Bóng nến kèm tiếng búa, thấy sự thật từ thiên cổ (Phần đầu)
Bài viết của Thánh Duyên
[MINH HUỆ 31-1-2017] Sư phụ hết lần này lần khác kéo dài thời gian tu luyện cho đệ tử Đại Pháp, rất nhiều đệ tử biết quý tiếc, tinh tấn không ngừng; nhưng cũng có không ít người nghe nhiều rồi, đối với sự kéo dài thời gian bán tín bán nghi, cứ mãi giải đãi thành ra trung sỹ văn đạo, thậm chí không tin và dao động, đã rời bỏ Chính Pháp hoặc đi sang phản diện – Mà những điều này đều là bắt đầu từ việc bán tín bán nghi với Đại Pháp, về [nguyên nhân] căn bản có thể truy ngược lại về việc phá hoại của cựu thế lực đối với văn hóa Thần truyền Trung Hoa, đã gây ra chướng ngại cho con người hiện đại nhận thức Đại Pháp.
Tuyển tập các bài này triển hiện sự chuẩn xác hiếm có kỳ diệu của văn hóa thiên tượng, để chứng minh rằng thời gian Chính Pháp được kéo dài hết lần này đến lần khác, đồng thời phơi bày những ngụy sử có liên quan, lần đầu triển hiện sự thật lịch sử bị bụi bặm che phủ. Kỳ vọng những đệ tử bị sự hào nhoáng của nhân gian hấp dẫn đến mức không thể tinh tấn, thậm chí những đồng tu xưa kia đã thoát ly khỏi Đại Pháp, có thể từ trong những bài viết lịch sử này, minh bạch ra chân cơ được lịch sử đặt định trong đó, một lần mới trở về trong Đại Pháp tinh tấn trở lại – tinh túy thật sự, đều từ trong quá trình chân tu Đại Pháp mà triển hiện ra.
(Tiếp theo Phần 4)
Bóng nến kèm tiếng búa, là một mê án thiên cổ thời Bắc Tống. Người đời sau, ngoại trừ sử gia Tư Mã Quang thời Bắc Tống biện bạch cho Tống Thái Tông, còn lại rất nhiều người cho rằng Tống Thái Tông giết vua đoạt vị. Bởi vì Tống Thái Tông và con trai Tống Chân Tông cố gắng sửa đổi tư liệu lịch sử, đã tạo thành rất nhiều chỗ mê cho hậu thế, lưu lại rất nhiều nghi vấn.
Nhưng chân tướng của lịch sử chỉ có một, chân tướng này là hợp tình hợp lý, nó có thể giải khai tất cả sự nghi ngờ. Sau đây chúng tôi xin trình bày một cách vắn tắt về chân tướng này, mở ra đoạn lịch sử này lưu lại cho hậu thế, làm thành tham khảo và giáo huấn cho thời đại ngày nay.
1. Ẩn đố dị dung, phơi bày tiếng xấu
Cận đại rất nhiều người cho rằng Tống Thái Tổ bị Tống Thái Tông hạ độc, cũng có học giả phản đối và lấy ra một đoạn tư liệu lịch sử để làm chứng: Triệu Quang Nghĩa đã mở tấm vải che để các đại thần xem chân dung [di hài] của Thái Tổ, sắc mặt trắng nhuận giống như vừa mới tắm rửa xong, bởi vậy có người nhận định rằng Thái Tổ mất không phải là do bị đầu độc. Kỳ thực sơ hở chính là ở điểm này: Thời Tống không giống thời nay, không có chuyện xem di hài người chết, vải che một khi đã đắp lên người, ai cũng không thể lại mở ra nữa. Mở ra chính là sự bất kính lớn nhất đối với người đã khuất, khiến người đã mất ở âm gian không được an bình! Bịa đặt như thế, ghi chép như thế, thực tại không có biện pháp che giấu nữa rồi, mạo hiểm bịa đặt với thiếu sót lớn như vậy, không nghĩ tới việc có thể che giấu người hiện nay hay không.
2. Tờ giao ước để trong hộp vàng, nghìn đời bị mê lạc
Lời thề trong hòm vàng, vẫn luôn khiến hậu thế thấy nghi hoặc khó hiểu. Thái Tổ chết ngoài ý muốn, không có di chiếu, Tống Thái Tông tự lập làm đế, kế vị mà không có bằng chứng hợp pháp. Năm năm sau Triệu Phổ – người bị giáng chức tới vùng khác – đã nói về “kim quỹ chi minh“ (tờ giao ước trong hộp vàng), Thái Tông mừng rỡ, gọi Triệu Phổ hồi kinh, nhưng không dám công khai nội dung “kim quỹ chi minh”.
Người đời sau có hai loại suy đoán [về nội dung “kim quỹ chi minh”]. Một loại cho rằng là “thệ ước đơn truyền“, Đỗ Thái hậu lúc lâm chung đã bảo Tống Thái Tổ truyền ngôi cho em trai là Triệu Quang Nghĩa. Một loại khác cho rằng là “thệ ước tam truyền”, Đỗ Thái hậu bảo Triệu Khuông Dận truyền ngôi cho Triệu Quang Nghĩa. Triệu Quang Nghĩa lại truyền ngôi cho em trai là Triệu Đình Mỹ, Triệu Đình Mỹ lại truyền lại cho con trai của Thái Tổ, tuần hoàn tiếp nữa.
Kỳ thực đều không phải, tôi dùng công năng Huệ nhãn thông truy xét hình ảnh lịch sử thì nhìn thấy rằng: Khi bệnh tình Đỗ Thái hậu trở nên nguy kịch đã gọi cả ba người con trai tới để nói di chúc, còn cố ý gọi Triệu Phổ tới để làm nhân chứng. Khi ấy Đỗ Thái hậu nói với Thái Tổ đại ý là: “Sở dĩ con có thể làm vua là do tiền triều truyền ngôi cho con út, con mới có cơ hội đoạt được ngôi vị của người ta. Xưa nay truyền ngôi cho ấu tử thường sẽ vong quốc; nhưng nếu ngồi trên ngai vàng là người trưởng thành mà dốt nát vô đạo thì cũng sẽ đánh mất giang sơn. Ta nghĩ đi nghĩ lại, biện pháp tốt nhất để xác định người kế vị là buông bỏ tư tâm, không truyền cho con trai nữa. Trong con cháu Triệu gia ta hãy chọn lấy một người kế vị, là người có đức cao vọng trọng nhất, là người sáng suốt có tài, cho làm thái tử. Như vậy mới có thể đảm bảo giang sơn Triệu gia ta được lâu dài. Con có thể làm như vậy không?”
Thái Tổ cảm thấy việc này ngoài ý muốn, chần chừ hồi lâu, nhưng vẫn chấp thuận. Mà hai người em họ kia thấy bản thân mình có cơ hội lên ngôi nên mừng thầm. Cuối cùng Triệu Phổ viết bản thệ ước, để vào hòm vàng làm bằng chứng.
Sau khi Thái Tông cướp ngôi, ngay lập tức nâng cao địa vị của tam đệ, đối đãi với con cái của tam đệ và đại ca như đối đãi với con cái của mình, làm cho mọi người đều hy vọng mình là người kế vị được chọn, thể hiện rằng ông ta đang tuân theo “kim quỹ chi minh“ mà làm. Trước tiên là chặn cái miệng của mọi người lại, ổn định đế vị rồi mới hạ thủ.
Năm năm sau, Triệu Phổ biên tạo “kim quỹ chi minh” – ”thệ ước tam truyền”, làm bằng chứng hợp pháp duy nhất cho việc Thái Tông lên ngôi. Thái Tông rất vui mừng nhưng không dám công khai, ông ta muốn dọn sạch tất cả những chướng ngại đối với việc lên ngôi của con trai mình.
3. Cơ hội dời đô, trời ban không nhận
Tháng 3 năm Khai Bảo thứ 9 (năm 976), Tống Thái Tổ dẫn văn võ bá quan đi tuần phía Tây đến Lạc Dương, nói đến việc dời đô đến Lạc Dương, bởi vì Biện Lương (Khai Phong) làm đô thì vô hiểm khả thủ (dễ dàng bị công phá). Trong triều mặc dù có người phản đối nhưng Thái Tổ vẫn khăng khăng ở lại Lạc Dương hai tháng, khước từ việc trở lại Khai Phong. Thậm chí nói rằng trước tiên sẽ tới Lạc Dương, sau đó sẽ đến Trường An. Sau cùng Triệu Quang Nghĩa phản đối nói: “Tại đức không tại hiểm.” [Đại ý là tốt hay không thì chủ yếu vẫn là ở cái đức của bậc quân vương] Thái Tổ im lặng, mới thôi ý định, trở về Khai Phong. Dọc đường qua huyện Củng giỗ tổ đã chọn vị trí cho lăng mộ của mình, chính là nơi mà ngày nay có tên gọi là “Lăng Vĩnh Xương.“
2017-1-28-mh-tianxiang-12--ss.jpg
Lăng Vĩnh Xương Tống Thái Tổ (Ảnh từ Internet)
150 năm sau, Bắc Tống bị nước Kim tiêu diệt, một trong những nguyên nhân trực tiếp là do Khai Phong bốn bề thông thoáng, vô hiểm khả thủ. Vì sao nhóm người Triệu Quang Nghĩa kiên quyết không đồng ý dời đô? Thái Tổ dời đô chính là để kiềm hãm Tấn Vương, nâng đỡ cho con trai của mình. Mà Triệu Quang Nghĩa đã là Tấn Vương, là Doãn phủ Khai Phong, ở kinh thành đã có thế lực to lớn, nếu như dời đô rồi, thân phận người kế vị với bề ngoài “Thân vương doãn kinh” của Triệu Quang Nghĩa liền bị phế.
Kỳ thực đây chính là cơ hội cứu mạng mà trời ban cho Thái Tổ. Với tư cách là Thiên tử, ở nhân gian bản thân còn không có tiếng nói là sao? Đây là thời khắc quyết định hướng đi của lịch sử, còn phải xem tâm tư hay sắc mặt của các quan lại chư thần hay sao? Tống Thái Tổ lập lại trật tự, đại hưng Phật Pháp, công đức to lớn của việc khai sáng đã cải biến lịch sử được trời ở tầng thứ thấp nhất định từ trước. Trời cao rốt cuộc căn cứ theo công đức của Thái Tổ Triệu Khuông Dận lại lần nữa an bài đối ứng “Thiên nhân hợp nhất“ sau này. Mà lúc này, Tống Thái Tổ noi theo Bắc Ngụy Hiếu Văn Đế Thác Bạt Hồng dời đô đến Lạc Dương, nhưng không có sự quyết đoán của Thác Bạt Hồng, quá nhân từ mềm yếu rồi. Ông ta muốn dùng tuổi tác để kéo đổ đệ đệ, đã quá chủ quan rồi. [Cơ hội] trời ban không lấy, lại đi chịu tội. Tấn Vương Triệu Quang Nghĩa sau khi trở về liền lập tức khẩn trương chuẩn bị động thủ.
4. Cảnh báo của dự ngôn, số mệnh bị ám hại
Tăng nhân Bắc Tống tên là Văn Doanh (Tục Tương Sơn Dã Lục) có ghi chép: Trước khi Tống Thái Tổ được thiên hạ, đã từng kết giao với Cổn Độn đạo sĩ, vị này tiên đoán chính xác việc Thái Tổ đăng cơ. Một năm sau cùng trong thọ hạn, Thái Tổ lại gặp được Cổn Độn, Thái Tổ bí mật hỏi về tuổi thọ của mình. Đạo sĩ nói: “Nếu đêm 20 tháng 10 năm nay trời trong, thì tức là có thể kéo dài 12 năm, nếu không phải vậy thì hãy mau chóng an bài hậu sự.” Đây là vào lúc sau khi Thái Tổ đã kéo dài tuổi thọ chín năm, sau khi thiên tượng bị cải biến, là lời tiên đoán theo số trời mới.
Đến đêm hôm đó, tinh đẩu sáng rực rỡ, Thái Tổ mừng rỡ, nhưng không lâu sau khói mù nổi lên bốn bề, trời đất đột nhiên biến đổi, tuyết và mưa đá chợt trút xuống. Thái Tổ Triệu Khuông Dận triệu gấp Tấn Vương vào cung nghị sự, tại phòng ngủ bày yến tiệc, cho người hầu xung quanh lui đi. Người ở xa thấy cảnh dưới ánh nến, Tấn Vương Triệu Quang Nghĩa đứng dậy thoái lui. Sau đó truyền đến một tiếng đánh dùng trụ búa của Thái Tổ, nói với Tấn Vương: “Làm tốt lắm.” Sau đó Thái Tổ đi ngủ, sáng sớm ngày hôm sau băng hà.
Đây chính là nguồn gốc của nghi án thiên cổ “Bóng nến kèm tiếng búa”. Tôi truy xét thấy rằng: “Hai đoạn ghi chép này trên đại thể là đúng, Triệu Khuông Dận kiếp trước là một đạo sĩ tu đạo, có duyên với Cổn Độn, đời này lại gặp nhau. Những gì tăng nhân Bắc Tống tên là Văn Doanh ghi lại đều là lời truyền miệng, đã bỏ sót rất nhiều mắt xích then chốt, đằng sau còn có những lời nói dối, nói rằng Tấn Vương đã ghi thêm ngôi vị vào di chiếu – người chết ngoài ý muốn thì lấy di chiếu ở đâu ra? Cho nên làm cho hậu nhân không biết thật giả thế nào.
Kỳ thực lời tiên đoán của đạo sĩ Cổn Độn là đạo trời lại một lần nữa cấp cho Thái Tổ Triệu Khuông Dận cơ hội, nhưng cơ hội này quá khó để ngộ ra. Tư liệu lịch sử ghi lại rằng Thái Tổ mấy ngày trước khi qua đời đã bị bệnh rồi. Tôi dùng công năng truy xét hình ảnh lịch sử nhìn thấy rằng đại thái giám đã bị Triệu Quang Nghĩa mua chuộc, bí mật sai tiểu thái giám hạ độc Thái Tổ, là loại độc dược có tác dụng chậm, nhưng ngày hôm đó Thái Tổ uống rượu không nhiều, trúng độc không sâu, chỉ là đã bị bệnh rồi. Sau khi Triệu Quang Nghĩa nhận được mật báo, rất hoang mang, ông ta đã sớm thí nghiệm qua, trúng độc không sâu, nếu như lại uống rượu, có thể làm cho độc tính phát tác, liền có thể mất mạng. Nhưng vua đã bị bệnh rồi thì sẽ kiêng không uống rượu nữa, phải làm gì đây?
Tới ngày mà vị đạo sĩ tiên đoán, trời vẫn rất trong mãi cho đến đêm, trăng sáng nhô lên cao, nhưng sau đó sương mù bỗng nhiên nổi lên, che mất ánh trăng, gió tuyết nổi to, đây cũng là thiên tượng báo trước. Triệu Khuông Dận trong tên có chữ “nguyệt”, trăng sáng bỗng nhiên bị khói mù che mất, chính là báo hiệu kiếp số của thiên tử đã đến rồi.
Thái tổ Triệu Khuông Dận hết lòng tin theo lời tiên đoán của đạo sĩ Cổn Độn, vậy thì theo như lời tiên đoán nói, an bài hậu sự thì tự mình an bài thôi. Ông ta trúng độc rất ít, vốn có đầy đủ thời gian an bài cho con trai lên ngôi, hoàn toàn có thể tự định đoạt, lại tìm Tấn Vương – kẻ có dã tâm bừng bừng – bàn bạc gì đây? Kỳ thực nếu như ông ta nghe theo lời căn dặn của ngự y, không uống rượu nữa, dốc lòng an dưỡng thì cũng sẽ không qua đời sớm như vậy. Nhưng mà điều này quá khó rồi, bởi vì ông ta quá thích rượu, nghiện rất nặng, cái nhược điểm tự thân này rất khó vượt qua, [nếu] thật sự có thể khắc phục được thì rất có thể vượt qua được khoảnh khắc đấy.
Ông ta sao lại tìm Tấn Vương thương lượng đây? Ông ta hẳn là muốn thăm dò một chút, xem dã tâm của Tấn Vương lớn đến đâu, xem làm thế nào mới có thể an bài cho con trai kế vị một cách vững vàng, kết quả trái lại là dẫn sói vào nhà.
Thuận tiện nhắc tới, bên cạnh Tống Thái Tổ không có cao nhân có thể nhận biết được thiên tượng, hiểu được thiên đạo. Sau cùng khi Thái Tổ bị hạ độc lúc bệnh nặng, ông ta chỉ có thể tìm được “cao nhân“ là Thỉnh Tiên Giáng Thần Trương Thủ Chân. Trương Thủ Chân là thầy mo nhảy đồng, hơn nữa còn bị Triệu Quang Nghĩa thu mua rồi. Đây là Triệu Khuông Dận đã không thể nhận rõ từng giải số mà trời ban, một nguyên nhân trực tiếp khiến không thể hoàn toàn thoát khỏi cựu số mệnh, cũng là một kiếp mà ông ta không thể tránh được.
5. Bóng nến kèm tiếng búa, lộ rõ bộ mặt thật
Triệu Quang Nghĩa có tật giật mình, không biết anh trai truyền gọi mình vào cung có việc gì. Vừa thấy anh trai không có ác ý, lại thiết yến khoản đãi thì mừng rỡ, vì hắn chỉ cần khiến cho anh trai uống rượu thì có thể thúc đẩy chất độc trong người anh trai phát tác, liền làm xong việc lớn. Nhưng anh trai lại mời hắn uống rượu, mà chính mình lại không có ý muốn uống rượu. Đạo sĩ đã nói rằng cần tranh thủ thời gian an bài hậu sự rồi, còn có tâm trạng uống rượu được sao? Đây là lúc cần tuyệt đối thanh tỉnh, làm sao mà còn uống rượu được nữa, huống chi ngự y dặn dò là không thể lại uống rượu nữa.
Triệu Quang Nghĩa thấy đại ca không uống rượu thì cố hết sức mời uống, lời ngon tiếng ngọt, Thái Tổ thoái thác nhiều lần, thật sự không từ chối được nữa liền uống hai chén rượu, thân thể bỗng nhiên khó chịu, cảm giác bệnh nặng mấy ngày trước thoáng cái đã khởi lên. Trong nháy mắt, ông ta thấy được vẻ dữ tợn, đắc ý của người em trai hiển lộ ra, trong tâm bỗng chốc minh bạch: người bên cạnh mình đều có thể đã bị em trai mình mua chuộc để hạ độc, không ngờ rằng người em trai mà ông một mực khoan dung, đối xử tử tế lại hung ác như vậy.
Ông ta biết rõ cả nhà khó bảo toàn tính mạng rồi. Thái Tổ thử thăm dò: “Ta sau khi chết, ngôi vị truyền lại cho ngươi thì thế nào?”
Triệu Quang Nghĩa vừa nghe xong, vội vàng đứng lên khước từ: “Không thể nào, không thể nào, tôi nào có đức có thể…” Do chột dạ, Triệu Quang Nghĩa không tự chủ, vừa xua tay vừa lui người về phía sau. Dưới ánh nến, bóng người chiếu vào cửa sổ, đây chính là “bóng nến” trong truyền thuyết “Bóng nến kèm tiếng búa”.
Thái Tổ lại chịu không được sự thê lương mà nói một câu: “Người lên ngôi rồi, cần phải thiện đãi người nhà của ta đấy!”
“Điều đó là tất nhiên!” Triệu Quang Nghĩa vừa nói dứt lời lại càng hoảng sợ, đó là do hắn quá chột dạ, quá sợ hãi, quá căng thẳng, nhất thời lỡ miệng, lập tức đổi giọng, thối lui về phía sau: “Không không không, sao có thể chứ? Tôi vô đức vô năng, đại ca hãy chọn người khác, chọn người khác nhé.”
Thái Tổ cười một cách thê lương, tiện tay dùng búa ngọc đánh tùng tùng, đây chính là tiếng búa trong truyền thuyết “Bóng nến kèm tiếng búa“.
Triệu Quang Nghĩa thất kinh hoảng sợ, mượn cớ cáo lui, vội vàng rời khỏi hoàng cung. Cơ thể của Thái Tổ cũng không chống chịu nổi nữa.
Không phải giống như sách sử che giấu viết rằng Thái Tổ ngủ một mình qua đêm. Đã đến thời khắc lâm chung giống như lời tiên tri mà đạo sĩ đã nói, làm sao có thể một mình ngủ ngon được chứ? Ông ta vội vàng gọi Tống hoàng hậu đến, an bài hậu sự. Trong khoảng thời gian đó thổ huyết mấy lần, so với lần đầu trúng độc còn nặng hơn. Tống hoàng hậu muốn tìm thái y thì bị Thái Tổ ngăn lại. Thái Tổ dặn dò nói: “Tấn Vương mấy ngày trước đã hạ độc ta, chữa trị không được rồi. Hắn ta hiện tại có thế lực quá lớn rồi, cướp ngôi chỉ có thể do hắn làm thôi. Sau khi ta mất, nàng nhất quyết không thể đem những lời của ta hôm nay nói cho bất cứ ai khác, để tránh lưu lại hoạ sát thân. Hiện tại Đức Chiêu, Đức Phương vẫn chưa trưởng thành, còn chưa có thực lực, tuyệt đối không thể nói cho chúng biết sự việc ta bị hạ độc, một khi chúng để lộ ra dù chỉ một chút thì cũng sẽ bị Tấn Vương diệt khẩu. Vì để các ngươi bảo toàn tính mạng, ta cũng không biểu lộ điều gì trước mặt Tấn Vương. Không biết chúng có cơ hội hay không… coi như đây là khoản nợ nghiệp oan nghiệt kiếp trước của ta vậy.”
Hoàng hậu khóc xong liền thỉnh cầu Thái Tổ bí mật lập di chiếu, coi như làm bằng chứng. Thái Tổ nói từng hồi: “Lập di chiếu làm gì? Ta hiện tại không biết bên cạnh mình ai là người của Tấn Vương, nàng một khi để cho người đó cầm được giấy bút, chính là sẽ để lộ tin tức, chắc chắn sẽ không cách nào bảo toàn tính mạng cho các ngươi.”
Thái Tổ biết rõ vị tân hoàng hậu hơn 20 tuổi này, bề ngoài mềm yếu nhưng lại có mặt cứng cỏi, ông ta biết rằng hoàng hậu nhất định sẽ nói ra chân tướng, liền bảo nàng ta vĩnh viễn không được nói, bất quá là kéo dài thời gian, hy vọng bảo toàn được thêm phần nào.
(Còn tiếp)
Mục lục phần tiếp theo:
Từ thiên thượng kim cổ thấy được tiến trình kéo dài của tu luyện Chính Pháp (Phần 6)
Bóng nến kèm tiếng búa, thấy rõ sự thật từ thiên cổ (Phần sau)
6. Hoàng hậu hết mình chống trả, nhưng lại sa vào lưới
7. Ngồi yên hoàng vị, liền liên tiếp hạ độc thủ
8. Đám tang hoàng tẩu, giận dữ phát cuồng
9. Nằm ngoài kịch bản làm ác đến cùng, ác báo sáu đời tuyệt tử tuyệt tôn
10. Lời cảnh tỉnh nặng nề, bài học sáng chói

Bản tiếng Hán: http://www.minghui.org/mh/articles/2017/1/31/341945.html
Đăng ngày 22-4-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.