Đường Phong biên soạn
[MINH HUỆ 18-08-2012] Đức Khổng Tử tin tưởng rằng, mặc dù con người muốn giàu có hay nổi tiếng, lòng từ bi và những tiêu chuẩn đạo đức cao lại cần phải đặt nặng hơn. Rất nhiều mô hình kinh doanh tồn tại trong xã hội hiện tại.  Một số mô hình đặt nặng về tính đổi mới, tìm nhiều cách để cạnh tranh, sử dụng nhiều kênh, nghiên cứu những chi tiết rất nhỏ, điều hành một cách hữu hiệu, tổ chức đúng đắn, xử lý mọi việc rất nhanh chóng, v.v.  Mục đích của các mô hình này là để làm giàu một cách nhanh chóng khi gặp phải sự cạnh tranh gay gắt. Trong hoàn cảnh như thế, những người với tiêu chuẩn đạo đức cao có thể thành công không? Câu trả lời là “có”.
Có bốn nhà tư bản công nghiệp mẫu mực tại Nhật Bản. Kazuo Inamori, người sáng lập tập đoàn Kyocera và Giám đốc điều hành hiện tại của Japan Airlines, là một người trong nhóm này. Inamori khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng và đã thành lập hai công ty [mà hai công ty này nằm] trong số 500 công ty lớn của đặc san Fortune – Tập đoàn Kyocera và công ty viễn thông lớn thứ hai tại Nhật Bản, “KDDI.”  Trong 47 năm từ khi thành lập, Tập đoàn Kyocera chưa bao giờ lỗ, [đó là] một thành quả vượt bậc.
Khi được hỏi về bí mật thành công, Inomori có một câu trả lời vô cùng đơn giản. Ông tin rằng điều quan trọng nhất trong cuộc đời là phải đặt câu hỏi: “Tại sao chúng ta có mặt tại đây?” Câu trả lời của ông là:“Chúng ta có mặt ở đây để nâng cao đức tính của chúng ta. Chúng ta muốn trở thành một người có đạo đức tốt hơn khi chúng ta mới sinh ra, và không còn một mục đích nào khác. Để hiểu tại sao chúng ta có mặt tại đây, chúng ta cần phải tìm một con đường chân chính.” Ông tin rằng không có sự khác biệt nào giữa việc chúng ta đối xử như thế nào trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta và phải cư xử như thế nào trong việc kinh doanh.
Sáng kiến của Inamori là xuất phát từ văn hoá truyền thống phương Đông, đặc biệt là văn hoá Phật giáo. Những quan niệm triết lý của Khổng Tử và Đức Phật là căn bản trí huệ của ông. Ông tin rằng việc tạo dựng một doanh nghiệp là do con người làm, do đó đức tính và những tiêu chuẩn đạo đức của con người rất là quan trọng. Nếu một người không có những tiêu chuẩn đạo đức cao, người đó không thể tạo dựng một doanh nghiệp tốt. Người đó phải nâng cao đức tính của mình để phát triển công việc kinh doanh của mình. Vì thế, bí mật để thành công chính là phải nâng cao đức tính.
Inamori chỉ mới 27 tuổi khi ông thành lập Tập đoàn Kyocera.  Ông không có kinh nghiệm nào khi ấy và không biết phải tiến hành ra sao. Ông quyết định làm theo lời khuyên của cha mẹ và thầy giáo của ông về tầm quan trọng của sự trung thực, vui vẻ, thành tín, biết ơn, thật thà, nhẫn nhục, kiên nhẫn, tin cậy, công lý, kính trọng, vị tha, siêng năng, tiết kiệm, chịu khổ, không oán hận hay ganh tị, nhớ rằng một điều bất lợi có thể trở thành một lợi điểm, v.v. Những ý niệm này tất cả đều là những tiêu chuẩn đạo đức căn bản. Ông tìm thấy tất cả các câu trả lời từ những khó khăn dựa trên căn bản là những điều đó đúng hay sai, thiện hay ác. Tóm lại, sự phán xét [các vấn đề ] của ông đều hoàn toàn dựa trên lương tâm. Ông đã lãnh đạo công ty của mình đến thành công bằng cách đi trên con đường chân chính.
Người xưa tin rằng sống, chết, giàu có, và địa vị xã hội mà một người có thể đạt được đều tùy thuộc vào số phận.  Nền tảng của đời sống là [phải dựa trên] công bằng và đạo đức. Tài sản có được là thước đo về hành xử đạo đức của người đó. Khả năng tích lũy của cải là kết quả của việc có đạo đức tốt. Trong khi hành xử công bằng và đúng đắn chưa bảo đảm được sự giàu có trong kiếp này, những người không có đạo đức thực sự đang chiêu mời sự nghèo khổ và hoạn nạn vào trong nhiều kiếp sống của họ.
Trong quan niệm của người xưa, sinh tử là có số mệnh, phú quý là do trời. Tuân thủ đạo đức là điều căn bản để làm người, sự giàu có là kết quả do bản thân tích đức hành thiện, phú quý hay không là do đức hạnh. Vì vậy, tuân theo thiện là có nhân nghĩa, có nhân nghĩa là có công đức, có công đức là có phú quý. Đạo đức cao thượng không thể đảm bảo rằng cuộc sống sẽ đại phú đại quý, nhưng đạo đức thấp kém sẽ mang đến tại họa, nghèo khổ.
Tu luyện Đại Pháp mang lại trí tuệ trong kinh doanh
Tu luyện của đệ tử Đại Pháp là không thoát ly thế tục, Chân-Thiện-Nhẫn là đức tin và nguyên tắc sống của họ, xuyên suốt trong sinh hoạt, công tác, và trong tất cả các hành vi. Nội hàm vô biên của Đại Pháp đã mang đến cho họ trí tuệ trong kinh doanh thương mại và công nghiệp.
Một đệ tử Đại Pháp là điển hình xuất thân từ nghèo khó: Cha mẹ là công nhân bình thường, trong tu luyện bị bức hại phải rời khỏi nhà, nghèo khổ cùng cực, thậm chí trong một năm không mua được một bộ quần áo, phải ngủ trên đất giữa bốn bức tường trong mùa đông lạnh lẽo. Tuy nhiên, với niềm tin kiên định “tu luyện chính Pháp, đi trên con đường chính Đạo là có phúc phận”, ông đã cùng với đồng tu khởi nghiệp bằng cách mở cửa hàng trực tuyến. Họ khởi đầu rất khó khăn do không có kinh nghiệm và không có vốn kinh doanh, nhưng cuối cùng cũng có chuyển biến tốt hơn, vì là người tu luyện, khi gặp mâu thuẫn họ có thể bình tĩnh, thông qua đề cao tâm tính, hoàn thiện bản thân để giải quyết mâu thuẫn, quyết định các vấn đề, vô luận là vào thời điểm nào, họ không bao giờ tranh cãi với khách hàng, ngay cả khi khách hàng sai, họ cho rằng “giàu mà có đức” (“Tinh Tấn Yếu Chỉ”, Giàu mà có đức) là con đường tu luyện.
Họ kết hợp tình hình kinh tế trong nước và tâm lý tiêu dùng của mọi người để đưa ra kế hoạch khởi động thương hiệu của riêng họ. Điều này dường như không thể bởi vì họ không có kinh nghiệm, sức mạnh tài chính, hay nền tảng kỹ thuật. Tuy nhiên, họ đã không từ bỏ và tiếp tục sản xuất các mẫu riêng phân phát cho khách hàng, và nó đã nhận được sự công nhận của khách hàng; các khách hàng thậm chí không chọn sản phẩm giá rẻ, kỹ thuật tốt, chế tác hoa lệ, mà vẫn muốn hợp tác với họ. Đồng thời, họ không ngừng học hỏi kiến thức mới về kinh doanh, trong kinh doanh không lười biếng, nghiêm túc sáng tạo thương hiệu, lấy việc dưỡng đức, đạo đức kinh doanh làm trọng, thu nhập năm nay hơn một triệu đồng [Nhân dân tệ], thậm chí làm thay đổi thiên kiến của những người xung quanh rằng đệ tử Đại Pháp là người nghèo khó, chứng thực được sự tốt đẹp của Đại Pháp.
Một học viên khác là chủ tịch của một công ty. Vì tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, cô đã có thể làm hồi sinh một doanh nghiệp nhà nước đang trên bờ vực phá sản. Cô nói rằng “thần dược” này rất đơn giản, đó là hướng nội tu tâm, đối xử tốt với nhân viên và mọi người, lấy sự chân thành và trung thực để tạo ra những sản phẩm chất lượng, cuối cùng giành lại được thị trường.
Trong “Chuyển Pháp Luân”, Sư phụ giảng:
“Vậy Phật Pháp là gì? Đặc tính căn bản nhất trong vũ trụ này là Chân Thiện Nhẫn, Nó chính là thể hiện tối cao của Phật Pháp, Nó chính là Phật Pháp tối căn bản.” (Bài giảng thứ nhất)
Sau khi học Pháp, cô đã quyết tâm lấy tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn để đo lường và chỉ đạo bản thân, lấy Pháp làm Thầy, lấy hoàn cảnh công tác làm môi trường tu luyện, trong mỗi ý niệm, ngôn từ, hành động đều chiểu theo yêu cầu của Đại Pháp. Trong nhiều năm qua, bất cứ khi nào gặp mâu thuẫn trong công tác, cô đều kiên trì hướng nội, nhắc nhở bản thân phải đối đãi với nhân viên bằng tâm hòa ái, nhẫn nại và bao dung.
Khi công ty của cô xây dựng một tòa nhà 3.000 m2, sản xuất nhàn rỗi và nhân viên phải ở nhà. Giá thị trường xây dựng thấp nhất, mỗi mét vuông xây dựng giá 600 đồng [Nhân dân tệ], với chất lượng xây dựng tốt nhất. Bên thi công khăng khăng đòi trả tiền hoa hồng cho cô, thậm chí chuẩn bị sẵn sàng tặng cô một ngôi nhà, nhưng cô từ chối. Cô nói với anh ấy rằng: “Tôi là người tu luyện, Sư phụ yêu cầu người luyện công chúng tôi phải tu đến vô tư vô ngã, làm gì cũng nghĩ đến người khác trước, đề cao cảnh giới.” Anh rất cảm động, nói: “Em gái tôi cũng là một học viên, tôi rất bội phục những người tu luyện các chị. Người luyện công thực sự là những người không tham lam, không chiếm đoạt [của người khác]. Tôi tham gia xây dựng đã nhiều năm giờ mới gặp một người như chị.”
Mặc dù công ty quy mô không lớn, chỉ có khoảng 300 người, nhưng lại rất khó quản lý. Doanh nghiệp nhà nước có nhiều kẽ hở trong việc tồn tại, từ mọi phương diện đều có rất nhiều áp lực to lớn, bộ phận thuộc thế hệ cũ đặc biệt nhiều, bình thường công ty làm một việc gì đều mất rất nhiều thời gian, hiện tượng này thường xảy ra. Biết rằng họ đã đi quá xa, nhưng là người tu luyện cô hiểu rằng, không được tức giận họ, mà phải thiện ý nói chuyện, cuối cùng đạt đến việc mọi người đều hiểu được. Các công nhân nói với cô: “Các doanh nghiệp nhà nước xung quanh chúng ta không có gì, chỉ có chúng ta là [người] một nhà, chúng ta có phúc của Đại Pháp, vì cô là người tu luyện, chúng tôi được hưởng lợi ích.” Trong đơn vị của mình, cô là người quản lý tài chính, nhưng là người tu luyện, trong 10 năm quản lý công ty cô không bao giờ lấy thêm một xu cho bản thân mình, [điều này] đã được công nhận bởi tất cả các nhân viên.
Thông qua tu luyện Đại Pháp, tư tưởng cảnh giới của cô được thăng hoa, công ty càng ngày càng phát triển, hầu hết các khách hàng đều đánh giá chất lượng sản phẩm của công ty là tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Khách hàng biết rằng cô là một người tu luyện, và họ rất khâm phục nhân phẩm của cô, nói rằng rất yên tâm khi hợp tác với cô, không phải đề phòng với những người như vậy. Cô cũng vinh dự nhận được những lời khen ngợi từ mọi ngành nghề trong xã hội, các cấp chính phủ, hàng năm công ty của cô đều là doanh nghiệp có đóng góp tài chính đặc biệt, cá nhân cô cũng nhiều lần được các cấp bầu là [lao động] tiên tiến. Khi các phương tiện truyền thông báo chí đến phỏng vấn cô, cô đã giới thiệu ngắn gọn về công ty và công việc của mình, và đặc biệt nói về việc bản thân mình đã đạt được những thành tựu đó là vì tu luyện Đại Pháp. Họ nói: “Câu chuyện của chị thực sự cảm động, nhưng phòng tin tức của chúng tôi có quy định, việc tu luyện Đại Pháp không được báo cáo, xin hãy thứ lỗi. Mặc dù họ không cho báo cáo tích cực, nhưng từ trong tâm chúng tôi biết Pháp Luân Đại Pháp là tốt.”
Phát triển mô hình kinh doanh lành mạnh phù hợp với đạo đức
Dường như, việc giữ vững đạo đức, làm một người tốt, có thể sẽ bị thiệt thòi ở một thời điểm, một sự việc nào đó, nhưng cuối cùng cũng sẽ mang đến phúc lành và một tương lai tốt đẹp. Rất nhiều người có cái nhìn sâu sắc đã chỉ ra rằng, một mô hình phát triển kinh doanh lành mạnh là phù hợp với đạo đức. Có người tôn sùng “luật rừng”, tuyên dương việc đánh bại kẻ khác để tồn tại. Kỳ thực, động vật có phép tắc của động vật, làm người có tiêu chuẩn để làm người, “các tầng khác nhau có các Pháp khác nhau” (Chuyển Pháp Luân). Tu luyện chính Pháp và có niềm tin chân chính là quy tắc ứng xử đem đến trí tuệ trong kinh doanh. Có niềm tin chính thống đạt đến tiêu chuẩn nhường nhịn mọi người, chú ý đến việc tự hoàn thiện, đề cao bản thân, thông qua rèn luyện đạt đến sự chân chính là sức mạnh bên trong để có được lòng người và thị trường. Không tật đố, không đổ lỗi cho người khác, không tranh giành, thành thực giữ vững chứ tín, không gian lận, tâm luôn giữ thiện niệm, nhìn vào mặt tốt của người khác, đó là con đường có khả năng đem đến sự phát triển kinh doanh lành mạnh, do đó cá nhân sẽ có được sự giàu có một cách chân chính.

Đăng ngày 2-11-2012. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

http://vn.minghui.org/news/29602-mo-hinh-kinh-doanh-dua-tren-dao-duc-2.html
http://vn.minghui.org/news/29585-mo-hinh-kinh-doanh-dua-tren-dao-duc.html