định cần hiểu rõ, trong suy nghĩ của bản thân cần có ý thức tư tưởng rõ ràng như vậy. Thật sự cần phải có nhận thức rõ ràng như vậy trong tư tưởng, minh bạch tiêu chuẩn, trạng thái vô vi của tầng thứ cao là gì. Biểu hiện mặt ngoài của con người mới không mơ hồ, mới có thể bước hướng về phía Thần. Trong cứu độ thế nhân mới có thể không bị người thường dẫn động. Chính là sẽ không vì biểu hiện nhất thời của người khác mà động tâm, làm ảnh hưởng đến tâm thái chúng ta. Chúng ta là từ bi mà cứu độ thế nhân, là ánh vàng kim trong trần tục, đi trên con đường sinh mệnh trở thành thần. Chúng ta thực sự đã hiểu thế nào là Phật pháp chân chính, chúng ta thực sự là những sinh mệnh đã giác ngộ.
Những điều này chính là Pháp lý về việc nhảy thoát con người và tiến về phía Thần mà tôi ngộ được trong trạng thái tu luyện hiện tại. Không thực tu tâm tính thì sẽ không có công, chính là sẽ chỉ dừng lại ở cảnh giới người thường, sẽ không thực sự thu hoạch được gì. Còn có thể sẽ nghĩ này nghĩ nọ, tìm người khác giao lưu, muốn minh bạch pháp lý cao tầng.
Trong tu luyện tại sao phải bị vấp ngã nhiều lần? Chính là vì học Pháp không đủ, không biết rõ tiêu chuẩn của Pháp, không minh bạch được nội hàm của Pháp tại cao tầng là gì.
Thời gian đầu tu luyện, tôi cảm thấy mọi người đều hiểu rằng, chỉ cần nói nhẹ một câu, dường như đã minh bạch rồi, tâm thái mọi người đều rất tốt. Hôm nay có thể bởi vì nhân tố bức hại mà tạo thành loại trạng thái này, trong lòng có chút lo lắng, cho nên tâm thái không được thuần tịnh, mọi người không còn có cảm giác thăng hoa khi học Pháp giống như hồi đầu đắc Pháp nữa. Kỳ thực chúng ta tu luyện chính là phải giữ vững tâm thái lạc quan, vui vẻ như hồi đầu đắc Pháp. Chúng ta chính là nên lạc quan, lòng dạ thẳng thắn vô tư, ý chí kiên định tu luyện lên trên mới đúng.
(Còn tiếp)
Bản tiếng Hán: http://www.minghui.org/mh/articles/2015/9/14/315724.html
Bản tiếng Anh: http://en.minghui.org/html/articles/2015/12/3/153932.html
Đăng ngày 23-01-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét