Bóng nến kèm tiếng búa, thấy sự thật từ thiên cổ (Phần sau)
Bài viết của Thánh Duyên
[MINH HUỆ 1-2-2017] Sư phụ hết lần này lần khác kéo dài thời gian tu luyện cho đệ tử Đại Pháp, rất nhiều đệ tử biết quý tiếc, tinh tấn không ngừng; nhưng cũng có không ít người nghe nhiều rồi, đối với sự kéo dài thời gian bán tín bán nghi, cứ mãi giải đãi thành ra trung sỹ văn đạo, thậm chí không tin và dao động, đã rời bỏ Chính Pháp hoặc đi sang phản diện – Mà những điều này đều là bắt đầu từ việc bán tín bán nghi với Đại Pháp, về [nguyên nhân] căn bản có thể truy ngược lại về việc phá hoại của cựu thế lực đối với văn hóa Thần truyền Trung Hoa, đã gây ra chướng ngại cho con người hiện đại nhận thức Đại Pháp.
Tuyển tập các bài này triển hiện sự chuẩn xác hiếm có kỳ diệu của văn hóa thiên tượng, để chứng minh rằng thời gian Chính Pháp được kéo dài hết lần này đến lần khác, đồng thời phơi bày những ngụy sử có liên quan, lần đầu triển hiện sự thật lịch sử bị bụi bặm che phủ. Kỳ vọng những đệ tử bị sự hào nhoáng của nhân gian hấp dẫn đến mức không thể tinh tấn, thậm chí những đồng tu xưa kia đã thoát ly khỏi Đại Pháp, có thể từ trong những bài viết lịch sử này, minh bạch ra chân cơ được lịch sử đặt định trong đó, một lần mới trở về trong Đại Pháp tinh tấn trở lại – tinh túy thật sự, đều từ trong quá trình chân tu Đại Pháp mà triển hiện ra.
(Tiếp theo Phần 5)
Nghi án thiên cổ Bóng nến kèm tiếng búa, ở phần trước chúng tôi tra xét đến cảnh tượng chân thực của lịch sử, đã triển hiện ra một cách đơn giản nhưng hoàn chỉnh rồi. Những điều đó chỉ là mở màn, về sau còn có diễn nghĩa chi tiết đi sâu từng màn từng màn một, mới có thể hoàn thành trận đại chiến lớn trong lịch sử này, để làm lưu cấp cho hậu nhân, triển hiện cho đương đại sự cảnh tỉnh của Thiên đạo.
6. Hoàng hậu hết mình chống trả, nhưng lại sa vào lưới
Thái Tổ băng hà, Tống hoàng hậu gắng nén đau thương, lập tức cho gọi đại thái giám là Vương Kế Ân, bảo ông ta kêu đứa con 18 tuổi của Thái Tổ là Triệu Đức Phương vào cung. Tống hoàng hậu làm như vậy, ấy là bà ta không can tâm, muốn liều mạng một phen, đợi Đức Phương tới rồi bà liền giả truyền khẩu dụ di chiếu của Thái Tổ, cho Đức Phương kế vị, liều mạng với Tấn Vương – bà ta cho rằng đó là cơ hội duy nhất.
Nhưng bà ta không ngờ rằng, Vương Kế Ân lại chính là hung thủ mà Tấn Vương mua chuộc được. Vương Kế Ân lập tức đến phủ của Tấn Vương, phát hiện tâm phúc của Tấn Vương là Trình Đức Huyền đang đứng trong truyết ở trước cửa chờ đợi. Đầu tiên Trình Đức Huyền hỏi Vương Kế Ân đến làm gì, sau khi biết chuyện vui vẻ nói: “Ta đã biết trước hôm nay là ngày đại cát của Tấn Vương, ta đã đợi hai canh giờ rồi!” – đoạn này trong sử liệu cũng có ghi chép, nhưng xưa nay đều bị cho là bịa chuyện, bởi vì người hiện đại không tin vào tiên tri.
Tôi dùng công năng tra xét, thấy được rằng Mã Thiều đã bói toán ra được “ngày đại cát của Tấn Vương”, nhưng không chắc chắn, bởi vì trình độ bói toán của Mã Thiệu quá tầm thường, Trình Đức Huyền cũng không chắc chắn, không dám nói với Tấn Vương, nhưng lại sợ mất đi công đầu lập người kế vị, cho nên ông ta canh hai đã đến trước cửa phủ Tấn Vương, nếu như gặp đúng ngày đại cát của Tấn Vương, thì ông ta đã lập được đại công lập hoàng đế kế vị, nếu như bói toán sai, thì ông ta sẽ lẻn đi. Kết quả đợi đến canh tư, cuối cùng cũng đợi được [người] nghiệm chứng.
Vương Kế Ân nghe Đức Huyền nói thấy sao huyền hoặc quá, không kịp nghĩ kỹ, hai người cùng đến gõ cửa.
Triệu Quang Nghĩa vừa nghe Vương Kế Ân nói, không dám đi, e rằng Thái Tổ dụ ông ta vào cung để giết. Bởi vì đêm hôm trước ông ta cũng cảm thấy Thái Tổ không ổn, nhưng ông ta cũng không tuyệt đối chắc chắn về độc tính của rượu. Vương Kế Ân thúc giục nói: “Nếu trì hoãn lâu, vị trí sẽ bị người khác chiếm mất.” Điều này khiến cho Triệu Quang Nghĩa cũng không ngồi yên được nữa. Trong tình huống chưa chắc chắn tuyệt đối, cũng chạy đi với tâm lý liều mạng một phen, cùng với Vương Kế Ân, Trình Đức Huyền trong đêm tuyết nhập cung đoạt vị.
Ngay sau đó liền phát sinh một màn mà trong sách sử có ghi chép. Vương Kế Ân trước tiên đi bẩm báo, Tống hoàng hậu hỏi ông ta: “Đức Phương tới rồi ư?” Vương Kế Ân nói: “Tấn Vương tới rồi.” Tống hoàng hậu kinh ngạc đến không biết xử lý làm sao. Bà ta liền nghĩ ngay đến phó chúc của Thái Tổ: “Không được đấu với Tấn Vương, bà đấu không lại ông ta.” Thì ra bên cạnh toàn là người của Tấn Vương! Bà ta biết rằng bản thân một thân nữ nhi yếu đuối không có lực hồi thiên, trong cơn sợ hãi đã nói ra lời thành thật từ trong tâm: “Tính mạng mẹ con chúng ta, đều phó thác cho quan gia (hoàng đế) rồi.”
Tấn Vương thấy hoàng tẩu không có phòng bị, không dám đối mặt bà, nhưng trong tâm lại vui mừng khôn xiết, nhưng trên mặt lại ra vẻ khóc lóc nói: “Cùng hưởng phú quý, không phải lo lắng.”
7. Ngồi yên hoàng vị, liền liên tiếp hạ độc thủ
Triệu Quang Nghĩa kế vị xong, Vương Kế Ân lập tức bóp cổ chết tiểu thái giám hạ độc, sau đó báo công, từ đó trở thành người được sủng tín nhất của Tống Thái Tông.
Năm 976 Triệu Quang Nghĩa tự lập làm hoàng đế, đầu tiên dùng ân huệ để ổn định chúng nhân, sau khi ngồi yên hoàng vị, liền liên tiếp hạ độc thủ. Năm 979 Triệu Đức Chiêu chết, năm 981 Triệu Đức Phương chết, năm 984 Triệu Đình Mỹ chết, đều là do Triệu Quang Nghĩa dùng cùng một loại độc dược hạ độc, sau đó đều giết người bị mua chuộc hạ độc để diệt khẩu. Trong sách sử có ghi chép về nguyên nhân cái chết, thì đều là căn cứ theo sử liệu mà triều đình của Triệu Quang Nghĩa bấy giờ đã sửa đổi, đều là ngụy tạo.
Dân gian vẫn luôn truyền miệng: Mạnh Sưởng của Hậu Thục, Hậu Chủ Nam Đường Lý Dục, Ngô Việt vương Tiền Thục đều là do Triệu Quang Nghĩa hạ độc chết, còn nói rằng mỹ nữ nổi tiếng là Hoa Nhị phu nhân (vợ của Mạnh Sưởng) là do Triệu Quang Nghĩa bắn chết. Tôi tra xét cảnh tượng trong lịch sử, thấy rằng đều không phải vậy. Kỳ thực: Mạnh Sưởng là sau khi đầu hàng uất ức mà bệnh chết; Hoa Nhị phu nhân sau này được Thái Tổ nạp phi, bệnh chết trong hoàng cung; Tiền Thục không phải chết vì độc, mà là khi đại thọ 60 tuổi uống nhiều rượu quá mà chết. Là vì danh tiếng của Tống Thái Tông quá xấu, nên người đời sau mới đem những cái chết đột ngột ly kỳ này mà gán lên thân ông ta.
Còn truyền thuyết nói Triệu Quang Nghĩa thèm muốn phu nhân của Lý Dục, mỹ nữ nổi tiếng Tiểu Chu Hậu, nên sai người ám sát Lý Dục, chuyện này là thật, nhưng không phải dùng độc. Bởi vì một khi dùng độc, sẽ thổ huyết mà chết, Tiểu Chu Hậu chắc chắn sẽ đoán được là ông ta làm, sẽ càng hận ông ta, người trong thiên hạ cũng sẽ đem chuyện này với cái chết của Thái Tổ liên hệ với nhau, vậy sẽ làm hỏng đại sự. Cho nên, Triệu Quang Nghĩa nhọc lòng tuyển chọn một cao thủ tuyệt đỉnh, dùng một cây cương châm nhỏ từ huyệt bách hội trên đỉnh đầu đâm vào đại não, không lưu lại bất kể vết tích gì. Tiểu Chu Hậu cũng lầm tưởng là chồng bị đột tử, không có vết thương, không có triệu chứng trúng độc. Bà ta được Thái Tông nạp vào hậu cung, nhưng vẫn nhớ đến người chồng cũ, khinh bỉ Thái Tông, chẳng lâu sau thì u uất mà chết.
8. Đám tang hoàng tẩu, giận dữ phát cuồng
Chính cung Tống hoàng hậu của Thái Tổ, mới đầu khi Thái Tông đoạt vị, liền bị giam lỏng lại, xung quanh đều là tai mắt của Thái Tông. Tống Thị chết vào năm 995, lúc đó Thái Tổ chỉ có hai đứa con cũng đã chết một cách bí ẩn. Tống hoàng hậu đoán là do Thái Tông làm, vô cùng phẫn nộ, trong lời lẽ biểu lộ ra sự thật về Thái Tổ bị hãm hại, cung nữ thái giám làm giám thị ở xung quanh không ngừng báo lên trên.
Thái Tông sợ hãi, thì ra sớm đã bị hoàng tẩu biết chuyện. Ông ta ra vẻ đạo mạo, nhọc lòng đóng giả bao nhiêu năm nay, hóa ra lại là một màn kịch rất không thành công, cứ mãi làm trò cười cho hoàng tẩu! Ông ta thẹn quá hóa giận, hận hoàng tẩu đến thấu cốt! Một đằng tỏ vẻ “Bà biết rồi thì làm gì được ta?” và không để ý gì hoàng tẩu nữa. Tống hoàng hậu bị giam lỏng đến chết, vậy mà không phát tang cho, không cho hợp táng cùng Thái Tổ, cũng không cho quần thần viếng, chôn cất một cách tùy tiện. Quần thần nghị luận không ngớt, Thái Tông lấy hàn lâm học sỹ Vương Vũ Xưng ra khai đao, lấy tội phỉ báng mà giáng chức xuống Trừ Châu. Điểm ô nhục trong lịch sử này, ngay cả Tống sử vốn tô vẽ Tống Thái Tông đi nữa, cũng không cách nào che đậy.
9. Nằm ngoài kịch bản làm ác đến cùng, ác báo sáu đời tuyệt tử tuyệt tôn
Ở phần trước đã từng nói về Tống Thái Tổ dẹp loạn khôi phục chính đạo, làm chấn hưng Phật Pháp là nằm ngoài kịch bản, đã làm việc đại hảo sự không có trong số mệnh, từ không có gì mà sáng tạo ra công đức thiên đại, điều này đến con cháu đời sau cũng đều được thừa hưởng công đức to lớn; mà Tống Thái Tông giết anh và cháu, thì cũng đồng tội với việc sát Phật, giết người tu luyện ở cao tầng. Hơn nữa, công đức to lớn “dẹp loạn khôi phục chính Đạo” trong mệnh của Thái Tông lại không có nữa, việc chấn hưng Phật Pháp lại thành ra kéo dài công đức của Thái Tổ, công đức của bản thân cũng không lớn như thế nữa, hơn nữa cứ giết người liên tiếp, chuyện xấu làm đến cùng, tội nghiệp tày trời, ba đời tu hành vậy là hủy hết. Đời này sẽ phải chịu ác báo, thiên tài quân sự trong số mệnh lại trở thành ngu xuẩn về chiến tranh, từ sử liệu mà ông ta soán cải hết lượt này lượt khác vẫn còn lộ ra trăm thói xấu, hơn nữa họa đến con cháu sáu đời!
Con trưởng mà Tống Thái Tông yêu quý nhất là Triệu Nguyên Tá bị điên. Sử liệu có ghi chép, Triệu Nguyên Tá và thúc thúc là Triệu Đình Mỹ quan hệ tốt, thúc thúc với tội “mưu phản” bị giáng chức ra ngoài, cho đến lúc chết, Triệu Nguyên Tá thay thúc thúc mà cầu xin tha thứ. Nhưng giới sử học không cách nào xét đoán được lần cầu xin này có quan hệ với việc Triệu Nguyên Tá phát điên. Tôi thông qua công năng tra xét cảnh tượng lịch sử nhìn thấy được, hai việc cầu xin cho thúc thúc và phát điên là có quan hệ nhân quả – Triệu Nguyên Tá biết được việc thúc thúc “mưu phản” là dựng chuyện, một mình cực lực cầu xin với phụ hoàng. Tống Thái Tông thịnh nộ, mắng lớn Triệu Nguyên Tá không ngừng, trong cơn giận lôi đình, cuối cùng lại nói ra rằng chính mình là bàn tay đen đạo diễn ở đằng sau: “Là ta bảo họ làm đó! Ngươi còn cầu xin cái gì?!” Triệu Nguyên Tá thế nào cũng không ngờ tới, đột nhiên bị kích động, rồi sau này phát điên.
Con thứ là Triệu Nguyên Hy bị độc mà chết – đây là hiện thế hiện báo điển hình. Sử liệu có ghi chép: sau khi Triệu Đình Mỹ chết hai năm, năm Ung Hy thứ 3 (năm 986), Hứa Vương Triệu Nguyên Hy được phong làm phủ doãn phủ Khai Phong, thân vương doãn kinh, có vẻ như trở thành người kế thừa ngôi vị, nhưng chưa được lập làm thái tử. Đầu năm thứ 6, Triệu Nguyên Hy đột tử, Thái Tông đau buồn vì mất đi ái tử, bi thống khôn xiết, truy phong cho Nguyên Hy làm hoàng thái tử. Nhưng sau này, Tống Thái Tông tra ra được, Triệu Nguyên Hy là bị tiểu thiếp là Trương thị hạ độc mà chết. Vốn là sáng sớm hôm đó, Trương thị dùng “chuyển tâm hồ” (loại hồ rượu có thể đựng 2 loại rượu, một loại không độc, một loại có độc) rót rượu cho Nguyên Hy và Vương phi, sau đó lui đi. Cô ta rót cho Vương phi là rượu độc. Triệu Nguyên Hy tâm huyết dâng trào, lấy rượu của Vương phi uống, kết quả bị độc mà chết. Tống Thái Tông nghe chuyện đại nộ, không những đem Trương thị xử chết, mà còn triệt tiêu phong hiệu thái tử của Nguyên Hy, và giáng cấp giản tiện việc mai táng – điều này cũng thật là kỳ quái!
Giới sử học cho rằng: nhất định là lời khai của Trương thị chọc vào chỗ bí mật mà Thái Tông không muốn cho người khác biết nhất, mà bí mật này lại là Triệu Nguyên Hy để lộ ra ngoài, cho nên Thái Tông mới thống hận Nguyên Hy, đoạt lấy phong tước. Vậy bí mật này là gì? Ai cũng đều có thể đoán được là cái chết của Thái Tổ, cho nên xưa nay đều có người nhận định là Thái Tông hại độc chết Thái Tổ.
Chân tướng dường như vô cùng sống động, nhưng trong suy đoán của sử liệu còn sót lại, chỉ có thể dừng lại ở đây, tiếp theo chỉ có thể thông qua công năng huệ nhãn thông mới có thể tra xét. Tôi thấy được như sau: Tống Thái Tông sau khi con trưởng là Triệu Nguyên Tá bị điên, thì ưu ái con thứ là Triệu Nguyên Hy nhất, bồi dưỡng để kế vị, sau này còn kín đáo nói ra bí mật rằng ông là dùng độc dược để hại chết Thái Tổ, nói cho ông ta cách dùng loại độc dược mãn tính kia, truyền thụ độc kế cho con trai. Không ngờ rằng, Triệu Nguyên Hy trong một lần say rượu, lại đem bí mật kinh thiên này nói hết cho ái thiếp Trương thị của mình. Sau này Trương thị vì muốn tương lai làm hoàng hậu, liền dùng cùng một loại độc dược để hạ độc, nghĩ rằng hại độc chết Vương phi một cách “Thần không hay, quỷ không biết”, không ngờ rằng Triệu Nguyên Hy lại uống nhầm phải rượu độc.
Trương thị khai thật, Thái Tông quả là tức chết thôi, không những giết chết Trương thị, còn tước bỏ luôn phong hiệu “thái tử” vừa mới phong cho Nguyên Hy, đổi thành an táng giản tiện.
Người con thứ ba của Tống Thái Tông là Chân Tông, các con của ông cũng lần lượt chết sớm, còn người con duy nhất chính là Nhân Tông sau này; Nhân Tông hưởng thụ thái bình thịnh thế, nhưng lại tuyệt hậu; con cháu của chi phái Thái Tông tức vị, tức Anh Tông, năm 36 tuổi bệnh chết; Thần Tông tức vị, năm 37 tuổi bệnh chết; Triết Tông 24 tuổi bệnh chết, tuyệt hậu; Huy Tông ngu dốt làm loạn nước và Khâm Tông cùng hoàng tộc bị bắt đến nước Kim chịu nhục, đa số công chúa, vương phi bị ép làm kỹ nữ của nước Kim, chỉ có Triệu Cấu chạy thoát, đây chính là “nỗi nhục Tĩnh Khang” nổi tiếng trong lịch sử.
Mẫu thân, thê thiếp, con cái của Triệu Cấu ở nước Kim chịu nhục thế nào, Triệu Cấu vẫn không màng đến hận nước thù nhà, cứ một mực khuất tất cắt đất cầu hòa, tôn Đại Kim làm chính thống của Hoa hạ, tự mình yên phận ở Giang Nam làm “hoàng thượng” do nước Kim sắc phong, còn xúi giục Tần Cối giết oan Nhạc Phi. Triệu Cấu tuyệt hậu, được bá mẫu là Mạnh thái hậu cảnh cáo trong “giấc mộng lạ”, không dám tìm dòng dõi sót lại của Thái Tông nữa, mà tìm hậu duệ của Thái Tổ làm hoàng tử, đem hoàng vị lại cho hậu duệ của Thái Tổ, kết thúc đế vị của gia tộc Triệu Quang Nghĩa trong sự sỉ nhục.
Giấc mộng lạ về Mạnh thái hậu là gì? Người đời sau đều phân vân. Tôi tra xét được mộng cảnh ấy, trong mộng cảnh về bà, đồng thời xuất hiện không chỉ là Thái Tổ, còn có hai người con của Thái Tổ là Đức Chiêu, Đức Phương, tam đệ của Thái Tổ là Đình Mỹ, và Nam Đường Hậu Chủ Lý Dục, những người bị trúng độc mà toàn thân đầy vết máu, họ nói ra chân tướng bị Thái Tông hại chết, nói với Mạnh thái hậu nguyên nhân con cháu của Thái Tông phải chịu ác báo, không thể trả lại đế vị nữa, thiên lý không dung. Mạnh thái hậu sợ quá, lập tức nói với Tống Cao Tông Triệu Cấu. Triệu Cấu cũng khiếp sợ lắm, vội vàng làm theo lời của Thái Tổ, chọn con cháu của Thái Tổ làm người kế thừa.
10. Lời cảnh tỉnh nặng nề, bài học sáng chói
Bài học giáo huấn sâu sắc về Tống Thái Tông Triệu Quang Nghĩa. Vốn dĩ đại công đức trong số mệnh, lại bị ca ca làm trước, ca ca kéo dài tuổi thọ 9 năm, bản thân lại muộn mất 9 năm đế vị, những điều này bản thân ông ta không biết. Ông ta chỉ nóng lòng mưu đồ đoạt quyền, tâm độc ra tay tàn nhẫn, liên tiếp làm ác, đã phạm phải đại tội mưu sát kẻ sĩ đại đức, ác báo lúc đó làm cho lộ ra trăm cái xấu, công sức tu hành mấy đời bị hủy hết, hơn nữa còn làm hại đến con cháu. Con cháu 6 đời của ông ta bị ác báo, sách sử đều có ghi chép, nhưng mà đều phân tán rải rác, chỉ có tập trung tổng kết lại, mới có thể nhìn thấy bộ mặt thật của nhân quả ác báo.
Kỳ thực cho dù trong mệnh có huy hoàng lớn đến đâu, không hành thiện thì cũng không có được như nhau; muốn làm gì thì làm bất chấp thủ đoạn, thì chỉ có thể là mất hết phúc phận, hủy hoại bản thân, hại cả con cháu đời sau.
2017-1-28-mh-tianxiang-13--ss.jpg
Hình vẽ: Tháng 3 năm thứ 5 Càn Đức Thái Tổ Bắc Tống (ngày 15 tháng 4 năm 967), đồ hình minh họa thiên tượng ngũ tinh liên châu
Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận đã nhảy thoát khỏi an bài của cựu vận mệnh, dựa vào lương tri, đã làm được việc đại hảo sự thuận theo thiên đạo ở cao hơn, dẹp loạn khôi phục chính Đạo, chấn hưng Phật Pháp, khai sáng ra công đức thiên đại, đã cải biến sự hung hiểm của thiên tượng ngũ tinh liên châu, kéo dài tuổi thọ 9 năm, mở ra thời kỳ Hàm Binh chi trị của Bắc Tống giàu có nhất trong lịch sử. Đây là đại công đức thứ hai trong lịch sử Trung Quốc, đứng sau Đường Thái Tông cứu vãn Phật Pháp Đạo Pháp, làm nên tấm gương sáng chói cho đời sau, thời nay, và cho mỗi con người đương đại ngày nay.
(Còn tiếp)
Mục lục phần tiếp theo:
Từ thiên tượng xưa nay mà xem xét việc kéo dài thời gian tu luyện Chính Pháp (7)
Năm 1999: Hỏa tinh thủ ngoài cửa sao Đê – thỉnh nguyện Trung Nam Hải – Thịnh thế thiên kiếp tới
1. Pháp Luân Công: Thời kỳ đầu hồng dương Đại Pháp Phật gia
2. Từ kiểu đàn áp “theo lệ thường” tới việc dàn dựng một cách tinh vi
3. Nghe theo chính phủ rơi vào bẫy, sứ mệnh hộ Pháp nhân dân gánh trên vai.
4. Họ Giang phát cuồng, khua chiêng gõ trống ầm ầm
5. Không có việc hộ Pháp ngày 25 tháng 4 – thì cũng sẽ có Pháp nạn ngày 20 tháng 7
6. Ý đồ chân thực ngày 25 tháng 4: Duy hộ Phật Pháp – cứu vãn vũ trụ – bắt đầu thời thịnh thế

Bản tiếng Hán: http://big5.minghui.org/mh/articles/2017/2/1/341946.html
Đăng ngày 23-4-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.