Diệt Phật bị trời khiển trách, nhìn rõ dự ngôn
[MINH HUỆ 28-1-2017] Sư phụ hết lần này lần khác kéo dài thời gian tu luyện cho đệ tử Đại Pháp, rất nhiều đệ tử biết quý tiếc, tinh tấn không ngừng; nhưng cũng có không ít người nghe nhiều rồi, đối với sự kéo dài thời gian bán tín bán nghi, cứ mãi giải đãi thành ra trung sỹ văn đạo, thậm chí không tin và dao động, đã rời bỏ Chính Pháp hoặc đi sang phản diện – Mà những điều này đều là bắt đầu từ việc bán tín bán nghi với Đại Pháp, về [nguyên nhân] căn bản có thể truy ngược lại về việc phá hoại của cựu thế lực đối với văn hóa Thần truyền Trung Hoa, đã gây ra chướng ngại cho con người hiện đại nhận thức Đại Pháp.
Bài này từ góc độ thấp nhất của văn hóa thiên tượng, mà ôn lại lịch sử, làm sáng tỏ sự tinh diệu của thiên nhân hợp nhất; phân tích đương đại, có thể thấy được thời gian được kéo dài hết lần này đến lần khác, về thiên tượng đã lưu lại ký hiệu hết lần này đến lần khác. Đó không chỉ là lưu lại chứng kiến cho tương lai, mà còn là cảnh tỉnh của Trời đối với con người đương đại.
(Tiếp theo Phần 1)
Hiểu biết về lịch sử của thế nhân, bởi vì chỉ hạn cuộc ở bề mặt của lịch sử, nên không nhìn thấy quan hệ nhân quả ở thâm tầng, cho nên thường thường làm trái với Thiên đạo, nhân vật chính trong bài này là Thế Tông nhà Hậu Chu là Sài Vinh, vẫn luôn được coi là minh quân hiếm có, ông ta cần kiệm trị quốc, toàn diện cải cách, mở mang bờ cõi, chiến công lẫy lừng, vậy mà tuổi trẻ đã đột ngột chết đi, thọ 39 tuổi. Từ xưa đến nay, nhân gian vẫn luôn thương tiếc vì cái chết trẻ của ông – nhưng mà từ Thiên đạo mà xét đoán, thì đó lại là một vị đế vương đi ngược lại lẽ trời, có hai lần thiên tượng thuộc loại hung hiểm, đã khắc ghi đại tội ngược với trời của Sài Vinh lên thiên tượng.
Mục lục trong bài viết:
1. Huỳnh Hoặc trấn Thái Vi, dự báo tội diệt Phật
2. Huỳnh Hoặc trấn sao Phòng, trời phạt nghịch vương
3. Gắng sức phá được dự ngôn, nhưng lại sa vào lưới trời
4. Dự ngôn không sai một ngày, sự triển hiện tinh diệu của thiên đạo
2. Huỳnh Hoặc trấn sao Phòng, trời phạt nghịch vương
3. Gắng sức phá được dự ngôn, nhưng lại sa vào lưới trời
4. Dự ngôn không sai một ngày, sự triển hiện tinh diệu của thiên đạo
–
1. Huỳnh Hoặc trấn Thái Vi, dự báo tội diệt Phật
Chòm sao Thái Vi, đại biểu cho triều đình chính phủ. Sao hỏa Huỳnh Hoặc là trời phạt, Huỳnh Hoặc trấn Thái Vi, là dự báo trời khiển trách đế vương, hoặc đế vương mất mạng, triều đình lung lay.
Hình vẽ: Thiên tượng hung hiểm từ năm 954-955 – Huỳnh Hoặc thủ Thái Vi (những năm thứ nhất – thứ hai Hiển Đức thời Hậu Chu Thế Tông đăng cơ)
Năm 954 năm đầu của Hậu Chu Thế Tông Sài Vinh đăng cơ, năm đó là cuối năm theo Hán lịch (đầu năm 955), đã xuất hiện thiên tượng hung hiểm là Huỳnh Hoặc trấn Thái Vi, dự báo Sài Vinh sẽ vì một tội tày trời, mà sẽ phải chịu trời trách phạt – khi Hỏa tinh đi hết qua thiên tượng trấn Thái Vi, đến lần kế tiếp ‘phạm’ (đi qua) chòm sao Thái Vi lần nữa, tức tháng 5 mùa hè năm 955, Sài Vinh bắt đầu diệt Phật trên toàn quốc, hạ chiếu phá hủy Phật tự trên quy mô lớn. Những Phật tự ở trong nước, trừ những chùa được hoàng đế đề tự (viết chữ) ra thì có thể lưu lại, thì mỗi huyện chỉ lưu lại một chùa, các chùa khác đều bị tận hủy. Toàn quốc có tổng cộng 30.360 ngôi chùa, chỉ lưu lại hơn 2.000 ngôi chùa quan trọng, hủy tượng Phật để đúc tiền, bức bách gần 100 vạn tăng ni hoàn tục [1] [2].
Diệt Phật đúng là tội nghiệp thiên đại. Trước thời Sài Vinh, có ba vị hoàng đế diệt Phật, kết quả đều là đột ngột chết trẻ, di họa đến con cháu. Ba vị đế vương diệt Phật này là Tháp Bạt Đảo nhà Bắc Ngụy, Vũ Văn Ung đời Bắc Chu, Lý Viêm triều nhà Đường:
Thái Võ Đế của Bắc Ngụy là Thác Bạt Đảo chiến công hiển hách, thân chinh dẫn theo thiết kỵ đạp bằng bốn nước, nhất thống phương Bắc. Ông ta tôn sùng Đạo giáo, ủng hộ “Thiên Sư Đạo” truyền bá ở Bắc Ngụy. Nhưng vào năm 31 tuổi, Thác Bạt Đảo dưới sự xúi giục của trọng thần người Hán là Thôi Hạo, đã bất chấp sự phản đối của Quốc sư – người sáng lập ra “Thiên Sư Đạo” là Khấu Khiêm, đã hạ chiếu lệnh cho tăng lữ từ 50 tuổi trở xuống phải hoàn tục, lấy tăng để làm tăng thêm binh lính, lao dịch, thuế má. Vào năm 39 tuổi ông ta đã hạ chiếu diệt Phật nghiêm trọng nhất, phá hủy tượng Phật trên toàn quốc, đốt kinh Phật, phá bỏ chùa chiền, chôn sống tăng lữ. Mặc dù Thác Bạt Đảo tôn sùng Đạo giáo, nhưng Đạo giáo không cách nào phổ độ chúng sinh, cho nên công đức làm chấn hưng Đạo so với công đức làm hưng thịnh Phật Pháp thì nhỏ hơn, cũng không bù lại được cho tội nghiệp thiên đại là diệt Phật, kết quả Thác Bạt Đảo vào lúc 45 tuổi đã bị hoạn quan giết chết, hai đứa con (Thái tử và Cung Tông) cũng lần lượt bị chết dưới tay của hoạn quan.
Vũ đế thời Bắc Chu là Vũ Văn Ung, cũng là chiến công lẫy lừng, nhất thống phương Bắc. Vào năm 32 tuổi ông ta đều diệt cả Phật và Đạo, cướp đoạt 3 vạn ngôi chùa, đốt [di] tích của Phật [giáo], cưỡng bức 300 vạn tăng ni hoàn tục, khiến cho Phật Pháp ở phương Bắc hầu như tuyệt tích. Vào năm 36 đang trong thành công như ý, ngự giá thân chinh, đã đột ngột chết đi, không lâu sau hoàng tộc Vũ Văn bị giết hết, giang sơn bị nhà Tùy đoạt lấy.
Đường Vũ Tông Lý Viêm cũng dựng lập không ít chiến công, sai binh đi bình định phản loạn ở biên giới, đánh thắng Hồi Cốt, ổn định được phía Mạc Bắc. Ông tin theo Đạo giáo, nhưng không tin vào Phật, năm 26 tuổi sau khi đăng cơ thì bắt đầu gây nạn cho Phật giáo. Năm 32 tuổi chính thức hạ chiếu diệt Phật, ra lệnh phá bỏ hơn 4.600 ngôi chùa, hơn 4 vạn tự viện nhỏ, mỗi quận chỉ lưu lại một ngôi chùa, đốt kinh Phật, nung chảy tượng Phật để đúc tiền, cưỡng chế hơn 26 vạn tăng ni hoàn tục [3], sử gọi là diệt Phật những năm Hội Xương. Nhưng mà lúc bấy giờ thế lực ở biên giới mạnh, người tin Phật rất nhiều, thánh chỉ diệt Phật ở một số địa phương bị chống cự. Đến năm thứ hai Vũ Tông chết đột ngột, thọ 33 tuổi.
Sài Vinh triều Hậu Chu không hiểu những bài học lịch sử của ba triều nói trên, cưỡng chế tiến hành diệt Phật. Đối diện với thủ hạ mà có tâm lý kính Trời sợ Phật, ông ta thậm chí nói rằng: “Phật là Phật, tượng là tượng. Phật đến cả thịt trên thân, mắt đều có thể bố thí, thì việc đập tượng Phật đúc tiền, Phật chắc cũng đồng ý thôi. Nếu như thân thể của ta có thể dùng để cứu tế dân chúng, ta cũng không tiếc.”
Sài Vinh hạ lệnh hủy tất cả tượng Phật trong thiên hạ để đúc tiền, chỉ cần trong nhà có giấu tượng Phật từ 5 cân trở lên, không nộp lên trên thì bị xử tội chết. Nhất thời tượng Phật khắp thiên hạ gần như tuyệt diệt. Chùa Đại Bi ở Châu Trấn (nay là huyện Chính Định, Thạch Gia Trang tỉnh Hà Bắc) có một pho tượng đồng của Đại Quan Âm cực kỳ linh hiển, những người đi phá tượng Phật đều gãy cổ tay mà chết, không người nào dám động vào. Sài Vinh “ngự giá thân chinh” tới nơi, tự mình ra trận dùng cái búa lớn phá hủy phần ngực của tượng Bồ Tát, tự mình thúc đẩy cuộc vận động diệt Phật!
Diệt Phật được bốn năm, liền xảy ra một thiên tượng càng hung hiểm hơn.
2. Huỳnh Hoặc trấn sao Phòng, Trời phạt nghịch vương
Rất nhiều người biết “Huỳnh Hoặc thủ Tâm” là thiên tượng hung hiểm nhất, quan trọng nhất trong lịch sử, nhưng rất ít người nghe nói đến “Huỳnh Hoặc thủ Phòng”. Kỳ thực, trong “Sử ký” có bàn luận đến “Huỳnh Hoặc thủ Tâm, thủ Phòng”. Trong “Sử ký, sách Thiên Quan” có nói: “(Hỏa) phạm thủ Phòng, Tâm, Vương giả ác chi.” (nghĩa là Sao Hỏa đi vào trấn ở chòm sao Phòng hoặc Tâm thì vua gặp điềm dữ), có thể thấy rằng, Huỳnh Hoặc trấn sao Phòng, cũng là nạn của Trời đối với đế vương.
Hình: Biểu đồ thiên tượng năm 959 công nguyên – Huỳnh Hoặc đi ngược vào chòm sao Phòng, Sài Vinh diệt Phật bị Trời phạt
Thiên tượng là dự ngôn, cũng là thiên đạo phán xét công và tội trong lịch sử. Đế Vương đối ứng với thiên tượng Huỳnh Hoặc di chuyển xuôi vào trấn ở chòm sao Tâm, là đế vị [ngay] chính nhất, như Tần Thủy Hoàng, Đường Thái Tông; đế vương đối ứng với thiên tượng Huỳnh Hoặc đi ngược trấn ở chòm sao Tâm, thì là đại nghịch bất đạo, hành sự ngược với lẽ Trời, như Lương Vũ Đế Tiêu Diễn, Thái Tổ Hậu Lương là Chu Ôn. Cũng như vậy thiên tượng mà đi ngược trấn ở chòm sao Phòng, chòm sao Vỹ thì ứng xuống dưới là đế vương bị kiếp nạn, cũng là nghịch Thiên. Mà trấn vào chòm sao Phòng, rời xa khỏi chòm sao Tâm, đế vương mà đối ứng như vậy thì đế vị sẽ không chính, đó là trên Trời đang ám thị và phán xét cho ông ta.
Cho dù sách sử nói rằng Sài Vinh được Thái Tổ Hậu Chủ là Quách Uy di chúc cho kế vị, người hiện đại đều cho rằng như vậy, kỳ thực là không chịu cân nhắc. Sài Vinh là cháu ruột của Sài thị phu nhân của Quách Uy, được Quách Uy nhận làm con nuôi, đổi tên là Quách Vinh – sau khi Sài Vinh đăng cơ xong thì đổi trở lại thành họ Sài, hiển nhiên là phản lại việc cha nuôi ban cho họ. Vứt bỏ họ được ban của cha nuôi tiên hoàng, làm sao có thể nói là kế thừa ngôi vị hợp pháp của tiên hoàng?
Tôi dùng công năng Huệ nhãn thông tra xét lịch sử đối ứng với đoạn thiên tượng này, thì phát hiện đế vị của Sài Vinh là cướp lấy. Những người con thành niên của thái tổ Hậu Chu Quách Uy đều bị hoàng đế triều trước giết, Thái Tổ và Hậu Phi là muốn truyền ngôi cho con ruột còn nhỏ. Nhưng mà sau khi Thái Tổ chết, Sài Vinh nắm quyền lớn trong tay, đã gấp rút đoạt ngôi vị ngay trước linh cữu. Bởi vì đế vị có được bất chính, cho nên Sài Vinh muốn đổi trở lại họ của mình, hơn nữa, ông ta muốn xóa đi ký ức trong lịch sử về con ruột của cha nuôi Quách Uy, khiến cho thiên hạ trở thành giang sơn của họ Sài.
Có thể thấy lịch sử chân thực đều được ghi lại trong thiên tượng. Lịch sử được biết đến trong nhân gian, nếu như không hợp với thiên tượng, rất có thể là bị người đời sau trong khi ghi chép mà sửa đổi.
Sài Vinh diệt Phật vào năm thứ năm, đích thân dẫn quân bắc phạt Khiết Đan, thu phục 16 châu U Vân. 42 ngày binh không đổ máu, liên tiếp thu được 3 quan ải, 3 châu 17 huyện. Đang lúc muốn đoạt lấy U Châu, lên đài cao xem quân, nghe nói đài cao ấy tên là “Bệnh Long đài”, Sài Vinh đột ngột không nói gì, cưỡi ngựa hạ đài. Đến tối Sài Vinh mắc bệnh lạ, chỗ ngực xuất hiện vết thương; nằm ngoài dự liệu của tất cả mọi người, đang lúc quan binh sĩ khí lên cao, Sài Vinh hỏa tốc thu binh và an bài hậu sự. Lúc này đã là tháng năm mùa hè năm 959 theo Hán lịch, chính là lúc Huỳnh Hoặc thủ ở chòm sao Phòng.
3. Gắng sức phá dự ngôn, nhưng lại sa vào lưới trời
Sài Vinh trên đường thu binh, thì được một khúc gỗ dài 3 thước, trên đó có viết rằng “Điểm kiểm làm thiên tử” [4]. Ông ta rất kinh ngạc, cho rằng lời sấm này báo hiệu [vị quan] điểm kiểm ở bên cạnh ông ta – Trương Vĩnh Đức sẽ soán vị! Vị Trương Vĩnh Đức này, là con rể của tiên đế khai quốc Hậu Chu là Quách Uy, mà Sài Vinh là con nuôi của Quách Uy. Vào thời Ngũ Đại, đã từng có việc con rể của tiên đế cướp ngôi vị của con trai tiên đế, Thạch Kính Đường chính là kiến lập nên vương triều nhà Hậu Tấn như thế.
Sài Vinh vừa về đến Biện Kinh, liền giải trừ chức vị Điện tiền đô Điểm kiểm Trương Vĩnh Đức, thăng cho đại tướng trung thực nhất là Triệu Khuông Dận thành Điện tiền đô Điểm Kiểm [4]. Sài Vinh cho rằng mình làm vậy là phá được dự ngôn “Điểm kiểm làm thiên tử”, không ngờ rằng vừa khớp lại rơi vào lưới Trời của dự ngôn.
Lúc này đúng vào tháng sáu mùa hè, sự hung hiểm của Huỳnh Hoặc trấn sao Phòng đã kết thúc, Hỏa tinh lại đi vào chòm sao Tâm – Đại biểu cho khu vực của Thiên tử ở trên trời, Sài Vinh bị bệnh hiểm. Vào lúc Hỏa tinh sắp ly khai chòm sao Tâm, vào ngày 27 tháng 7 (vị trí điểm đỏ ở trong hình vẽ), Sài Vinh băng hà. Con nhỏ của Sài Vinh kế vị được nửa năm, đến mùng 3 tháng riêng năm sau, Điện tiền đô Điểm kiểm Triệu Khuông Dận, tiến hành binh biến Trần Kiều khoác lên hoàng bào, lật đổ Hậu Chu kiến lập nhà Tống, đã ứng vào lời sấm “Điểm kiểm làm thiên tử”.
Sài Vinh vốn là kính Trời, tín Thần, tin theo Đạo giáo, nhưng mà không tín Phật, lại đi vào con đường diệt Phật nghịch với Trời. Ông ta rất tin vào số mệnh, đã từng hỏi vị quan đại phu tinh thông về số thuật là Vương Phác rằng: “Đế vị của trẫm được bao nhiêu năm?” Vương Pháp đáp rằng: “Thần nông cạn, lấy sở học mà suy đoán, ba mươi năm sau thì không biết.” Sài Vinh mừng rỡ: “Nếu như lời của khanh, trẫm lấy mười năm khai mở thiên hạ, mười năm nuôi bách tính, mười năm đạt thái bình là đủ!” [2] Nhưng mà đế vị của ông ta chỉ có 5 năm 6 tháng, năm sáu ba mươi, chính hợp với phương thức che đậy của lời sấm.
Có thể thấy Sài Vinh rất tin vào dự ngôn, nhưng mà dự ngôn chân chính, ông ta lại không hề nắm được. Vào thời Ngũ Đại, dự ngôn “Thôi bối đồ” thời Đường đã phổ biến khắp Hoa hạ. Sách lúc đó đều là tự ý sao chép, “Thôi bối đồ” còn chưa xuất hiện việc ngụy bản cố ý làm giả, đều là dự ngôn được sắp theo thứ tự thời gian, bởi vì cực kỳ chuẩn xác, cho nên càng truyền càng thịnh hành. Thời loạn Ngũ Đại, rất nhiều người đặt tên cho con là từ trong “Thôi bối đồ” mà chọn chữ, hi vọng đứa con có thể ứng với lời sấm mà thành đạt; rất nhiều người có dã tâm đã thâm nhập nghiên cứu “Thôi bối đồ”, xem xem thiên mệnh tương lai có phải là mình không, rồi mới quyết định xem có tạo phản không. Nếu như Sài Vinh có thể nghiêm chỉnh mà xem một lần “Thôi bối đồ”, thì không khó để nhìn ra tiến trình số mệnh của mình.
4. Dự ngôn không sai một ngày, triển hiện sự tinh diệu của Thiên đạo
Hình vẽ: Tượng số 14 trong “Thôi bối đồ” bản do Kim Thánh Thán phê
Đoạn dự ngôn này ngôn từ đơn giản dễ hiểu, đều có thể nhìn ra được đây là dự ngôn thời Ngũ Đại thập quốc, nhân vật chính là Sài Vinh, tài tử thời nhà Thanh là Kim Thánh Thán cũng giải nghĩa như vậy. Nhưng mà, hơn 1.300 năm qua, giải thích bề mặt như vậy không những có chỗ sai lầm, mà còn làm bỏ sót thiên cơ!
Hai câu đầu “Lý thụ đắc căn nha, Thạch lựu mạn phóng hoa”: về chữ “Lý” này, thời Ngũ Đại người Sa Đà là Lý Tồn Úc bách chiến diệt nhà Hậu Lương, kiến lập nên nhà Hậu Đường, sinh rễ đâm chồi (truyền đế vị mấy đời); chữ “Thạch” này, chỉ Thạch Kính Đường cắt nhượng mười sáu châu Yến Vân, để vay mượn binh lực tiêu diệt Hậu Đường, kiến lập nên Hậu Tấn, qua hai đời là diệt vong, nhà Hậu Tấn có họ Thạch; chữ “Lựu” này, là đồng âm với chữ “Lưu”, chỉ Lưu Tri Viễn lật đổ nhà Hậu Tấn, kiến lập nên Hậu Hán, vương triều Lưu Hán cũng giống như vậy qua hai đời là diệt vong.
Về câu “Khô mộc phùng xuân chỉ nhất thuấn”: “Khô mộc” (枯木) là củi (chữ sài 柴 nghĩa là củi); “phùng xuân” chỉ việc đâm chồi, vinh phát, là chỉ Hậu Chu Thế Tông Sài Vinh. Tương ứng với trong hình, bó củi (sài) ở trong hình, vinh phát, cũng là chỉ Sài Vinh.
Ý câu trên còn chỉ rằng: Sài Vinh gắng sức mưu tính sắp xếp, dùng văn võ cai trị, đáng tiếc là vinh quang chỉ là cái chớp mắt, Sài Vinh đăng cơ được 5 năm rưỡi liền chết vì bệnh, đứa con 7 tuổi của ông ta kế vị được nửa năm, liền bị nhà Tống lật đổ một cách hòa bình.
Bó củi đâm chồi ở trong hình vẽ chỉ có một gốc cây (chu 株) đồng âm với (chu 朱 nghĩa là màu son), chỉ việc vương triều mà hoàng đế Hậu Lương Chu Ôn kiến lập nên lấy họ Chu. Tức là ám chỉ việc thời loạn Ngũ Đại là bắt đầu từ một gốc cây (nhất chu), kết thúc bởi Sài Vinh.
Câu “Nhượng tha thiên hạ cạnh vinh hoa”: Thời kỳ Ngũ Đại thiên hạ hỗn loạn, quần hùng cát cứ, cạnh tranh mưu toan để vinh hoa phú quý, xưng đế xưng vương liên tục không ngừng.
Khoảng thời gian từ 907-960, Trung Quốc tiến vào thời kỳ Ngũ Đại thập quốc. Mảnh đất Trung nguyên lần lượt xuất hiện 5 triều đại Hậu Lương, Hậu Đường, Hậu Tấn, Hậu Hán, Hậu Chu, ngoài ra, khu vực ở ngoài Trung nguyên cũng lần lượt xuất hiện Tiền Thục, Hậu Thục, Ngô, Nam Đường, Ngô Việt, Mân, Sở, Nam Hán, Nam Bình (Kinh Nam), Bắc Hán, 10 chính quyền tiểu quốc.
Câu “Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ dĩ chung”: dựa vào ngũ hành Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ, ám chỉ sự thay thế của 5 triều đại đến lúc kết thúc.
Câu “Thập tam đồng tử ngũ vương công”: thời ngũ đại có tổng cộng 13 vị hoàng đế, 13 vị quân chủ cộng vào là hơn 50 năm, nếu như tính bình quân, mỗi vị quân chủ chỉ ngồi ở ngôi đế hơn 3 năm, thời gian tại vị rất ngắn, vì vậy ví như “đồng tử”.
Kim Thánh Thán giải thích thành 13 đế, nhưng không tính đến người cuối cùng là Chu Cung Đế Sài Tông Huấn, là có sai lầm. Cho dù Sài Tông Huấn còn 7 tuổi đã kế vị, năm 8 tuổi bị ép nhường ngôi cho Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận, thì cũng không thể không tính là hoàng đế, nếu như Sài Tông Huấn không phải là hoàng đế, thì việc nhường ngôi của ông ta là phi pháp, đế vị của triều Tống cũng là phi pháp. Đế vị của Sài Tông Huấn, là được nhà Tống thừa nhận, xưng hiệu Cung Đế chính là nhà Tống đặt cho. Cho nên ông ta nên được lịch sử thừa nhận là đế vương.
Vậy thì Ngũ Đại nên là có 14 đế chăng? Sách sử hiện đại cũng nhận định thời kỳ Ngũ Đại có 14 vị hoàng đế – cũng vẫn là có sai lầm. Đó là đã coi Dĩnh Vương Chu Hữu Khuê của Hậu Lương giết cha soán vị là hoàng đế rồi. Chu Hữu Khuê giết cha là Chu Ôn, tự lập mình là đế chỉ có 10 tháng, liền chết vì chính biến của em trai, sau khi chết bị phế thành thứ dân. Trong lịch sử vẫn luôn không thừa nhận đế vị của ông ta, người hiện đại cho ông ta là đế, cũng bằng như thừa nhận Viên Thế Khải là đế vậy, sửa sai cho tội làm phản, đó là không đúng.
Từ đó có thể thấy, “Thôi bối đồ” lấy 13 đồng tử làm ẩn dụ cho 13 vị đế vương thời Ngũ Đại, là dự ngôn rất chuẩn xác, chuẩn xác vượt trên lịch sử mà cận đại thừa nhận.
Câu “Ngũ thập tam tham vận bất thông”: Hiện giờ đều noi theo giải thích của Kim Thánh Thán: “Ngũ Đại cộng lại là 53 năm”, là có sai lầm, bỏ sót thiên cơ!
Cổ đại là lấy hư tuế (cách tính năm cộng thêm 1 năm vào năm sinh, giống như tuổi mụ) để tính năm, “Thôi bối đồ” cũng đều là dựa vào khoảng kéo dài của niên đại để ghi năm. Ví như tượng số 2 dự ngôn về vận nước của nhà Đường là “Nhị cửu tiên thành thực”, là đồng âm với “nhị cửu thừa thập” (thành thực 成實 đồng âm với thừa thập 乘十), là 290 năm. Triều nhà Đường từ công nguyên năm 618 ~ năm 907, trong “Thôi bối đồ” lại ghi là kéo dài 290 năm. Nếu như dựa vào phương pháp của Kim Thánh Thán để tính, thì đã là 289 năm. Mà thời Ngũ Đại từ năm 907 ~ năm 960, “Thôi bối đồ” lẽ ra tính là 54 năm, cho nên câu này không thể dựa vào thuyết của Kim Thánh Thán để giải nghĩa thành 53 năm.
Phân tích sâu hơn: Binh biến Trần Kiều của Tống Thái Tổ là xảy ra vào mùng 3 năm mới năm 960 của Hán lịch, Triệu Khuông Dận khoác lên hoàng bào – vận số của nhà Hậu Chu thời Ngũ Đại đã kết thúc (bất thông), ngày hôm sau Triệu Khuông Dận đã hồi binh chấp nhận đăng cơ.
Cho nên câu này nên được giải là: Ngũ Đại trải qua 53 năm lẻ 3 ngày, thì tiến trình kết thúc (bất thông) – binh biến Trần Kiều, Tống triều bắt đầu.
Chữ “tham 參”: là ám chỉ chữ “tam 三”, là cách viết đại của chữ “三”, cổ đại là nói về “tam”, ví như tham mã, chính là cỗ xe với nhóm ba con ngựa. Cho nên, “Ngũ thập tam tham” ở đây, là dự ngôn về vận số thời Ngũ Đại là 53 năm lẻ 3 ngày, chính xác đến từng ngày!
Ngũ Đại Thập Quốc rối rối ren ren, nhưng dự ngôn về thời gian trong tượng này của “Thôi bối đồ” lại không sai một ngày! Hơn nữa văn từ ưu mỹ, khí thế khoáng đạt, xứng đáng là ‘thần lai chi bút’ trong văn học cổ điển Trung Quốc.
Ẩn ngữ tuyệt diệu này, từ sau khi “Thôi bối đồ” được ghi thành sách 1.300 năm, mãi cho đến đương đại mới được phá giải, điều này cũng có thể chứng tỏ rằng “Thôi bối đồ” không phải ngụy tác của cổ nhân, cũng không phải ngụy thư được biên tạo bởi Kim Thánh Thán.
Chữ “tham” còn có một tầng hàm nghĩa nữa, một kiểu chơi chữ, “tham vận” có ý nghĩa toán quái. “Ngũ thập tam tham vận bất thông” thì ý nghĩa ở tầng sâu hơn là tham vận đến 53 năm, tiến trình của Ngũ Đại sẽ bất thông (kết thúc). Vậy thì, năm thứ 53 của Ngũ Đại cũng chính là năm 959, rốt cuộc tham vận đến điều gì? Hiển nhiên là thiên tượng Huỳnh Hoặc thủ Phòng vào năm 959. Chỉ có kết hợp với thiên tượng chính xác, dự ngôn mới có thể đạt được sự chuẩn xác không sai một ngày!
Có người có thể sẽ hỏi: tác giả của “Thôi bối đồ” có thể có được sự chỉ điểm của thiên tượng cao đến vậy sao? Chẳng phải là người đời sau cố gán ghép thêm vào sao?
Kỳ thực nào chỉ dừng ở những chỗ này? Nhưng mà nếu như trình bày một cách đơn thuần dự ngôn của “Thôi bối đồ” về đương đại, thì không có người tin, chỉ có kết hợp với nghiệm chứng và đặt định của lịch sử, mới có thể triển hiện một cách tin cậy sự cảnh tỉnh chân chính của thiên tượng đối với nhân gian hiện nay. Trong phần sau, chúng tôi sẽ công bố nguyên do sâu xa thật sự của “Thôi bối đồ”.
(Còn tiếp)
Mục lục phần sau:
Lý Thuần Phong, truyền nhân của Khổng Minh -Văn hóa dự ngôn được truyền thừa liền mạch
1. Những thần tích ẩn giấu về Gia Cát Lượng nửa Thần nửa nhân ai nấy đều nức tiếng ngợi khen
2. Bát trận đồ ẩn chứa quỷ thần công – Số trời áp chế chí bất thành
3. Một đời hai mệnh bụi hồng cuốn, Tái tạo huy hoàng Đại Đường phong
4. Lý Thuần Phong: nhà số học, dịch học, thiên văn học, thiên tượng học
5. Sự to lớn của văn hóa thiên tượng – Đỉnh cao của văn hóa dự ngôn
2. Bát trận đồ ẩn chứa quỷ thần công – Số trời áp chế chí bất thành
3. Một đời hai mệnh bụi hồng cuốn, Tái tạo huy hoàng Đại Đường phong
4. Lý Thuần Phong: nhà số học, dịch học, thiên văn học, thiên tượng học
5. Sự to lớn của văn hóa thiên tượng – Đỉnh cao của văn hóa dự ngôn
Chú thích:
[1] “Cựu Ngũ Đại sử – Chu sách – Thế Tông kỷ”
[2] “Tân Ngũ Đại sử – Chu bản kỷ”
[3] “Cựu Đường thư – Vũ Tông bản kỷ”
[4] “Tống sử – Thái Tổ bản kỷ”: “Thế Tông trên đường, duyệt văn thư tứ phương, đắc được cái bọc nhỏ, bên trong có khúc gỗ ba thước, trên viết rằng ‘điểm kiểm làm thiên tử’, thấy lạ. Lúc ấy Trương Đức làm Điểm kiểm, Thế Tông không chuẩn bị, trở về kinh, phong cho Thái Tổ làm Kiểm giáo Thái phó, Điện tiền đô Điểm kiểm, để thay thế Vĩnh Đức”
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/1/28/341942.html
Đăng ngày 15-4-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.
Đăng ngày 15-4-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét