Phủi sạch phong trần: Chứng kiến lịch sử
[Chanhkien.org] Trong những ngày nghỉ, những người bạn và tôi đi thăm một bảo tàng lịch sử. Tôi ngộ ra những rất nhiều điều mới trong chuyến thăm này và muốn chia sẻ về kinh nghiệm này.
Để cho người của thời nay có thể đắm chìm trong sự từ bi bao la và rộng lớn của Thần, Phật, các chư Thần đã an bài chi tiết trong một triệu năm qua. Khi trái đất lần trước được tạo ra cách đây hai trăm triệu năm, vài chư Thần đã gieo hạt giống của những cây trên thế giới của họ xuống trái đất, trong khi đó những chư Thần khác thì đặt những loài sinh vật trên trái đất. Một vài vật chất tự nó là một mảnh vỡ còn lại sau khi một vụ hủy diệt. Ví dụ, nó có thể là một phiến đá to hay một mảnh của tinh cầu chứa nhiều sinh mệnh, sau đó được đặt vào trái đất. Vì chúng đến từ thiên đàng, chúng tương đối khó bị mục nát và vì thế chúng hóa thạch.
Tôi tin rằng những hóa thạch được an bài một cách có chủ ý bởi các chư Thần với mục đích để lại những di vật cho người ngày nay để khi họ nhìn thấy hóa thạch, họ sẽ bị xúc động bởi sự khó khăn của cuộc sống thời đó.
Những khủng long lớn bây giờ trở thành những hóa thạch đang nằm lặng yên nơi đó, kể cho chúng ta về cách và vì sao mà chúng đã thật sự sống. Mặc dù con người ngày nay hiểu chúng [bằng những cách] khác nhau, những khủng long thật sự đã được thuần hóa bởi loài người thời đó, và quan hệ của chúng với loài người trong thời đó cũng chỉ giống như quan hệ của chúng ta đối với trâu, ngựa ngày nay vậy. Các bạn thấy rằng, loài người vào thời đó cao vài mét. Trứng của khủng long thật sự là có [hương] vị hơn trứng gà ngày nay và con người thời đó đã có thể thường xuyên ăn 4 hay 5 cái trứng khủng long.
Vậy tại sao con người đã trở nên tuyệt chủng cùng với khủng long? Đó là vì nguồn tài nguyên trên trái đất là có giới hạn và những loài người và khủng long to lớn thời đó tiêu thụ quá nhiều. Vì thế, nhiều tai nạn đã xảy ra để loại trừ họ, bao gồm cả việc chuyển dịch các khối lục địa, sự phun trào của núi lửa và những niên kỷ băng tuyết.
Các nhà địa chất học ngày nay biết rằng cách đây hàng chục triệu năm, trái đất đã trãi qua nhiều niên kỷ băng tuyết. Một vài loại sinh vật thoát khỏi được những tai nạn. Thật sự thì, đây là điều được an bài bởi các chư Thần. Hãy nghĩ về nó. Cây bạch quả ngày nay được biết như một “hóa thạch sống” nó thật sự sống sót qua những niên kỷ băng tuyết. Theo truyền thuyết cổ xưa, đó là cây bắt nguồn từ thế giới của một vị Bồ Tát. Một ngày nọ, khi một Đại Bồ Tát đang giảng Pháp cho các vị tiểu Bồ Tát khác, bà có đề cập rằng có một trách nhiệm thần thánh để tạo cơ hội cho loài người tương lai trên trái đất để khi Đại Pháp của vũ trụ được truyền dạy tại đây, con người có thể hiểu được nó. Bà bảo họ rằng điều này sẽ cần một thời gian dài (thời gian trên trái đất) để có thể dần dần đặt nền móng. Nếu một sinh mệnh có thể đóng góp vào điều này, thì sinh mệnh đó sẽ làm được điều có ích nhất trong vũ trụ cho tất cả các chúng sinh.
Vào lúc Bà nói điều này, một cái lá rơi từ trên cây bạch quả xuống. Bồ Tát giữ nó trong tay bà và nói một cách nhân từ, “Nếu con muốn đi, ta có thể gửi con đến, nhưng con phải biết rằng môi trường ở đó là cực kỳ khắc nghiệt. Ta có thể lo cho con nếu con giữ được chính niệm và không bao giờ làm đánh mất chúng!” Cái lá đồng ý, vì thế Bồ Tát búng nhẹ tay bà và cái lá biến thành một hạt giống và rơi trên trái đất. Vài năm sau, nó lớn thành một cái cây to, sinh sôi nẩy nở và trở thành một loài [sinh vật]. Bạch quả luôn giữ lời Bồ Tát trong tâm và rất tốt với những sinh mệnh khác. Những cái cây đã tạo những lá chắn [bảo vệ] cho chim chóc và những loài thú nhỏ những loài mà thích chơi và xây tổ gần chúng. Khi nhiệt độ giảm và bão tuyết đến, chúng bắt đầu lo lắng cho những con chim và thú nhỏ. Tuy nhiên, nhiều chim và thú nhỏ đã chết vì lạnh và những cái cây rất buồn. Truớc khi những con chim và thú nhỏ chết, chúng cảm ơn những cái cây vì lòng tốt và sự bảo vệ của chúng. Những cái cây nói rằng đó chỉ là ân đức của Bồ Tát. Những chư Thần mà an bài những khó khăn này đã bị xúc động khi nghe thấy. Vì thế các chư Thần đã tạo nên những đoạn nứt trong những tảng băng trôi ở trong khu vực đó, và vì những cái cây có thể chịu lạnh (như an bài bởi Bồ Tát từ lúc đầu), chúng có thể sống sốt qua các niên kỷ băng tuyết và vì thế chứng kiến được sự từ bi rộng lớn của Thần Phật.
Khi tôi nhớ lại điều này, tôi nghĩ về hóa thạch bạch quả. Mặc dù chúng đã trở thành hóa thạch, văn lộ vẫn còn đó, phong cốt vẫn còn đó. Bất luận là chúng được con người gia công hay trang điểm thế nào, khi chúng vẫn còn được đặt một cách thẳng đứng trên mặt đất, những dấu vết đã kể lại cho con người lịch sử tang thương và tạo hóa của Thần Phật. Nếu một người có thể hiểu được ý nghĩa này, họ sẽ nói: “Chúng ta đến bằng nhiều con đường [khác nhau] chỉ vì thời điểm này. Khi chúng ta trượt xuống, chúng ta biết rằng sẽ có thống khổ. Ngày nay, chúng ta sử dụng những phương cách cũ để hướng dẫn con người hiểu được [rằng] mọi thứ đã xảy ra trên trái đất là được an bài cho thời điểm này. Chúng ta đến đây là vì Pháp. Ngay cả nếu chúng ta bị tan ra thành từng mảnh, chúng ta sẽ vẫn chỉ ra lịch sử cho con người. Bấy giờ điều ước chúng ta đã được thực hiện.
Tôi không cầm được nước mắt khi sờ vào những hóa thạch cổ xưa này. Nó là điều gì như thể tôi đã nhìn thấy bầu trời cổ xưa, trái đất cổ xưa và những sinh mệnh sống cổ xưa. Sau một lúc, tôi tỉnh thức từ giấc mơ giữa ban ngày và quay về lịch sử của thời kỳ văn minh này.
Những học sinh gọi sự phát triển của loài người là ” Tam bộ khúc: Mông muội – dã man – văn minh”. Dường như buổi triễn lãm bên trong những phòng [triễn lãm] là những mẫu miếng chứng kiến lại những gì mà tổ tiên của chúng ta đã trao lại và chứng kiến quá trình mà làm sao những vị Thần đã dẫn dắt con người bước đi đến ngày hôm nay trong thế giới con người. Chúng [đang] kể chuyện, từng bước một.
Tôi đã ngạc nhiên khi nhìn thấy những công cụ bằng đá trong thời kỳ [đồ] Đá, những đồ vật bằng đồng thiết của thời Hạ, Thương, những đồ vật bằng thiết của thời đại Tần, Hán, những đồ đồng thời Tống, Nguyên, những đò vật bằng sứ thời đại Minh, Thanh. Phong cách các dạng , hưng thịnh với tổng quan rộng lớn! Mặc dù chúng được làm bởi bàn tay con người, nhiều thứ trong chúng giống như những thứ đến từ các cảnh giới và thế giới khác nhau từ Thiên đàng. Ví dụ, cả 2 cái vạc cổ từ thời nhà Thương và một cái đĩa to tròn với những văn hoa của những đám mây trên trời. Đây là điều được trao lại cho con người bởi vì các chư Thần muốn giúp loài người tiến về phía trước để tạo nên nền văn minh, và đó cũng là vì các chư Thần muốn tặng những đồ vật từ Thiên giới của họ như là một phần của lịch sử và đặt một con đường cho Đại Pháp vũ trụ. Các chư Thần ban trí huệ cho những ai có chuẩn mực đạo đức cao và điểm hóa họ về cách làm sao để tạo ra những đồ vật từ những vật liệu trên trái đất. Cùng lúc đó, nó cũng giúp con người sống một cách phong phú và đa dạng trong khi chờ đời thời điểm Đại Pháp được phổ truyền.
Nói về phong phú và đa dạng, nghề thủ công và nghệ thuật dân gian được truyền từ đời này đến đời kia, như là dệt, đồ gốm, giấy, điêu khắc đá, gỗ,… tất cả có cùng một nguồn gốc và phục vụ cùng một mục đích. Đây là tất cả những trí huệ của các chư Thần khác nhau. Nếu không có các chư Thần, sẽ không có con người, chưa nói đến nền văn minh.
Thật sự là, tất cả mọi thứ trên trái đất là đến vì Pháp! Và điều này bao gồm cả những triễn lãm của bảo tàng. Mỗi một triễn lãm có một lịch sử riêng của nó, bất luân là lịch sử nào. Không kể là mỗi thứ được tạo ra lâu dài như thế nào bằng những con đường [khác nhau] cho đến ngày hôm nay, đến thời điểm Đại Pháp được phổ truyền trong thế giới con người, những nỗ lực của chúng không phải là vô ích.
Khi chúng tôi ra khỏi bảo tàng, tôi vẫn tự hỏi rằng tại sao môi trường lịch sử và văn hóa ở vùng này là mạnh mẽ như vậy. Vùng này không giống như là Hoàng Hà, nơi mà nền văn minh Trung Hoa bắt nguồn. Tôi nghĩ rằng nó là vì các chư Thần thấy được tiềm năng con người ở vùng này và biết rằng họ có nhiều khă năng đắc Pháp. Vì thế, họ để lại nhiều di vật mà có thể làm như những kiến chứng của lịch sử. Tất nhiên, có nhiều nguyên nhân khác mà tôi chưa ngộ ra được.
Vì vô lượng các chư Thần đã trao tặng những thứ của họ, không phải con người ngày nay là đại diện từ những thế giới đó? Họ đã trải qua bao nhiêu lần luân hồi trong thế giới con người chỉ vì được cứu độ bởi Đại Pháp ngày nay. Vì khi họ được cứu, không phải là những thế giới mà họ đại diện và những chúng sinh mà sống ở đó được cứu độ hay sao?
Nói một cách khác, là những sinh mệnh đã đắc Pháp, chúng ta – những đệ tử Đại Pháp – phải thực hiện sứ mệnh của mình. Đây là niềm tin to lớn nhất được đặt vào chúng ta bởi vô lượng các chư Thần từ thời tiền cổ xa xưa. Đây là hy vọng của tất cả các chúng sinh đang mong chờ cả hàng nghìn năm. Đây là sự thệ ước rất quan trọng mà chúng ta đã ký kết trước khi chúng ta đến thế giới con người.
Nhìn lại những viên gạch xanh lục và những cái chuông, tôi [lập thế tay] song thủ hợp thập và nghĩ trong tâm, “Mặc dù các bạn đã trãi qua bao nhiêu sóng gió trong thế giới tự nhiên, trãi qua những thăng trầm trong thế giới con người, cuối cùng các bạn cũng mang sự thật của lịch sử đến ngày hôm này, và các bạn là những kiến chứng của thời kỳ không thể nào quên được trong lịch sử loài người.”
Hãy trân quý điều này, hỡi những đứa con của các chư Thần! Đừng từ chối sự thật mà bạn đang tìm kiếm trong hàng nghìn năm. Các bạn đã trãi qua nhiều gian khổ chỉ chờ đợi thời điểm này đến. Các bạn biết rằng chỉ có từ bi thật sự [mới] có thể ở lại vĩnh viên trong vũ trụ mới.
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2008/11/20/56072.html
http://www.pureinsight.org/node/5641
http://chanhkien.org/2009/03/phui-sach-phong-tran-chung-kien-lich-su.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét